BỘ
VĂN HÓA SỐ: 367-VH-TT |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 1963 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ CHO CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NGÀNH IN
Kính gửi: Đồng kính gửi:
|
Ủy ban hành chính các khu,
thành, tỉnh. |
Ngày 29-6-1962 Bộ Lao động đã ban hành Thông tư số 13-LĐ-TT quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ.
Căn cứ vào những điều nói trong thông tư của Bộ Lao động, căn cứ vào tình hình thiết bị máy móc và điều kiện làm việc của các nhà in hiện nay, sau khi trao đổi và được trả lời của Bộ Lao động tại công văn số 632-LĐ-BHP ngày 09-5-1963, Bộ Văn hóa ra thông tư này hướng dẫn việc thi hành chế độ trang bị phòng hộ cho công nhân, viên chức ngành in và ban hành bản quy định trang bị phòng hộ kèm theo cho các công việc cụ thể trong ngành in như sau:
I. MỤC ĐÍCH CỦA CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NGÀNH IN
Để bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân, viên chức ngành in, điều chủ yếu là phải không ngừng cải tiến bổ sung các thiết bị máy móc để giảm nhẹ sức lao động cho công nhân, trang bị các thiết bị an toàn ở những nơi dễ xẩy ra tai nạn lao động và cải thiện điều kiện làm việc ở những nơi quá chật hẹp, nóng bức; tổ chức việc chống nóng, chống bụi, chống nhiễm độc để tránh những bệnh tật về nghề nghiệp có thể xẩy ra cho công nhân.
Tuy nhiên, ngoài việc thiết bị an toàn cho máy móc và cải thiện điều kiện làm việc nói trên, công nhân, viên chức cần phải có những dụng cụ phòng hộ để bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe trong khi sản xuất.
Việc trang bị phòng hộ cần phải đi đôi với việc giáo dục ý thức tự bảo vệ để tránh xẩy ra tai nạn lao động và ý thức giữ gìn sức khỏe của công nhân, viên chức thì việc sử dụng dụng cụ phòng hộ mới có tác dụng đầy đủ. Đồng thời phải kết hợp việc sử dụng dụng cụ phòng hộ với việc chấp hành các quy tắc an toàn và công tác vệ sinh phòng bệnh trong xí nghiệp.
II. NHỮNG ĐIỀU HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
1. Việc cấp phát trang bị phòng hộ phải dựa vào điều kiện lao động cụ thể của từng nhà in và bảo vệ sức khỏe cho công nhân, viên chức trong sản xuất mà đặt vấn đề cấp phát cho những công việc xét thấy cần thiết phải được trang bị, tránh những việc trang bị có tính chất phô trương, hình thức. Cho nên có những người tuy cùng một việc làm như nhau, nhưng điều kiện làm việc có khác nhau thì việc trang bị cũng phải dựa vào yêu cầu cụ thể mà cấp phát khác nhau. Ở những nơi điều kiện làm việc và thiết bị máy móc đã được cải tiến tốt thì không nhất thiết phải cấp phát dụng cụ phòng hộ đầy đủ theo bản quy định kèm theo thông tư này. Ngược lại, ở những nơi mà máy móc sản xuất thiết bị an toàn và điều kiện làm việc còn chưa được đầy đủ, cần thiết phải có những trang bị cho thích hợp hơn thì có thể đề nghị bổ sung thêm.
2. Những quy định về đối tượng được trang bị và nguyên tắc sử dụng và gìn giữ trang bị phòng hộ cần được theo đúng như những điều đã nêu trong Thông tư số 13-LĐ-TT ngày 29-6-1962 của Bộ Lao động.
3. Để bảo đảm chất lượng dụng cụ phòng hộ thường xuyên sử dụng được tốt, từng ba tháng một, các nhà in cần kiểm tra lại các dụng cụ phòng hộ đã được cấp phát. Dụng cụ nào hư hỏng, ít tác dụng thì cần được sửa chữa lại cho tốt, đặc biệt là những dụng cụ phòng hộ ở những bộ phận tiếp xúc với chất chì và các loại hóa chất dễ nhiễm độc thì cần được thường xuyên tẩy độc, không được dùng lẫn lộn trong những khi sinh hoạt, học tập, hội họp, ăn uống và không được sử dụng trong khi làm công việc riêng.
