BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1566/CT-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2011
|
CHỈ THỊ
VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG NĂM 2011
Năm
2010, tình hình an ninh - chính trị của đất nước cơ bản ổn định, vị thế chính
trị được nâng lên, với sự kiện lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng
quốc phòng các nước ASEAN mở rộng với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng các
nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản … nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá
(6,7%), kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, không để dịch bệnh bùng phát. Tuy
nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến
phức tạp cả về chính trị, kinh tế, quân sự, các hoạt động chạy đua vũ trang,
xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động ly khai khủng bố, âm mưu bạo loạn lật đổ
tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi, diễn biến thời tiết khí hậu, dịch bệnh phức tạp,
khó lường, khủng hoảng tài chính, an ninh chính trị và suy giảm kinh tế trên
toàn cầu đã và đang tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Để
góp phần khắc phục và đầy lùi sự tác động các nguy cơ trên, trong năm qua, Bộ
đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt pháp luật về Dân quân tự vệ, Nghị định số
119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quốc phòng ở
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Chỉ thị số
2009/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Tổng kết 10 năm thực hiện công tác
giáo dục quốc phòng - an ninh (2001-2010); Thông tư số 108/2009/TT-BQP ngày
11/11/2009 của Bộ Quốc phòng quy định thực hiện công tác quốc phòng ở các Bộ,
ngành và các địa phương năm 2010. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, chất lượng hiệu
quả hoạt động của Ban chỉ huy quân sự còn thấp; chưa phối hợp, hiệp đồng chặt
chẽ với cơ quan quân sự địa phương; việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
- an ninh cho các đối tượng còn thấp, không chấp hành nghiêm chế độ báo cáo;
ngân sách chi cho các hoạt động quốc phòng - an ninh còn hạn chế, có đơn vị
chưa thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên.
Thực
hiện Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Pháp lệnh về
lực lượng dự bị động viên, Thông tư số 248/2010/TT-BQP ngày 24/12/2010 của Bộ
Quốc phòng hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa
phương năm 2011; Bộ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, trong
phạm vi, quyền hạn được giao, triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, thường xuyên kiện toàn Ban
chỉ huy quân sự. Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm
công tác quốc phòng. Xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách hoạt động quốc phòng
quân sự theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Tổ chức tập huấn Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 cho cán bộ Ban
chỉ huy quân sự của đơn vị mình. Quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức, lực
lượng tự vệ về nhiệm vụ tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây
dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, Chỉ thị số 12-CT/TW
ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác giáo dục quốc phòng - an ninh; Luật Quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật
Dân quân tự vệ; Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên; Nghị định số
116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về công tác giáo dục quốc phòng -
an ninh; Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về Khu vực
phòng thủ.
3. Rà soát, lập kế hoạch cử cán bộ thuộc đối tượng 2 (cán bộ lãnh đạo Cục,
Vụ, Viện và tương đương) thuộc Bộ quản lý đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng -
an ninh theo Kế hoạch của thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh
Trung ương. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục quốc
phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên các trường thuộc Bộ quản lý trên toàn
quốc. Chủ động phối hợp với cơ quan quân sự địa phương triển khai bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng - an ninh cho lực lượng tự vệ, cán bộ, công chức, viên chức thuộc
đối tượng 3, 4, 5 ở các đơn vị.
4. Cơ quan Bộ, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phối hợp với cơ quan
quân sự địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở kiện toàn lực lượng tự vệ của đơn vị
mình theo quy định của Luật Dân quân tự vệ; rà soát, củng cố, bổ sung phương án
chiến đấu bảo vệ cơ quan, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu
nạn ... đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực; tham
gia bảo vệ các ngày lễ, tết và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Thực hiện
nghiêm túc chương trình huấn luyện tự tệ, hội thi, hội thao quốc phòng do Ban
chỉ huy quân sự địa phương tổ chức.
5. Xây dựng lực lượng dự bị động viên theo quy định tại Pháp lệnh về lực
lượng dự bị động viên. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, sắp xếp quân nhân dự bị
vào đơn vị dự bị động viên, đề nghị bổ nhiệm sỹ quan dự bị vào các vị trí chỉ
huy theo quy định của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổ chức khám sức
khoẻ, lập sổ theo dõi, quản lý sức khoẻ đối với toàn bộ quân nhân dự bị đã sắp
xếp vào đơn vị dự bị động viên.
6. Tổng cục Dạy nghề, các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi tham mưu xây dựng
và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án,
dự án thuộc lĩnh vực của ngành cần quán triệt đầy đủ phương châm kết hợp chặt
chẽ giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
của Bộ, Sở với củng cố, tăng cường quốc phòng; xây dựng khu vực phòng thủ và kế
hoạch đảm bảo nhu cầu năm đầu nếu có chiến tranh xảy ra.
7. Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, thực hiện tốt chính
sách cho lực lượng tự vệ, quân nhân dự bị và đảm bảo ngân sách cho công tác quốc
phòng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Tích cực tham gia thực hiện
chính sách hậu phương quân đội, chính sách xã hội có liên quan đến đảm bảo quốc
phòng - an ninh.
Thủ
trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có
trách nhiệm triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ theo quy định.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP;
- Cục DQTV-BTTM;
- Lưu VP (VT, QP-AN)
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Đàm
|