BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ NỘI VỤ - BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2010 |
Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ như sau:
Thông tư liên tịch này hướng dẫn về cách tính hưởng phụ cấp hằng tháng, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, việc hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Thôn đội trưởng; chế độ trợ cấp ngày công lao động, chế độ bồi dưỡng độc hại đối với dân quân tự vệ, chính sách đối với dân quân thường trực, hồ sơ, trách nhiệm lập hồ sơ công nhận dân quân tự vệ là người hưởng chính sách như thương binh, liệt sĩ; việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ; trách nhiệm quản lý nhà nước của một số bộ liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.
1. Cơ quan của nhà nước, tổ chức (chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
2. Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cấp xã); Ban chỉ huy quân sự bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Đảng ở trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương); Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.
3. Thôn đội trưởng.
4. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt.
5. Dân quân tự vệ rộng rãi khi được huy động làm nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 44 Luật dân quân tự vệ.
Điều 3. Cách tính thời gian hưởng phụ cấp hằng tháng của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP
Thời gian hưởng phụ cấp hằng tháng tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp của tháng đó.
Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Văn A có quyết định bổ nhiệm Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã từ ngày 14 tháng 8 năm 2010. Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 8 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng; hệ số phụ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP là 1,0. Do trong tháng 8 năm 2010, đồng chí A có trên 15 ngày giữ chức vụ, vì vậy phụ cấp tháng 8 năm 2010 của đồng chí A được hưởng là: 730.000 đồng x 1,0 = 730.000 đồng/tháng.
Điều 4. Cách tính phụ cấp thâm niên theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP
Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó và Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục 5 năm (đủ 60 tháng) tính từ khi có quyết định bổ nhiệm chức vụ được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1% cho đến khi thôi giữ: chức vụ đó.
Ví dụ 2: Đồng chí Nguyễn Văn B có quyết định bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 có thời gian công tác liên tục giữ chức danh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã là 6 năm 6 tháng, được tính hưởng 6% phụ cấp thâm niên. Đồng chí B hiện xếp hệ số lương 2,46 bậc 4 ngạch cán sự (mã số 01.004). Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 7 năm 2010 là 7.30.000 đồng/tháng. Vì vậy, phụ cấp thâm niên tháng 7 năm 2010 của đồng chí B được hưởng là: 730.000 đồng x 2,46 x 6% = 107.748 đồng/tháng.
Điều 5. Cách tính phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP
1. Thời gian hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tính từ tháng có quyết định bổ nhiệm đến khi thôi giữ chức vụ đó. Trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của cả tháng; giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.
2. Cách tính:
a) Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng, bao gồm: Phụ cấp hằng tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38, phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37, phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 39 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP;
Ví dụ 3 : Đồng chí Nguyễn Văn C có quyết định bổ nhiệm Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã từ ngày 01 tháng 3 năm 2005; đến ngày 01 tháng 7 năm 2010, đồng chí C có thời gian công tác liên tục là 05 năm 4 tháng, được tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên. Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 7 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng. Đồng chí C được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP là 0,22 và hệ số phụ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP là 1,0. Vì vậy, mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tháng 7 năm 2010 của đồng chí C được hưởng là:
- Phụ cấp hằng tháng: 730.000 đồng x 1,0 = 730.000 đồng/tháng
- Phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị: 730.000 đồng x 0,22 = 160.600 đồng/tháng.
- Phụ cấp thâm niên: 730.000 đồng x 5% = 36.500 đồng/tháng
- Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự: (730.000 đồng + 160.600 đồng + 36.500 đồng) x 50% = 463.550 đồng/tháng
b) Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Trung đội trưởng dân quân cơ động bằng 50% mức phụ cấp trách nhiệm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP;
c) Trung đội trưởng dân quân cơ động do Thôn đội trưởng kiêm nhiệm, thì Thôn đội trưởng được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị của trung đội trưởng dân quân cơ động hệ số 0,20 theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP và phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng, bao gồm: phụ cấp hằng tháng của Thôn đội trưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 38, phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị của Trung đội trưởng dân quân cơ động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP;
Ví dụ 4 : Đồng chí Nguyễn Văn D có quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng kiêm Trung đội trưởng dân quân cơ động của xã M huyện L tỉnh T từ ngày 01 tháng 7 năm 2009; hệ số phụ cấp hằng tháng của Thôn đội trưởng theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh T là 0,5; phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị của Trung đội trưởng dân quân cơ động là 0,20 theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP. Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 7 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng. Vì vậy, mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tháng 7 năm 2010 của đồng chí D được hưởng:
- Phụ cấp hằng tháng: 730.000 đồng x 0,5 = 365.000 đồng/tháng;
- Phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị: 730.000 đồng x 0,20 = 146.000 đồng/tháng;
- Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự: (365.000 đồng + 146.000 đồng) x 50% = 255.500 đồng/tháng.
