Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC-BỘ NÔNG NGHIỆP-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 9-TT/LB

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 1977

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ GIÁO DỤC - TÀI CHÍNH - NÔNG NGHIỆP SỐ 9-TT/LB NGÀY 21-5-1977 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 152/TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BỔ SUNG CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẪU GIÁO

Tại quyết định số 152/TTg ngày 8-4-1976, Thủ tướng Chính phủ đã quy định:

Các giáo viên mẫu giáo dạy học ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, thành phố, thị xã có đủ tiêu chuẩn, được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước và được hưởng theo thang lương và mọi quyền lợi khác như giáo viên phổ thông cấp I.Những giáo viên mẫu giáo trong khi chưa đủ tiêu chuẩn, thì được hưởng thù lao hàng tháng bằng 85% bậc lương khởi điểm của giáo viên phổ thông cấp I và mọi quyền lợi khác như giáo viên phổ thông cấp I.

Các giáo viên mẫu giáo dạy học ở nông thôn và thị trấn được hưởng các chế độ, chính sách đã quy định trong Thông tư số 183/TTg ngày 25-10-1967 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngành giáo dục có nhiệm vụ quản lý toàn diện: về công tác cán bộ, về biên chế, về quỹ tiền lưong ... của giáo viên mẫu giáo ở các địa bàn trên; đồng thời phối hợp với xã, hợp tác xã quản lý các giáo viên mẫu giáo ở nông thôn, thị trấn.

Để thi hành quyết định và thông tư trên đây, sau khi được sử thoả thuận của Bộ lao động (tại công văn số 339LĐ - LHCSN ngày 30-03-1977; của Tổng công đoàn Việt Nam (tại công văn số 19/ĐSTL-TCĐ ngày 6-1-1977) về sự nhất trí của Ban tổ chức Chính phủ, của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Liên bộ Giáo dục -Tài chính - Nông nghiệp ra thông tư hướng dẫn thực hiện như sau:

I- ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN ĐƯỢC TUYỂN DỤNG VÀ ĐỐI TƯỢNG CHƯA ĐƯỢC TUYỂN DỤNG VÀO BIÊN CHẾ NHÀ NƯỚC

A- Giáo viên mẫu giáo được xét tuyển vào biên chế Nhà nước đẻ giảng dạy tại các trường lớp mẫu giáo ở thành phố, thị xã bao gồm cả các cơ quan, xí nghiệp, công nông lâm trường, đơn vị kinh doanh sản xuất đóng tại thành phố, thị xã hoặc được ngành giáo dục đồng ý cho mở lớp phải có các tiêu chuẩn sau (căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc ban hành theo Nghị định 24/C P ngày 13-3-1963 của Hội đồng Chính phủ và quy định cụ thể của Bộ Giáo dục).

1- Có quyền công dân, lý lịch rõ ràng, tự nguyện phục vụ.

2- Đã tốt nghiệp các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mẫu giáo có trình độ trung học, cao đẳng, đại học (từ 7+3 hoặc 9+ 2 trở lên).

3- Có phẩm chất đạo đức tốt: được tín nhiệm với phụ huynh, học sinh.

4- Bảo đảm giảng dạy đạt yêu cầu về nội dung chương trình và các môn học.

5- Có đủ sức khỏe: không có bệnh lây truyền, dị dạng.

B- Riêng đối với những giáo viên đã có mặt giảng dạy ở các trường lớp mẫu giáo dân lập ở các thành phố, thị xã (bao gồm cả các cơ quan, xí nghiệp, công nông lâm trường, đơn vị kinh doanh sản xuất đóng tại thành phố, thị xã; các trường lớp này đã đăng ký và được các Sở, Ty, Phòng giáo dục công nhận) kể từ ngày 7-4-1976 trở về trước, thì việc xét tuyển vào biên chế Nhà nước được giải quyết như sau:

- Đã bảo đảm các tiêu chuẩn ở các điểm 1; 2; 3; 4; 5 trên đây.

