BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2012/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2012 |
Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật như sau:
Thông tư này quy định về xác định tỷ lệ lao động là người khuyết tật; hồ sơ, thủ tục và trình tự để công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi; xác định mức trợ cấp xã hội, chăm sóc hàng tháng; mức hỗ trợ người khuyết tật sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã; điều kiện, thẩm quyền đưa người khuyết tật đang nuôi dưỡng và chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội về sống tại gia đình.
Điều 2. Xác định tỷ lệ lao động là người khuyết tật
1. Tỷ lệ % lao động là người khuyết tật được sử dụng tại cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây được gọi tắt là CS SXKD) được tính bằng tổng số lao động là người khuyết tật bình quân trong năm chia cho tổng số lao động bình quân trong năm của cơ sở sản xuất, kinh doanh nhân với 100.
Tỷ lệ % lao động là người khuyết tật được sử dụng tại CS SXKD:
= |
Tổng số lao động là người khuyết tật bình quân trong năm |
x |
100 |
Tống số lao động bình quân trong năm của CS SXKD |
Ví dụ: Doanh nghiệp A có số lao động trên danh sách trả lương, trả công tháng 1 năm 2011 là 200 lao động (trong đó có 61 người khuyết tật); tháng 4 năm 2011 tuyển thêm 12 lao động (trong đó có 03 người khuyết tật); tháng 10 có 3 lao động nghỉ việc (trong đó có 01 người khuyết tật); tháng 12 có 3 lao động nghỉ việc.
Số lao động bình quân trong năm 2011 được xác định bằng:
200 lao động + |
(12 lao động x 9 tháng) - (3 lao động x 3 tháng) - (3 lao động x 1 tháng) |
12 tháng |
= 200 lao động + 8 lao động = 208 lao động.
Số lao động là người khuyết tật bình quân trong năm 2011 được xác định bằng:
61 lao động + |
(3 lao động x 9 tháng) - (1 lao động x 3 tháng) |
= 63 lao động |
12 tháng |
Như vậy, tỷ lệ % lao động là người khuyết tật được sử dụng tại doanh nghiệp A được tính bằng: (63 lao động : 208 lao động) x 100 = 30,28%.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động của cơ sở;
c) Danh sách lao động là người khuyết tật và bản sao Giấy xác nhận khuyết tật của những người khuyết tật có trong danh sách;
d) Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người khuyết tật đang làm việc.
2. Thủ tục và trình tự công nhận:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc có văn bản thông báo lý do không đủ điều kiện để công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
3. Gia hạn Quyết định công nhận:
a) Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật có thời hạn là 24 (hai mươi bốn) tháng.
b) Trong thời gian 01 (một) tháng trước khi hết thời hạn của Quyết định công nhận, Cơ sở sản xuất, kinh doanh gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để đề nghị gia hạn Quyết định công nhận. Hồ sơ gồm:
- Quyết định công nhận đã được cấp (bản copy);
- Công văn đề nghị gia hạn, trong đó nêu rõ tổng số lao động hiện có của Cơ sở, số lượng lao động là người khuyết tật; kèm theo Danh sách lao động là người khuyết tật, có ghi chú rõ về những trường hợp là người khuyết tật mới vào làm việc tại Cơ sở kể từ sau khi Cơ sở được cấp Quyết định công nhận (nếu có);
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật và Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người khuyết tật mới vào làm việc tại Cơ sở kể từ sau khi Cơ sở được cấp Quyết định công nhận (nếu có).
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định gia hạn cho Cơ sở, thời gian gia hạn là 24 (hai mươi bốn) tháng; hoặc có văn bản thông báo lý do không đủ điều kiện để gia hạn.
1. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương áp dụng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật theo quy định hiện hành.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, 25 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng, cư trú tại tỉnh B có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông A là 2,0 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng). Mức trợ cấp hàng tháng của ông A là:
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, 81 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng, cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông B là 2,5 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi). Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là:
180.000 đồng x 2,5 = 450.000 đồng
Ví dụ 3: Cháu Nguyễn Văn D, 4 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu D là 2,5 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em). Mức trợ cấp hàng tháng của cháu D là:
180.000 đồng x 2,5 = 450.000 đồng
Ví dụ 4: Ông Nguyễn B, 35 tuổi bị khuyết tật nặng, cư trú tại tỉnh H có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông B là 1,5 (hệ số đối với người khuyết tật nặng). Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là: 180.000 đồng x 1,5 = 270.000 đồng
Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn Y, 80 tuổi bị khuyết tật nặng, cư trú tại tỉnh Y có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông Y là 2,0 (hệ số đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi). Mức trợ cấp hàng tháng của ông Y là:
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
Ví dụ 6: Cháu Nguyễn Văn Đ, 5 tuổi bị khuyết tật nặng cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu Đ là 2,0 (đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em). Mức trợ cấp hàng tháng của cháu Đ là: 180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng.
