Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/2000/CT-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2000

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Ngày 13 tháng 6 năm 1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) đã ra Chỉ thị số 11-CT/TW về "Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại", định hướng chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại của ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 29 tháng 12 năm 1998, Thường vụ Bộ Chính trị đã ra thông báo số 188/TB-TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kể từ sau Hội nghị tổng kết Chỉ thị 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) tháng 6/1998, các ngành, các cấp đã có nhiều hoạt động tích cực trên lĩnh vực thông tin đối ngoại, đạt được nhiều kết quả khả quan.

Nhìn chung, trong những năm qua công tác thông tin đối ngoại đã tiến hành có định hướng, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm. Bước đầu Nhà nước đã dành ngân sách thích đáng cho các hoạt động và dịch vụ thông tin đối ngoại, đổi mới và ngày càng hiện đại hoá hệ thống thông tin viễn thông và kết nối mạng Internet toàn cầu, tạo điều kiện cập nhật thông tin về Việt Nam đến mọi nơi trên thế giới. Đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại được tăng cường. Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị thêm. Nhận thức của các ngành, các cấp, các địa phương về công tác thông tin đối ngoại có một bước chuyển biến mới.

Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới đất nước, công tác thông tin đối ngoại chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới và còn bộc lộ nhiều yếu kém mà Thông báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thường vụ Bộ Chính trị về công tác thông tin đối ngoại đã chỉ rõ: "Chất lượng hiệu quả, tính thuyết phục, mức hấp dẫn và tính chiến đấu chưa cao. Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này còn thiếu và chưa đồng đều cả về năng lực và trình độ, chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của thông tin đối ngoại trong toàn bộ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Việc xác định trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại có nhiều mặt chưa rõ, cho nên quản lý và phối hợp các lực lượng trong nước cũng như triển khai ở ngoài nước còn lúng túng. Đầu tư phân tán, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả".

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là một sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy sáng tạo, tinh thần tự lực tự cường, kết hợp có hiệu quả những nguồn lực, tiềm năng bên trong là chính với những nguồn lực bên ngoài mà quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế mang lại.

Với chức năng của mình, công tác thông tin đối ngoại phải tham gia tích cực và có hiệu quả nhất vào việc phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ, hạn chế tiêu cực, khắc phục yếu kém, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thành công những mục tiêu phát triển của đất nước.

Vì vậy, hơn lúc nào hết, công tác thông tin đối ngoại càng trở nên bức thiết, cần phải được triển khai một cách đồng bộ, thiết thực và hiệu quả với sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương và sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành và các địa phương.

Quán triệt Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13 tháng 6 năm 1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) và Thông báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thường vụ Bộ Chính trị, để làm tốt công tác thông tin đối ngoại, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các cấp thấu suốt và thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ sau đây:

I. PHƯƠNG CHÂM TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI:

1. Tất cả các Bộ, ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của mình.

2. Công tác thông tin đối ngoại cần được triển khai toàn diện, rộng khắp, song có trọng tâm, trọng điểm, trước hết là đối với các nước láng giềng và trong khu vực, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; ưu tiên cung cấp thông tin đúng định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới.

3. Tổ chức, phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại: giữa các lực lượng chuyên trách nòng cốt với các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, các đoàn ra nước ngoài, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, cũng như bạn bè quốc tế; giữa thông tin đối ngoại với thông tin đối nội; giữa hoạt động thông tin đối ngoại với hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa đối ngoại; giữa ngoại giao Nhà nước với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương; giữa các cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp.

II. PHÂN CÔNG VỀ MẶT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI:

1. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại.

2. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chính trong việc theo dõi tình hình và triển khai hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước.

3. Bộ Tài chính bố trí kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại trong ngân sách Nhà nước hàng năm.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thông tin đối ngoại.

5. Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có nhiệm vụ:

a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại;

b) Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại đối với các đối tượng có liên quan ở trong nước và ở nước ngoài.

III. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI:

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan chuyên trách làm công tác thông tin đối ngoại về tầm quan trọng của công tác này trước mắt cũng như lâu dài.

2. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện và quản lý hoạt động thông tin đối ngoại nhằm phát huy tối đa mọi khả năng tạo nên sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh và mở rộng công tác thông tin đối ngoại.

3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, có trọng tâm trọng điểm để phục vụ công tác thông tin đối ngoại; chú ý đầu tư cho các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng, bao gồm cả báo chí điện tử, các cơ quan xuất bản; các cơ quan hợp tác và giao lưu văn hóa với nước ngoài.

IV. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI:

1. Thông tin đối ngoại có nhiệm vụ phổ biến rộng rãi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương quan trọng trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ...; bác bỏ những thông tin sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam.

2. Đường lối và chính sách đối ngoại, bao gồm cả chính sách kinh tế đối ngoại; chủ trương nhất quán Việt Nam ''sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển''; yêu cầu và tiềm năng của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước trên nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của nhau.

3. Giới thiệu đất nước - con người, lịch sử và nền văn hoá lâu đời, phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.

V. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY:

Để đưa công tác thông tin đối ngoại vào nề nếp, các cấp, các ngành cần xây dựng các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, các quy chế quản lý thích hợp làm căn cứ chủ động triển khai. Cụ thể là:

1. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan xây dựng:

a) Quy chế tổ chức và quản lý Nhà nước về hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp;

b) Quy chế phối hợp giữa các cơ quan: Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Ngoại giao, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương về xây dựng nội dung cũng như về kế hoạch triển khai hoạt động thông tin đối ngoại;

c) Xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn trong nước 2 năm 2000 - 2001;

d) Cùng Bộ Ngoại giao vạch kế hoạch cử tùy viên văn hoá ở một số cơ quan đại diện ngoại giao tại một số địa bàn cần thiết và kế hoạch xây dựng các cơ quan thường trú một số báo chí Việt Nam ở ngoài nước.

2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các Bộ, ngành liên quan xây dựng:

a) Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước;

b) Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước 2 năm 2000 - 2001.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:

a) Phân bổ và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chuyên trách sử dụng hợp lý và có hiệu quả kinh phí dành cho hoạt động thông tin đối ngoại;

b) Xây dựng chính sách trợ giá, trợ cước cho việc in ấn và phát hành các tài liệu (bao gồm cả sách) dùng cho thông tin đối ngoại.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng:

Kế hoạch đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật của thông tin đối ngoại, trước hết là các cơ quan chuyên trách làm công tác thông tin đối ngoại 2 năm 2000 - 2001.

5. Tổng cục Bưu điện, Tổng cục Du lịch, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam xây dựng:

Kế hoạch của ngành mình (mỗi ngành có kế hoạch riêng) tham gia công tác thông tin đối ngoại 2 năm 2000 - 2001.

6. Các cơ quan thông tin - báo chí, xuất bản chuyên trách đối ngoại, các cơ quan truyền thông đại chúng: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các báo và tạp chí lớn, các cơ quan thông tin - báo chí khác vạch kế hoạch hàng năm về công tác thông tin đối ngoại của đơn vị mình.

7. Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ xây dựng các đề án và kế hoạch cần hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2000.

VI. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN CHỦ TRÌ PHỐI HỢP VỚI BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO, BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH, BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, THỦ TRƯỞNG CÁC BỘ, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN CHỊU TRÁCH NHIỆM HƯỚNG DẪN VÀ KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

 

 

Nguyễn Mạnh Cầm

(Đã ký)

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 10/2000/CT-TTg

Hanoi, April 26, 2000

 

DIRECTIVE

ON STRENGTHENING THE MANAGEMENT OF AND STEPPING UP THE EXTERNAL INFORMATION WORK

On June 13, 1992, the Secretariat of the Party Central Committee (VIIth Congress) issued Directive No. 11-CT/TW on renewing and enhancing the external information work, setting the orientation for our external information activities in the cause of national construction and defense.

