BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2014/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ, để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề của nghề trên (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) nhưng không bắt buộc áp dụng đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, hiệu trưởng các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề cho nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2014 và thay thế Quyết định số 32/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/4/2008 về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Kỹ thuật xây dựng mỏ
Mã nghề: 40510107
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
(Tốt nghiệp trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Số lượng môn học: 35
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật để đọc các loại hộ chiếu: hộ chiếu khoan nổ mìn, hộ chiếu chống giữ lò, sơ đồ hệ thống đường lò,...
+ Trình bày được các hiện tượng địa chất mỏ như: các hiện tượng địa chất, phay phá, uốn nếp, tính chất cơ lý của đất đá mỏ,... có ảnh hưởng đến công tác sản xuất, hệ thống thoát nước mỏ hầm lò.
+ Mô tả được tính chất, phạm vi ứng dụng của các vật liệu chống giữ thông dụng và đặc biệt: gỗ, sắt, bê tông, gạch đá và kết cấu vì chống tương ứng với vật liệu chống giữ.
+ Trình bày được phương pháp đào lò thông thường bằng khoan nổ mìn, xúc bốc thủ công hoặc bằng máy xúc có gầu xúc, máy cào vơ.
+ Trình bày được các phương pháp chống giữ lò đào trong than và lò đào trong đá.
+ Trình bày được các phương pháp củng cố, sửa chữa lò đào trong than.
+ Trình bày được các phương pháp mở vỉa, phương pháp khai thác, công nghệ khai thác thường dùng.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình và quy phạm vận hành các loại máy khoan điện, khoan khí ép, băng tải...
+ Mô tả được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng các thiết bị cấp cứu mỏ thông thường.
+ Mô tả được các quy định an toàn ở mỏ hầm lò, các phương tiện đo, kiểm tra khí mỏ, phương tiện cấp cứu cá nhân, phương pháp thủ tiêu sự cố mỏ.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình, quy phạm vận hành các loại thiết bị mỏ sau:
* Máy bốc xúc đất đá và máy cào vơ.
* Máng cào, băng tải, trục tòi, quạt gió cục bộ, bơm nước.
+ Trình bày được nguyên tắc tổ chức công tác ở lò đào trong than và lò đào trong đá.
- Kỹ năng:
+ Vận hành thành thạo máy khoan điện, khoan khí ép, búa chèn.
+ Vận hành được máy bốc xúc theo chu kỳ có gầu xúc, máy cào vơ, máng cào, băng tải, tời trục.
+ Vận hành thành thạo quạt cục bộ, máy bơm nước.
+ Đào được lò trong than, đào lò trong đá bằng khoan nổ mìn theo hộ chiếu.
+ Chống giữ được vì chống bằng gỗ, bằng thép ở các đường lò trong than, trong đá.
+ Chống giữ lò trong đá bằng bê tông, bê tông - cốt thép, gạch đá, vì chống neo.
+ Chống giữ được lò chợ bằng các vì chống gỗ, cột thủy lực đơn, giá thủy lực di động.
+ Củng cố được lò chợ bằng các hình thức đánh gánh, luồn thìu ruột.
+ Củng cố được các đoạn lò xung yếu bằng các hình thức đánh khuôn, chống dặm.
+ Sửa chữa, thay thế được các cột, xà của vì chống gỗ bị hư hỏng, gãy trong các đường lò.
+ Thay thế, bổ sung được thêm chèn, văng của vì chống bị hư hỏng không còn khả năng chịu lực.
+ Sử dụng được các phương tiện tự cứu cá nhân, các loại máy đo kiểm tra khí mỏ, và các phương pháp sơ cấp cứu người bị nạn.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức.
+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.
+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
+ Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ thiết bị tài sản, tiết kiệm vật tư, vật liệu; đấu tranh chống sai phạm qui trình, qui phạm kỹ thuật.
+ Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống của giai cấp công nhân nói chung và thợ mỏ nói riêng
- Thể chất, quốc phòng.
+ Có các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe.
+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
+ Có kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ học sinh sẽ:
- Là công nhân xây dựng mỏ ở các phân xưởng đào lò và các phân xưởng khai thác của các mỏ khai thác khoáng sản có ích bằng phương pháp hầm lò.
- Tham gia kèm cặp đào tạo thợ có trình độ thấp hơn, có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 1,5 năm
- Thời gian học tập: 63 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2030 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1820 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1470 giờ; Thời gian học tự chọn: 350 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 530 giờ; Thời gian học thực hành: 1290 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1020 giờ.
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Các môn học chung |
210 |
106 |
87 |
17 |
MH 01 |
Chính trị |
30 |
22 |
6 |
2 |
MH 02 |
Pháp luật |
15 |
10 |
4 |
1 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
30 |
3 |
24 |
3 |
MH 04 |
Giáo dục quốc phòng - An ninh |
45 |
28 |
13 |
4 |
MH 05 |
Tin học |
30 |
13 |
15 |
2 |
MH 06 |
Ngoại ngữ |
60 |
30 |
25 |
5 |
II |
Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
1470 |
416 |
969 |
85 |
II.1 |
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
165 |
142 |
12 |
11 |
MH 07 |
Vẽ kỹ thuật |
45 |
30 |
12 |
3 |
MH 08 |
Điện kỹ thuật |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 09 |
Điện mỏ |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 10 |
Địa chất - Trắc địa |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 11 |
Kinh tế tổ chức sản xuất |
30 |
28 |
0 |
2 |
II.2 |
Các môn học mô đun chuyên môn nghề |
1305 |
274 |
957 |
74 |
MH 12 |
Mở vỉa - Khai thác |
50 |
46 |
0 |
4 |
MH 13 |
Đào chống lò |
40 |
37 |
0 |
3 |
MH 14 |
Môi trường mỏ và an toàn lao động |
30 |
28 |
0 |
2 |
MĐ 15 |
Điện cơ bản |
45 |
12 |
30 |
3 |
MĐ 16 |
Gia công vì chống gỗ |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 17 |
Vận hành máy khoan |
60 |
10 |
46 |
4 |
MĐ 18 |
Vận hành máy xúc |
60 |
10 |
46 |
4 |
MĐ 19 |
Vận hành thiết bị vận tải |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 20 |
Vận hành máy bơm |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 21 |
Vận hành quạt gió cục bộ |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 22 |
Nổ mìn |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 23 |
Chống lò trong than |
120 |
16 |
98 |
6 |
MĐ 24 |
Củng cố, khôi phục vì chống lò trong than |
60 |
12 |
44 |
4 |
MĐ 25 |
Cấp cứu mỏ |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 26 |
Lắp đặt đường sắt |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 27 |
Chống lò trong đá |
90 |
13 |
71 |
6 |
MĐ 28 |
Thi công vỏ chống bê tông, bê tông cốt thép |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 29 |
Thực tập sản xuất 1 |
480 |
20 |
440 |
20 |
|
Tổng cộng |
1680 |
522 |
1056 |
102 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
MH 30 |
Vật liệu mỏ |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 31 |
Công nghệ khai thác |
30 |
28 |
0 |
2 |
MĐ 32 |
Vận hành máy trộn, đầm bê tông |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 33 |
Đào chống giếng đứng |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 34 |
Chống giữ lò chợ dốc thoải |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 35 |
Vận hành máy liên hợp |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 36 |
Thi công vỏ chống bê tông phun |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 37 |
Thủ tiêu sự cố mỏ hầm lò |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 38 |
Môi trường mỏ |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 39 |
Thực tập sản xuất 2 |
200 |
20 |
172 |
8 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
- Trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1 hoặc kết hợp cả hai phương án trên;
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình;
Ví dụ: có thể lựa chọn 06 trong số 10 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
MH 30 |
Vật liệu mỏ |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 31 |
Công nghệ khai thác |
30 |
28 |
0 |
2 |
MĐ 32 |
Vận hành máy trộn, đầm bê tông |
30 |
4 |
24 |
2 |
MĐ 33 |
Đào chống giếng đứng |
30 |
6 |
22 |
2 |
MĐ 34 |
Chống giữ lò chợ dốc thoải |
30 |
7 |
21 |
2 |
MĐ 35 |
Thực tập sản xuất 2 |
200 |
10 |
