Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 1964 

 

THÔNG TƯ

BỔ SUNG VÀ QUY ĐỊNH CỤ THỂ MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DÂN LẬP Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Năm 1960, Chính phủ đã ban hành thông tư số 168-TTg và 169-TTg ngày 04-08-1960 quy định một số vấn đề về việc đãi ngộ các giáo viên dân lập và việc thu và quản lý học phí của các trường phổ thông cấp I, II, III. Chính sách đãi ngộ giáo viên dân lập được ban hành đã có tác dụng tốt đối với việc phát triển và nâng cao chất lượng của ngành giáo dục. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thu học phí và quản lý còn lỏng lẻo. Việc cấp sinh hoạt phí và lương thực cho các giáo viên dân lập chưa được bảo đảm đầy đủ, đều đặn. Tình hình đó đã gây cho giáo viên dân lập nhiều khó khăn trong đời sống và ảnh hưởng không tốt tới công việc dạy học.
Hiện nay, số giáo viên dân lập chiếm trên 60% tổng số giáo viên của ngành giáo dục phổ thông. Những năm sắp tới, để thỏa mãn yêu cầu học tập của con em nhân dân lao động, số giáo viên dân lập sẽ ngày càng tăng nhiều.
Các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các phụ huynh học sinh phải hết sức chăm sóc, giúp đỡ giáo viên là người có nhiệm vụ tốt đẹp là giáo dục cho con em mình, xây dựng cho con em mình từ lúc còn bé để trở nên người công dân tốt của chế độ ta. Chăm sóc và giúp đỡ giáo viên sẽ làm cho các giáo viên càng có điều kiện thuận lợi giáo dục tốt trẻ em của mình.
Để đảm bảo trả sinh hoạt phí hàng tháng và cung cấp lương thực cho giáo viên dân lập được đầy đủ, đều đặn để họ yên tâm công tác và nâng cao chất lượng giảng dạy, Thủ tướng Chính phủ bổ sung và quy định cụ thể một số điểm về chính sách đãi ngộ đối với các giáo viên dân lập.

1. Về sinh hoạt phí của các giáo viên dân lập:

 Việc thu học phí của các học sinh để trả sinh hoạt phí hàng tháng cho các giáo viên dân lập từ nay trở đi không nên giao cho các giáo viên tự làm vì như vậy sẽ không có lợi trong quan hệ giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Phải giao cho ban bảo trợ học đường hoặc hội đồng phụ huynh học sinh ở mỗi trường chịu trách nhiệm về việc này, có tổ chức và phân công rõ ràng, mỗi người chịu trách nhiệm một số gia đình để thu góp học phí hàng tháng cho đầy đủ, đồng thời Ủy ban hành chính địa phương phải chú trọng kiểm tra, đôn đốc làm cho tốt. Tiền học phí thu được hàng tháng tuy là quỹ độc lập dành cho việc giáo dục nhưng phải nộp lên Phòng Tài chính huyện để thống nhất vào ngân sách địa phương do Ủy ban hành chính thành, tỉnh quản lý.

Quỹ học này trước hết phải dùng vào việc trả sinh hoạt phí cho các giáo viên dân lập, nếu còn thừa mới đem sử dụng vào những công việc khác của ngành giáo dục. Ủy ban hành chính các thành, tỉnh có trách nhiệm đều hòa giữa nơi thừa và nơi thiếu trong phạm vi toàn tỉnh và các Ty, Sở Tài chính, các Ty, Sở Giáo dục có ý thức đầy đủ phục vụ các Ủy ban hành chính thành, tỉnh làm tốt công việc này.

Trường hợp địa phương nào, sau khi đã điều hòa trong phạm vi toàn tỉnh mà quỹ học phí không đủ trả sinh hoạt phí cho các giáo viên dân lập thì ngân sách địa phương có trách nhiệm bù thêm, tuyệt đối không được để các giáo viên dân lập không có sinh hoạt phí hàng tháng. Vì vậy, Ủy ban hành chính thành, tỉnh cần có kế hoạch phát triển trường lớp cho phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và khả năng tài chính của địa phương.