Điều 6. Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã
Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian giữ chức vụ thì được ngân sách địa phương hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật; mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo khả năng ngân sách địa phương.
Điều 7. Cách tính chế độ trợ cấp ngày công lao động của dân quân
1. Mức trợ cấp ngày công lao động của dân quân thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 được tính như sau:
a) Đối với dân quân biển: Mức trợ cấp ngày công lao động được xác định bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định nhân với hệ số trợ cấp ngày công lao động do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,12 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 Luật dân quân tự vệ;
Trường hợp dân quân biển trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền vùng biển, đảo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định huy động của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 44 Luật dân quân tự vệ, thì mức trợ cấp ngày công lao động bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định nhân với hệ số 0,25 theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP.
b) Đối với dân quân còn lại: Mức trợ cấp ngày công lao động được xác định bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định nhân với hệ số trợ cấp ngày công lao động do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nhưng không thấp hơn hệ số 0,08 theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật dân quân tự vệ;
2. Ngày công lao động của dân quân được tính bằng 8 giờ trong ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ Luật lao động.
3. Tiền trợ cấp ngày công lao động thêm giờ:
a) Nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 Bộ Luật lao động, được tính bằng 150% tiền công giờ theo mức trợ cấp ngày công lao động và số giờ thực tế làm thêm;
b) Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 61 Bộ Luật lao động, được tính bằng 200% tiền công giờ theo mức trợ cấp ngày công lao động và số giờ thực tế làm thêm;
c) Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ thì được tính bằng 300% tiền công giờ theo mức trợ cấp ngày công lao động và số giờ thực tế làm thêm;
d) Tiền công giờ theo mức ngày công lao động được tính bằng mức trợ cấp ngày công lao động của dân quân chia cho 8 giờ.
Ví dụ 5: Đồng chí Phạm Văn T là dân quân cơ động của xã M, huyện D, tỉnh H được cấp có thẩm quyền điều động làm nhiệm vụ vào ngày thứ 5 (ngày 01 tháng 7 năm 2010); thời gian thực tế làm nhiệm vụ vào ban ngày là 12 giờ, trong đó thời gian làm thêm giờ là 4 giờ; mức trợ cấp ngày công lao động theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh H là 0,08; mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 7 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng; tiền công giờ của đồng chí T là: (730.000 đồng x 0,08)/8 giờ = 7.300 đồng. Trợ cấp ngày công lao động và trợ cấp tiền công lao động làm thêm giờ của đồng chí T được tính như sau:
- Trợ cấp ngày công lao động: 730.000 đồng x 0,08 = 58.400 đồng;
- Trợ cấp tiền công lao động làm thêm giờ: 7.300 đồng x 150% x 4 giờ =43.800 đồng.
4. Tiền trợ cấp ngày công lao động vào ban đêm:
a) Thời gian làm việc vào ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau. đối với các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc, từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào phía Nam theo quy định tại Điều 70 Bộ Luật lao động và Điều 6 Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Dân quân làm nhiệm vụ vào ban đêm trong thời gian quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, thì thời gian thực tế làm nhiệm vụ vào ban đêm được trả thêm bằng 30% mức trợ cấp giờ công lao động làm nhiệm vụ vào ban ngày.
c) Tiền công làm thêm giờ vào ban đêm được trả như sau:
Tiền công làm thêm giờ vào ban đêm |
= |
Tiền công giờ theo mức trợ cấp ngày công lao động của dân quân |
x |
130% |
x |
150% hoặc 200% hoặc 300% |
x |
Số giờ thực tế làm nhiệm vụ vào ban đêm |
Ví dụ 6: Trường hợp đồng chí T ở ví dụ 5 được cấp có thẩm quyền điều động làm nhiệm vụ vào ngày nghỉ Chủ nhật (ngày 04 tháng 7 năm 2010); thời gian thực tế làm nhiệm vụ vào ban ngày là 6 giờ, ban đêm là 3 giờ, tiền công lao động của đồng chí T được tính như sau:
- Trợ cấp tiền công lao động làm nhiệm vụ vào ban ngày: 7.300 đồng x 200% x 6 giờ = 87.600 đồng;
- Trợ cấp tiền công lao động làm nhiệm vụ vào ban đêm: 7.300 đồng x 130% x 200% x 3 giờ = 55.940 đồng.
