BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/2017/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2017 |
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với Cáp và quang cẩu trong bộ thiết bị: 3ɸ-24.40, 3ɸ-24.50, 3ɸ-10.36-04, ƃΦMИ 468929.058 dùng để cẩu tên lửa và công ten nơ tên lửa, động cơ phóng Π9510-10a, đầu đạn Π9590-0, đầu đạn trong hòm C1.42-0 sử dụng trong Bộ Quốc phòng.
Ký hiệu: QTKĐ 02:2017/BQP
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2017.
Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 198/2017/TT-BQP ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng)
MỤC LỤC
1 Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.2 Đối tượng áp dụng
2 Các hình thức kiểm định
3 Tài liệu viện dẫn
4 Thuật ngữ và định nghĩa
4.1 Cáp và quang cẩu
4.2 Kiểm định kỹ thuật lần đầu
4.3 Kiểm định kỹ thuật định kỳ
4.4 Kiểm định kỹ thuật bất thường
5 Các bước kiểm định
6 Phương tiện kiểm định
7 Điều kiện kiểm định
8 Chuẩn bị kiểm định
8.1 Thống nhất kế hoạch kiểm định
8.2 Kiểm tra hồ sơ, lý lịch
8.3 Chuẩn bị phương tiện kiểm định
8.4 Chuẩn bị các biện pháp an toàn khi kiểm định
9 Tiến hành kiểm định
9.1 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
9.2 Các chế độ thử - Phương pháp kiểm tra
10 Xử lý kết quả kiểm định
11 Thời hạn kiểm định
12 Phụ lục I
13 Phụ lục II
Lời nói đầu
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các loại cáp và quang cẩu sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 02:2017/BQP) do Tổng cục Kỹ thuật biên soạn, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư số: 198/2017/TT-BQP ngày 22 tháng 8 năm 2017.
CÁP VÀ QUANG CẨU.
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các loại cáp và quang cẩu thuộc bộ thiết bị 3ɸ-24.40, 3ɸ- 24.50, 3ɸ-10.36-04, ƃΦMИ 468929.058... (sau đây gọi là cáp và quang cẩu) thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao đặc thù quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành.
Căn cứ vào quy trình này, đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn và kiểm định viên trong Bộ Quốc phòng áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng loại cáp và quang cẩu nhưng không được trái với quy định của quy trình này. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân quản lý sử dụng các loại cáp và quang cẩu có trách nhiệm phối hợp với đơn vị kiểm định và kiểm định viên theo quy định của pháp luật.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân quản lý, sử dụng cáp và quang cẩu trong Bộ Quốc phòng (gọi chung là cơ sở);
- Các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn và kiểm định viên trong Bộ Quốc phòng;
- Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cáp và quang cẩu phải được thực hiện đầy đủ trong những trường hợp sau:
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, trước khi đưa vào sử dụng;
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ;
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường.
- QCVN 7:2012/BLĐTBXH. Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
- QCVN 01:2011/BCT. Quy chuẩn Quốc gia về an toàn trong khai thác hầm lò;
- TCVN 4244:2005. Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
- TCVN 6997-2002. Trục tải mỏ công tác hiệu chỉnh và kiểm định;
- TCVN 7550:2005. Cáp thép dùng cho thân máy - Yêu cầu tối thiểu;
- TCVN 5207:1990. Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;
- TCVN 5864:1995. Thiết bị nâng - Cáp thép, tang, ròng rọc, xích và đĩa xích - Yêu cầu an toàn.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn cáp và quang cẩu có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
4.1. Cáp và quang cẩu là loại vật tư đặc chủng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc bộ thiết bị 3ɸ-24.40, 3ɸ-24.50, 3ɸ-10.36-04, ƃΦMИ 468929.058... được sử dụng nâng hạ tên lửa, công ten nơ tên lửa, động cơ phóng Π9510-10a, đầu đạn Π9590-0, đầu đạn trong hòm C1.42-0 trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đặt tên lửa phục vụ chiến đấu.
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của cáp và quang cẩu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi lắp đặt, trước khi đưa vào để sử dụng lần đầu.
4.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của cáp và quang cẩu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
4.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của cáp và quang cẩu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của cáp và quang cẩu;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn cáp và quang cẩu phải tiến hành lần lượt theo các bước sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch
Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
Bước 3. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải
Bước 4. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử
Bước 5. Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý:
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục I và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Các phương tiện phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định, phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và còn hạn kiểm định, bao gồm:
6.1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ khám xét
- Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3 kg đến 0,5 kg;
- Kính lúp có độ phóng đại phù hợp;
- Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, khe hở.
6.2. Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử tải
Thiết bị đo tải trọng thử (lực kế).
6.3. Thiết bị, dụng cụ đo lường
- Thiết bị kiểm tra chất lượng cáp thép;
- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn.
6.4. Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác (nếu cần).
Khi tiến hành kiểm định cáp và quang cẩu phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
7.1. Cáp và quang cẩu phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
7.2. Hồ sơ kỹ thuật của cáp và quang cẩu phải đầy đủ theo quy định.
7.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
7.4. Các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định đầy đủ và phù hợp với đối tượng kiểm định.
7.5. Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định cáp và quang cẩu.
8.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
8.1.1. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của cáp và quang cẩu theo quy định của nhà sản xuất;
8.1.2. Vệ sinh cáp và quang cẩu theo quy định của nhà sản xuất;
8.1.3. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
8.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch
Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
8.2.1. Kiểm định lần đầu:
a) Kiểm tra hồ sơ, lý lịch:
Lý lịch, hồ sơ kỹ thuật của cáp và quang cẩu (đánh giá theo quy định tại 1.3.2, 3.5.1.5 QCVN 7:2012/BLĐTBXH và 1.4 TCVN 4244: 2005), bao gồm:
- Kiểm tra lý lịch:
+ Sơ đồ chi tiết của cáp và quang cẩu có chỉ dẫn các kích thước cơ bản;
+ Các sơ đồ nguyên lý và lắp ráp (nếu có);
+ Bản vẽ cơ cấu khóa - Các yêu cầu kỹ thuật;
+ Quy trình tháo lắp.
- Kiểm tra hồ sơ:
+ Kết quả hiệu chỉnh của cơ cấu khóa;
+ Tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực (nếu có);
+ Bản vẽ chế tạo ghi đầy đủ các kích thước chính;
+ Hướng dẫn tháo lắp, bảo dưỡng sửa chữa.
- Hồ sơ xuất xưởng của cáp và quang cẩu (nếu có):
+ Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (theo quy định tại 3.1.2 TCVN 4244:2005);
+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (theo quy định tại 3.3.4 TCVN 4244: 2005);
+ Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
- Kiểm tra Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định (nếu có).
b) Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật:
- Kết quả kiểm tra cáp thép, cơ cấu móc nối;
- