Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****

Số: 430-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1977

 

CHỈ THỊ

VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GẠCH NGÓI Ở CẤP HUYỆN PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN.

Trong những năm tới, để thực hiện nghị quyết IV của Đại hội Đảng và nghị quyết 2 của trung ương về phát triển nông nghiệp, nhu cầu gạch ngói phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn rất lớn. Theo số liệu điều tra ở các huyện thí điểm và dự kiến của Bộ Nông nghiệp, trong 3 năm từ 1978 đến 1980, mỗi huyện sẽ đầu tư từ 5 đến 8 triệu đồng để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật, các công trình công cộng và phúc lợi. Ngoài ra, chúng ta còn phải phấn đấu đến hết năm 1980 có khoảng 50% nhà ở nông thôn nhà ở nông  thôn được lợp ngói (miền Bắc 60% và miền Nam 40%), để dành rơm rạ vùi làm phân cho ruộng. Nếu tính cả nhiệm vụ giao nộp gạch ngói cho tỉnh và trung ương, thì bình quân hàng năm mỗi huyện phải có trên 3 triệu viên ngói và 10 triệu viên gạch.

Để các huyện nhanh chóng phát triển sản xuất gạch ngói nung và không nung, với chất lượng ngày càng tốt, mặt hàng sản phẩm ngày càng  phong phú đa dạng, giá thành sản phẩm ngày càng hạ và thông qua việc quản lý chặt chẽ đất, than và phương thức gia công, thu mua để nắm toàn bộ gạch ngói trong huyện,nhằm phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện, làm đầy đủ nghĩa vụ giao nộp gạch ngói cho tỉnh và trung ương, ngày càng có nhiều gạch ngói bán cho dân thu mua nông sản, cân đối được gạch ngói cho từng huyện để tránh vận chuyển tốn kém. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, các địa phương quán triệt các phương hướng và biện pháp lớn sau đây:

1. Phải tích cực chỉ đạo và giúp đỡ các huyện làm tốt quy hoạch mạng lưới và kế hoạch sản xuất gạch ngói trên địa bàn huyện. Cần căn cứ đặc điểm từng loại huyện (đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển) mà xác định chính sách phát triển sản xuất, nguồn nguyên liệu và chất đốt, số lượng và chủng loại sản phẩm gạch ngói, đồng thời quy hoạch thành một số cụm để thuận tiện cho việc quản lý sản xuất, thu mua phân phối và vận chuyển sản phẩm.

2. Phát triển mạnh gạch ngói quốc doanh do huyện trực tiếp quản lý, nhất là ở các tỉnh phía Nam, quy mô nói chung là vừa và nhỏ, xây dựng nhanh, đầu tư ít, thiết bị sản xuất trong nước, dùng điện lưới hoặc máy phát độc lập, tận dụng động lực của máy nông nghiệp ở địa phương, công suất cỡ 1 – 3 – 5 7 triệu viên/năm, trang bị bán cơ giới hoặc thủ công, lấy nhỏ nuôi lớn, về sau sẽ trang bị dần cơ giới và từng bước phát triển lên quy mô lớn hơn.

Bên cạnh việc phát triển mạnh gạch ngói quốc doanh, huyện cần tăng cường quản lý, chỉ đạo chặt chẽ để củng cố các hợp tác xã chuyên nghiệp sản xuất gạch ngói, phát triển ở mức cần thiết, chú ý đầu tư chiều sâu để mở rộng công suất hiện có và thông qua phương thức gia công thu mua mà nắm toàn bộ sản phẩm, không được để các hợp tác xã chuyên nghiệp bán gạch ngói ra thị trường tự do.

Đối với các hợp tác xã nông nghiệp có sản xuất gạch ngói, nếu xét thấy có điều kiện sản xuất thuận tiện (như có đất, không phải phá ruộng, có chất đốt, có kỹ thuật sản xuất bảo đảm, quản lý khá, kinh doanh và làm nghĩa vụ giao nộp đúng đắn v.v….) thì cần giúp đỡ và cho phép sản xuất. Các huyện cần áp dụng phương thức gia công, thu mua 70% sản phẩm gạch ngói của  hợp tác xã nông nghiệp để cung ứng cho nhu cầu chung, còn để lại 30% cho hợp tác xã xây dựng các công trình kỹ thuật, công trình công cộng và công trình phúc lợi của mình.