2. Đối với các địa phương áp dụng mức chuẩn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng được xác định như sau:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng |
= |
Mức chuẩn của tỉnh, thành phố TW |
x |
Hệ số tương ứng quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP |
Ví dụ 1: Mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng của tỉnh Y là 200.000 đồng/người/tháng. Ông Trần Văn Ân, 66 tuổi, bị khuyết tật đặc biệt nặng, cư trú tại tỉnh Y. Ông Trần Văn Ân được hưởng hệ số trợ cấp xã hội cao nhất là 2,5 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi). Mức trợ cấp hàng tháng của ông Trần Văn Ân là: 200.000 đồng x 2,5 = 500.000 đồng.
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thanh An, 20 tuổi, bản thân bà An là người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 28/2012/NĐ-CP; nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 200.000 đồng. Bà An được hưởng trợ cấp cho người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng hệ số 1,5. Mức trợ cấp hàng tháng của bà An là:
200.000 đồng x 1,5 = 300.000 đồng
3. Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A, 22 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai, cư trú tại tỉnh B có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng; cách tính như sau:
- Trợ cấp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
- Trợ cấp đối với khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi: 180.000 đồng x 1,5 = 270.000 đồng
Tống các khoản trợ cấp bà A được hưởng hàng tháng như sau:
360.000 đ + 270.000 đ = 630.000 đồng
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B, 30 tuổi, bản thân bà B là người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi, cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Bà B được hưởng 2 chế độ như sau:
- Trợ cấp đối với người khuyết tật nặng:
180.000 đồng x 1,5 = 270.000 đồng
- Trợ cấp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
Tổng các khoản trợ cấp chị B được hưởng hàng tháng như sau:
270.000 đồng + 360.000 đồng = 630.000 đồng
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được cấp:
a) Chăn, màn sử dụng định kỳ 5 năm/lần;
b) Hàng năm, mỗi người được cấp hai chiếc chiếu, hai bộ quần mùa hè, một bộ quần áo mùa đông, hai bộ quần áo lót, hai khăn mặt, hai đôi dép nhựa, hai bàn chải đánh răng. Hàng quý, mỗi người được cấp một tuýp thuốc đánh răng và một kg (kilôgam) xà phòng.
c) Băng vệ sinh phụ nữ: 2 gói/người/tháng.
d) Thuốc chữa bệnh thông thường khi bị ốm.
e) Dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng: Tuỳ thuộc dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, người khuyết tật được cấp:
- Nạng, nẹp: 1 năm/1 lần;
- Chân, tay giả: 3 năm/lần;
- Xe lăn, xe lắc: cấp một lần.
2. Căn cứ vào định mức hiện vật hỗ trợ tư trang, vật dụng phục vụ thường ngày, chi phí sửa chữa dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng, cơ sở bảo trợ xã hội lập dự toán hàng năm trên cơ sở giá cả thực tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã
1. Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành lập. Thành phần Hội đồng bao gồm:
a) Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân) là Chủ tịch Hội đồng;
b) Công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trạm trưởng trạm y tế;
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức của người khuyết tật (nếu có).
2. Hoạt động của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã:
a) Khi có đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hoặc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật, Chủ tịch Hội đồng triệu tập các thành viên họp để tiến hành các quy trình, thủ tục xét duyệt trợ cấp xã hội đối với đối tượng;
b) Cuộc họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng chủ trì và chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng tham dự. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng không tham dự được phải có trách nhiệm ủy quyền người thay thế;
c) Kết luận của Hội đồng được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng, ý kiến thiểu số được bảo lưu trong Biên bản họp của Hội đồng. Kết luận của Hội đồng được thể hiện bằng văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký;
d) Thời gian hoạt động của Hội đồng theo nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được đưa về sống tại gia đình khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
a) Người khuyết tật tự nguyện đề nghị được sống ở cộng đồng;
b) Có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
2. Thẩm quyền quyết định đưa người khuyết tật ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý theo dõi thực hiện chế độ, báo cáo đối tượng người khuyết tật theo quy định hiện hành đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau:
a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật (mẫu số 01);
b) Tờ khai thông tin của hộ gia đình có người khuyết tật (mẫu số 02);
c) Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật (mẫu số 03);
d) Đơn nhận nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật (mẫu số 04);
đ) Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật (mẫu số 05).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 12 năm 2012
2. Những quy định có liên quan đến người khuyết tật và người tâm thần tại Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét, hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
TỜ KHAI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Phần I
CÁ NHÂN NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):................................................................................
