BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 28-TT-LB |
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1964 |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ KINH PHÍ THUỐC BỒI DƯỠNG CHO CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC KHI ỐM ĐAU
Kính gửi: |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, đoàn thể ở
Trung ương |
Căn cứ vào điều lệ bảo hiểm xã hội công nhân viên chức Nhà nước khi ốm đau được khám bệnh và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà nước, mọi chi phí về thuốc men và bồi dưỡng do Nhà nước đài thọ.
Từ trước đến nay, kinh phí thuốc men và bồi dưỡng cho công nhân, viên chức khi ốm đau do cơ quan và xí nghiệp quản lý. Trong trường hợp công nhân, viên chức đến nằm chữa bệnh ở các bệnh viện, bệnh xá thì cơ quan, xí nghiệp thanh toán viện phí với bệnh viện, bệnh xá.
Như vậy không tạo điều kiện để ngành y tế sử dụng tốt kinh phí nói trên nhằm tăng cường việc bảo vệ sức khỏe cho công nhân viên chức và tránh lãng phí. Hơn nữa việc thanh toán giữa cơ quan, xí nghiệp với bệnh viện, bệnh xá còn gây nhiều giấy tờ phiền phức.
Vì vậy, Hội đồng Chính phủ đã quyết định giao cho ngành y tế quản lý kinh phí thuốc men bồi dưỡng đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
Để thi hành nghị quyết nói trên, sau một thời gian làm thí điểm ở Nam định và rút kinh nghiệm Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định như sau:
A. ĐỐI VỚI KHU VỰC KHÔNG SẢN XUẤT:(CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ CƠ QUAN SỰ NGHIỆP)
1. Công nhân, viên chức Nhà nước thuộc đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, khi ốm đau được đến khám bệnh và chữa bệnh ở những cơ sở y tế do ngành y tế trực tiếp quản lý. Mọi chi phí về thuốc men và bồi dưỡng đều do ngành y tế đài thọ, cơ quan không phải dự trù và thanh toán khoản chi đó với cơ sở y tế.
Kinh phí về thuốc thông thường ở cơ quan cũng do ngành y quản lý. Ngành y tế sẽ sắp xếp hợp lý tổ chức y tế cơ quan và tổ chức lại việc khám bệnh phát thuốc cho công nhân, viên chức.
2. Trong trường hợp công nhân, viên chức thuộc cơ quan trung ương nằm chữa bệnh tại các bệnh viện, bệnh xá địa phương, hoặc công nhân viên chức thuộc cơ quan địa phương đến nằm chữa bệnh tại bệnh viện trung ương hoặc công nhân viên chức này đến nằm chữa bệnh tại bệnh viện, bệnh xá địa phương khác, chi phí về thuốc men và bồi dưỡng cũng do nơi nhận bệnh nhân đài thọ, cơ quan không phải thanh toán chi phí với bệnh viện.
Cơ quan trung ương đóng ở địa phương do ngành y tế địa phương quản lý sức khỏe công nhân, viên chức, sẽ trích nộp vào ngân sách địa phương kinh phí thuốc men và bồi dưỡng theo tỉ lệ 3,5% quỹ tổng tiền lương.
3. Chi phí thuốc men và bồi dưỡng đối với công nhân viên chức của các cơ quan Đảng và đoàn thể, các tổ chức nhà trẻ, các tổ chức nhà ăn tập thể cũng đều do cơ sở y tế đài thọ. Cơ quan tài chính không phải trợ cấp khoản kinh phí này cho cơ quan Đảng, đoàn thể và tổ chức nhà trẻ nữa, mà cấp thẳng cho ngành y tế. Riêng Công đoàn các cấp và nhà ăn tập thể phải trích quỹ công đoàn và quỹ nhà ăn tập thể nộp vào ngân sách Nhà nước theo tỉ lệ 3,5 tổng quỹ tiền lương.
B. ĐỐI VỚI KHU VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH:(XÍ NGHIỆP, CÔNG, NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH).
