BỘ
LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2007/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2007 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số
133/2007/NĐ-CP ngày 08/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động về
giải quyết tranh chấp lao động (sau đây gọi là Nghị định số 133/2007/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 122/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2007 quy định Danh mục
doanh nghiệp không được đình công và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động
ở doanh nghiệp không được đình công ( sau đây gọi tắt là Nghị định số
122/2007/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội;
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức, hoạt
động của Hội đồng trọng tài lao động như sau:
I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG
1. Nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài lao động
a) Hoà giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động;
b) Giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công quy định tại Nghị định số 122/2007/NĐ-CP.
2. Quyền hạn của Hội đồng trọng tài lao động
a) Tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các bên tranh chấp, những người có liên quan, những người làm chứng;
b) Thu thập tài liệu chứng cứ, yêu cầu các bên tranh chấp và những người có liên quan cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp;
c) Yêu cầu các bên tranh chấp tới phiên họp hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp do Hội đồng trọng tài lao động triệu tập;
d) Đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét, thương lượng;
đ) Lập biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành;
e) Ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp tại các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công;
g) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hoà giải các tranh chấp lao động cho Hội đồng hoà giải cơ sở và hoà giải viên lao động tại địa phương.
h) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động được hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 5, Điều 11 của Nghị định số 133/2007/NĐ-CP. Các thành viên Hội đồng trọng tài lao động khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm trong những ngày thực hiện công tác hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động, kể cả những ngày nghiên cứu hồ sơ, gặp gỡ hai bên tranh chấp lao động để thu thập tài liệu, chứng cứ được hưởng chế độ bồi dưỡng tương đương với chế độ bồi dưỡng phiên toà áp dụng đối với Hội thẩm nhân dân theo Quyết định số 241/2006/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng phiên toà.
3. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động
a) Điều hành mọi hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, chủ trì các cuộc hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động;
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động;
c) Ký biên bản, Quyết định giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động;
d) Ký ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
đ) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động;
g) Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
4. Nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng trọng tài lao động
a) Thường trực của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện các công việc hành chính, tổ chức đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
b) Tiếp nhận hồ sơ và tìm hiểu vụ việc tranh chấp lao động;
c) Thu thập chứng cứ tài liệu có liên quan;
d) Chuẩn bị các cuộc họp của Hội đồng trọng tài lao động;
đ) Tiến hành các thủ tục và lập biên bản tại phiên hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động.
5. Nhiệm vụ của các thành viên khác trong Hội đồng trọng tài lao động
a) Tìm hiểu, nghiên cứu các vụ tranh chấp lao động tập thể để góp ý, đề xuất phương án hoà giải, giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động;
b) Dự các phiên hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng trọng tài lao động;
c) Thực hiện các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động.
II. TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG
1. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động
Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại khoản 3, Điều 164 của Bộ luật Lao động là ba (3) năm.
Ngoài các cuộc họp để giải quyết các vụ tranh chấp lao động theo đơn yêu cầu của các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài lao động có thể họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, họp thường kỳ 6 tháng một lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm để đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
2. Thành phần của Hội đồng trọng tài lao động
Số lượng thành viên và thành phần của Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Khoản 4, Điều 11 của Nghị định số 133/2007/NĐ-CP. Nay hướng dẫn điểm d và điểm đ của Khoản 4 Điều 11 Nghị định 133/NĐ-CP như sau:
a) Trường hợp một thành viên đại diện của người sử dụng lao động địa phương theo quy định tại điểm d, Khoản 4, Điều 11 của Nghị định 133/2007/NĐ-CP là Chi nhánh hoặcVăn phòng đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh.
b) Trường hợp một hoặc một số thành viên là luật gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương, có uy tín và công tâm theo quy định tại điểm đ, Khoản 4, Điều 11 của Nghị định số 133/2007/NĐ-CP do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội lựa chọn để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở giới thiệu của một trong các cơ quan, tổ chức: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội Luật gia, Liên đoàn lao động, Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh.
c) Ngoài số thành viên chính thức, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động và Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh, mỗi cơ quan, tổ chức cử một thành viên dự khuyết để thay thế khi thành viên chính thức vắng mặt hoặc phải thay đổi theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Thành viên dự khuyết của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là Lãnh đạo cấp Sở để thay thế cho Chủ tịch Hội đồng khi phải vắng mặt.
d) Căn cứ đề nghị của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định miễn nhiệm thành viên của Hội đồng trọng tài lao động trong trường hợp không đảm nhiệm được nhiệm vụ được giao (Quyết định miễn nhiệm theo mẫu số 2 kèm theo Thông tư này).
3. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội gửi văn bản đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan cử thành viên tham gia Hội đồng trọng tài lao động.
Căn cứ danh sách giới thiệu của các cơ quan, tổ chức, Giám đốc sở Lao động- Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động (theo mẫu số 1 kèm theo Thông tư này).
III. THỦ TỤC HOÀ GIẢI, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG
1. Nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
Thư ký của Hội đồng trọng tài lao động nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động phải vào sổ, ghi rõ ngày tháng nhận đơn và nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan. Đề xuất phương án hoà giải, giải quyết với Hội đồng trọng tài lao động chậm nhất hai (2) ngày sau khi nhận đơn, thư ký Hội đồng trọng tài lao động phải gửi đến các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động:
a) Giấy triệu tập họp Hội đồng trọng tài lao động;
b) Đơn yêu cầu giải quyết (theo mẫu số 3 kèm theo Thông tư này);
c) Các chứng cứ, tài liệu có liên quan;
d) Danh sách thành viên Hội đồng trọng tài lao động tham gia hoà giải, giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định.
Trường hợp một hoặc cả hai bên tranh chấp có yêu cầu thay đổi thành viên của Hội đồng trọng tài lao động vì cho rằng thành viên đó không bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp ( người thân thích hoặc người có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp hay gián tiếp với một bên tranh chấp) thì phải có đơn gửi Hội đồng trọng tài lao động ít nhất ba (3) ngày trước khi tiến hành phiên họp. Việc thay thế thành viên trong từng phiên họp hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động tập thể do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định.
2. Trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp lao động tập thể của Hội đồng trọng tài lao động đối với doanh nghiệp được đình công
a) Tại phiên họp Hội đồng trọng tài lao động, thư ký Hội đồng trọng tài lao động kiểm tra sự có mặt của hai bên tranh chấp lao động, đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp các bên tranh chấp lao động không có mặt mà uỷ quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm tra giấy uỷ quyền. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động hoãn phiên họp. Trường hợp đã được triệu tập đến lần thứ hai sau hai (2) ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động quyết định hoãn phiên họp lần thứ nhất mà một trong hai bên tranh chấp vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động vẫn họp và lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
b) Khi hai bên tranh chấp lao động có mặt đầy đủ tại phiên họp thì Hội đồng trọng tài lao động tiến hành theo trình tự sau:
- Tuyên bố lý do của phiên họp;
- Giới thiệu các thành phần tham gia phiên họp;
- Bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trình bày;
- Bên được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trình bày;
- Thư ký Hội đồng trọng tài lao động trình bày các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được và đưa ra phương án hoà giải để các thành viên hội đồng tham gia ý kiến và thống nhất theo nguyên tắc đa số. bằng cách bỏ phiếu kín;
- Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà giải.
c) Trong trường hợp bên tranh chấp lao động tự hoà giải được hoặc nhất trí phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành (Theo mẫu số 4 kèm theo Thông tư này) có chữ ký của hai bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động và gửi cho hai bên tranh chấp. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.
d) Trong trường hợp hai bên tranh chấp lao động không chấp nhận phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra hoặc đã được triệu tập đến lần thứ hai mà một trong hai bên vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành (Theo mẫu số 4 kèm theo Thông tư này), trong đó ghi rõ ý kiến của các bên; biên bản phải có chữ ký các bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
Biên bản phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn không quá một (1) ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản hoà giải.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công
Tối đa là năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài lao động phải tổ chức phiên họp để giải quyết.
a) Hội đồng trọng tài lao động tiến hành thủ tục theo Khoản 1 và các điểm a,b Khoản 2 Mục III của Thông tư này.
b) Trong trường hợp hai bên tự hoà giải được hoặc nhất trí phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động theo phương án hoà giải thành (theo mẫu số 5 kèm theo Thông tư này).
c) Trong trường hợp hoà giải không thành thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành và ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động (theo mẫu số 5 kèm theo Thông tư này).
d) Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động được thảo luận và biểu quyết theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu kín. Nếu có trên 50% số phiếu của thành viên Hội đồng trọng tài lao động có mặt tán thành phương án giải quyết thì Quyết định đó có hiệu lực.