182 |
8 |
|
Tổng cộng |
350 |
90 |
242 |
18 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1 |
Chính trị |
Viết, trắc nghiệm |
Không quá 120 phút |
2 |
Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở |
Viết, trắc nghiệm |
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
3 |
Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
|
- Lý thuyết nghề: |
Viết, trắc nghiệm Vấn đáp |
Không quá 180 phút Không quá 60 phút (Chuẩn bị 40 phút, vấn đáp không quá 20 phút) |
|
- Thực hành nghề: |
Bài thi thực hành kỹ năng tổng hợp |
Không quá 24 giờ/học sinh |
|
* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) |
Bài thi lý thuyết và thực hành |
Không quá 24 giờ/học sinh |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp;
- Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:
Số TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Thể dục, thể thao |
5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 |
Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 |
Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác:
- Nội dung chương trình có liên quan đến công tác vận hành, bảo dưỡng một số thiết bị có giá thành cao. Vì vậy, để thực hiện tốt chương trình đào tạo này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để tận dụng năng lực cơ sở vật chất trang thiết bị và điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp để phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại thứ tự môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của mình để dễ theo dõi quản lý./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Kỹ thuật xây dựng mỏ
Mã nghề: 50510107
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Số lượng môn học: 46
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật để đọc được các loại hộ chiếu: hộ chiếu khoan nổ mìn, hộ chiếu chống giữ lò, sơ đồ hệ thống đường lò,...
+ Trình bày được kiến thức về địa chất mỏ như: Các hiện tượng địa chất, phay phá, uốn nếp, tính chất cơ lý của đất đá mỏ,... có ảnh hưởng đến công tác sản xuất, hệ thống thoát nước mỏ hầm lò.
+ Phân biệt được tính chất, phạm vi ứng dụng của các vật liệu chống giữ thông dụng và đặc biệt: gỗ, sắt, bê tông, gạch đá,... và kết cấu vì chống tương ứng với vật liệu chống giữ.
+ Xác định được các phương pháp đào lò thông thường bằng khoan nổ mìn, xúc bốc thủ công hoặc bằng máy xúc có gầu xúc, máy cào vơ, máy xúc đổ bên và đào lò bằng máy liên hợp.
+ Đánh giá được các phương pháp chống giữ ở lò đào trong đá và lò đào trong than, đào chống giếng đứng, giếng nghiêng, hầm trạm.
+ Xác định được các phương pháp củng cố, khôi phục các đường lò.
+ Phân biệt được các phương pháp mở vỉa, phương pháp khai thác thường dùng.
+ Phân biệt được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình và quy phạm vận hành các loại máy khoan điện, khoan khí ép, búa chèn, băng tải...
+ Phân biệt được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng các thiết bị cấp cứu mỏ thông thường.
+ Trình bày được quy định an toàn cơ bản ở mỏ hầm lò, các phương tiện đo, kiểm tra khí mỏ, phương tiện cấp cứu cá nhân, phương pháp thủ tiêu sự cố mỏ.
+ Phân biệt được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình, quy phạm vận hành các loại thiết bị mỏ sau:
* Máy bốc xúc đất đá làm việc theo chu kỳ đổ về phía sau, đổ bên hông và cào vơ.
* Máy liên hợp khai thác, máy liên hợp đào lò.
* Máng cào, băng tải, trục tời, quạt gió, bơm nước.
+ Trình bày được nguyên tắc tổ chức công tác ở lò chuẩn bị.
- Kỹ năng:
+ Vận hành thành thạo các thiết bị: máy khoan điện, khoan khí ép; máy bốc xúc theo chu kỳ có gầu xúc, máy cào vơ, máy xúc đổ bên, máng cào, băng tải, tời trục; quạt cục bộ, máy bơm nước.
+ Đào lò trong than, đào lò trong đá bằng khoan nổ mìn theo hộ chiếu.
+ Đào lò trong than bằng máy liên hợp đào lò theo hộ chiếu.
+ Chống giữ thành thạo các đường lò bằng vì chống bằng gỗ, bằng kim loại và bê tông cốt thép ở khi đào các đường lò trong đá, trong than, giếng đứng, giếng nghiêng, hầm trạm.
+ Chống giữ được các đường lò đào trong đá bằng bê tông, bê tông - cốt thép, gạch đá, vì chống neo và bê tông phun.
