ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND |
Biên Hòa, ngày 07 tháng 3 năm 2016 |
CHỈ THỊ
TỔ CHỨC TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2016
Ngày 31 tháng 7 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1225/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016.
Tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản vào thời điểm 01/07/2016 nhằm thu thập số liệu cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phục vụ việc đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; thiết lập căn cứ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và làm cơ sở xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Để công tác tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 tỉnh Đồng Nai tiến hành đúng quy định và phương án của Ban Chỉ đạo Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản cấp huyện, xã như sau:
- Cấp huyện: Thành phần Ban chỉ đạo cấp huyện gồm các đồng chí Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm trưởng ban; Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm Phó ban thường trực; Thủ trưởng (hoặc Phó thủ trưởng) các cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân, Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh, Đài truyền hình và Phó thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm ủy viên (như thành phần Ban chỉ đạo của tỉnh theo Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 04/02/2016).
Các Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (gọi tắt là Ban chỉ đạo) cấp tỉnh và cấp huyện được thành lập Tổ thường trực giúp việc để triển khai phương án Tổng điều tra. Tổ thường trực do một Phó Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp tham gia Ban chỉ đạo làm Tổ trưởng; thành viên Tổ thường trực là cán bộ cấp phòng và chuyên viên của cơ quan Thống kê và các cơ quan cùng cấp có thành viên trong Ban chỉ đạo Tổng điều tra.
Tổ thường trực chịu sự điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo cùng cấp; có nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo tổ chức, chỉ đạo thực hiện cuộc tổng điều tra, Tổ Thường trực làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể cùng với việc giải thể của Ban chỉ đạo.
Đối với những huyện, thị, thành phố không đủ tiêu chuẩn thành lập Ban chỉ đạo (tỷ lệ hộ tham gia hoạt động nông, lâm và thủy sản không quá 30% tổng số hộ trên địa bàn) thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp chỉ đạo và Chi cục Thống kê là đơn vị thường trực.
- Cấp xã: Thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã đối với tất cả các xã và chỉ những phường, thị trấn có tỷ lệ hộ tham gia hoạt động nông, lâm và thủy sản chiếm trên 30% tổng số hộ trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã.
Thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn làm Trưởng ban; các cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công chức văn phòng - Thống kê, Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội làm ủy viên, trong đó cán bộ Văn phòng - Thống kê xã là ủy viên thường trực.
Đối với những phường, thị trấn không đủ tiêu chuẩn thành lập Ban chỉ đạo thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo và cán bộ Văn phòng - Thống kê trực tiếp giúp việc.
- Thành lập Tổ Thường trực giúp việc Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 trước ngày 10/03/2016.
- Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện và Tổ Thường trực hoàn thành trước ngày 15/03/2016.
- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã hoàn thành trước ngày 20/03/2016.
Sau khi thành lập, Ban chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh báo cáo danh sách Ban Chỉ đạo và Tổ thường trực các cấp cho Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 22/2016 để phối hợp chỉ đạo cuộc Tổng điều tra.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành:
- Cục Thống kê có trách nhiệm thường trực, tổ chức thực hiện điều tra theo đúng phương án của Ban chỉ đạo Trung ương đồng thời phối hợp chặt chẽ với: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh truyền hình... để kết quả điều tra đạt hiệu quả cao nhất.
- Sở Tài chính giải quyết, bố trí kinh phí kịp thời và đầy đủ để phục vụ cho cuộc Tổng điều tra tiến hành thuận lợi, đạt hiệu quả. Chủ trì phối hợp với Cục Thống kê (Cơ quan thường trực BCĐ) xem xét đề xuất, xử lý kinh phí phát sinh phần phục vụ địa phương và các khoản mục địa phương bổ sung hỗ trợ trình UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết theo quy định.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình Đồng Nai và Đài Phát thanh các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa phối hợp với BCĐ các cấp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, kế hoạch Tổng điều tra một cách thường xuyên, sâu rộng đến tận khóm, ấp, cho mọi người dân; mọi đơn vị kinh tế hiểu rõ mục đích, ý nghĩa để phối hợp với lực lượng điều tra kê khai đúng, đầy đủ các nội dung điều tra.
- Các Sở, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chỉ đạo đôn đốc, phối hợp với cơ quan thường trực Ban chỉ đạo để hoàn thành tốt công tác Tổng điều tra theo sự phân công của Ban chỉ đạo tỉnh đồng thời cung cấp thông tin có liên quan đến nội dung Tổng điều tra theo yêu cầu của Ban chỉ đạo.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã
- Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ thường trực đúng thành phần và thời gian quy định, đảm bảo nhân lực, tài lực, tạo điều kiện thuận lợi để cuộc tổng điều tra đạt kết quả cao.
- Phân công các phòng ban tham gia tổng điều tra theo chức năng và nhiệm vụ đồng thời phối hợp với Ban chỉ đạo cùng cấp kiểm tra, đôn đốc cuộc tổng điều tra tại địa phương.
4. Giám đốc các doanh nghiệp chủ trang trại và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (bao gồm các đơn vị Quốc doanh, ngoài quốc doanh, thuộc Trung ương, địa phương, các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả các đơn vị cơ sở hạch toán phụ thuộc, các Hợp tác xã) có trách nhiệm chỉ đạo cho các bộ phận nghiệp vụ liên quan phối hợp với điều tra viên kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung, yêu cầu của phiếu điều tra.
5. Phó Ban thường trực chỉ đạo Tổng điều tra xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt các nội dung của cuộc Tổng điều tra.
6. Chỉ thị này có hiệu lực sau 5 ngày kể từ ngày ký.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản các cấp, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Giám đốc các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 nhằm đảm bảo cho công tác Tổng điều tra được triển khai và thực hiện đúng kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời tham mưu đề xuất báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Chỉ thị 10/CT-UBND tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 do tỉnh Đồng Nai ban hành
Số hiệu: | 10/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký: | Đinh Quốc Thái |
Ngày ban hành: | 07/03/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 10/CT-UBND tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 do tỉnh Đồng Nai ban hành
Chưa có Video