Trường hợp một bên tranh chấp hoặc cả hai bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng lao động thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động về giải quyết vụ tranh chấp được sao gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn không quá một (1) ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định.
4. Ngôn ngữ dùng trong quá trình hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng trọng tài lao động
Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại Hội đồng trọng tài lao động là tiếng Việt. Trong trường hợp một hoặc hai bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí phiên dịch đáp ứng được yêu cầu để phục vụ quá trình hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Bãi bỏ Thông tư số 02/LĐTBXH-TT ngày 08 tháng 01 năm 1997 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 774/TTg ngày 08/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập và chỉ đạo hoạt động Hội đồng trọng tài lao động theo hướng dẫn của Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MẪU SỐ 1:
(Ban hành kèm theo Thông tư số
23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23.tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội)
UBND
TỈNH (THÀNH PHỐ):............... |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND |
............, ngày….. tháng…… năm 200….. |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH (THÀNH PHỐ)……..
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân của Quốc hội , ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Nghị định số 133/2007/NĐ- CP ngày 08 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp;
Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng
tài lao động;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tại Công văn số …..
ngày tháng năm;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố ………….gồm các Ông/bà có tên sau:
1.Chủ tịch Hội đồng: Ông/ bà (ghi rõ họ và tên, chức danh, cơ quan, tổ chức).
2.Thư ký Hội đồng: Ông/ bà (ghi rõ họ và tên, chức danh, cơ quan, tổ chức).
3.Thành viên Hội đồng:
- Ông/ bà (ghi rõ họ và tên, chức danh, cơ quan, tổ chức).
- Ông/ bà (ghi rõ họ và tên, chức danh, cơ quan, tổ chức).
Điều 2. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là ba (3) năm (từ ngày……tháng…..năm 200…..đến….ngày……. tháng ……năm 200…… ).
Điều 3. Nhiệm vụ của Chủ tịch, Thư ký và các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2007.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày………tháng……… năm 200…
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các Ông/Bà có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH UBND TỈNH(THÀNH PHỐ). |
MẪU SỐ 2:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-LĐTBXH ngày 23 tháng
10.năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....../QĐ-UBND |
..........,ngày…… tháng…… năm 200... |
VỀ VIỆC MIỄN NHIỆM THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH(THÀNH PHỐ)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội; Căn cứ Nghị
định số 133/2007/NĐ- CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Lao động về giải quyết tranh chấp;
Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng
tài lao động;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tại Công văn số…..
ngày…. Tháng……năm;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Miễn nhiệm chức danh…………đối với Ông/bà ( ghi rõ Họ tên)
Kể từ ngày..............tháng.............năm.........
đã được bổ nhiệm theo Quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động số…
Hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức………………………………………….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3 . Chánh Văn phòng UBND, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Ông/Bà có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH UBND TỈNH(THÀNH PHỐ). |
MẪU SỐ 3:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23 /2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10
năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội).
Tên Doanh nghiệp |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
............., ngày……tháng……năm 200….. |
HOÀ GIẢI, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ.
Kính gửi: Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố…
1. Họ tên, địa chỉ, chức danh của người làm đơn;
2. Nội dung, tình tiết vụ tranh chấp lao động tập thể;
3. Các yêu cầu, đề nghị Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh hoà giải, giải quyết.
( Gửi kèm các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp lao động, nếu có)
|
ĐẠI
DIỆN TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG/ |
MẪU SỐ 4:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXHngày 23 tháng 10 năm
2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.)