Điều 8. Chế độ bồi dưỡng dân quân tự vệ làm nhiệm vụ nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Dân quân thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền làm các công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tại chỗ, áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2006 sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Điều 9. Điều kiện dân quân nòng cốt được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm quy định tại khoản 5 Điều 47 Luật dân quân tự vệ
Dân quân nòng cốt được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm khi có đủ các điều kiện sau:
1. Đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Được cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
3. Có văn bản xác nhận của Ban chỉ huy quân sự cấp xã điều động dân quân làm nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền.
Điều 10. Điều kiện, hồ sơ, trách nhiệm giải quyết chế độ đối với dân quân nòng cốt theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật dân quân tự vệ
1. Dân quân nòng cốt được hưởng các chế độ quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật dân quân tự vệ khi có đủ các điều kiện:
a) Đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;
b) Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ thường trực, được tính cộng dồn thời gian các đợt làm nhiệm vụ thường trực theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền.
Công thức tính thời gian làm nhiệm vụ thường trực:
Ttg |
= |
Tng 1 + Tng 2 + Tng 3 + Tng 4 |
(Tháng) |
30 |
Trong đó:
- Ttg: Tổng số tháng làm nhiệm vụ thường trực;
- Tng 1: Tổng số ngày làm nhiệm vụ thường trực năm thứ nhất;
- Tng 2: Tổng số ngày làm nhiệm vụ thường trực năm thứ hai;
- Tng 3: Tổng số ngày làm nhiệm vụ thường trực năm thứ ba;
- Tng 4: Tổng số ngày làm nhiệm vụ thường trực năm thứ tư;
- 30: Số ngày trung bình của 01 tháng.
Trường hợp tính theo công thức nêu trên, nếu có số dư thì được làm tròn như sau: Số dư nhỏ hơn 0,5 thì không tính; số dư bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì được làm tròn thành một tháng.
Ví dụ 7: Đồng chí Nguyễn Văn Q thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt từ ngày 15 tháng 7 năm 2010; đến ngày 15 tháng 7 năm 2014 đã được cấp có thẩm quyền công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt và xác nhận thời gian làm nhiệm vụ thường trực: Năm 2011 là 68 ngày, năm 2012 là 188 ngày, năm 2013 là 128 ngày, năm 2014 là 48 ngày.
Thời gian làm nhiệm vụ thường trực của đồng chí Q được tính như sau
Ttg |
= |
68 ngày + 188 ngày + 128 ngày + 48 ngày |
= 14,4 tháng |
30 |
Như vậy, tổng thời gian làm nhiệ.m vụ thường trực của đồng chí Q là 14 tháng.
2. Hồ sơ:
a) Đơn đề nghị của dân quân, kèm theo bảng kê khai quá trình công tác, thời gian làm nhiệm vụ thường trực; xác nhận của Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
b) Bản sao quyết định điều động, hoặc giao nhiệm vụ thường trực cho dân quân của cấp có thẩm quyền; Giấy chứng nhận dân quân tự vệ;
c) Biên bản thẩm định của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự cấp xã;
d) Công văn đề nghị giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
3. Trách nhiệm giải quyết:
a) Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự cấp xã rà soát dân quân thuộc quyền đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt đủ điều kiện hưởng các chế độ theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật dân quân tự vệ, thông báo và hướng dẫn dân quân làm thủ tục chế độ; chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập hồ sơ giải quyết;
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ gửi Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
1. Mức trợ cấp một lần cho dân quân tự vệ quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 43 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP áp dụng theo bảng tính quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương hoặc cơ quan Công an lập biên bản điều tra tai nạn theo mẫu tại Phụ lục II ban hanh kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện lập báo cáo thẩm định tai nạn theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định trợ cấp tai nạn theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này
1. Các trường hợp dân quân tự vệ thuộc diện xét để hưởng chính sách như thương binh, liệt sĩ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật dân quân tự vệ và quy định của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Hồ sơ, trách nhiệm lập hồ sơ công nhận dân quân tự vệ là người hưởng chính sách như thương binh, liệt sĩ thực hiện theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng.
