Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 74-TTG/NN

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 1967 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NUÔI TẰM THẦU DẦU, LÁ SẮN

Việc nuôi tằm thầu dầu, lá sắn có giá trị kinh tế lớn. Tơ tằm thầu dầu, lá sắn thuộc loại tơ tốt. Nhộng làm thực phẩm, phân hạt làm phân bón có giá trị dinh dưỡng cao. Việc nuôi tằm thầu dầu, lá sắn ở nước ta có nhiều thuận lợi. Tằm thầu dầu, lá sắn thuộc loại tằm dại, khỏe, phàm ăn, đối với khí hậu của nước ta cũng dễ nuôi. Đặc biệt lá sắn ở nước ta rất nhiều, nguồn thức ăn của tằm có sẵn, rất dồi dào. Do đó, phát triển nuôi tằm thầu dầu, lá sắn là một trong những biện pháp thiết thực nhất để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hợp tác xã và xã viên ở những vùng trồng nhiều sắn, đồng thời tăng nguồn hàng xuất khẩu, góp phần giải quyết vấn đề mặc của nhân dân ta.

Mấy năm gần đây, nhiều địa phương đã phát triển nuôi tằm thầu dầu, lá sắn và bước đầu đã thu được những kết quả tốt. Nhưng nhìn chung, phong trào chưa đều, chưa mạnh và còn thiếu vững chắc. Nguyên nhân của tình hình đó một phần là do việc nuôi tằm thầu dầu, lá sắn ở ta còn mới, thiếu kinh nghiệm và một phần là do các ngành có trách nhiệm và Ủy ban hành chính các cấp nhận thức chưa rõ vị trí của tằm thầu dầu, lá sắn nên chưa quan tâm đầy đủ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thiếu chặt chẽ.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, các ngành có liên quan và Ủy ban hành chính các cấp:

1. Trong những năm trước mắt cũng như sau này, phải tích cực phát triển việc nuôi tằm thầu dầu, lá sắn để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hợp tác xã và xã viên ở những vùng trồng nhiều sắn và tăng nguồn hàng xuất khẩu, góp phần thiết thực giải quyết vấn đề mặc cho nhân dân ta. Phải coi trọng tằm thầu dầu, lá sắn cũng như đối với tằm dâu. Phải phát triển tằm thầu dầu, lá sắn là một cách có kế hoạch, có chính sách khuyến khích đầu đủ và chỉ đạo chặt chẽ. Chi tiêu sản xuất và thu mua tằm thầu dầu, lá sắn phải ghi vào kế hoạch Nhà nước và cũng phải được chấp hành nghiêm chỉnh như các chỉ tiêu khác của kế hoạch Nhà nước. Phải ra sức cải tiến kỹ thuật chăn nuôi và chế biến để nâng cao năng suất, sản lượng và phẩm chất tơ kén, bảo đảm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất, tốt nhất.

Trước mắt, trong năm 1967, phải tích cực đẩy mạnh việc nuôi tằm thầu dầu, lá sắn ở những vùng trồng nhiều sắn và đã có kinh nghiệm, nhất là đối với các tỉnh trung du và khu 4 cũ và chuẩn bị mọi mặt để các năm sau mở rộng ra. Phải phấn đấu để trong năm 1967 đạt ít nhất cũng phải gấp đôi năm rồi và chuẩn bị phát triển mạnh đến năm 1970.

2. Để bảo đảm thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ nói trên, về biện pháp và chính sách phải chú trọng:

Giống tằm là khâu quyết định nhất đối với việc nuôi tằm thầu dầu, lá sắn. Bộ Nông nghiệp cần bảo đảm cung cấp đủ giống và giống tốt cho hợp tác xã và xã viên, không để một nơi nào phải nuôi những giống tằm thoái hóa hoặc bị nhiễm bệnh. Cần gấp rút xây dựng hệ thống trại, trạm sản xuất trứng giống tằm thầu dầu, lá sắn để phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất của hợp tác xã và xã viên. Trước mắt, cần xây dựng ngay trại giống tằm thầu dầu, lá sắn của trung ương, các trại giống tằm thầu dầu, lá sắn cấp 1 và các trạm nhân giống cho các tỉnh có nuôi nhiều tằm thầu dầu, lá sắn. Việc xây dựng các trại, trạm giống tằm thầu dầu, lá sắn cần bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, nhưng phải hết sức đơn giản, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

Việc nuôi tằm thầu dầu, lá sắn ở nước ta còn mới, kinh nghiệm chưa nhiều, do đó Bộ Nông nghiệp phải hướng dẫn kỹ thuật cho hợp tác xã một cách cụ thể và chặt chẽ. Phải tổng kết kinh nghiệm của những nơi đã nuôi tốt để phổ biến cho những nơi mới nuôi hoặc còn ít kinh nghiệm. Phải tích cực đào tạo kỹ thuật viên nuôi tằm thầu dầu, lá sắn cho các hợp tác xã. Phải bảo đảm nơi nào nuôi tằm sắn đều phải tốt, không để hư hỏng xảy ra, gây thiệt hại cho hợp tác xã và xã viên.