- Về văn hoá nghiệp vụ (tiêu chuẩn 2):

+ Phải tốt nghiệp sư phạm mẫu giáo 7+1 trở lên.

+ Hoặc phải tốt nghiệp lớp 7 (phổ thông hay bổ túc văn hoá), đã dạy học được 5 năm trở lên và trong 5 năm này ít nhất đã qua 3 lần bồi dưỡng hè về chuyên môn nghiệp vụ.

Khi xét tuyển được châm chước: có lớp 5 đối với giáo viên dạy ở vùng công giáo, đối với giáo viên lâu năm có nhiều cống hiến cho ngành học, đối với giáo viên dạy giỏi (tỉnh, thành phố công nhận) hoặc chiến sĩ thi đua; có lớp 4 đối với giáo viên là người dân tộc ít người (vùng núi).

C- Những giáo viên mẫu giáo đã đủ các tiêu chuẩn 1; 2; 3; 4; 5 nói trên, chưa đủ tiêu chuẩn 2 (về văn hoá nghiệp vụ) thì các Sở, ty, Phòng giáo dục cần có kế hoạch tích cực bồi dưỡng cho đạt tiêu chuẩn, để sau một thời gian ngắn nhất có thể được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước.

II- CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẪU GIÁO

A- Những giáo viên mẫu giáo ở 7 địa bàn:

1- Những giáo viên mẫu giáo có đủ tiêu chuẩn (tại điểm B phần I) được xét tuyển dụng vào biên chế Nhà nước, được hưởng:

a) Có trình độ văn hoá nghiệp vụ:

- Tốt nghiệp sư phạm sơ cấp hệ 7+1, 4+3; (miền núi cao) .... được hưởng lương theo thang lương giáo viên cấp 1 toàn cấp, xếp mức lương khởi điểm 40đ.

- Tốt nghiệp sư phạm trung cấp hệ 7+2 (đã được công nhận là trung cấp); 7+3 ; 10+1 được hưởng lương theo thang lương giáo viên cấp 1 có trình độ trung học, xếp 45đ.

b) Sau khi được xét, xếp vào bậc khởi điểm, nếu thấy thấp hơn sinh hoạt phí cũ, thì cân nhắc kỹ 5 tiêu chuẩn, thâm niên công tác từ 6 năm trở lên, xét kết quả giảng dạy từ trung bình trở lên để xếp lên bậc trên liên kề (40đ lên 47đ 45đ lên 50đ....) khi xếp lên bậc trên chú ý xét tương quan với giáo viên cấp 1 nâng bậc lương năm 1976.

c) Ngoài tiền ương, các giáo viên mẫu giáo đã được tuyển dụng chính thức vào biên chế còn được hưởng mọi quyền lợi khác như giáo viên phổ thông cấp 1 trong biên chế Nhà nước.

2- Những giáo viên mẫu giáo chưa đủ tiêu chuẩn 2 về văn hoá nghiệp vụ để xét tuyển dụng (gồm những ngươì đã có mặt giảng dạy ở các trưòng, lớp mẫu giáo kể từ ngày 7-4-1976 trở về trước và dạy liên tục cho tới nay):

a) Được hưởng thù lao hàng tháng bằng 85% bậc lương khởi điểm của giáo viên phổ thông cấp 1 toàn cấp.

b) Được cấp tem, phiếu để mua theo giá cung cấp: đường, thực phẩm, vải, sổ mua lương thực như giáo viên phổ thông cấp 1 trong biên chế Nhà nước.

c) Được hưởng một số chế độ về bảo hiểm xã hội: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động; chế độ trợ cấp đông con; trợ cấp khó khăn; trợ cấp gửi con nhà trẻ, trợ cấp nhà ăn tập thể (nếu ăn tại nhà ăn tập thể) như giáo viên phổ thông cấp I trong biên chế Nhà nước.