1. Ở các xí nghiệp có bệnh viện, bệnh xá riêng, xí nghiệp vẫn quản lý kinh phí thuốc men và bồi dưỡng và hạch toán theo quy định trong điểm 8 thông tư số 115-TTg ngày 12-12-1963 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ở các xí nghiệp không có bệnh viện, bệnh xá riêng, công nhân viên chức khi ốm đau được đến khám bệnh, chữa bệnh ở cơ sở y tế do ngành y tế trực tiếp quản lý và chi phí về thuốc men và bồi dưỡng do ngành y tế đài thọ như đối với công nhân viên chức thuộc khu vực không sản xuất, trừ khoản kinh phí về thuốc thông thường do xí nghiệp tự đài thọ và hạch toán vào giá thành theo tinh thần thông tư số 115-TTg ngày 12-12-1963.
Kinh phí sẽ do cơ quan tài chính cấp cho ngành y tế quản lý và trừ vào lãi của xí nghiệp theo quy định ở điểm C phần II của thông tư số 191-UB-TT-TC ngày 12-12-1963.
C. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ:
1. Kinh phí thuốc men đã bồi dưỡng nói trên đây sẽ do cơ quan tài chính cấp cho ngành y tế quản lý và ghi vào ngân sách Nhà nước: loại II, khoản 38, hạng 2, mục 4.
Số tiền trích nộp vào ngân sách Nhà nước ghi vào loại III, khoản 90 (thu về các sự nghiệp khác).
2. Kinh phí thuốc men và bồi dưỡng ở các cơ sở y tế địa phương do ngân sách địa phương đài thọ.
Kinh phí thuốc men và bồi dưỡng ở các cơ sở y tế trung ương do ngân sách trung ương đài thọ.
Sở, Ty Y tế làm dự toán chi theo số lượng công nhân viên chức thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội, mỗi đầu người 19đ20 một năm. Định mức này là để dự trù ngân sách, và bao gồm các khoản chi sau đây:
- Chi về thuốc thông thường ở cơ quan;
- Chi về thuốc và bồi dưỡng ở phòng khám bệnh;
- Chi về thuốc và bồi dưỡng ở bệnh viện, bệnh xá;
1. Chi về thuốc thông thường ở cơ quan:
Các cơ quan sẽ lập dự toán thuốc thông thường ở cơ quan theo căn cứ sau đây:
- Số lượng công nhân viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
- Định mức chi tiêu bình quân: 3đ60 một người một năm.
Sở, Ty Y tế cũng sẽ căn cứ vào đây mà dự trù với cơ quan tài chính và sẽ cấp tiền hàng tháng cho các cơ quan để mua thuốc và hướng dẫn kiểm tra sử dụng.
Cơ quan cần mở sổ sách theo dõi số thuốc mua và số thuốc sử dụng, hàng tháng báo cáo cho Sở, Ty Y tế.
Hàng quý Sở, Ty Y tế báo cáo cho cơ quan tài chính tình hình chi tiêu; quyết toán phải theo số tiền thực chi đã mua thuốc, hóa đơn mua thuốc là chứng từ chi tiêu.
2. Chi về thuốc và bồi dưỡng ở các phòng khám bệnh:
Các phòng khám bệnh trong và ngoài bệnh viện, bệnh xá sẽ lập dự toán chi theo các căn cứ sau đây:
- Số lần khám bệnh phát thuốc;
- Chi phí bình quân cho một lần khám bệnh phát thuốc. Sở, Ty Y tế sẽ lập dự toán chi căn cứ vào:
- Số công nhân viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
- Định mức chi tiêu 12đ00 một người một năm.
Sau đó, Sở, Ty Y tế sẽ phân phối kinh phí cho các phòng khám bệnh theo yêu cầu cụ thể của từng phòng.