4. Về thời hạn sử dụng dụng cụ phòng hộ nêu trong bản quy định kèm theo thông tư này, các nhà in cần căn cứ vào chất lượng dụng cụ phòng hộ mua sắm được tốt hay xấu, tính chất làm việc của từng loại công việc thường xuyên hay không thường xuyên, chóng hỏng hay lâu hỏng mà đề nghị điều chỉnh lại cho thích hợp. Việc điều chỉnh sửa đổi lại thời hạn sử dụng phải được cơ quan lao động địa phương thỏa thuận mới được thi hành và phải báo cáo cho Bộ Văn hóa được biết.
5. Dựa vào những điều nêu trong Thông tư số 13-LĐ-TT của Bộ Lao động ngày 29-6-1962 và nguyên tắc sử dụng giữ gìn dụng cụ phòng hộ, các nhà in sẽ xây dựng bản nội quy riêng cho xí nghiệp mình về việc giữ gìn bảo quản và sử dụng dụng cụ phòng hộ và việc khen thưởng, kỷ luật đối với những người có thành tích hoặc mắc khuyết điểm trong việc giữ gìn bảo quản dụng cụ phòng hộ.
III. VIỆC THI HÀNH
- Thông tư này có kèm theo bản quy định trang bị phòng hộ thi hành kể từ ngày ban hành văn bản;
- Những quy định trước đây về việc trang bị phòng hộ cho công nhân, viên chức ngành in trái với thông tư này đến nay đều bãi bỏ;
- Những nơi đã cấp phát dụng cụ phòng hộ cho công nhân, viên chức trong năm 1963 theo quy định cũ, mà chưa được đầy đủ theo như thông tư này thì có thể bổ sung thêm;
- Những dụng cụ đã cấp phát theo quy định cũ mà đến nay chưa hết thời hạn sử dụng thì chưa đặt vấn đề thay thế ngay. Sau khi hết thời hạn sử dụng những dụng cụ phòng hộ đó thì sẽ tiếp tục cấp phát theo như bản quy định kèm theo thông tư này.
Trên đây là một số điều, Bộ Văn hóa hướng dẫn thêm và quy định về việc thi hành chế độ trang bị phòng hộ cho công nhân, viên chức ngành in. Các địa phương, các nhà in cần dựa theo Thông tư số 13-LĐ-TT ngày 29-6-1962 và những điều nêu trong thông tư này mà thi hành cho đầy đủ.
Trong khi thi hành nếu thấy có mắc mứu khó khăn, hoặc cần thiết bổ sung thêm, các địa phương cần báo cáo về Bộ Văn hóa để nghiên cứu giải quyết.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA |
BẢNG QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN TRANG BỊ PHÒNG HỘ CHO CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NGÀNH IN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 367-VH-TT ngày 20-7-1963)
Số thứ tự |
Công việc cần trang bị |
Điều kiện làm việc hoặc tính chất công tác cần bảo đảm an toàn |
Được trang bị |
Thời hạn sử dụng |
Chú thích |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Công nhân đứng các loại máy in tự động |
Khi làm việc các loại máy này thường xuyên tiếp xúc với dầu, mỡ, mực đen, mực mầu, a-xít, gôm, bụi giấy, rửa lô, lau chùi máy móc rất bẩn thỉu. |