2. Sinh ngày ….. tháng …… năm ………….
3. Giới tính: …………………….
4. Nơi đăng ký thường trú hiện nay: .......................................................................
.................................................................................................................................
5. Nơi sinh: ..............................................................................................................
6. Dân tộc:................................................................................................................
7. Dạng tật
7.1. Khuyết tật vận động |
□ |
7.4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần |
□ |
7.2. Khuyết tật nghe, nói |
□ |
7.5. Khuyết tật trí tuệ |
□ |
7.3. Khuyết tật nhìn |
□ |
7.6. Khuyết tật khác (ghi rõ)…… |
□ |
8. Mức độ khuyết tật |
□ |
|
|
8.1. Đặc biệt nặng |
□ |
|
|
8.2. Nặng |
□ |
|
|
8.3. Nhẹ |
□ |
|
|
9. Đang hưởng chế độ nào sau đây:
Loại hình |
Mức/tháng (1000 đ) |
9.1. Đang hưởng lương hưu hàng tháng |
|
9.2. Trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng |
|
9.3. Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng |
|
9.4. Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng |
|
9.5. Các khoản trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác |
|
10. Thuộc hộ gia đình nghèo hay không nghèo:.....................................................
11. Các loại giấy tờ kèm theo Tờ khai này (nếu có, ghi cụ thể):
.................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai man tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
|
Ngày …. tháng …
năm 20… |
Phần II
KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI CẤP XÃ
Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã/phường/thị trấn: ………… đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của …………………………………………………………và họp ngày …… tháng ….. năm ……………… thống nhất kết luận về thông tin của Ông (bà) khai như sau:
1. Về kê khai thông tin của người khuyết tật: (đầy đủ, chính xác, còn thiếu, giấy tờ bổ sung...):.....
...............................................................................................................................................
2. Kết luận ông (bà) ………………………… thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
|
Ngày …. tháng
…. năm 20… |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
TỜ KHAI THÔNG TIN CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Họ và tên chủ hộ: ................................................................................................
2. Dân tộc
3. Năm sinh:
4. Giới tính:
5. Số nhân khẩu trong hộ: …………………… người
1. Số người trong độ tuổi lao động: ………. người |
2. Số người có việc làm: …………. người |
6. Số người khuyết tật (NKT) trong hộ: ……………… người
1. Số NKT sống trong cơ sở xã hội: ………. người |
2. Số NKT đang sống ở nhà: ……… người |
|||||
7. Hộ thuộc hộ nghèo |
1. Có |
□ |
2. Không |
□ |
|
|
8. Hộ thuộc hộ người có công |
2. Có |
□ |
2. Không |
□ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9. NKT, hộ gia đình NKT được hưởng loại chính sách nào sau đây:
Loại chính sách |
|
1. Trợ cấp xã hội/nuôi dưỡng trong cơ sở BTXH |
|
2. Hỗ trợ khám, chữa bệnh, CSSK |
|
3. Hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng |
|
10. Các loại giấy tờ kèm theo tờ khai này (nếu có, ghi cụ thể):
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng sự thật tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
|
Ngày …. tháng …
năm 20… |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
TỜ KHAI CỦA NGƯỜI NHẬN NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):
2. Sinh ngày ….. tháng …. năm ……………..
3. Giới tính: ……………………
4. Nơi đăng ký thường trú hiện nay:..........................................................................
...................................................................................................................................
5. Nơi sinh: ...............................................................................................................
6. Dân tộc: ................................................................................................................
7. Thuộc hộ gia đình:.................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
8. Các loại giấy tờ kèm theo Tờ khai này (nếu có, ghi cụ thể):
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng sự thực tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
|
Ngày …. tháng
…. năm 20… |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN NHẬN NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ………. |
Tên tôi là ………………………… sinh năm ……………………… hiện đang cư trú tại (ghi rõ địa chỉ) ……………………………………………………………………………………………………… Bản thân và gia đình có đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định tại Điều ...Thông tư số /2012/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật và các quy định của pháp luật có liên quan khác; đồng thời ông (bà) …………………………………… là người khuyết tật thuộc diện được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhưng có nguyện vọng được sống tại cộng đồng do tôi nuôi dưỡng, chăm sóc.