Phòng khám bệnh cần phải mở các sổ sách theo mẫu hướng dẫn sau, và hàng tháng phải báo cáo cho Sở, Ty Y tế:
- Tình hình chi về thuốc;
- Tình hình chi về bồi dưỡng;
- Số lần khám bệnh phát thuốc;
- Chi phí bình quân cho một lần khám bệnh phát thuốc.
Hàng quý, Sở Ty Y tế tổng hợp tình hình của các phòng khám bệnh báo cáo cho cơ quan tài chính đồng cấp.
3. Chi phí về thuốc men và bồi dưỡng ở bệnh viện, bệnh xá:
Bệnh viện, bệnh xá lập dự toán chi theo căn cứ sau đây:
- Số giường sử dụng cho công nhân viên chức;
- Tổng số ngày điều trị;
Bình quân chi về thuốc và bồi dưỡng cho một người một ngày theo định mức như sau:
- Bệnh xá huyện từ 1đ00 – 1đ10 một giường một ngày;
- Bệnh viện tỉnh từ 1đ40 – 1đt50 một giường một ngày;
- Bệnh viện khu vực 1đ50 – 1đ60 một giường một ngày;
Định mức chi cho các bệnh viện trung ương do Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định sau.
Sở, Ty Y tế có thể lập dự trù căn cứ vào số công nhân viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo định mức 3đ60 một đầu người một năm để xin cơ quan tài chính cấp và sau đó sẽ phân phối cho các cơ sở chữa bệnh theo yêu cầu cụ thể của từng nơi.
Bệnh viện, bệnh xá cần mở sổ sách theo dõi số thuốc sử dụng tiền chi về thuốc và bồi dưỡng, báo cáo tình hình hàng tháng có kèm theo quyết toán cho Sở, Ty Y tế. Hàng quý Sở, Ty Y tế tổng hợp tình hình báo cáo cho Sở, Ty Y tế Tài chính.
4. Ba khoản chi trên đây, Sở, Ty Y tế có thể điều hòa từ khoản này sang khoản khác cho phù hợp với tình hình cụ thể. Nếu chi dưới mức bình quân đã được hướng dẫn, Sở, Ty có thể sử dụng khoản kinh phí thừa vào việc phát triển sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của công nhân viên chức thuộc phạm vi mình quản lý.
1. Thông tư này thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1965.
2. Liên Bộ đề nghị Ủy ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh, các Sở, Ty Y tế và Tài chính chú ý chuẩn bị tốt mấy việc sau đây:
a) Làm cho các ngành, các cấp nhận rõ ý nghĩa mục đích của việc giao cho ngành y tế quản lý kinh phí thuốc men và bồi dưỡng cho công nhân viên chức Nhà nước.
b) Nghiên cứu, sắp xếp tổ chức hợp lý tổ chức y tế cơ quan và tổ chức khám bệnh phát thuốc.
c) Nắm vững biên chế và quỹ tiền lương để làm cơ sở lập dự toán thu chi về thuốc men và bồi dưỡng.
d) Chuẩn bị sổ sách kế toán cần thiết.
3. Liên Bộ đề nghị Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh thu xếp cho ngành y tế biên chế cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này, nhất là khâu Sở, Ty là khâu phải đảm nhiệm cụ thể công tác quản lý quỹ thuốc men và bồi dưỡng.
Trong quá trình thi hành nếu có khó khăn gì, đề nghị Ủy ban phản ảnh để liên Bộ nghiên cứu giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH |
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ |
Thông tư liên bộ 28-TT-LB năm 1964 quản lý kinh phí thuốc bồi dưỡng cho công nhân, viên chức Nhà nước khi ốm đau do của Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 28-TT-LB |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính, Bộ Y tế |
Người ký: | Trịnh Văn Bính, Đinh Thị Cần |
Ngày ban hành: | 12/12/1964 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên bộ 28-TT-LB năm 1964 quản lý kinh phí thuốc bồi dưỡng cho công nhân, viên chức Nhà nước khi ốm đau do của Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video