Quần và áo bờ-lu-dông bằng vải chéo xanh Mũ vải xanh Khẩu trang |
1 năm
18 tháng 3 tháng |
Máy rotative, máy Offset, máy Plannetta to được trang bị thêm giày vải bạt cao cổ đế cao su, thời gian sử dụng 1 năm. |
1 |
Máy Offset |
||||
2 |
Máy Planetta |
||||
3 |
Máy in cuốn (Rotative) |
||||
4 |
Các loại máy lớn 2 vòng như toàn chương, Elby v.v. |
||||
5 |
Máy mô-nô đúc và máy sắp chữ li-nô |
||||
6 |
Công nhân đứng các loại máy in thường, từ máy 2 trang đến 16 trang và máy mô-nô đánh |
Khi làm việc có tiếp xúc với dầu mỡ, bụi giấy, mực in bẩn thỉu |
Quần yếm bằng vải chéo xanh. Mũ vải xanh Khẩu trang |
1 năm
18 tháng 3 tháng |
|
7 |
Thợ máy mài dao xén giấy |
Thường xuyên tháo lắp lưỡi dao vào máy dễ bị đứt tay. Khi mài thường tiếp xúc với tia lửa bắn lên mắt và dầu mỡ bắn vào quần áo bẩn thỉu. |
Quần yếm vải chéo xanh. Mũ vải xanh Găng vải bạt. Kính trắng bảo hiểm |
1 năm
18 tháng 6 tháng
Không thời hạn |
Kính hỏng không có lý do chính đáng phải đền. |
8 |
Thợ máy xén giấy 3 mặt và 1 mặt |
Thường xuyên tiếp xúc với bụi giấy và dầu mỡ bắn vào quần áo. |
Quần yếm vải xanh chéo. Mũ vải xanh Khẩu trang |
1 năm
18 tháng 3 tháng |
|
9 |
Thợ máy đóng thép và khâu chỉ |
Thỉnh thoảng tiếp xúc với dầu mỡ. |
Yếm quàng vải chéo xanh. |
1 năm |
|
10 |
Thợ máy gấp sách |
Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, bụi giấy bám vào quần áo bẩn thỉu. |
Quần yếm vải xanh chéo. Mũ vải xanh Khẩu trang |
1 năm
18 tháng 3 tháng |
|
11 |
Thợ máy dỗ giấy |
Thỉnh thoảng tiếp súc với dầu mỡ. Bụi giấy bám vào quần áo. |
Yếm quàng vải chéo xanh. Khẩu trang |
1 năm
3 tháng |
|
12 |
Thợ sách |
Thường xuyên dùng hồ dán. Tiếp xúc với bụi giấy. |
Yếm quàng vải chéo xanh. Khẩu trang |
1 năm
3 tháng |
|
13 |
Thợ máy đúc chữ rời |
Thường xuyên tiếp súc với bụi chì và dầu mỡ bám vào quần áo. |
Quần và áo bờ-lu-dông bằng vải chéo xanh. Mũ vải xanh. Khẩu trang. |
1 năm
18 tháng
3 tháng |
Nơi nào đã làm ống chuyển hơi chì thì chỉ cần trang bị 1 áo bờ-lu-dông. |
14 |
Thợ mạ bản chì |
Thường xuyên tiếp xúc với a-xít khi rửa bản mạ, a-xit có thể bắn vào chân, xông lên mắt, không khí nơi làm việc có hơi hóa chất khó thở |
Quần và áo bờ-lu-dông vải chéo xanh. Găng cao su. Ủng cao su. Kính kiểu mô-tô. Yếm cao su. Khẩu trang |
1 năm
6 tháng 1 năm Không thời hạn Nt 3 tháng |
Kính, yếm cao su hỏng không có lý do chính đáng phải đền. |
15 |
Thợ máy sàng kẽm |
Thường xuyên tiếp súc với dầu mỡ, nước cất khi rắc cát vào máy, cát bắn vào người. |
Yếm cao su.