2. Việc cung cấp lương thực cho các giáo viên dân lập:

Trong khi chờ Chính phủ xét và giải quyết toàn diện chính sách cung cấp lương thực, việc cung cấp lương thực hàng tháng cho các giáo viên dân lập hiện nay nói chung vẫn do Nhà nước chịu trách nhiệm; riêng đối với ba tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên là những nơi hiện đang làm thí điểm giao cho hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm việc cung cấp lương thực cho giáo viên dân lập, thì nếu nơi nào có điều kiện sản xuất gặp khó khăn, hợp tác xã nông nghiệp không thể cung cấp đủ lương thực cho các giáo viên dân lập, Nhà nước sẽ bán thêm cho họ. Nguyên tắc là phải đảm bảo có đủ lương thực cho giáo viên.

Để tiến tới cung cấp lương thực một cách hợp lý, cần phải giao việc cung cấp lương thực hàng tháng cho giáo viên dân lập cấp I và cấp II ở nông thôn cho các hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm. Mức cung cấp lương thực hàng tháng cho các giáo viên dân lập phải đảm bảo như đối với các giáo viên quốc lập. Đối với các giáo viên cấp I ở xã nào thì giao cho Ủy ban hành chính xã và các hợp tác xã nông nghiệp ở nơi có học sinh cung cấp, ghi vào cân đối lương thực trong hợp tác xã  và không tính vào nhân khẩu của gia đình giáo viên.

Đối với các trường phổ thông cấp II là nơi có học sinh ở nhiều xã, ở nhiều hợp tác xã đến học thì có thể giải quyết bằng một trong hai cách: hoặc phân công cho từng hợp tác xã chịu trách nhiệm cung cấp lương thực cho từng giáo viên, hoặc giao cho tất cả các hợp tác xã có liên quan đóng góp lương thực (căn cứ vào số học sinh nhiều hay ít ở từng ở từng hợp tác xã mà phân bố). Ủy ban hành chính huyện chịu trách nhiệm thu sau mỗi vụ thu hoạch lương thực rồi phân phối dần từng tháng cho các giáo viên.

Đối với những nơi chuyên trồng cây công nghiệp hoặc làm nghề thủ công và những nơi bị mất mùa, hợp tác xã nông nghiệp không thể cung cấp lương thực cho các giáo viên dân lập thì Nhà nước sẽ bán lương thực cho các giáo viên dân lập ở những nơi đó. Để gắn chặt với xã mình, với tình cảm địa phương và gia đình, tạo điều kiện cho giáo viên có thể tham gia sản xuất trong hợp tác xã và gia đình với những thì giờ có thể làm được để tăng thu thêm thu nhập, không nên điều động giáo viên từ xã này sang xã khác không cần thiết.

Để thực hiện chủ trương giao cho các hợp tác xã nông nghiệp đảm nhiệm việc cung cấp lương thực giao cho các giáo viên dân lập, ngay từ sau vụ chiêm này, các Ủy ban hành chính tỉnh, thành cần tiến hành làm thí điểm ở một số hợp tác xã nông nghiệp để rút kinh nghiệm, tiến tới các hợp tác xã nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng và trung du căn bản đảm nhiệm được việc cung cấp lương thực cho các giáo viên dân lập từ sau thu hoạch mùa năm 1964.

Đối với các tỉnh miền núi, cũng cần tiến hành làm thí điểm để thực hiện được chủ trương này càng sớm càng tốt nhưng chậm nhất là từ sau vụ thu hoạch chiêm năm 1965, các hợp tác xã nông nghiệp phải căn bản đảm nhiệm được việc cung cấp lương thực cho các giáo viên dân lập, ổn định sinh hoạt của giáo viên làm cho giáo viên yên tâm chú trọng vào việc dậy học cho tốt.

3. Ở những nơi có nhà ăn tập thể và nhà gửi trẻ thì giáo viên dân lập cũng được hưởng chế độ trợ cấp 1đ80 trả cho nhà ăn tập thể và được gửi con vào nhà gửi nhà trẻ như các giáo viên quốc lập. Còn chế độ nghỉ việc vì mất sức lao động đối với các giáo viên dân lập, Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục cần nghiên cứu để trình Chính phủ quyết định.

Các Bộ Giáo dục, Nội vụ, Tài chính, Tổng cục Lương thực và Ủy ban hành chính các thành, tỉnh có trách nhiệm thi hành và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện tốt thông tư này.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG


 

 
Phạm Hùng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 58-TTg-1964 bổ sung và quy định về chính sách đãi ngộ đối với giáo viên dân lập ở các trường Phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 58-TTg
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 10/06/1964
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 58-TTg-1964 bổ sung và quy định về chính sách đãi ngộ đối với giáo viên dân lập ở các trường Phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…