Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 88-CT

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 1982

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ ĐẶC KHU TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG.

Trong thời gian qua, công tác quản lý khoa học và kỹ thuật ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được hình thành cùng với hệ thống quản lý khoa học và kỹ thuật của cả nước, hoạt động này đã phát huy tác dụng ở địa phương. Sau khi có Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về chính sách khoa học kỹ thuật, công tác quản lý khoa học và kỹ thuật ở các địa phương đã có tiến bộ thêm một bước.

Cho đến nay đã có 39 trên 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập cơ quan quản lý khoa học và kỹ thuật với tổng số biên chế là 1803 người (có 63 cán bộ trên đại học, 705 cán bộ đại học).

Trước đây, hoạt động chủ yếu của các cơ quan này là xây dựng nề nếp quản lý kỹ thuật, trong đó trọng tâm là 3 mặt công tác (tiêu chuẩn hoá, đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá) tổ chức thông tin, phổ biến khoa học kỹ thuật, cùng với các ngành và các đoàn thể tổ chức và quản lý phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Những năm gần đây đã chú ý đến việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ, kế hoạch điều tra tài nguyên và điều kiện thiên nhiên, v.v...

Tuy nhiên, công tác quản lý khoa học kỹ thuật ở các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, hoạt động khoa học kỹ thuật còn tản mạn, nhiều kỹ thuật tiến bộ có tác dụng tốt ở các điểm điển hình chưa được nhân rộng, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của các tỉnh và thành phố khá đông, nhưng chưa được bố trí và sử dụng tốt, công tác quản lý khoa học và quản lý sản xuất chưa được coi trọng, vẫn còn tình trạng làm bừa, làm ẩu, làm hàng giả... gây nhiều lãng phí nghiêm trọng.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là các tổ chức quản lý khoa học kỹ thuật của các địa phương chưa được kiện toàn đủ mạnh tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. Nhiều nơi bố trí cán bộ phụ trách chưa ngang tầm với nhiệm vụ của công tác quản lý khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn cũng như trình độ nghiệp vụ, trang bị cơ sở vật chất và điều kiện làm việc còn quá thiếu thốn, vị trí của cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật trong toàn bộ hệ thống quản lý chung của địa phương còn nhiều điểm chưa được xác định rõ ràng. Việc chỉ đạo của cấp uỷ Đảng đối với công tác này chưa chặt chẽ và chưa phù hợp với đặc điểm và quy luật phát triển của khoa học kỹ thuật.

Tóm lại, nhìn chung hệ thống tổ chức quản lý khoa học kỹ thuật ở các địa phương còn yếu, chưa đủ năng lực và tổ chức để đảm đương công việc một cách có chức năng giúp cấp uỷ Đảng và chính quyền quản lý thống nhất các hoạt động khoa học kỹ thuật ở địa phương.

Thi hành nghiêm chỉnh Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về chính sách khoa học và kỹ thuật, nhằm khắc phục những mặt yếu nói trên, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố phải huy động tốt lực lượng khoa học kỹ thuật của các ngành, các cấp, của địa phương và các cơ sở nghiên cứu của Trung ương làm tốt việc điều tra nghiên cứu tài nguyên, điều kiện thiên nhiên và xã hội địa phương, trên cơ sở đó có biện pháp khai thác tốt tài nguyên và lao động của địa phương, áp dụng nhanh chóng và rộng rãi các kỹ thuật tiến bộ, các sáng kiến, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến vào sản xuất và đời sống, tổ chức tốt công tác thông tin và phổ biến khoa học kỹ thuật, đưa việc quản lý kỹ thuật sản xuất vào nề nếp trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm đo lường chính xác và kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng làm ẩu, làm dối, chạy theo số lượng, làm hàng giả, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân và cho nhân dân, nhằm phát triển mạnh nông nghiệp, mở mang mạnh các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, tăng nguồn hàng xuất khẩu, khai thác tốt các tiềm năng của địa phương.

Để làm tốt việc này, các địa phương phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy chế, quyết định của Nhà nước đã ban hành về công tác kế hoạch hoá khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất, thông tin khoa học kỹ thuật, xây dựng nề nếp quản lý kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá, kiểm định dụng cụ đo lường,v.v...

Ở mỗi cấp từ tỉnh đến cơ sở sản xuất, phải cử một đồng chí có năng lực trong ban lãnh đạo để phụ trách công tác khoa học kỹ thuật. Đồng chí này phải chịu trách nhiệm trước tập thể lãnh đạo và Nhà nước về hoạt động khoa học kỹ thuật, thi hành các quy chế quản lý khoa học kỹ thuật trong phạm vi của từng cấp, từng đơn vị...