Găng cao su. Kính trắng bảo hiểm. Ủng cao su Quần vải chéo xanh |
Không thời hạn Nt Nt
1 năm 1 năm
|
Hỏng không có lý chính đáng phải đền. |
16 |
Thợ in thử màu |
Tiếp súc luôn với các loại mực màu, a-xit, gôm. Khi tra kẽm, mực, dầu mỡ bắn vào quần áo bẩn thỉu. |
Quần yếm vải chéo xanh. Khẩu trang. |
1 năm
3 tháng |
|
17 |
Thợ phoi kẽm |
Ánh sáng hồ quang đèn phơi quá chói. Thường xuyên tiếp súc với các loại a-xit, khi pha thuốc và phơi kẽm, sửa kẽm, a-xit xông lên mắt. |
Áo choàng vải chéo xanh. Kính dâm. Yếm cao su. Găng cao su. Khẩu trang |
1 năm
Không thời hạn 6 tháng 3 tháng |
Hỏng không có lý do chính đáng phải đền. |
18 |
Thợ sắp chữ và những người chuyên bỏ chữ bắt khuôn, dồn hộp chữ |
Trong lúc làm việc trực tiếp với bụi chì bám vào quần áo. |
Áo choàng vải xanh chéo Mũ vải xanh Khẩu trang |
1 năm
18 tháng 3 tháng |
|
19 |
Thợ chụp ảnh kẽm |
Trực tiếp với ánh sáng hồ quang đèn chụp quá chói mắt. Tiếp xúc với các loại a-xit. Khi pha thuốc, sửa kính, rửa phim, a-xit xông lên mắt, bám vào người, quần áo, nhất là khi làm phim ướt. |
Áo choàng vải chéo xanh. Kính dâm.
Yếm cao su. Găng cao su. Khẩu trang |
1 năm
Không thời hạn Nt 6 tháng 3 tháng |
Hỏng không lý do chính đáng phải đền. |
20 |
Thợ sửa phim vẽ (Offset) |
Thỉnh thoảng phải dùng phấn chì để đánh lên kính, hay tút mực lên kính, nên hút phải bụi chì. |
Áo bờ-lu-dông vải chéo xanh. Khẩu trang |
1 năm
3 tháng |
|
21 |
Thợ đúc bản chì và nấu chì |
Tiếp xúc chì đun chảy thành nước. Trong lúc đun chì, đồ chì, hơi chì bốc lên khó thở. Khi đổ chì có thể chì bắn vào người, quần áo, bụi chì bám vào bẩn thỉu. |
Quần áo bơ-lu-dông chéo xanh. Mũ vải xanh. Găng vải bạt có ghệt. Khẩu trang. Kính trắng bảo hiểm. |
1 năm
18 tháng
1 năm
3 tháng Không thời hạn |
Hỏng không có lý do chính đáng phải đền. |
22 |
Thợ nấu lò và chế biến keo lò |
Tiếp xúc với keo lò hôi, thối. Khi đổ lò, tiếp xúc với keo lò đã đun sôi. |
Quần áo bờ-lu-dông chéo xanh. Ủng cao su. Găng vải bạt. Khẩu trang. Mũ vải xanh. |
1 năm
18 tháng 1 năm
8 tháng 18 tháng |
|
23 |
Thợ điện |
Tiếp xúc với thiết bị có điện, thỉnh thoảng phải trèo cao để bắt đường dây điện sửa chữa các cầu dao điện. |
Quần áo bờ-lu-dông chéo xanh. Găng cao su cách điện. Ủng cao su cách điện. Mũ vải xanh. Giày an toàn |
1 năm
2 năm
2 năm
18 tháng
Không thời hạn |
|
24 |
Sửa bài |
Thường xuyên tay phải đè lên mo-rát in thử, mực bám vào ống tay áo. |
2 ống tay áo vải chéo xanh |
1 năm |
|
25 |
Thợ chữa máy in |
Tháo lắp máy nên dầu, mỡ bẩn thỉu, nhất là khi chui vào gầm máy để chữa. Khi tiện và làm nguội, bắn vào mắt, vào người tia lửa bắn lên mắt. Làm rèn tiếp súc với vật sắc. |
Quần áo bờ-lu-dông chéo xanh Kính trắng bảo hiểm. Găng vải bạt Mũ vải xanh Khẩu trang |
1 năm
Không thời hạn 1 năm 18 tháng 3 tháng |