d) Được hưởng các khoản chi phí về đào tạo bồi dưỡng sinh hoạt phí khi đi học dài hạn; phụ cấp dạy thêm giờ; tài liệu, sách giáo khoa, báo chí nghiệp vụ; được nghỉ các ngày lễ, ngày tết, nghỉ hè có lương; được làm nghĩa vụ lao động như giáo viên phổ thông cấp 1 trong biên chế Nhà nước.

e) Thù lao và các khoản chi trên đây đối với giáo viên mẫu giáo chưa vào biên chế Nhà nước do quỹ học phí của cha mẹ học sinh đóng góp đài thọ; nếu thiếu thì ngân sách tỉnh, thành phố và thị xã xét trợ cấp.

3- Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và một số trợ cấp:

a) Thời gian làm giáo viên mẫu giáo được tính là thời gian công tác liên tục để làm căn cứ thi hành các chế độ bảo hiểm xã hội và một số trợ cấp khác.

b) Để thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội và phúc lợi tậpthể cho giáo viên mẫu giáo đã tuyển dụng vào biên chế Nhà nước, và những giáo viên mẫu giáo chưa được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước; các cơ quan giáo dục nơi quản lý biên chế, quỹ tiền lương cuả giáo viên mẫu giáo phải trích nộp cho quỹ bảo hiểm xã hội khoản tiền bằng 3,7% quỹ lương thực chi (phần do Tổng công đoàn quản lý); và quỹ hưu trí, mất sức, tuất khoản tiền bằng 1% quỹ lương thực chi phần do Bộ thương binh xã hội quản lý) để các ngành chức năng quản lý thống nhất.

c) Những trường, lớp mẫu giáo có nội trú (học sinh ăn, ngủ trưa tại lớp) thì những cô giáo nhận thêm việc quản lý học sinh được phụ cấp 5% lương chính, không kể phụ cấp khu vực (theo quyết định số 273/Q Đ ngày 11-7-1960 của Bộ Giáo dục ); nơi nào đã hưởng phụ cấp % nội trú (như các trường nội trú vùng cao) thì không được hưởng phụ cấp này.

d) Giáo viên mẫu giáo ở cơ quan, xí nghiệp ... trước đây là công nhân viên chức trong biên chế sang dạy mẫu giáo:

- Ngày nay nếu đủ 5 tiêu chuẩn trên thì được chuyển hẳn sang làm giáo viên mẫu giáo, được hưởng bậc lương giáo viên phổ thông cấp 1, nếu bậc lưong cũ cao hơn bậc lương mới thì được bảo lưu.

- Nếu chưa đủ tiêu chuẩn 2 (văn hoá nghiệp vụ) thì cần được bồi dưỡng để sẽ xét chính thức làm giáo viên mẫu giáo, tiền lương và các chế độ được hưởng như hiện hành.

-Nếu không đủ các tiêu chuẩn tuyển dụng làm giáo viên mẫu giáo, thì cơ quan xí nghiệp ... chuyển trở lại vị trí công tác cũ của công nhân viên chức (công việc đã làm trước khi sang dạy mẫu giáo).

B- Những giáo viên mẫu giáo ở nông thôn, thị trấn

1- Trả thù lao:

a) Đối với giáo viên mẫu giáo ở nông thôn, thị trấn nơi có điều kiện trả thù lao bằng tiền: Tuỳ theo kết quả giảng dạy trung bình hay giảng dạy khá, tốt (có nhiều kinh nghiệm giảng dạy hay đã tốt nghiệp ở các trường lớp đào tạo sư phạm 7+3 trở lên) của mỗi giáo viên mà được hưởng thù lao hàng tháng từ 34đ00 đến 40đ00.

b) Đối với giáo viên mẫu giáo ở nông thôn, thị trấn, nơi có điều kiện trả thù lao bằng công điểm:

- Với cô giáo, giảng dạy kết quả trung bình thì mỗi ngày công lao động của cô giáo được trả bằng số điểm ngày công của một xã viên lao động trung bình ở hợp tác xã.

