Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/CT-UBND

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 12 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ CÁC LOẠI DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp; từ đầu năm 2020 đến nay, đã xy ra nhiều loại dịch bệnh nguy him như: bệnh Dịch tả lợn châu Phi, bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng, bệnh Tai xanh. Đặc biệt từ gia tháng 10 năm 2020, bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò lần đu tiên xuất hiện tại Việt Nam và đã xy ra tại 97 xã, 37 huyện của 13 tnh, thành phố (trong đó có tỉnh Sơn La và tỉnh Nghệ An giáp ranh với tỉnh ta) nhưng tại Việt Nam chưa có vc xin phòng bệnh, làm 1.323 con trâu, bò mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy trên 200 con. Trên địa bàn tỉnh ta, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã tái phát từ tháng 10 năm 2020 tại 342 hộ, 129 thôn, 38 xã, 08 huyện, hiện vn còn 02 xã của huyện Thạch Thành chưa công bố hết dịch; bệnh Cúm gia cầm tuy đã được dập tt nhưng kết qugiám sát lưu hành vi rút vẫn ở mức cao. Nếu không được kiểm soát chặt ch, nguy cơ các loại dịch bệnh bùng phát trlại và xuất hiện các loại dịch bệnh mới trên địa bàn tỉnh là rất cao, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đi bất lợi, nhu cầu vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng mạnh vào dịp trước và sau Tết Nguyên Đán.

Đkiểm soát tốt, không đcác loại dịch bệnh nguy him xảy ra diện rộng, đảm bảo nguồn cung thực phẩm và an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán, Chtịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các s, Trưng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung các nguồn lực và khn trương trin khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định của Luật thú y, các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hi, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Chthị s 8711/CT-BNN-TY ngày 11/12/2020 và s8634/CT-BNN-TY ngày 09/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh; trong đó tập trung triển khai ngay các biện pháp sau:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1.1. Khn trương cng c, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện, cấp xã, Tgiám sát thôn, ban để tập trung nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch phòng, chng dịch bệnh của Trung ương, của tỉnh và hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.2. Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và các đơn vị trực thuộc tập trung hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường theo dõi đàn gia súc, gia cầm, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng, diệt côn trùng, ruồi mui, ve, mòng... tại khu vực chăn nuôi, bổ sung chất dinh dưng, khoáng chất, tu sửa chuồng trại, chng rét, mưa, gió đnâng cao sức đề kháng cho gia súc.

1.3. Rà soát, tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, đảm bảo 100% gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm phòng phải được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là các loại dịch bệnh nguy him như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, tai xanh....

1.4. Tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là đàn trâu, bò trên địa bàn và hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát, kịp thời phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao đphát hiện sớm, cnh báo và xử lý dứt đim khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.

1.5. Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyn động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyn động vật, sản phẩm động vật trái phép; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyn, giết mđộng vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

1.6. Trường hợp các huyện, thị xã, thành phố xảy ra dịch Viêm da nổi cục trên trâu, bò phải tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, tiêu hủy, xlý dứt đim các dịch, không để dịch bệnh lây lan, phát sinh các dịch mới theo đúng hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản đến cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo đúng quy định.

1.7. Người đứng đầu địa phương, đơn vị nếu đxảy ra dịch bệnh xy ra và lây lan rộng trên địa bàn do lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chng dịch hoặc giấu dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

2. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.1. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là công tác giám sát dịch bệnh, công tác quản lý chăn nuôi an toàn sinh học, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, công tác tái đàn, kiểm soát vận chuyn, kiểm soát giết mvà các biện pháp xử lý các dịch; thành lập các đoàn công tác, đội phn ứng nhanh đkiểm tra, hướng dẫn xử lý dứt đim các dịch ngay khi mới xuất hiện, báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh.

2.2. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chđộng giám sát, lấy mu xét nghiệm để kịp thời phát hiện và xử lý triệt đ các dịch ngay khi mới xy ra, không đlây lan diện rộng; chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất, xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo công tác phòng, chng dịch bệnh.

2.3. Triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình, cơ sở chăn nuôi áp dụng có hiệu qucác biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi; đẩy mạnh thực hiện xây dựng các vùng, chui chăn nuôi, sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh.

3. S Tài chính chtrì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan chủ động tham mưu, cân đi nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống bệnh trên địa bàn tỉnh theo đúng nội dung chỉ đạo của Thtướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.

4. Các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chng dịch bệnh gia súc, gia cầm và các bệnh lây lan từ động vật sang người tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương được giao phụ trách chỉ đạo; kịp thời phát hiện nhng hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chng dịch bệnh và đề xuất biện pháp khắc phục, báo cáo Chtịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp).

5. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, các tổ chức đoàn th tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tự giác tuân thủ, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (đ b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (đ
b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở
, ban, ngành liên quan;
- Thành viên BCĐ phòn
g, chống dịch tỉnh;
-
Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
-
Hip hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Lưu: VT, NN. (647.2020)

CHỦ TỊCH




Đỗ Minh Tuấn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu: 29/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
Người ký: Đỗ Minh Tuấn
Ngày ban hành: 29/12/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…