UBND
TỈNH (THÀNH PHỐ):...... |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
............., ngày……tháng… năm 200….. |
HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ
1. Ngày tháng năm, địa điểm tiến hành họp Hội đồng trọng tài lao động:
2. Họ tên những người tham dự:
- Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động;
- Thư ký Hội đồng trọng tài lao động;
- Các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động;
- Đại diện hai bên tranh chấp lao động tập thể;
- Những người được Hội đồng trọng tài lao động mời tham dự phiên họp ( nếu có).
3.Nội dung yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể….
4. ý kiến của những người tham dự:
- ý kiến của các bên tranh chấp;
- ý kiến của các thành viên Hội đồng trọng tài lao động;
- ý kiến của những người được hội đồng trọng tài lao động mời;
5. Phương án hoà giải của Hội đồng trọng tài lao động.
Ý kiến của hai bên tranh chấp ( chấp nhận / không chấp nhận)
( Hai bên tranh chấp lao động tập thể có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản này).
6. Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động ( nếu phương án hoà giải hai bên không chấp nhận)
Ý kiến của hai bên tranh chấp ( chấp nhận/không chấp nhận)
7. Kết luận của Hội đồng trọng tài lao động.
Phiên họp hoà giải kết thúc vào hồi giờ ngày tháng năm ….
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác nhau như sau……………………………………………………
THƯ
KÝ HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI |
TM/
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG |
Hai bên tranh chấp lao động tập thể
Đại
diện tập thể lao động |
Đại
diện người sử dụng lao động |
MẪU SỐ 5:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23 /2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10
năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội).
UBND
TỈNH (THÀNH PHỐ):....... |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./QĐ-HĐTTLĐ |
............, ngày…… tháng……năm 200….. |
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số
122/2007/NĐ- CP của Chính phủ ngày 27 tháng 7 năm 2007 quy định danh mục
doanh nghiệp không được đình công và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động
ở doanh nghiệp không được đình công;
Căn cứ Thông tư số 23/2007/BLĐTBXH-TT, ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội hướng dẫn về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng
tài lao động;
Căn cứ kết luận và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng trọng tài lao động tại phiên họp
giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể theo đơn yêu cầu
ngày tháng năm 200
của đại diện …………………… ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động như sau:
1.
2.
3.
Điều 2. Quyết định này đã được công bố trước toàn thể những người có mặt tại cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động./.
Nơi nhận: |
TM/
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG |
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 23/2007/TT-BLDTBXH |
Hanoi, October 23, 2007 |
CIRCULAR
GUIDING THE ORGANIZATION AND OPERATION OF LABOR ARBITRATION COUNCILS
Pursuant to the Governments
Decree No. 133/2007/ND-CP of August 8, 2007, detailing and guiding the
implementation of a number of articles of the Law Amending and Supplementing a
Number of Articles of the Labor Code regarding the settlement of labor disputes
(below referred to as Decree No. 133/2007/ND-CP);
Pursuant to Decree No. 122/2007/ND-CP of July 27, 2007, providing for the list
of enterprises banned from strike and the handling of requests of labor
collectives at those enterprises (below referred to as Decree No.
122/2007/ND-CP);
Pursuant to the Governments Decree No. 29/2003/ND-CP of March 31, 2003,
defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Vie Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guides the tasks,
powers, organization and operation of Labor Arbitration Councils as follows:
I. TASKS AND POWERS OF LABOR ARBITRATION COUNCILS
1. Tasks of a Labor Arbitration Council
a/ To conciliate interest-related collective labor disputes between labor collectives and employers;
b/ To settle collective labor disputes between labor collectives and employers at enterprises on the list of those banned from strike provided for in Decree No. 122/2007/ND-CP.
2. Powers of a Labor Arbitration Council
...
...
