Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/UB-CT

Bến Tre, ngày 26 tháng 9 năm 1983

 

V/V CHỐNG DỊCH RẦY NÂU VÀ BỆNH CHÁY LÁ

CHỈ THỊ

Thời tiết từ tháng 7 đến nay có nhiều biến động, nắng mưa bất thường, khí hậu nóng nực và oi bức, về đêm lạnh, sáng nhiều sương mù.

Do yếu tố khí hậu phù hợp và môi trường sống thích nghi rầy nâu đã sinh sôi, phát triển từ tháng 7 trên lúa hè thu và vụ mùa nhiễm rầy. Quá trình tích lũy, rầy phát triển mạnh từ tháng 8 đến nay đang có chiều hướng gió mạnh và lan rộng trên toàn bộ diện tích xạ, lúa mùa, lúa hè thu nhiều rầy trong toàn tỉnh, mật độ rầy trên lúa hè thu, vụ mùa nhiều nơi trong tỉnh từ 3.000 con đến 5.000 con trên 1 mét vuông như thị xã, Châu Thành, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú,… trên các giống nếp Thái Lan, IK 29, IK 28, IK 72, giống Hòa Bình và các giống địa phương khác, đã gây cháy rầy rãi rác một số nơi, diện tích thiệt hại trên 5 ha (ở thị xã, Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành,…). Diện tích lúa bị rầy chung toàn tỉnh hiện nay trên 30.000ha.

Với điều kiện thời tiết hiện nay rầy nâu đã phát triển tốc độ nhanh và tích lũy mật độ cao vào cuối tháng 10 và trong tháng 11 sẽ phá hại nặng trên lúa mùa làm đồng và trổ bông.

Ngoài đối tượng rầy nâu, bệnh cháy lá, thổi trổ bông (dọc ôn) phát triển gây hại trên diện rộng ở lúa hè thu muộn đang làm dồng và trổ bông. Diện tích bị bệnh trên 1.500ha, trong đó trên 10ha bị thiệt hại nặng.

Trong tình hình trên, để dập tắt và ngăn chặn dịch rầy nâu và bệnh cháy lá lan rộng, gây thiệt hại cho mùa màng, UBND tỉnh chỉ thị:

Phải thành lập ngay Ban chống dịch gầy nâu từ tỉnh huyện đến ấp xã.

+ Ban chống dịch tỉnh: đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách khối nông nghiệp làm Trưởng ban, đ/c Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp phụ trách kỹ thuật Phó ban và các đ/c Trưởng trạm bảo vệ thực vật tỉnh, đ/c Trưởng phòng trồng trọt là ủy viên.

+ Ban chống dịch huyện, đ/c Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch huyện làm Trưởng ban, đ/c Trưởng hoặc Phó ban Nông nghiệp phụ trách kỹ thuật là Phó ban, đ/c Trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện và các đ/c đại diện lãnh đạo Đoàn TNCS HCM, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân làm uỷ viên.

+ Ở xã ấp, đ/c Chủ tịch làm Trưởng ban, đ/c Trưởng Ban nông nghiệp xã Phó ban, các đ/c đại diện lãnh đạo các đoàn thể và trưởng, phó ấp là uỷ viên.

Sở Nông nghiệp và các huyện, thị lập ngay danh sách Ban chống dịch rầy và phương án chỉ đạo phòng trừ cụ thể gửi về UBND tỉnh hạn cuối cùng: ngày 03 tháng 10 năm 1983.

Nhiệm vụ Ban phòng chống rầy

- Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, tổng hợp tình hình kiểm tra, đôn đốc các cơ sở thực hiện tốt các biện pháp phòng trị khi cần thiết điều động đông đảo lực lượng cán bộ các đoàn thể đã nói trên đi chống dịch.

- Sở Nông nghiệp huy động toàn bộ lực lượng cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật, trồng trọt phối hợp cùng lực lượng can bộ kỹ thuật huyện đi sát cơ sở sản xuất (tập trung vùng cấy lúa mùa) điều tra, khoan vùng lúa bị rầy làm cơ sở tổ chức, hướng dẫn, phát động phong trào phòng trừ rộng rãi ở các cơ sở sản xuất.

- Công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp tỉnh, Trạm vật tư huyện thị đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc phục vụ kịp thời cho các cơ sở sản xuất (kể cả ngày chủ nhật).

- Đội bơm thuốc động cơ tỉnh và các huyện phối hợp chặt chẽ cung ứng kịp thời những vùng lúa bị rầy phát triển mật độ cao trên diện rộng.

Về biện pháp: vận động các cơ sở thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp như: thả vịt con, dùng dầu gazôn, bẫy đàn đốt rơm diệt rầy trưởng thành, dùng thuốc Bassa hoặc Mipcin…nơi cấy lắp lại chân ruộng hè thu nhất thiết phải cấy giống kháng rầy (giống IR 42, ARC…).

- Trừ rầy phải tiến hành đồng loạt lúc rầy tuổi 2 (khi nhìn thấy nguyên hình con rầy cám, trứng rầy đã nở hết) không nên dùng thuốc lúc rầy có cánh, chủ yếu dùng các biện pháp khác.

- Tập trung trừ rầy triệt để ở rộng mạ trước khi nhổ cấy, trách lây lan ở diện rộng.

Song song công tác phòng trừ rầy nâu, các huyện thị cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra và tổ chức phòng trừ tốt bệnh cháy lá và thổi cổ bông trên diện tích lúa hè thu muộn.

Những diện tích lúa hè thu bị bệnh, sau khi thu hoạch phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay bằng cách: rơm rạ đốt hoặc ủ phân, ruộng xử lý vôi bột và cày bừa tránh bệnh lan truyền sang vụ đông xuân.

 - Về vật tư thuốc trừ rầy và bệnh cháy lá hiện nay gặp nhiều khó khăn, Ban Nông nghiệp các huyện, thị phải chỉ đạo và quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, cho hiệu quả cao, tuyệt đối không được phân phối bình quân.

Các huyện, thị, Sở Nông nghiệp nhận được Chỉ thị này nhanh chóng tổ chức hệ thống Ban chống dịch, phát động chỉ đạo phòng trừ và dập tắt kịp thời các ổ dịch rầy nâu và bệnh cháy lá, bảo vệ tốt mùa màng. Quá trình chống địch các huyện thị phải báo cáo tình hình về Ban chống dịch tỉnh, Sở Nông nghiệp hàng ngày để tổng hợp báo cáo Thường trực UBND tỉnh./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Ngẩu

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 34/UB-CT năm 1983 về chống dịch rầy nâu và bệnh cháy lá do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu: 34/UB-CT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
Người ký: Trần Văn Ngẩu
Ngày ban hành: 26/09/1983
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 34/UB-CT năm 1983 về chống dịch rầy nâu và bệnh cháy lá do tỉnh Bến Tre ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…