- Với cô giáo giảng dạy kết quả khá, tốt (có nhiều kinh nghiệm giảng dạy hay đã tốt nghiệp ở các trường, lớp đào tạo sư phạm 7+3 trở lên) thì mỗi ngày công lao động của cô giáo được trả bằng số điểm ngày công của một xã viên lao động khá ở hợp tác xã.

Việc xem xét đánh giá kết quả giảng dạy của cô giáo để phân loại trả thù lao nói trên là do Hội đồng giáo viên trường mẫu giáo đề nghị, Uỷ ban nhân dân xã (hoặc thị trấn) xét duyệt và báo cáo lên phòng giáo dục quyết định.

2- Các quyền lợi khác:

+ Được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng: Nếu là lớp ngắn hạn từ 3 tháng trở xuống vẫn được hưởng tiền thù lao bằng tiền hay bằng công điểm như khi đang giảng dạy ; được hưởng tiền tàu xe và tiền ăn đường lượt đi và lượt về do ngân sách xã đài thọ. Riêng giáo viên mẫu giáo hưởng thù lao bằng công điểm còn được cơ quan mở lớp đào tạo hay bồi dưỡng ngắn hạn đài thọ tiền ăn trong thời gian học tập.

+ Ốm đau: được khám chữa bệnh như chế độ khám và chữa bệnh đối với cán bộ bán chuyên trách của xã.

+ Các loại phiếu: được cấp phiếu vải, phiếu đường ... theo chế độ hiện đang hưởng.

+ Các ngày nghỉ: được nghỉ các ngày lễ, ngày tết và nghỉ hè có thù lao theo quy chế ngành học mẫu giáo.

+ Nghĩa vụ lao động: được làm nghĩa vụ lao động theo chế độ như đối với giáo viên mẫu giáo trong biên chế Nhà nước.

+ Ngoài ra, mỗi lớp mẫu giáo được cấp một tháng 2đ00 để mua học phẩm (sổ gọi tên, giấy soạn bài, mực, phấn viết bảng...). Mỗi xã (hoặc thị trấn) được cấp hàng tháng một định xuất phụ cấp hiệu trưởng là 5đ00 và một định xuất phụ cấp hiệu phó là 3đ00 (ba đồng) cho giáo viên mẫu giáo giữ các chức vụ trên.

3- Ăn chia lương thực:

+ Giáo viên mẫu giáo nông thôn hưởng thù lao bằng công điểm là xã viên của hợp tác xã cử ra , và được Phòng giáo dục huyện công nhận nên cũng được hưởng các quyền lợi ăn chia như một xã viên hợp tác xã. Công điểm của cô giáo được tham gia phân phối chung trong hợp tác xã. Khi cân đối lương thực, mức ăn của cô giáo được xếp như một xã viên lao động trung bình hoặc lao động khá của hợp tác xã (theo thù lao được hưởng); và gia đình, nếu thiếu lương thực cũng được xét bán điều hoà như gia đình xã viên khác; nếu thiếu lương thực do thiếu sức lao động thì sẽ được bán đủ theo tiêu chuẩn chung của hợp tác xã.

Ngoài quyền lợi ăn chia nói trên, giáo viên mẫu giáo còn được hưởng các quyền lợi khác của một xã viên hợp tác xã như: khi sinh đẻ được nghỉ 2 tháng và được hưởng trợ cấp sinh đẻ; được trợ cấp bảo hộ lao động v.v...

+ Giáo viên mẫu giáo ở thị trấn, nông thôn nơi hưởng thù lao bằng tiền (34đ00 đến 40đ00) nếu là xã viên hợp tác xã cũng được bán lương thực và hưởng các quyền lợi như các xã viên khác.

C/ Chế độ thu, chi và quản lý quỹ thưởng, lớp mẫu giáo

1- Mức thu học phí:

a) ở thành phố, thị xã (bao gồm cả các cơ quan , xí nghiệp, công nông lâm trường đóng tại thành phố, thị xã, thị trấn và nông thôn).