...
b/ To gather documents and evidence, request disputing parties and related persons to supply all documents related to disputes;
c/ To request disputing parties to attend meetings on conciliation or settlement of disputes convened by the Council;
d/ To suggest conciliation solutions to disputing parties for consideration and negotiation;
dd/ To make records of successful or unsuccessful conciliation;
e/ To issue decisions on settlement of disputes at enterprises on the list of those banned from strike;
g/ To provide professional guidance on labor dispute conciliation to grassroots conciliation councils and local labor conciliators.
h/ The Councils secretary is entitled to benefits provided for in Clause 5, Article 11 of Decree No. 133/2007/ND-CP. Other members of the Council working on a part-time basis to conciliate and settle labor disputes, including scrutinizing dossiers and meeting disputing parties to collect documents and evidence, are entitled to allowances equivalent to court session allowances for peoples jurors under the Prime Ministers Decision No. 241/2006/QD-TTg of October 25, 2006, on court session allowances.
3. Tasks of the chairman of a Labor Arbitration Council
a/ To administer all activities of the Council, preside over meetings on conciliation and settlement Of labor disputes;
...
...
...
c/ To sign the Councils records and decisions on settlement of labor disputes;
d/ To sign for promulgation the Councils operation regulation;
dd/ To organize professional training and retraining courses on conciliation and settlement of labor disputes;
e/ To make annual or extraordinary reports on the Councils operation.
4. Tasks of the secretary of a Labor Arbitration Council
a/ To act as the Councils standing member to perform administrative and organizational tasks, ensuring the Councils operation;
b/ To receive dossiers of and inquire into labor disputes;
c/ To gather related evidence and documents;
d/ To prepare for the Councils meetings;
...
...
...
5. Tasks of other members of a Labor Arbitration Council
a/ To inquire into collective labor disputes in order to give comments and suggestions on the Councils conciliation and settlement solutions;
b/ To attend the Councils meetings on conciliation and settlement of labor disputes;
c/ To perform other tasks assigned by the Councils chairman.
II. ORGANIZATION OF LABOR ARBITRATION COUNCILS
1. Term of operation of a Labor Arbitration Council
The term of operation of a Labor Arbitration Council is three (3) years under the provisions of Clause 3, Article 164 of the Labor Code.
In addition to meetings to settle labor disputes upon petitions of disputing parties, a Labor Arbitration Council may convene extraordinary meetings at the request of its chairman and biannual and annual meetings to assess its operation results and report thereon to the president of the provincial/municipal Peoples Committee and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. Membership of a Labor Arbitration Council
...
...
...
a/ If a member is the representative of a local employer according to Point d, Clause 4, Article 11 of Decree No. 133/2007/ND-CP, that must be a chapter or representative office of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry or the provincial-level Union of Cooperatives.
b/ If a member is a lawyer or a person or several members are lawyers or persons experienced in local labor relations, having prestige and a sense of justice as prescribed at Point e, Clause 4, Article 11 of Decree No. 133, 2007/ND-CP, they must be selected by the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service and decided by the president of the provincial-level Peoples Committee at the recommendation of one of the following agencies and organizations: the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service, the Lawyers Association, the Labor Confederation, the chapter or representative office of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry or the provincial-level Union of Cooperatives;
c/ In addition to official members, the provincial/ municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service, the Labor Confederation, the chapter or representative office of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry or the provincial level Union of Cooperatives may each nominate an alternate member for replacement of official members who are absent or must be replaced at the request of disputing panics. The alternate member nominated by the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service must be one of its leaders who will replace the Councils chairman in case of the latters absence;
d/ At the proposal of the Councils chairman, the director of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall propose to the president of the provincial-level Peoples Committee for consideration and decision the removal of a member from the Council who fails to fulfill the assigned tasks (the removal decision is made according to Form No. 2 attached to this Circular - not printed herein).
3. Establishment of a Labor Arbitration Council
The director of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall send written requests to concerned agencies and organizations for nomination of members to the Council.
Based on the list of nominees of agencies and organizations, the director of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall propose to the president of the provincial-level Peoples Committee for consideration and issuance of a decision on the establishment of the Council (according to Form No. I attached to this Circular - not printed herein).
III. PROCEDURES FOR CONCILIATION, SETTLEMENT OF LABOR DISPUTES BY LABOR ARBITRATION COUNCILS
1. Receiving petitions for settlement of labor disputes
...
...
...
a/ A summons to the Councils meeting;
b/ The petition for settlement of the dispute (according to Form No. 3 attached to this Circular - not printed herein);
c/ Related evidence and documents;
d/ The list of the Councils members participating in the conciliation or settlement of the dispute as decided by the Councils chairman.
