Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13-TT/LB

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 1961 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM CỤ THỂ VỀ BIỆN PHÁP TRẢ LƯƠNG HAI LẦN

Bắt đầu ngày 1-10-1060 thi hành thông tư số 229-TTg, ngày 1-10-1960 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư Liên bộ Tài chính – Ngân hàng số 383-TT/LB, ngày 20-10-1960 về việc trả lương tháng phân tán làm 2 lần cho cán bộ, công nhân viên chức và bộ đội. Sau 10 tháng thực hiện việc phát lương phân tán làm 2 lần đã có tác dụng tốt trong việc quản lý tiền mặt và quản lý thị trường.

Tuy nhiên, việc chấp hành còn gặp một số khó khăn và cũng có những điểm trong quy định trước đây chưa sát với hoàn cảnh, với tính chất công tác của một số đơn vị cơ quan.

Để đảm bảo quản lý tiền mặt được tốt, về nguyên tắc vẫn chấp hành chủ trương trả lương phân tán làm 2 lần theo Thông tư số 383-TT/LB Tài chính – Ngân hàng hiện hành. Nhưng để chiếu cố đến hoàn cảnh đặc biệt của một số đơn vị, cơ quan,  công trường hiện nay bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định bổ sung những trường hợp cụ thể sau đây được lĩnh 1 lần cho cả tháng:

1. Những cơ quan, xí nghiệp, công trường ở xa Chi điếm Ngân hàng như hải đảo, biên phòng hay ở xa đơn vị phát lương không có phương tiện giao thông, đường sá hiểm trở, đi về phải có bảo vệ, thường bị lụt ngập, mưa lũ v.v… Những tổ chức, đơn vị được phát lương một lần do cơ quan Tài chính và Ngân hàng địa phương xét định.

2. Cán bộ, công nhân nhân viên viên chức và bộ đội đi công tác xa trên một tháng (đi trước kỳ lĩnh lương lần thứ nhất và về sau kỳ lương lần thứ hai của tháng đó).

3. Đối với học sinh, sinh viên hưởng chế độ học bổng toàn phần thì quyết định như sau:

- Học sinh, sinh viên ngoại trú, thì vẫn phát 2 lần như thường lệ.

- Học sinh, sinh viên nội trú thì phát số tiền còn lại sau khi đã trừ tiền ăn cả tháng. Ví dụ học bổng được hưởng là 22đ, sau khi trừ tiền ăn 15đ còn lại thì phát 7đ.

Điều này áp dụng chung cho cả các trại an dưỡng hưởng chế độ an dưỡng không quá 25đ một tháng.

Những trường hợp khác, nếu xét thấy có khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất, thì cần nghiên cứu kỹ, cũng có thể linh hoạt phát lương 1 lần cho cả tháng, nhưng phải là trường hợp cá biệt và cũng chỉ có tính chất tạm thời, ví dụ bị tai nạn, vợ con đau ốm, và những trường hợp đột xuất v.v… những trường hợp đó vẫn phải được cơ quan Tài chính và Ngân hàng địa phương xét duyệt.

Các Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng, các Sở, Ty Tài chính và các cơ quan, xí nghiệp,công trường cần nhận rõ mục đích, ý nghĩa của những quyết định trên đây là nhằm giải quyết khó khăn có ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của một số cán bộ công nhân viên chức và bộ đội, nhưng đồng thời vẫn phải chú trọng quản lý tiền mặt được tốt, nên phải chấp hành đúng đắn thông tư này, tránh mở rộng diện phát lương một lần một cách tràn lan, trái với quy định trên đây.

Thông tư này bắt đầu thi hành ngày 16 tháng 9 năm 1961.

K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
 


 
Trịnh Văn Bính

K.T.TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
 


 

Trần Dương

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư liên bộ 13-TT/LB năm 1961 sửa đổi một số điểm cụ thể và biện pháp trả lương hai lần do Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 13-TT/LB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Trần Dương, Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 16/09/1961
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư liên bộ 13-TT/LB năm 1961 sửa đổi một số điểm cụ thể và biện pháp trả lương hai lần do Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…