Điều 13. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ, chính sách
1. Hằng năm, các bộ, ngành trung ương và các địa phương bố trí kinh phí thực hiện công tác dân quân tự vệ theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Riêng năm 2010 các bộ, ngành trung ương và các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp cho dân quân tự vệ vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương của các bộ, ngành trung ương và các địa phương.
2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật.
1. Bộ Quốc phòng:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Luật dân quân tự vệ, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này.
2. Bộ Tài chính:
Căn cứ vào dự toán hằng năm, trong đó bao gồm kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ do các bộ, ngành trung ương và các địa phương lập theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước hằng năm trình cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp triển khai tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Luật dân quân tự vệ, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này; kiểm tra, giải quyết chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức trợ cấp ngày công lao động của dân quân, mức phụ cấp hằng tháng của Thôn đội trưởng, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
b) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, tổ chức triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ;
c) Bố trí ngân sách địa phương và triển khai công tác chi trả các chế độ, chính sách theo quy định của Luật dân quân tự vệ, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này cho các đối tượng do địa phương quản lý theo phân cấp ngân sách địa phương.
5. Doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ hoặc kinh phí cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Các chế độ, chính sách hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
3. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 20 tháng 4 năm 2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh dân quân tự vệ.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Quốc phòng để phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
|
KT. BỘ TRƯỞNG, BỘ QUỐC PHÒNG |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
BẢNG TÍNH MỨC TRỢ CẤP MỘT LẦN CHO DÂN
QUÂN TỰ VỆ CHƯA THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC BỊ TAI NẠN TRONG KHI LÀM NHIỆM
VỤ HOẶC TAI NẠN RỦI RO
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính)
Mức suy giảm khả năng lao động (%) |
Mức trợ cấp ít nhất (tháng lương tối thiểu chung) |
Mức mai táng phí (tháng lương tối thiểu chung) |
05-20 |
12,00 |
|
21 |
12,40 |
|
22 |
12,80 |
|
23 |
13,20 |
|
24 |
13,60 |
|
25 |
14,00 |
|
26 |
14,40 |
|
27 |
14,80 |
|
28 |
15,20 |
|
29 |
15,60 |
|
30 |
16,00 |
|
31 |
16,40 |
|
32 |
16,80 |
|
33 |
17,20 |
|
34 |
17,60 |
|
35 |
18,00 |
|
36 |
18,40 |
|
37 |
18,80 |
|
38 |
19,20 |
|
39 |
19,60 |
|
40 |
20,00 |
|
41 |
20,40 |
|
42 |
20,80 |
|
43 |
21,20 |
|
44 |
21,60 |
|
45 |
22,00 |
|
46 |
22,40 |
|
47 |
22,80 |
|
48 |
23,20 |
|
49 |
23,60 |
|
50 |
24,00 |
|
51 |
24,40 |
|
52 |
24,80 |
|
53 |
25,20 |
|
54 |
25,60 |
|
55 |
26,00 |
|
56 |
26,40 |
|
57 |
26,80 |
|
58 |
27,20 |
|
59 |
27,60 |
|
60 |
28,00 |
|
61 |
28,40 |
|
62 |
28,80 |
|
63 |
29,20 |
|
64 |
29,60 |
|
65 |
30,00 |
|
66 |
30,40 |
|
67 |
30,80 |
|
68 |
31,20 |
|
69 |
31,60 |
|
70 |
32,00 |
|
71 |
32,40 |
|
72 |
32,80 |
|
73 |
33,20 |
|
74 |
32,60 |
|
75 |
34,00 |
|
76 |
34,40 |
|
77 |
34,80 |
|
78 |
35,20 |
|
79 |
35,60 |
|
80 |
36,00 |
|
81 trở lên |
60,00 |
|
Bị chết |
60,00 |
10 |
MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN CỦA DÂN QUÂN
TỰ VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính)
BAN CHQS HUYỆN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../........... |
.......ngày ...... tháng ..... năm ......... |
BIÊN BẢN
ĐIỀU TRA TAI NẠN CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Tên, địa chỉ đơn vị xảy ra tai nạn: .................................................................................