+ Chống giữ được lò khai thác bằng các vì chống bằng gỗ, cột thủy lực đơn, giá thủy lực di động, dàn chống tự hành.
+ Củng cố thành thạo lò chợ bằng các hình thức đánh gánh, luồn thìu ruột.
+ Củng cố thành thạo các đoạn lò xung yếu bằng các hình thức đánh khuôn, chống dặm.
+ Sửa chữa, thay thế thành thạo các cột, xà của vì chống gỗ, kim loại bị hư hỏng trong các đường lò và ngã ba, ngã tư.
+ Sử dụng thành thạo các phương tiện tự cứu, đo kiểm tra khí mỏ, cấp cứu người bị nạn.
2. Chính trị, đạo đức; Thế chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức.
+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
+ Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ thiết bị tài sản, tiết kiệm vật tư, vật liệu; đấu tranh chống sai phạm qui trình, qui phạm kỹ thuật.
+ Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống của giai cấp công nhân nói chung và thợ mỏ nói riêng;
+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Thể chất, quốc phòng.
+ Có các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe.
+ Giáo dục người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
+ Có kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ sinh viên sẽ:
- Là công nhân xây dựng mỏ, cán bộ phụ trách kỹ thuật ở các phân xưởng đào lò của các mỏ khai thác khoáng sản có ích, hoặc ở các phân xưởng khai thác của mỏ khai thác khoáng sản có ích bằng phương pháp hầm lò.
- Tham gia kèm cặp đào tạo thợ có trình độ thấp hơn, có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 2,5 năm
- Thời gian học tập: 114 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3165 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun, môn học và thi tốt nghiệp: 240 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 giờ
- Thời gian học các môn học, Mô đun đào tạo nghề: 2715 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2110 giờ; Thời gian học tự chọn: 605 giờ;
+ Thời gian học lý thuyết: 786 giờ; Thời gian học thực hành: 1929 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Các môn học chung |
450 |
220 |
200 |
30 |
MH 01 |
Chính trị |
90 |
60 |
24 |
6 |
MH 02 |
Pháp luật |
30 |
21 |
7 |
2 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
60 |
4 |
52 |
4 |
MH 04 |
Giáo dục quốc phòng - An ninh |
75 |
58 |
13 |
4 |
MH 05 |
Tin học |
75 |
17 |
54 |
4 |
MH 06 |
Ngoại ngữ (Anh văn) |
120 |
60 |
50 |
10 |
II |
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
2110 |
648 |
1342 |
120 |
II.1 |
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
225 |
188 |
22 |
15 |
MH 07 |
Vẽ kỹ thuật |
45 |
20 |
22 |
3 |
MH 08 |
Điện kỹ thuật |
45 |
42 |
0 |
3 |
MH 09 |
Điện mỏ |
45 |
42 |
0 |
3 |
MH 10 |
Vật liệu mỏ |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 11 |
Địa chất mỏ |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 12 |
Kinh tế tổ chức sản xuất |
30 |
28 |
0 |
2 |
II.2 |
Các môn học mô đun chuyên môn nghề |
1885 |
460 |
1320 |
105 |
MH 13 |
Trắc địa mỏ |
30 |
12 |
16 |
2 |
MH 14 |
Mở vỉa - Khai thác |
50 |
46 |
0 |
4 |
MH 15 |
Đào chống lò |
60 |
56 |
0 |
4 |
MH 16 |
Khoan nổ mìn |
30 |
28 |
0 |
2 |
MH 17 |
Môi trường mỏ và an toàn lao động |
45 |
42 |
0 |
3 |
MĐ 18 |
Điện cơ bản |
60 |
16 |
40 |
4 |
MĐ 19 |
Gia công vì chống gỗ |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 20 |
Vận hành máy khoan |
90 |
20 |
64 |
6 |
MĐ 21 |
Vận hành máy xúc |
90 |
18 |
66 |
6 |
MĐ 22 |
Vận hành thiết bị vận tải |
90 |
18 |
66 |
6 |
MĐ 23 |
Vận hành máy bơm |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 24 |
Vận hành quạt gió cục bộ |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 25 |
Nổ mìn |
45 |
12 |
30 |
3 |
MĐ 26 |
Chống lò trong than |
150 |
24 |
118 |
8 |
MĐ 27 |
Củng cố, khôi phục vì chống lò trong than. |
90 |
18 |
66 |
6 |
MĐ 28 |
Cấp cứu mỏ |
45 |
16 |
26 |
3 |
MĐ 29 |
Lắp đặt đường sắt |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 30 |
Chống lò trong đá |
120 |
24 |
90 |
6 |
MĐ 31 |
Thi công vỏ chống bê tông, bê tông cốt thép |
45 |
12 |
30 |
3 |
MĐ 32 |
Vận hành máy trộn, đầm bê tông |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 33 |
Vận hành máy liên hợp |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 34 |
Chống giữ lò chợ dốc thoải |
45 |
14 |
28 |
3 |
MĐ 35 |
Đào chống giếng đứng |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 36 |