Đối với các hợp tác xã nông nghiệp không có điều kiện sản xuất hoặc kinh doanh không đúng đắn, phá đất ruộng, mua than phi pháp, làm nghĩa vụ giao nộp không đầy đủ, đem gạch ngói bán ra thị trường tự do với giá cao, chất lượng sản phẩm xấu, khó quản lý, thì cần xét  tình hình cụ thể mà hạn chế dần hoặc đình chỉ sản xuất.

Đối với các tư nhân sản xuất gạch ngói ở các tỉnh miền Nam, cần nhanh chóng tiến hành cải tạo theo chính sách của Nhà nước và triển khai hình thức gia công thu mua sản phẩm theo quy định chung.

3. Việc giải quyết nguyên liệu, chất đốt và thiết bị phụ tùng cho sản xuất gạch ngói trên địa bàn huyện phải rất linh hoạt. Về nguyên liệu, phải tận dụng các loại đất đồi, đất bãi sông và bãi hoang, đất lòng sông và ao hồ, đất thủy lợi và đất cải tạo đồng ruộng. Không được dùng đất ruộng. Trường hợp thật cần thiết (như để sản xuất ngói hoặc gạch trang trí) phải  được cấp thẩm quyền cho phép và lấy đất xong phải cải tạo trả lại để cày cấy.

Ngoài đất xét để sản xuất gạch ngói nung, cần tận dụng các nguồn đá chẻ, đá ong, đá sò và các loại xỉ vôi, xỉ than v.v…. để sản xuất gạch ngói không nung.

Về chất đốt, ngoài việc dùng than cấp thấp nung ngói, gạch phải tận dụng các nguồn củi, bối, trấu, than bùn ở địa phương để tiết kiệm việc cung cấp than của Nhà nước.

Về thiết bị, phụ tùng Bộ Xây dựng cùng Bộ Cơ khí có kế hoạch trang bị thiết bị sản xuất gạch cho các huyện, nhưng không ỷ lại vào sự cung cấp của Nhà nước mà các địa phương phải tích cực huy động lực lượng cơ khí của mình tự  sản xuất lấy một phần thiết bị theo thiết kế mẫu của Bộ xây dựng và với sự giúp đỡ của Bộ Cơ khí và luyện kim. Ngoài ra, cần kết hợp tận dụng công suất các máy nông nghiệp của địa phương để sản xuất gạch ngói.

4. Về vốn, cần tích cực huy động vốn tự có của hợp tác xã và huyện để sản xuất gạch ngói. Trường hợp thiếu vốn, sẽ được Ngân hành Nhà nước cho vay theo quy định chung, nhưng với lãi suất khuyến khích.

Để nhanh chóng giải quyết các thủ tục, Bộ Xây dựng cần ban hành ngay một số thiết kế và nhiệm vụ thiết kế mẫu để làm cơ sở cho các Ty, Sở xây dựng hướng dẫn các huyện làm nhiệm vụ thiết kế  cụ thể các xí nghiệp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Đối với những xí nghiệp cỡ nhỏ 1 – 2 triệu viên/năm, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể ủy nhiệm cho Ty xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân huyện xét duyệt nhiệm vụ thiết kế.

5. Nhanh chóng thống nhất quản lý sản xuất, gia công thu mua, phân phối gạch ngói và than sản xuất gạch ngói vào ngành xây dựng, có phân công phân cấp giữa trung ương và địa phương, nhằm đảm bảo ưu tiên cung cấp đủ gạch ngói tốt cho các công trình trọng điểm của Nhà nước, bảo đảm yêu cầu xây dựng trên địa bàn huyện và tăng dần khả năng cung cấp cho nhân dân, nhất là ngói lợp nhà nông thôn. Những huyện nào có phong trào xây dựng mạnh, có thể thành lập xí nghiệp hoặc công ty vật liệu cấp huyện để giúp huyện quản lý sản xuất, gia công thu mua và phân phối gạch ngói.

6. Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các chính sách về giá cả gạch ngói phù hợp cho từng khu vực và các chế độ đối với người lao động sản xuất  gạch ngói. Cần chú trọng việc đúc rút và phổ biến  các kinh nghiệm sản xuất và quản lý tốt cho các cơ sở sản xuất gạch ngói, nhằm nâng cao dần chất lượng sản phẩm, hạ chỉ tiêu sử dụng chất đốt và hạ giá thành sản xuất.

7. Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, các địa phương như sau;

Bộ xây dựng, với chức năng quản lý toàn ngành vật liệu xây dựng có nhiệm vụ chỉ đạo và giúp đỡ các tỉnh làm tốt quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất gạch ngói trên địa bàn huyện; bàn bạc với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Cơ khí và luyện kim tổ chức việc sản xuất thiết bị, phụ tùng cho gạch ngói; ban hành các thiết kế và nhiệm vụ thiết kế mẫu ứng với các loại công suất; ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật về sản xuất gạch ngói; phối hợp với Bộ Nông nghiệp hướng dẫn việc sử dụng đất làm gạch ngói; chỉ đạo các Ty, Sở và phòng xây dựng huyện về nghiệp vụ quản lý các mặt và trong việc đào tạo cán bộ, công nhân sản xuất gạch ngói; cùng Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tính toán để cân đối vào kế hoạch các chỉ tiêu về than, điện, thiết bị phụ tùng v.v… cho sản xuất gạch, ngói.

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước có nhiệm vụ kết hợp với Bộ Xây dựng tính toán và cân đối vào kế hoạch hàng năm của Nhà nước các chỉ tiêu về than, điện, vốn, thiết bị, vật tư, phụ tùng v.v… cho việc phát triển sản xuất gạch, ngói phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn.

Bộ Cơ khí và luyện kim có trách nhiệm chỉ đạo và phân công chế tạo thiết bị, phụ tùng cho sản xuất gạch ngói và giúp đỡ các địa phương trong việc tự chế tạo lấy một phần thiết bị, phụ tùng cho địa phương mình và hỗ trợ cho địa phương bạn.

Bộ Điện và than có nhiệm vụ phân phối điện và than hợp lý cho các địa phương sản xuất gạch ngói, tạo điều kiện cho các cơ sở được nhận đủ và  kịp thời than tại các bến gần nhất.

Ủy ban Vật giá Nhà nước kết hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung và ban hành các loại giá bán và giá gia công gạch ngói, khẩn trương xây dựng giá gạch ngói cho các tỉnh miền Nam.

Bộ Lao động phối hợp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Lương thực và thực phẩm, Bộ Nội thương nghiên cứu các chế độ đãi ngộ đối với người lao động sản xuất gạch ngói, phù hợp cho từng khu vực.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận tiện trong việc cho các xí nghiệp sản xuất gạch ngói được vay vốn để sản xuất; nghiên cứu lãi suất khuyến khích việc sản xuất gạch ngói.

Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố cần chỉ đạo chặt chẽ các Sở, Ty xây dựng giúp các huyện quy hoạch tốt mạng lưới sản xuất gạch ngói trên địa bàn huyện phù hợp với từng loại huyện; phát động phong trào sản xuất gạch ngói trên địa bàn huyện; giải quyết nhanh chóng các thủ tục xét duyệt và những khó khăn cho các huyện để đẩy mạnh sản xuất gạch ngói.

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 

 
 
Đỗ Mười

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 430-TTg năm 1977 về phát triển sản xuất gạch ngói ở cấp huyện phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 430-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Đỗ Mười
Ngày ban hành: 22/11/1977
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 430-TTg năm 1977 về phát triển sản xuất gạch ngói ở cấp huyện phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…