ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND |
Nam Định, ngày 01 tháng 02 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2018
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh năm 2017 được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt; các Sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ cùng với nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp và nông dân trong tổ chức triển khai hoạt động phát triển sản xuất đã đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất là lĩnh vực thủy sản và chăn nuôi. Tuy nhiên do tác động kép của thiên tai, dịch bệnh nên tiểu ngành trồng trọt bị ảnh hưởng nặng nề, giá trị sản xuất giảm sâu đã làm cho giá trị sản xuất của toàn ngành tăng trưởng âm.
Để hướng tới đạt các chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã đề ra, đòi hỏi toàn ngành nông nghiệp & PTNT, các huyện, thành phố năm 2018 và các năm tiếp theo phải quyết tâm, nỗ lực, phấn đấu cao hơn, tập trung các giải pháp phát huy cao nhất các lợi thế, các điểm mạnh của ngành, địa phương, khắc phục tồn tại, hạn chế, yếu kém để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp. Phấn đấu năm 2018: Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,5 - 4% so với năm 2017 (so với năm 2016 tăng: 2,4 - 2,9%) trong đó tiểu ngành trồng trọt tăng 3,1 - 4,3%, tiểu ngành chăn nuôi tăng 3 - 3,5% và tiểu ngành thủy sản tăng 5,5 - 6%. Để đạt các mục tiêu này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ một số nội dung, giải pháp sau:
1. Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện, thành phố
1.1. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 17/7/2014 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/4/2016 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Triển khai nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 09/01/2018 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
1.2. Chủ động, sáng tạo, phát huy lợi thế để phát triển kinh tế ngành, địa phương; xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp của toàn ngành đảm bảo an toàn dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2018.
1.3. Tạo chuyên biến rõ nét trong tái cơ cấu ngành; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao hiểu biết và thay đổi thói quen từ sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết của người dân sang sản xuất hàng hóa với quy mô phù hợp có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các tổ chức của họ và doanh nghiệp. Đánh giá các mô hình phù hợp và hiệu quả trong tổ chức sản xuất nông nghiệp để nhân rộng, khuyến khích phát triển cao mô hình tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích, vận động và hỗ trợ các chủ trang trại, các hộ nông dân có quy mô sản xuất lớn thành lập hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012; giải thể theo luật đối với các hợp tác xã nông nghiệp làm ăn thua lỗ, ít có vai trò với kinh tế hộ thành viên. Tập trung chuyển đổi, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi trên cơ sở khai thác tốt đa lợi thế của từng vùng, từng huyện, chuyên diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả hơn, có thị trường ổn định, đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản. Gắn việc xây dựng, phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả kinh tế cao với việc quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, đúng quy định quỹ đất nông nghiệp theo Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của tỉnh được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 135/NQ-CP ngày 26/12/2017; hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của Bộ Nông nghiệp & PTNT tại Thông tư số 19/2017/TT-BNN&PTNT ngày 09/01/2017. Tăng cường quản lý đất rừng, không chuyển mục đích sử dụng đất rừng ven biển, rừng ngập mặn sang mục đích khác. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế ngành với quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Góp phần tích cực vào kết quả xây dựng nông thôn mới bền vững của tỉnh, huyện và cấp xã.
1.4. Tích cực cải thiện các chỉ tiêu về môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp phát triển. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/6/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 và các chương trình của UBND tỉnh trong việc triển khai, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp của tỉnh, khuyến khích thành lập và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tại địa phương, có kế hoạch mời gọi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhất là các doanh nghiệp có tiềm lực khoa học công nghệ và tài chính để đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ với các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của tỉnh.
1.5. Tăng cường quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nông nghiệp...; quản lý chặt chẽ vật tư nông nghiệp nhất là giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh trong nông nghiệp; kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông sản, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng kháng sinh không đúng quy định, chất cấm. Ngăn chặn việc khai thác thủy sản trái phép, không khai báo, không theo quản lý.
1.6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản. Hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất xây dựng thương hiệu, bảo hộ thương hiệu đối với các nông sản của tỉnh; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông sản sạch, nông sản an toàn; phối hợp tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu liên kết chuỗi giá trị nông sản...; thực hiện hiệu quả các chương trình, hợp tác với tỉnh Miyazaki và Ibaraki (Nhật Bản), nhân rộng mô hình sản xuất rau hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản.
1.7. Nâng cao năng lực, chủ động các phương án phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đánh giá, nhân rộng các kinh nghiệm phát huy 4 tại chỗ trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, công trình thủy lợi; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn tỉnh.
2. Các Sở, ngành: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, Thông tin và Truyền thông, Điện lực tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định và các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương tổ chức, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị, các nội dung đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội có kế hoạch và thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các Sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức quán triệt thực hiện Chỉ thị, nội dung đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, đoàn viên, nhân dân tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp.
4. Đề nghị các Huyện ủy, Thành ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các Sở, ngành tổ chức thực hiện để đảm bảo đạt chỉ tiêu tăng trưởng toàn ngành theo kế hoạch đặt ra.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành tập trung chỉ đạo. Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện và những vấn đề phát sinh về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp & PTNT) để có biện pháp chỉ đạo kịp thời./.
|
CHỦ TỊCH |
Chỉ thị 05/CT-UBND về tập trung thực hiện giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp do tỉnh Nam Định ban hành năm 2018
Số hiệu: | 05/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định |
Người ký: | Phạm Đình Nghị |
Ngày ban hành: | 01/02/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 05/CT-UBND về tập trung thực hiện giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp do tỉnh Nam Định ban hành năm 2018
Chưa có Video