If either or both of the disputing panics request replacement of a member of the Council as they see that such member cannot ensure objection and justice in dispute settlement (he/she is a relative or has personal interests related directly or indirectly to either disputing party), the party(ies) must send to the Council a written request at least three (3) days before the Councils meeting. The replacement of members at each meeting on conciliation and settlement of a collective labor dispute is decided by the Councils chairman.
2. Order and procedures for settlement of collective labor disputes by Labor Arbitration Councils for enterprises where strike is allowed
a/ At each meeting of a Labor Arbitration Council, the Councils secretary shall check the presence of the two disputing parties and their authorized representatives. If the two disputing parties are absent and authorize others to represent them, their written authorizations are required. If one of the disputing parties is absent for a plausible reason, the Council may postpone the meeting. If a disputing party is still absent without a plausible reason after being summoned for the second time after two (2) working days from the date the Council postpones the first meeting, the Council shall still meet and make a record of unsuccessful conciliation to be signed by the present party, the Councils chairman and secretary.
b/ When the two disputing parties are present, the Council shall conduct the meeting in the following order:
- Declaring the reasons for the meeting;
...
...
...
- The petitioner makes presentation;
- The petitioned makes presentation;
- The Councils secretary presents evidence and documents it has gathered and puts forth conciliation solutions for members comment and agreement on the principle of majority voting by secret ballot:
- The Councils chairman puts forth conciliation solutions.
c/ In case the disputing parties can conciliate the dispute by themselves or agree on a conciliation solution put forth by the Council, the Council shall make a record or successful conciliation (according to Form No. 4 attached to this Circular - not primed herein) to be signed by the two disputing parties, the Councils chairman and secretary, and send it to the two disputing parties. The disputing parties must observe agreements in the record of successful conciliation.
d/ In case the two disputing panics disagree with the conciliation solution put forth by the Council or one of them fails to show up without plausible reasons though having been summoned for the second time, the Council shall make a record of unsuccessful conciliation (according to Form No. 4 attached to this Circular - not primed herein), stating opinions of the parties; the record must be signed by the disputing parties, the Councils chairman and secretary.
The record must be sent to the disputing parties on the working day following the date of its making.
3. Order, procedures for settlement of labor disputes by Labor Arbitration Councils for enterprises on the list of those banned from strike
Within five (5) working days after receiving a petition for settlement of a labor dispute, a Labor Arbitration Council shall organize a meeting to settle that dispute.
...
...
...
b/ If the two parties can conciliate the dispute by themselves or agree on a conciliation solution put forth by the Council, the Council shall make a record of successful conciliation and issue a decision on settlement of the labor dispute based on the successful conciliation solution (according to Form No. 5 attached to this Circular - not printed herein).
c/ In case of unsuccessful conciliation, the Council shall make a record thereof and issue a decision on settlement of the labor dispute (according to Form No. 5 attached to this Circular - not printed herein).
d/ The Councils settlement decision shall be discussed and voted on the principle of majority voting by secret ballot. If more than 50% of votes of the Councils present members are for the settlement solution, the decision becomes effective.
If either or both of the disputing panics disagree with the Councils decision, they may request the peoples court to settle the dispute in accordance with law.
The Councils decision settling a dispute shall be duplicated and sent to the two disputing parties on the working day following the date of its signing.
4. Language used in the process of conciliation and settlement of labor disputes at Labor Arbitration Councils
The language and script used in the course of conciliation and settlement of labor disputes at Labor Arbitration Councils are Vietnamese. If one or both disputing parties cannot use Vietnamese, the employer shall arrange qualified interpreters for dispute conciliation and settlement.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
...
...
...
2. Provincial-level Peoples Committees shall establish, and direct the operation of, Labor Arbitration Councils under the guidance in this Circular.
3. Problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for prompt settlement.
FOR
THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
STANDING VICE MINISTER
Huynh Thi Nhan
;
Thông tư 23/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 23/2007/TT-BLĐTBXH |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Huỳnh Thị Nhân |
Ngày ban hành: | 23/10/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 23/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Chưa có Video