On December 29, 1998 the Political Bureaus Standing Board issued Notice No. 188/TB-TW on the external information work in the new situation.

External information constitutes a very crucial component of the external work of our Party and State, aiming to help foreign countries and peoples (including foreigners currently residing and working in Vietnam) and Vietnamese residing and working abroad to understand the Vietnamese people and land, our renewal line, policies and achievements, thereby winning the support of the world people as well as the contributions of the overseas Vietnamese community for the cause of national construction and defense.

Since the June 1998 conference which reviewed Directive No. 11 of the Secretariat of the Party Central Committee (VIIth Congress), the branches and levels have carried out many active activities in the field of external information, achieving many satisfactory results.

In general, over the past years the external information work has been carried out along the right orientation, focusing on the key tasks. The State has allocated an initial but adequate budget for external information activities and services, renovating and continuously modernizing the telecommunication system and logging onto the global Internet, thus creating conditions for transmitting update information about Vietnam to every corner of the world. The contingent of external information workers has been reinforced. The technical and material bases have been further equipped. The awareness of all branches, levels and localities of the external information work has been elevated to a new level.

Nevertheless, in the process of national renewal, the external information work has not yet met the requirements of the new situation and has shown many shortcomings as clearly pointed out in Notice No. 188/TB-TW of December 29, 1998 of the Standing Board of the Political Bureau: "The quality, efficacy, persuasiveness, attractiveness and combativeness are not high. The contingent of cadres working in this field is insufficient while their capabilities and qualifications are not equal; they are not fully and deeply aware of the importance of the external information in our Partys and States external relation work as a whole. Due to the unclear determination of responsibility of each branch and level in the direction and organization of the external information work in many aspects, there are confusions in the management and coordination of various forces in the country and the overseas implementation as well. Investment has been scattered, unplanned and ineffective."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



With its functions, the external information work must take the most active and effective part in bringing into full play advantages, seizing opportunities, limiting adverse effects, overcoming weaknesses and making practical contributions to the successful achievement of the objectives of national development.

Therefore, the external information work has become more urgent than ever, it should be implemented in a synchronous, practical and efficient manner under the unified direction of the Party Central Committee and with the active participation of the ministries, branches and localities.

Firmly grasping Directive No. 11/CT-TW of June 13, 1992 of the Secretariat of the Party Central Committee (VIIth Congress) and Notice No. 188/TB-TW of December 29, 1998 of the Political Bureaus Standing Board, with a view to well implementing the external information work to meet the requirements of the new situation, the Prime Minister hereby requests the ministries, branches, localities and levels to thoroughly understand and realize the following policies and tasks:

I. GUIDELINES FOR IMPLEMENTING THE EXTERNAL INFORMATION WORK

1. All ministries, branches, localities and levels have the responsibility to direct and organize the good implementation of the external information work in their respective management scopes.

2. The external information work should be implemented in a comprehensive and extensive manner but with prioritized areas and focal points, first of all neighboring and regional countries, overseas Vietnamese communities; priority should be given to supplying well-oriented information to foreigners residing, working, studying in or visiting Vietnam as well as Vietnamologists in the world.

3. To organize, coordinate and bring into play the integrated strength of various forces involved in the external information work: Of the specialized key forces and our overseas representative missions, delegations going abroad, Vietnamese residing and working abroad as well as foreign friends; of external information and internal information; of external information activities and external political, economic and cultural activities; between State diplomacy and Partys and peoples external work; of central agencies and localities; of State agencies and enterprises.

II. DIVISION OF THE STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITY FOR AND ORGANIZATION OF EXTERNAL INFORMATION

1. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry for Foreign Affairs and relevant agencies in discharging the function of State management over the external information work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Finance shall arrange annual funding from the State budget for external information activities.

