BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CĐ-BNN-BVTV |
Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2012 |
THỰC HIỆN CẤP BÁCH VIỆC TIÊU HỦY NGUỒN RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI CÂY SẮN (MÌ) Ở TỈNH TÂY NINH
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: |
- Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh; |
Theo báo cáo của Cục BVTV, hiện nay ở tỉnh Tây Ninh đã xuất hiện loài sâu hại mới trên cây sắn (mì), tên gọi là rệp sáp bột hồng (Phenacocus manihoti).
Đây là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ trên cây sắn ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta.
Rệp sáp bột hồng có khả năng lây lan rất nhanh (qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ và phương tiện vận chuyển…) và có nguy cơ gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất chất lượng sắn.
Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở tỉnh Tây Ninh và các địa phương khác.
Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của Rệp sáp bột hồng đối với sản xuất sắn ở nước ta, để kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch hại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các cấp tiến hành khẩn cấp những việc sau:
+ Điều tra phát hiện những khu vực trồng sắn có biểu hiện nhiễm Rệp sáp bột hồng báo cáo ngay về UBND tỉnh và Cục BVTV.
+ Khoanh vùng và tiêu hủy toàn bộ cây sắn (mì) ở khu vực bị nhiễm Rệp sắn bột hồng theo hướng dẫn kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật. Nghiêm cấm vận chuyển các bộ phận của sắn (thân, lá, củ) từ vùng bị nhiễm đi nơi khác.
+ Huy động nguồn lực, bố trí cán bộ có chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp tiêu hủy, cũng như theo dõi, giám sát toàn bộ các diện tích trồng sắn của tỉnh. Thực hiện hỗ trợ cho nông dân có diện tích sắn bị Rệp sáp bột hồng gây hại phải tiêu hủy.
2. Cục Bảo vệ thực vật
+ Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh các biện pháp tiêu hủy hữu hiệu, an toàn, xác định các loại thuốc BVTV đặc hiệu để sử dụng cho công tác tiêu hủy và khống chế dịch hại.
+ Tập huấn hướng dẫn cho cán bộ và nông dân các tỉnh trồng sắn điều tra phát hiện Rệp sáp bột hồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
+ Tăng cường công tác kiểm dịch thực vật, ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của Rệp sáp bột hồng theo hom giống và các sản phẩm sắn qua biên giới, ngăn chặn vận chuyển hom giống, sắn tươi từ vùng nhiễm sang vùng khác.
+ Kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống sự lây lan, gây hại của Rệp sáp bột hồng.
+ Tăng cường hợp tác với các tổ chức Quốc tế, các nước trong khu vực về quản lý hiệu quả Rệp sáp bột hồng.
Đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh và Cục BVTV thực hiện khẩn trương các nội dung trên và báo cáo kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc phát sinh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời có các biện pháp xử lý./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Công điện 10/CĐ-BNN-BVTV thực hiện cấp bách việc tiêu hủy nguồn rệp sáp bột hồng hại cây sắn (mì) ở tỉnh Tây Ninh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 10/CĐ-BNN-BVTV |
---|---|
Loại văn bản: | Công điện |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 03/07/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công điện 10/CĐ-BNN-BVTV thực hiện cấp bách việc tiêu hủy nguồn rệp sáp bột hồng hại cây sắn (mì) ở tỉnh Tây Ninh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video