Hỏng không có lý do chính đáng phải đền. |
26 |
Thợ điều khiển máy cưa đĩa |
Khi cưa gỗ, mùn cưa có thể bắn lên mắt và bụi nhiều. |
Quần yếm vải chéo xanh. Kính trắng bảo hiểm. Mũ vải xanh Khẩu trang |
1 năm
Không thời hạn 18 tháng 3 tháng |
Nơi nào có lưỡi cưa đĩa 4, 5 tấc trở lên thì trang bị thêm yếm da che ngực. Kính hỏng không có lý do chính đáng phải đền. |
27 |
Lao công |
Làm việc nơi bẩn thỉu, quét dọn cống rãnh, chuồng tiêu. |
Yếm quàng vải chéo xanh. Ủng cao su. Khẩu trang. |
1 năm
18 tháng 3 tháng |
|
28 |
Tiếp liệu đi bông bài |
Thường xuyên phải đi ra ngoài nắng, mưa |
Áo đi mưa bằng ni-lông. |
3 năm |
|
29 |
Bảo vệ kinh tế |
Trong khi đêm hôm phải đi kiểm soát chung quanh xí nghiệp khi mưa gió. |
Áo mưa bằng ni-lông. |
3 năm |
|
30 |
Thợ khắc gỗ |
Làm việc thường xuyên trực tiếp với bụi gỗ |
Yếm quàng vải chéo xanh Khẩu trang |
1 năm
3 tháng |
|
31 |
Thủ kho, vật liệu, hóa chất |
Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, nên hơi độc xông lên mắt bắn vào người và quần áo |
Quần áo bờ-lu-dông chéo xanh. Găng cao su. Khẩu trang Kính kiểu mô-tô |
1 năm
1 năm 3 tháng Không thời hạn |
Kính hỏng không có lý do chính đáng phải đền |
32 |
Thợ luyện dầu làm mực in |
Thường xuyên tiếp xúc với nơi nóng độ nóng của dầu từ 270 độ đến 300 độ Tiếp xúc với hơi dầu, nhựa bốc lên trong đó có a-xit và vôi, ảnh hưởng đến sức khỏe Tiếp xúc với bột mầu để pha mực, trong đó có chất chì, a-xít, si-a-nuya v.v… |
Quần áo bờ-lu-dông chéo xanh Ủng cao su Găng vải bạt Mũ vải xanh Khẩu trang Kính kiểu mô-tô |
1 năm
1 năm 6 tháng 18 tháng 3 tháng Không thời hạn
|
Kính hỏng không có lý do chính đáng phải đền |
33 |
Thợ máy nghiền mực in |
Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, mực bám vào áo quần bẩn thỉu. |
Quần áo bờ-lu-dông chéo xanh Mũ vải xanh Ủng cao su |
1 năm
18 tháng 1 năm |
|
34 |
Cán bộ nghiên cứu hóa nghiệm mực in và keo lò |
Trực tiếp thường xuyên với a-xit và các loại hóa chất khác có chất độc (chì, si-a-nuya, thuốc nhuộm) có hại đến sức khỏe. |
Áo choàng vải chéo xanh Găng cao su Khẩu trang Mũ vải xanh Kính kiểu mô-tô |
1 năm
6 tháng 3 tháng 18 tháng Không thời hạn |
Kính hỏng không có lý do chính đáng phải đền |
GHI CHÚ: Nhà in nào có sử dụng ô-tô về việc trả hàng thì việc trang bị cho công nhân lái xe theo tiêu chuẩn chung của Sở, Ty vận tải ô-tô.
Thông tư 367-VH-TT năm 1963 hướng dẫn thi hành chế độ trang bị phòng hộ cho công nhân, viên chức ngành in do Bộ Văn hóa ban hành
Số hiệu: | 367-VH-TT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hoá |
Người ký: | Nguyễn Đức Quỳ |
Ngày ban hành: | 20/07/1963 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 367-VH-TT năm 1963 hướng dẫn thi hành chế độ trang bị phòng hộ cho công nhân, viên chức ngành in do Bộ Văn hóa ban hành
Chưa có Video