Học sinh học 2 buổi trong một ngày. Lớp không có nội trú, mỗi học sinh nộp một tháng từ 1đ5 đến 2đ00. Lớp có nội trú, mỗi học sinh nộp một tháng từ 2đ50 đến 3đ00.

b) ở thị trấn, nông thôn (nơi trả thù lao cho giáo viên bằng tiền):

Học sinh học 2 buổi trong một ngày. Mỗi học sinh nộp một tháng từ 1đ00 đến 1đ20 (không có nội trú).

c) ở thị trấn, nông thôn (nơi trả thù lao cho giáo viên bằng công điểm):

Học sinh học 2 buổi trong một ngày. Học sinh không phải đóng góp mà do quỹ công ích của hợp tác xã chi.

2- Miễn giảm:

Học sinh ở thành phố, thị xã (bao gồm học sinh những cơ quan, xí nghiệp, công nông lâm trường) và học sinh ở thị trấn, nông thôn (nơi trả thù lao cho giáo viên bằng tiền): nếu là con liệt sĩ được miễn hẳn học phí; nếu là con thương binh trong diện được trợ cấp khó khăn thường xuyên thì cũng được miễn nộp học phí.

3- Quỹ quản lý học phí:

a) ở các thành phố, thị xã (bao gồm cả các cơ quan xí nghiệp, công nông lâm trường đóng tại thành phố thị xã, thị trấn và nông thôn ) và ở các thị trấn, nông thôn (nơi thu học phí bằng tiền).

Phòng giáo dục cùng với Phòng tài chính và Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn giao trách nhiệm thu học phí cho ban phụ huynh học sinh và hiệu trưởng trường mẫu giáo thu đầy đủ, đúng chính sách theo từng tháng để chi trả thù lao phụ cấp, trợ cấp, cho giáo viên và các khoản chi khác quy định ở trên của trường lớp mẫu giáo.

Nếu nhà trưòng hàng tháng đã thu đủ, đúng chính sách và đã chi đúng chế độ tiêu chuẩn quy định rồi mà còn thiếu, thì ngân sách xã sẽ xét trợ cấp đầy đủ kịp thời hàng tháng phần chênh lệch còn thiếu.

b) ở thị trấn, nông thôn (nơi trả thù lao cho giáo viên bằng công điểm).

Các khoản chi về trả thù lao (bằng công điểm) cho giáo viên và một số chi phí khác của trường lớp mẫu giáo theo quy định trên đây được trích ở quỹ công ích của hợp tác xã để chi.

Nếu bị mất mùa, mà quỹ công ích của hợp tác xã không còn khả năng để chi ngân sách xã sẽ xét để trợ cấp, kể cả trường hợp trợ cấp khó khăn đột xuất cho cô giáo.

Hai khoản chi sau đây hoàn toàn do ngân sách xã trợ cấp (nếu ngân sách xã thiếu sẽ do ngân sách tỉnh, thành phố trợ cấp):

- Tiền chi mua học phẩm cho lớp mẫu giáo.

- Tiền chi phụ cấp các định xuất hiệu trưởng và hiệu phó cho trường mẫu giáo.

III- KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH.

A- Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định trên đây, các Sở, Ty giáo dục cần có kế hoạch khảo sát phân loại số giáo viên mẫu giáo hiện có mặt giảng dạy từ ngày 7-4-1976 trở về trước ở các thành phố, thị xã ... để thực hiện việc tuyển dụng chính thức và các chế độ chính sách.

1- Những giáo viên mẫu giáo có đủ tiêu chuẩn quy định trên do các cơ quan giáo dục xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp ra quyết định tuyển dụng chính thức theo chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương đã được duyệt chính thức của ngành giáo dục.