2. Ngành quản lý: ..............................................................................................................
3. Địa phương: ...................................................................................................................
4. Thành phần lập biên bản (họ tên, chức vụ, địa chỉ của từng người): .............................
5. Sơ lược lý lịch của người bị tai nạn:
- Họ và tên: ........... Nam, nữ: ......... năm sinh: ................................................................
- Nghề nghiệp: ....................... Năm công tác: .................................................................
- Nơi làm việc (nơi ở): ......................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình: .......................................................................................................
- Đã huấn luyện kỹ thuật an toàn hay chưa: .....................................................................
6. Tai nạn xảy ra hồi ..... giờ ..... phút ..... ngày ...... tháng ..... năm ........ Sau khi làm việc được............. giờ, tại: ......................................................................................................
7. Diễn biến của vụ tai nạn: ..............................................................................................
8. Tình trạng thương tích: ................................................................................................
9. Nguyên nhân gây ra tai nạn: .........................................................................................
10. Kết luận: .....................................................................................................................
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ DÂN QUÂN TỰ VỆ |
BAN CHQS CẤP XÃ,.... |
(Ký, ghi rõ họ tên) |
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
MẪU BÁO CÁO THẨM ĐỊNH TAI NẠN CỦA DÂN
QUÂN TỰ VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính)
BAN CHQS TỈNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../........... |
.......ngày ...... tháng ..... năm ......... |
BÁO CÁO
THẨM ĐỊNH TAI NẠN CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Tên, địa chỉ đơn vị xảy ra tai nạn: ..........................................................................
2. Ngành quản lý: .......................................................................................................
3. Địa phương: ............................................................................................................
4. Thành phần đoàn thẩm định (họ tên, chức vụ, cơ quan công tác của từng người):
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
5. Sơ lược lý lịch của người bị tai nạn (bị thương hoặc hy sinh):
- Họ và tên: ..................................................................................................Nam, nữ
- Nghề nghiệp: ....................... Năm công tác: ..........................................................
- Nơi làm việc (nơi ở): ................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình: .................................................................................................
- Đã huấn luyện kỹ thuật an toàn hay chưa: ...............................................................
6. Tai nạn xảy ra hồi ..... giờ ..... phút ..... ngày ...... tháng ..... năm ........ Sau khi làm việc được ....... giờ, tại: ..................................................................................................
..........................................................................................................................................
7. Diễn biến của vụ tai nạn: ........................................................................................
8. Tình trạng thương tích: ..........................................................................................
9. Nơi điều trị và phương pháp xử lý ban đầu: ..........................................................
10. Nguyên nhân gây ra tai nạn: .................................................................................
11. Chi phí và thiệt hại do tai nạn gây ra: ..................................................................
12. Kết luận: ...............................................................................................................
|
CHỈ HUY TRƯỞNG BCHQS HUYỆN (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
MẪU QUYẾT ĐỊNH TRỢ CẤP TAI NẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính)
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH..... |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../QĐ-UBND |
..............ngày ...... tháng ..... năm ......... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆN TRỢ CẤP TẠI NẠN
- Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
- Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;
- Căn cứ Biên bản điều tra tai nạn số ..... ngày ..... tháng ..... năm ...........;
- Căn cứ Báo cáo thẩm định tai nạn số ..... ngày ...... tháng .... năm ......... ;
- Căn cứ Biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số ........ ngày ...... tháng ...... năm ......... của Hội đồng giám định y khoa;
Theo đề nghị của ông, bà (chức năng, nghiệp vụ),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. ông, Bà ..........................................................................................................
- Sinh ngày.......tháng.......năm ....................................................................................
- Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: .............................................................
- Cơ quan, đơn vị: ...............
- Bị tai nạn ngày: ........................................................................................................
- Mức suy giảm khả năng lao động: ..........................................................................
- Tổng số tiền trợ cấp: ...................................................................................... đồng.
- (Số tiền bằng chữ....................................................................................................).
- Nơi nhận trợ cấp: ......................................................................................................
Điều 2. Các ông bà ...................................có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN (Ký tên, đóng dấu) |
Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính |
Người ký: | Đàm Hữu Đắc, Nguyễn Công Nghiệp, Nguyễn Văn Được, Nguyễn Duy Thăng |
Ngày ban hành: | 02/08/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video