Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23/LĐTT

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CHỊ EM CÓ THAI, CÓ CON MỌN

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:

-Các Bộ và các ngành trung ương
-Các Ủy ban Hành chính các liên khu, khu Tự trị
-Các thành phố và các tỉnh trực thuộc trung ương
-Các Khu, Sở Lao động và các Ty Lao động trực thuộc

 

Thông tư số 5-LĐ/TT ngày 9-3-1955 Bộ Lao động, phần II, điểm 3 quy định: Phụ nữ có thai 6 tháng trở lên hoặc dưới 6 tháng có con mọn không dùng làm thêm giờ ngoài giừo đã quy định chính thức trong các bản nội quy.

Thông tư số 1.061-LĐ ngày 20-9-1956 Liên bộ Y tế, Lao động, phần Vận tải: Săn sóc phụ nữ, đỉem 1 quy định:

- Tránh làm việc nặng.

- Không làm đêm hay làm thêm giờ.

- Tháng thứ 7 tháng thứ 8 phụ nữ có thai cứ 8 giờ được nghỉ 1 giờ.

Trong khi thi hành các thông tư nói trên, đã xảy ra những lệch lạc như: có nơi huy động cả những chị em có thai trên 6 tháng hoặc có con mọn dưới 6 tháng làm thêm giờ, bố trí làm cả đêm từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng hoặc có nơi hướng dẫn chị em có thai, có con mọn, chuyển qua làm công việc nhẹ và trả lương theo công việc nhe, v.v…

Để bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ trong khi thai nghén và những chị em có cháu bé, Bộ Lao động giải thích việc thi hành chế độ làm việc như dưới đây:

1) Chế độ làm việc của phụ nữ có thai, có con mọn:

Đối với những người có thai từ tháng thứ 7 trở đi hoặc những người có con mọn dưới 6 tháng thì không bố trí làm thêm giờ.

Ở những xí nghiệp, công nông lâm trường vì điều kiện công tác mà phải làm 3 kíp thì không bố trsi làm kíp thứ 3 từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng.

Những người làm công việc nặng nhọc phải gắng sức nhiều thì trong thời gian này cần được sắp xếp công việc nhẹ mà vẫn được hưởng lương của mình không thay đổi. Hết hạn ấy vì điều kiện gì mà vẫn làm công việc nhẹ, không thể trở lại làm công việc cũ, thì sẽ hưởng lương theo công việc nhẹ.

Đối với những người đang làm công việc nhẹ rồi thì không cần phải bố trí công việc nhẹ hơn thế nữa.

2) Bớt thì giờ làm việc khi có thai:

Việc quy định bớt một giờ trong 8 giờ làm việc trong thông tư 1.061 không phải là áp dụng đồng loạt, mọi người đều được hưởng mà sẽ tùy theo điều kiện và tính chất công việc, xí nghiệp sẽ quy định trong bản nội quy riêng.

Ví dụ:

Những chị em trực tiếp sản xuất với điều kiện lao động vất vả, nặng nhọc, tốn nhiều sức lao động như đẩy goòng, xúc than lên xe, v.v… thì được bớt 1 giờ làm việc mỗi ngày. Còn đối với những chị em gián tiếp sản xuất hoặc làm những công việc nhẹ nhàng như: chị em làm việc ở văn phòng, quét dọn, chị em nhặt than, ghè than, v.v… không cần phải bớt giờ làm việc nữa.

Thông tư này nhằm giải thích các điểm của thông tư số 1.061 quy định về chế độ làm việc và thì giờ làm việc của phụ nữ trong thời kỳ có thai nghén và có con mọn. Yêu cầu các ngành, các địa phương cho phổ biến đến các đơn vị để việc chấp hành chế độ được đúng đắn.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG




Nguyễn Văn Tạo

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 23/LĐTT năm 1957 giải thích chế độ làm việc của chị em có thai, có con mọn do Bộ Lao động ban hành

Số hiệu: 23/LĐTT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động
Người ký: Nguyễn Văn Tạo
Ngày ban hành: 20/11/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 23/LĐTT năm 1957 giải thích chế độ làm việc của chị em có thai, có con mọn do Bộ Lao động ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…