Vậy tôi làm đơn này đề nghị cho tôi được nhận nuôi dưỡng, chăm sóc ông (bà) ………………... và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ……………………………….. xem xét trợ cấp xã hội hằng tháng cho ông (bà) ………………………………………….. theo quy định.
Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật theo quy định hiện hành của Nhà nước.
|
Ngày
tháng năm
20…
|
Ngày
tháng năm 20…. |
Ngày
tháng năm 20… Ủy ban nhân dân …………. xác nhận đơn trên là đúng và ông/bà ……… có đầy đủ điều kiện để nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định, đề nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét đơn để trợ cấp xã hội cho đối tượng theo quy định TM.UBND xã |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012)
UBND TỈNH, TP... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../QĐ-LĐTBXH |
…….., ngày tháng năm 2012 |
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật người khuyết tật;
Căn cứ Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật người khuyết tật;
Căn cứ Thông tư số ..../2012/TT-BLĐTBXH ngày ... tháng ... năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/NĐ-CP;
Căn cứ hồ sơ của ……………… và đề nghị của Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận ……………………………………………………………………………….…, địa chỉ ………………………………………………………….. là cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật (tổng sổ lao động là ..... người, trong đó có ……………………. người khuyết tật, chiếm tỷ lệ …..%);
……………………………………………………………. được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 9, Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
Điều 2. ………………………………………………………………….. có trách nhiệm:
- Hoạt động đúng Giấy phép kinh doanh số …………………………. ngày ……../....../2012 do…… …………. cấp (lần thứ ....) và Quy chế hoạt động của cơ sở đã được ban hành.
- Bảo đảm thường xuyên có trên 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật làm việc và có thu nhập ổn định;
- Hàng năm báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh về Sở Lao động TB&XH (qua phòng Bảo trợ xã hội); địa chỉ: số …………., xã (phường), quận (huyện)……………, tỉnh (TP)…………. .
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực 24 tháng, kể từ ngày tháng năm 20....đến ngày tháng năm 20....
Điều 4. Các ông, bà Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Trưởng phòng Lao động TB&XH huyện …………, Giám đốc Cơ sở ……………… và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
THE MINISTRY
OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 26/2012/TT-BLDTBXH |
Hanoi, November 12, 2012 |
Pursuant to the June 17, 2010 Law on Persons with Disabilities; Pursuant to the Government’s Decree No. 28/2012/ND-CP of April 10, 2012, detailing and guiding a number of articles of the Law on Persons with Disabilities (below referred to as Decree No. 28/2012/ND-CP);
At the proposal of the Director General of the Social Protection Department;
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates the Circular guiding a number of articles of Decree No. 28/2012/ND-CP as follows:
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides the determination of the rate of employees with disabilities; dossiers, procedures and order for recognition of production and business establishments employing persons with disabilities accounting for at least 30% of their total employees for enjoyment of incentives; the determination of levels of monthly social allowance and caretaking allowance; levels of allowance for persons with disabilities living in social protection centers; commune-level social allowance approval councils; conditions and competence to send persons with disabilities living in social protection centers to families.
Article 2. Determination of the rate of employees with disabilities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The percentage of employees with disabilities of a production and business establishment:
=
The average total annual number of employees with disabilities
The average total annual number of employees of the production and business establishment
For example: In 2011, enterprise A had 200 employees on its January payroll (including 61 persons with disabilities); it had 12 more employees (including 3 persons with disabilities) in April; 3 employees (including 1 person with disabilities) and another 3 quit their job in October and December respectively.
The average number of employees in 2011 equals:
200 employees + [(12 employees x 9 months) - (3 employees x 3 months) - (3 employees x 1 month)]/12 months = 200 employees + 8 employees = 208 employees
The average number of employees with disabilities in 2011 equals:
61 employees + [(3 employees x 9 months) - (1 employee x 3 months)]/ 12 months = 63 employees
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Production and business establishments employing persons with disabilities accounting for at least 30% of their total employees are entitled to incentive policies of the State specified in Clause 1, Article 9 of Decree No. 28/2012/ND-CP.
Article 3. Dossiers, procedures and order for recognition of production and business establishments employing persons with disabilities accounting for at least 30% of their total employees for enjoyment of incentives
1. A dossier of request for recognition comprises:
a/ A written request of the production and business establishment;
b/ A copy of the establishment decision or operation license of the establishment;
c/ A list of employees with disabilities and copies of their disability certificates;
d/ Copies of labor contracts or recruitment decisions of the employees with disabilities.