Phải cố gắng trang bị mức tối cần thiết cho các trại, trạm giống và các hợp tác xã nuôi tằm thầu dầu, lá sắn những dụng cụ để làm giống và nuôi tằm như kính hiển vi, lanne, la men, ẩm kế, nhiệt kế, hóa chất trừ bệnh v.v… Đồng thời, hướng dẫn cho hợp tác xã tích cực khai thác nguyên liệu của địa phương để làm buồng tằm, nong, nia, dũi, né v.v… để nuôi tằm, không ỷ lại vào Nhà nước.

Phải hướng dẫn cho hợp tác xã tích cực thâm canh sắn và khai thác lá hợp lý, đúng kỹ thuật để vừa có nhiều lá nuôi được nhiều tằm, vừa tăng năng suất cả trên đơn vị diện tích. Phải làm cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhận thức thật rõ ràng nếu cứ trồng sắn theo cách hiện nay, không thâm canh, thì chẳng những không có nhiều lá để nuôi nhiều tằm, mà cả củ cũng chẳng được bao nhiêu. Đồng thời, hướng dẫn cho hợp tác xã trồng thêm thầu dầu để khai thác lá nuôi tằm con và lấy hạt bán cho Nhà nước.

Phải giúp cho hợp tác xã quản lý cho được việc nuôi tằm thầu dầu, lá sắn và quản lý thật tốt. Phải giúp cho hợp tác xã xây dựng cho được chính sách công điểm hợp lý để khuyến khích xã viên tích cực phát triển chăn nuôi tằm, đồng thời biết cách tổ chức nuôi tằm ở trong hợp tác xã cho thật tốt để thu được lợi ích kinh tế cao.

Phải tích cực nghiên cứu việc chế biến kén tằm thầu dầu, lá sắn. Trước mắt, phải tổ chức tốt việc kéo sợi dủi và dệt dủi để tăng giá trị của tơ kén tằm thầu dầu, lá sắn.

Về chính sách, phải thực hiện tốt chính sách bán thưởng vải cho các hợp tác xã và xã viên nuôi tằm thầu dầu, lá sắn bán tơ kén cho Nhà nước như đã quy định trong Chỉ thị số 107-TTg/TN ngày 31-8-1965. Riêng đối với miền núi, có thể bán thay bằng các loại sợi thích hợp với thị hiếu của đồng bào các dân tộc.

3. Về tổ chức chỉ đạo thực hiện, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp phụ trách khâu chỉ đạo sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật bao gồm cả việc lập kế hoạch sản xuất, chỉ đạo thực hiện, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cung cấp trứng giống, v.v… Bộ Ngoại thương phụ trách khâu thu mua và chế biến thành tơ. Bộ Nông nghiệp, Bộ Ngoại thương và Ủy ban hành chính các khu, tỉnh cần có kế hoạch cụ thể để tăng cường chỉ đạo việc phát triển nuôi tằm thầu dầu, lá sắn cũng như đối với các loại sản xuất khác. Cần phải sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ tằm thầu dầu, lá sắn cho Cục dâu tằm thuộc Bộ Nông nghiệp và cho các sở, ty nông nghiệp để đủ sức giúp bộ và Ủy ban hành chính các khu, tỉnh theo dõi chỉ đạo chặt chẽ phong trào chung và riêng trong từng địa phương.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp, Bộ Ngoại thương, các ngành có liên quan khác và Ủy ban hành chính các tỉnh có kế hoạch cụ thể để thi hành đầy đủ chỉ thị này và báo cáo kết quả cho Thủ tướng Chính phủ biết sau mỗi mùa nuôi tằm thầu dầu, lá sắn và thu hoạch tơ thầu dầu, lá sắn.

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 
 


Phạm Hùng 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 74-TTg/NN năm 1967 về việc phát triển nuôi tằm thầu dầu, lá sắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 74-TTg/NN
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 10/05/1967
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 74-TTg/NN năm 1967 về việc phát triển nuôi tằm thầu dầu, lá sắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…