2- Đối với những giáo viên chưa đủ tiêu chuẩn xét tuyển vào biên chế chính thức còn đang hưởng 85% bậc lương khởi điểm của giáo viên phổ thông cấp 1 các Sở, Ty giáo dục cần tích cực tạo mọi điều kiện để bồi bưỡng cho chị em được học tập bằng nhiều hình thức để sớm đạt tiêu chuẩn, cụ thể là:

- Nếu còn đủ điều kiện, đủ sức vươn lên, tuy trình độ văn hoá mới có lớp 6 (đối với miền xuôi) lớp 3 (đối với miền núi, hải đảo), nhưng có sức khỏe tốt, có lý lịch rõ ràng, có tinh thần thái độ phục vụ đúng, yêu nghề mến trẻ phẩm chất đạo đức tốt thì cơ quan giáo dục tích cực bồi dưỡng thêm. Sau thời gian bồi dưỡng nhiều nhất là 5 năm, nếu không đạt tiêu chuẩn quy định trên thì kiên quyết cho thôi việc.

- Bộ Giáo dục sẽ hướng dẫn các cấp tổ chức thi kiểm tra trình độ và công nhận để xét thực hiện chính sách.

3- Đối với những giáo viên mẫu giáo không đủ tiêu chuẩn quy định trên thì giải quyết như sau:

-Không đủ sức khoẻ thì kiên quyết cho đi chữa bệnh chuyển sang lao động khác hoặc cho thôi việc.

- Giáo viên không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, lý lịch không rõ ràng, và giáo viên không đủ tiêu chuẩn về văn hoá nghiệp vụ, không đủ sức và điều kiện vươn lên, thì không tuyển dụng và không được dạy mẫu giáo.

- Đối với giáo viên mẫu giáo dạy lâu năm, già yếu không đủ sức khoẻ để tiếp tục công tác sẽ được quy định trong một thông tư riêng.

B- Riêng với mẫu giáo nông thôn: Các Sở, Ty giáo dục, Phòng giáo dục huyện cần kết hợp chặt chẽ với các cấp quản lý nông nghiệp đẻ có kế hoạch thông báo những chế độ chính sách đã quy định đối với giáo viên mẫu giáo ở đại hội xã viên hợp tác xã nông nghiệp.

C- Thời gian được công nhận chính thức tuyển vào biên chế Nhà nước đối với các đối tượng đạt tiêu chuẩn, được tính từ ngày 8-4-1976 (ngày Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 152/TTg).

Đối với những giáo viên được tuyển vào biên chế và đối với những giáo viên chưa đủ tiêu chuẩn vào biên chế ở thành phố, thị xã, công nông lâm trường, cơ quan, xí nghiệp được hưởng tiền lương (hoặc thù lao) bắt đầu từ ngày 1-9-1976 (tháng đầu của năm học mới). Số tiền lương và phụ cấp được truy lĩnh tính vào ngân sách địa phương 1977.

Đối với giáo viên ở thị trấn và nông thôn hưởng thù lao trả bằng tiền hoặc bằng công điểm được hưởng bắt đầu từ ngày 1-1-1977.

Trong quá trình thi hành thông tư này, nếu có khó khăn các địa phương phản ảnh kịp thời cho liên Bộ biết để có biện pháp giải quyết.

Đào Thiện Thi

(Đã ký)

Trần Quốc Mạnh

(Đã ký)

Hồ Trúc

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư liên bộ 09-TT/LB năm 1977 hướng dẫn Quyết định 152/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung chế độ chính sách đối với giao viên mẫu giáo do Bộ Giáo Dục - Bộ Tài Chính - Bộ Nông Nghiệp ban hành

Số hiệu: 09-TT/LB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục, Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính
Người ký: Đào Thiện Thi, Hồ Trúc, Trần Quốc Mạnh
Ngày ban hành: 21/05/1977
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư liên bộ 09-TT/LB năm 1977 hướng dẫn Quyết định 152/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung chế độ chính sách đối với giao viên mẫu giáo do Bộ Giáo Dục - Bộ Tài Chính - Bộ Nông Nghiệp ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…