2. Recognition procedures and order:
a/ The production and business establishment employing persons with disabilities accounting for at least 30% of its total employees shall prepare 1 dossier as prescribed in Clause 1 of this Article and send it (directly or by post) to the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Renewal of recognition decisions:
a/ A decision on recognition of a production and business establishment employing persons with disabilities accounting for at least 30% of its total employees is valid for 24 (twenty-four) months.
b/ At least 1 (one) month before the recognition decision expires, the production and business establishment shall send (directly or by post) 1 dossier of request for renewal of that decision to the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs. A dossier comprises:
- A copy of the recognition decision;
- A written request for renewal, clearly stating the establishment’s current total number of employees and number of employees with disabilities together with a list of employees with disabilities which clearly indicates those recruited since the establishment obtained the recognition decision (if any);
- Copies of disability certificates and labor contracts or recruitment decisions of employees with disabilities recruited since the establishment obtained the recognition decision (if any).
c/ Within 10 working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall appraise the dossier and issue a decision on renewal of the recognition decision of the establishment for 24 (twenty-four) months; or issue a written reply stating the reason for the establishment’s ineligibility.
Article 4. Determination of monthly social allowance for persons with disabilities living in families and levels of monthly caretaking allowance
1. For provinces and centrally run cities, ministries, sectors and central mass organizations, to apply the standard monthly social allowance for persons with disabilities according to current regulations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
VND 180,000 x 2.0 = VND 360,000
Example 2: Mr. Nguyen Van B, 81, is a person with exceptionally serious disabilities residing in province C which applies the standard monthly social allowance of VND 180,000. The coefficient for calculating Mr. B’s monthly social allowance is 2.5 (applicable to elderly persons with exceptionally serious disabilities). The monthly allowance for Mr. B is:
VND 180,000 x 2.5 = VND 450,000
Example 3: Nguyen Van D, 4, is a person with exceptionally serious disabilities residing in province C which applies the standard monthly social allowance of VND 180,000. The coefficient for calculating D’s monthly social allowance is 2.5 (applicable to children with exceptionally serious disabilities). The monthly allowance for D is:
VND 180,000 x 2.5 = VND 450,000
Example 4: Mr. Nguyen B, 35, is a person with serious disabilities residing in province H which applies the standard monthly social allowance of VND 180,000. The coefficient for calculating Mr. B’s monthly social allowance is 1.5 (applicable to persons with serious disabilities). The monthly allowance for Mr. B is:
VND 180,000 x 1.5 = VND 170,000
Example 5: Mr. Nguyen Van Y, 80, is a person with serious disabilities residing in province Y which applies the standard monthly social allowance of VND 180,000. The coefficient for calculating Mr. Y’s monthly social allowance is 2.0 (applicable to elderly persons with serious disabilities.) The monthly allowance for Mr. Y is:
VND 180,000 x 2.0 = VND 360,000
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
VND 180,000 x 2.0 = VND 360,000
2. For localities which apply standard levels set by chairpersons of provincial-level People’s Committees, monthly social allowance shall be determined as follows:
Monthly social allowance
=
Standard level of the province or centrally run city
x
Corresponding coefficient prescribed in Decree No. 28/2012/ND-CP
Example 1: The standard social allowance of province Y is VND 200,000/month/person. Mr. Tran Van An, 66, is a person with exceptionally serious disabilities and resides in province Y. Mr. Tran Van An is entitled to the highest social allowance coefficient of 2.5 (applicable to elderly persons with exceptionally serious disabilities). The monthly allowance for Mr. Tran Van An is: VND 200,000 x 2,5 = VND 500,000.