2. Kiện toàn và tăng cường hệ thống quản lý khoa học kỹ thuật từ tỉnh đến cơ sở.

a. Về tổ chức:

- Ở cấp tỉnh, thành phố và đặc khu đều có cơ quan quản lý thống nhất về khoa học kỹ thuật (Ban khoa học kỹ thuật hay Uỷ ban khoa học kỹ thuật) nay cần kiện toàn để làm cơ quan tham mưu đắc lực cho cấp uỷ Đảng và Uỷ ban nhân dân về khoa học kỹ thuật, đồng thời để tăng cường quản lý thống nhất các hoạt động khoa học và kỹ thuật trong địa phương.

- Ở cấp huyện: Trước mắt cần có một số cán bộ có trình độ chuyên trách giúp cấp uỷ và chính quyền làm công tác quản lý tổng hợp về khoa học kỹ thuật trong phạm vi lãnh thổ của huyện, số cán bộ này có thể đặt trong ban kế hoạch hoặc là tổ trực thuộc lãnh đạo của cấp huyện.

- Ở các sở, ty, ngành trong tỉnh: Các sở, ty trực tiếp phụ trách sản xuất (như ty công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, v.v..) cần xây dựng hoặc củng cố các tổ chức quản lý khoa học kỹ thuật của sở, ty.

- Các xí nghiệp địa phương cần có phòng hoặc tổ kỹ thuật và tổ KCS để quản lý công tác khoa học kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm của xí nghiệp.

- Ở các hợp tác xã nông nghiệp, nên tổ chức tiểu ban hoặc tổ kỹ thuật để làm tốt việc giúp ban chủ nhiệm làm thực nghiệm, xác định các biện pháp kỹ thuật cụ thể, các tiêu chuẩn kỹ thuật... và tổ chức thu thập, xác minh, phổ biến kỹ thuật, sáng kiến cải tiến, giúp đỡ và đôn đốc xã viên, nông dân thực hiện đúng các kỹ thuật, các tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm đã được xác định.

b. Về cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện làm việc:

Cần dành cho các tổ chức quản lý khoa học kỹ thuật ở mỗi cấp có điều kiện tương xứng với tính chất và yêu cầu của công việc như kinh phí, phương tiện đi lại, dụng cụ kiểm tra, kiểm nghiệm, các dụng cụ chuẩn, nhà cửa để làm việc, v.v...

Cần tổ chức sản xuất và sửa chữa dụng cụ đo lường các loại để cung cấp cho các cơ sở trong tỉnh.

c. Về cán bộ:

Cần lựa chọn để bố trí vào cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực quản lý, có trình độ tổng hợp và có quan hệ tốt, tập hợp được cán bộ các ngành, bảo đảm bộ máy gọn nhẹ, có hiệu lực.

3. Cải tiến công tác kế hoạch hoá, cải tiến lề lối làm việc ở mọi cấp, mọi cơ sở để làm cho kế hoạch sản xuất và kế hoạch áp dụng kỹ thuật tiến bộ gắn chặt với nhau, các quyết định về kinh tế, các chỉ tiêu sản xuất phải được cân nhắc tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở điều kiện kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật, các kết quả về khoa học kỹ thuật.

Trong kế hoạch sản xuất phải coi trọng cả về số lượng và chất lượng, phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

4. Tiến hành tổ chức đăng ký chất lượng sản phẩm đối với tất cả những đơn vị tập thể và tư nhân được phép sản xuất - trong thời gian vài ba năm tới, kiên quyết không để tình trạng còn có sản phẩm bán ra thị trường không rõ quy cách, phẩm chất và người hoặc nơi sản xuất.

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị này và báo cáo về Hội đồng Bộ trưởng đồng thời gửi về Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

Đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật tỉnh, thành phố sau khi thảo luận với ban tổ chức của Chính phủ, đồng thời hướng dẫn kiểm tra và thường xuyên báo cáo về Hội đồng Bộ trưởng tiến độ, kết quả thực hiện Chỉ thị này của các tỉnh, thành phố và đặc khu.

 

 

Võ Nguyên Giáp

(Đã ký)

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 88-CT năm 1982 về tăng cường công tác quản lý khoa học và kỹ thuật ở các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu: 88-CT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
Người ký: Võ Nguyên Giáp
Ngày ban hành: 13/04/1982
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 88-CT năm 1982 về tăng cường công tác quản lý khoa học và kỹ thuật ở các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…