4. The Ministry of Planning and Investment shall elaborate a plan on investment in the technical and material bases for external information activities.

5. The ministries, branches, localities and enterprises shall have the duties:

a/ To direct the specialized agencies to perform the external information tasks;

b/ To organize the implementation of external information activities targeted at relevant subjects inside and outside the country.

III. ORIENTATIONS FOR STEPPING UP THE EXTERNAL INFORMATION WORK

1. To continue raising the awareness of all levels and branches, especially the State management agencies and agencies specialized in the external information work of the importance of this work in the immediate as well as long-term future

2. To ensure close coordination among the branches and localities in the organization, direction of implementation and management of external information activities in order to bring into the fullest play all capabilities for generating an integrated strength to step up and broaden the external information work.

3. To increase investment in building the technical and material bases with prioritized areas and focal points in service of the external information work; pay attention to investment for the mass media agencies, including electronic press, publishing agencies; agencies engaged in cultural cooperation and exchange with foreign countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The external information work is tasked to widely publicize the line and policies of our Party and State as well as important decisions in all political, economic, cultural, social, security, defense... aspects; reject wrong and distorted information about Vietnam.

2. Vietnams external line and policies, including external economic policies; its consistent policy of "being willing to befriend all countries in the international community, striving for peace, independence and development"; its demand and potential in the relationship of cooperation with foreign countries on the principles of mutual benefits, respect of each others independence, sovereignty and self-determination right.

3. Introduction of Vietnams people and land, history and long-standing, rich and diversified culture bearing the national traits.

V. TASKS TO BE DONE IMMEDIATELY

In order to put the external information work into order, all levels and branches should work out short-term and long-term plans as well as appropriate management regulations as basis for active implementation. Specifically:

1. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry for Foreign Affairs and the relevant ministries and branches in:

a/ Elaborating the regulations on the organization and State management of external information activities by the ministries, branches, localities and enterprises;

b/ Elaborating the regulations on the coordination among the agencies: The Ministry of Culture and Information, the Ministry for Foreign Affairs, the Commission on Ideology and Culture and the Commission on External Relations of the Party Central Committee in preparing the contents as well as the plans on the implementation of external information activities;

c/ Working out the plan on external information activities in the country for two years, 2000 and 2001;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry for Foreign Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information and the relevant ministries and branches in:

a/ Elaborating the regulations on the organization and management of external information activities abroad;

b/ Working out a plan on the external information activities abroad for two years, 2000 and 2001.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant ministries and branches in:

a/ Allocating and guiding the ministries, branches, localities and specialized agencies to use rationally and effectively the funding for external information activities;

b/ Formulating policies on price subsidy for the printing and distribution of materials (including books) used for external information.

4. The Ministry of Planning and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant ministries and branches in elaborating:

The plan on investment in building and improving the quality of the network of material-technical bases of external information, first of all, the agencies specialized in external information work, for the 2000-2001 two-year period.

5. The General Department of Post and Telecommunications, the National Administration of Tourism, the Vietnam Civil Aviation Department shall elaborate:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The information-press, publishing agencies specialized in external information, the mass media organizations: Vietnam News Agency, Vietnam Television Station, the Radio Voice of Vietnam, major newspapers and journals, and other information-press agencies shall work out annual plans on their own external information work.

7. The ministries and branches assigned to elaborate schemes and plans should complete and submit them to the Prime Minister in the second quarter of 2000.

VI. The Minister of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister for Foreign Affairs, the Minister of Finance, the Minister of Planning and Investment, the heads of the relevant ministries and branches in guiding and inspecting the implementation of the Directive on enhancing the management of and stepping up the external information work.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Directive.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Manh Cam

;

Chỉ thị 10/2000/CT-TTg về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 10/2000/CT-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Mạnh Cầm
Ngày ban hành: 26/04/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 10/2000/CT-TTg về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…