Example 2: Ms. Nguyen Thanh An, 20, who satisfies the conditions specified in Article 19 of Decree No. 28/2012/ND-CP, nurses a person with exceptionally serious disabilities and resides in province C which applies the monthly social allowance of VND 200,000. Ms. An is entitled to the allowance for persons nursing persons with exceptionally serious disabilities with the coefficient of 1.5. The monthly allowance for Ms. An is:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Monthly caretaking allowance for persons with exceptionally serious disabilities and persons with serious disabilities who are pregnant or raising children under 36 months old:
Example 1: Ms. Nguyen Thi A, 22, is a pregnant person with exceptionally serious disabilities and resides in province B which applies the standard monthly social allowance of VND 180,000. Her allowance is calculated as follows:
- Allowance for persons with exceptionally serious disabilities
VND 180,000 x 2.0 = VND 360,000
- Allowance for persons with exceptionally serious disabilities who are pregnant or raising 1 child under 36 months old:
VND 180,000 x 1.5 = VND 270,000
The total monthly allowance receivable by Ms. A is: VND 360,000 + VND 270,000 = VND 630,000
Example 2: Ms. Nguyen Thi B, 30, is a persons with serious disabilities who is pregnant and raising a child under 36 months old and resides in province C which applies the standard monthly social allowance of VND 180,000. Ms. B is entitled to 2 allowances as follows:
- Allowance for persons with serious disabilities: VND 180,000 x 1.5 = VND 270,000
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
VND 180,000 x 2.0 = VND 360,000
The total monthly allowance receivable by Ms. B is: VND 270,000 + VND 360,000 = VND 630,000 Article 5. Support for purchase of personal articles and utilities for daily life activities of persons with exceptionally serious disabilities living in social protection centers
1. Persons with exceptionally serious disabilities living in social protection centers may receive:
a/ Blankets and mosquito nets once every 5 years;
b/ Annually, 2 mats, 2 summer suits, 1 winter suit, 2 sets of underwear, 2 face towels, 2 pairs of plastic slippers, 2 toothbrushes. Quarterly, 1 toothpaste and 1 kilo of soap.
c/ 2 packs of sanitary napkins/person/month. d/ Common drugs when getting sick.
e/ Functional rehabilitation tools and devices: Depending on their type and degree of disability, persons with disabilities may receive:
- Crutches: Once a year;
- Artificial limbs: Once every 3 years;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Based on the norms on articles and utilities for daily life activities and expenses for repairing functional rehabilitation tools and devices, social protection centers shall make annual estimates based on actual prices and submit them to competent authorities for approval.
Article 6. Commune-level social allowance approval councils
A social allowance approval council, which is established by the chairperson of the People’s Committee, is composed of:
a/ The chairperson, who is the chairperson (or vice chairperson) of the People Committee;
b/ The civil servant in charge of labor, war invalid and social affairs;
c/ The head of the health center;
d/ The heads or deputy heads of the Vietnam Fatherland Front Committee, Vietnam Women Union, Ho Chi Minh Communist Youth Union and the organization of persons with disabilities (if any).
2. Operation of the commune-level social allowance approval council:
a/ When a person with disabilities or his/her lawful representative makes a written request for enjoyment of social allowance or adjustment of the level of enjoyment of social allowance, the council chairperson shall convene council members to a meeting to carry out the processes and procedures to consider and approve social allowance for the person concerned;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c/ Conclusions of the council must be approved by majority vote. In case the votes are equal, the decision must be made in favor of the council chairperson’s vote. Minor opinions must be reserved in the council meeting minutes. The council’s conclusions must be made in writing and signed by the council chairperson;
d/ The term of operation of the council follows the term of office of the commune-level People’s Committee;
e/ The commune-level social allowance approval council may use the seal of the commune-level People’s Committee.
Article 7. Conditions and competence to send persons with exceptionally serious disabilities living in social protection centers to families
1. A person with exceptionally serious disabilities who is living in a social protection center may be sent to a family when he/she fully meets the following conditions:
a/ He/she voluntarily requests to live in the community;
b/ He/she is nursed by a person who satisfies the conditions specified in Article 19 of Decree No. 28/2012/ND-CP.
2. The competence to discharge persons with disabilities from social protection centers complies with Article 24 of the Government’s Decree No. 68/2008/ND-CP of May 30, 2008, providing conditions and procedures for the formation, organization, operation and dissolution of social protection centers.
Article 8. Organization of implementation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. To promulgate together with this Circular the following forms:
a/ Declaration of information on person with disabilities (form No. 1);
b/ Declaration of information on family having members with disabilities (form No. 2);
c/ Declaration of information on person nursing person with disabilities (form No. 3);
d/ Application for nursing person with disabilities (form No. 4);
e/ Decision on recognition of production and business establishment employing persons with disabilities accounting for at least 30% of its total employees (form No. 5).
(These forms are not translated).
1. This Circular takes effect on December 26, 2012.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and guidance.-
FOR THE
MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
DEPUTY MINISTER
Nguyen Trong Dam
;
Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 28/2012/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 26/2012/TT-BLĐTBXH |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Nguyễn Trọng Đàm |
Ngày ban hành: | 12/11/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 28/2012/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Chưa có Video