Thi công vỏ chống bê tông phun |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 37 |
Thực tập sản xuất 1 |
560 |
20 |
520 |
20 |
|
Tổng cộng |
2560 |
868 |
1542 |
150 |
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TỰ CHỌN
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun tự chọn |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
MH 38 |
AUTOCAD |
60 |
14 |
42 |
4 |
MH 39 |
Công nghệ khai thác |
45 |
42 |
0 |
3 |
MĐ 40 |
Đào lò có tiết diện lớn |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 41 |
Đào lò qua vùng địa chất phức tạp |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 42 |
Đào hầm trạm |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 43 |
Tự động hóa hệ thống vận tải trong lò |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 44 |
Đào lò bằng cơ giới |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 45 |
Chống xén đường lò |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 46 |
Thủ tiêu sự cố mỏ hầm lò |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 47 |
Môi trường mỏ |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 48 |
Thông tin liên lạc mỏ |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 49 |
Thực tập sản xuất 2 |
200 |
10 |
182 |
8 |
1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:
- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;
- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình;
- Ví dụ: Có thể lựa chọn 09 trong số 12 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:
Mã MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun tự chọn |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
MH 38 |
Công nghệ khai thác |
45 |
42 |
0 |
3 |
MĐ 39 |
Đào lò có tiết diện lớn |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 40 |
Đào lò qua vùng địa chất phức tạp |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 41 |
Đào hầm trạm |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 42 |
Tự động hóa hệ thống vận tải trong lò |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 43 |
Đào lò bằng cơ giới |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 44 |
Chống xén đường lò |
60 |
14 |
42 |
4 |
MĐ 45 |
Thủ tiêu sự cố mỏ hầm lò |
30 |
8 |
20 |
2 |
MĐ 46 |
Thực tập sản xuất 2 |
200 |
20 |
172 |
8 |
|
Tổng cộng |
605 |
138 |
432 |
35 |
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1 |
Chính trị |
Viết, trắc nghiệm |
Không quá 120 phút |
2 |
Kiến thức, kỹ năng nghề: |
|
|
|
- Lý thuyết nghề: |
Viết, trắc nghiệm Vấn đáp |
Không quá 180 phút Không quá 60 phút (Chuẩn bị 40 phút, vấn đáp không quá 20 phút) |
|
- Thực hành nghề: |
Bài thi thực hành kỹ năng tổng hợp |
Không quá 24 giờ |
|
* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) |
Bài thi lý thuyết và thực hành |
Không quá 24 giờ |
3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp;
- Nội dung và thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:
Số TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Thể dục, thể thao |
5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 |
Văn hóa, văn nghệ: Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 |
Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Thăm quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
4. Các chú ý khác:
- Nội dung chương trình có liên quan đến công tác vận hành, bảo dưỡng một số thiết bị có giá thành cao. Vì vậy, để thực hiện tốt chương trình đào tạo này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để tận dụng năng lực cơ sở vật chất trang thiết bị và điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp để phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại thứ tự môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của mình để dễ theo dõi quản lý./.
Thông tư 28/2014/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp, cao đẳng cho nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ban hành
Số hiệu: | 28/2014/TT-BLĐTBXH |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Phi |
Ngày ban hành: | 24/10/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 28/2014/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp, cao đẳng cho nghề Kỹ thuật xây dựng mỏ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ban hành
Chưa có Video