BỘ
TÀI CHÍNH-TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 15-TT/LB |
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 1972 |
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hiện nay, mỗi người dân, trong đó có công nhân, viên chức đều có nghĩa vụ đóng góp sức mình để bảo vệ tổ quốc.
Qúa trình chiến đấu chống địch, nhân dân ta đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ, phòng tránh tốt, tuy vậy, ở một số nơi cũng có xảy ta tổn thất về người và của, trong đó, có bản thân và gia đình công nhân, viên chức.
Ở những nơi xảy ra tai nạn gây thiệt hại cho bản thân và gia đình công nhân, viên chức, các cấp, các ngành, các đoàn thể, đã động viên mọi người nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, đoàn kết giúp đỡ nhau, nhanh chóng khắc phục những hậu quả do địch gây ra. Đó là việc làm rất tích cực và thiết thực nhất. Song để giúp đỡ một phần cho người bị nạn mau chóng ổn định đời sống, sản xuất và công tác, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 83-CP ngày 29/04/1972 về việc phòng không sơ tán trong tình hình mới. Ngày 05/05/1972, Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 08-TC/HCVX hướng dẫn thi hành nghị quyết của Hội đồng Chính phủ nói trên (trong đó có phần về chế độ trợ cấp đối với gia đình công nhân, viên chức gặp khó khăn vì tai nạn chiến tranh).
Nay Tổng Công đoàn Việt Nam và Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp cho công nhân, viên chức và gia đình gặp khó khăn do địch đánh phá bị thiệt hại về người và của như sau:
Tất cả những công nhân, viên chức Nhà nước là lực lượng lao động của cơ quan, xí nghiệp, không kể người đó có mức thu nhập bình quân cao hay thấp, nếu có thiệt hại về người và của cải do địch đánh phá gây ra mà gặp khó khăn về đời sống đều là đối tượng được xét trợ cấp.
2. Thiệt hại về người và của cải làm cơ sở cho việc xét trợ cấp quy định như sau:
- Về người: bao gồm bản thân công nhân, viên chức và người trong gia đình mà công nhân, viên chức phải chịu trách nhiệm chính đài thọ việc nuôi dưỡng như: cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con… bị chết, bị thương do địch gây ra, mà hiện nay công nhân, viên chức đó phải chi phí về chôn cất, hoặc về thuốc men điều trị, điều dưỡng.
- Về của: bao gồm những của cải thiết yếu bảo đảm sinh hoạt tối thiểu của bản thân và gia đình: áo quần, chăn màn, giường chiếu, nhà ở, dụng cụ dùng vào việc ăn uống, xe đạp… bị địch bắn phá thiệt hại, phải mua sắm lại.
3. Mức trợ cấp và vận dụng mức trợ cấp.
Mức trợ cấp ít nhất là 20đ, nhiều nhất là 250đ, chia ra các mức để áp dụng cho từng trường như sau:
a) Thiệt hại cả về người và của ở mức mà khả năng công nhân, viên chức khôi phục lại sinh hoạt bình thường phải mất thời gian khá lâu (phải hàng năm mới khôi phục được mức sống bình thường), đời sống gặp nhiều khó khăn thì được trợ cấp mức nhiều nhất là 250đ.
b) Thiệt hại về người, hoặc thiệt hại về của cải hoặc thiệt hại cả về người và về của, nhưng ở mức thấp hơn loại a nói trên, khả năng công nhân, viên chức khôi phục lại sinh hoạt bình thường với thời gian nhanh hơn loại a nói trên, thì được trợ cấp từ 150đ đến 200đ.
c) Thiệt hại về người hoặc về của cải, hoặc bị thiệt hại cả về người và của cải mức thấp hơn loại b nói trên, thì được trợ cấp từ 100đ đến 140đ.
d) Thiệt hại về người hoặc của cải ở mức thấp hơn loại c nói trên, thì được trợ cấp từ 20đ đến 90đ.
Tóm lại, phải căn cứ vào mức độ thiệt hại và khả năng khôi phục lại sinh hoạt của từng người để áp dụng mức trợ cấp cho đúng theo mức trợ cấp đã quy định trên.
Tất cả những trường hợp công nhân, viên chức hoặc gia đình bị tai nạn, đều do thủ trưởng và ban chấp hành công đoàn cơ quan, xí nghiệp xác minh và quyết định trợ cấp.
Các tổ chức giúp việc cho thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp như tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương… có nhiệm vụ tiến hành những thủ tục cần thiết giúp thủ trưởng và công đoàn xác minh và quyết định trợ cấp.
Nếu tai nạn xảy ra, những cơ quan, xí nghiệp chưa nắm được cụ thể rõ ràng mức độ thiệt hại, tình hình thu nhập gia đình… thì phải cử người có trách nhiệm đến tận nơi nắm tình hình đồng thời thăm hỏi, động viên, an ủi gia đình người bị nạn.
Trường hợp vì sự đi lại khó khăn, nguy hiểm hoặc tốn kém nhiều, thì cơ quan, xí nghiệp liên hệ với chính quyền xã, khu phố, hoặc cơ quan có trách nhiệm nơi xảy ra sự việc, bằng công văn để xác minh cho đúng thực tế. Không nhất thiết cứ phải yêu cầu người bị tai nạn khai báo và lấy chứng nhận của nhiều cấp, nhiều ngành, đồng thời phải có hình thức thăm hỏi, động viên, an ủi bản thân hoặc gia đình người bị tai nạn.
Nếu cơ quan, xí nghiệp đã nắm chắc được mức độ thiệt hại và tình hình thu nhập của gia đình người bị tai nạn thì có thể không yêu cầu người bị tai nạn làm bản tự khai.
Tóm lại, việc trợ cấp phải sát thực tế, đúng đối tượng, đùng tiêu chuẩn, đúng chế độ quản lý tài chính và phải kịp thời nhưng nên hết sức tránh gây phiền phức không cần thiết cho người hoặc gia đình người bị tai nạn.
Số tiền để chi về khoản trợ cấp này do ngân sách Nhà nước cấp và qũy xí nghiệp, qũy phúc lợi bổ sung, thuộc kinh phí trợ cấp cho gia đình công nhân, viên chức gặp khó khăn theo quy định hiện hành tại Thông tư số 40-TT/LB ngày 10/11/1965 của Bộ Tài chính và Tổng Công đoàn và Thông tư số 08-TC/HCVX ngày 05/05/1972 của Bộ Tài chính.
Thông tư này thay thế cho Thông tư số 17-TT/LB ngày 30/05/1969 của Tổng Công đoàn và Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành từ ngày địch đánh phá trở lại ở từng địa phương.
TM. BAN THƯ KÝ |
KT. BỘ TRƯỞNG
|
Thông tư liên bộ 15-TT/LB năm 1972 hướng dẫn chế độ trợ cấp cho công nhân, viên chức bị thiệt hại về người và của do tai nạn chiến tranh do Tổng công đoàn Việt Nam - Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 15-TT/LB |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính, Tổng Công đoàn Việt Nam |
Người ký: | Đỗ Trọng Giang, Nguyễn Thanh Sơn |
Ngày ban hành: | 16/08/1972 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên bộ 15-TT/LB năm 1972 hướng dẫn chế độ trợ cấp cho công nhân, viên chức bị thiệt hại về người và của do tai nạn chiến tranh do Tổng công đoàn Việt Nam - Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video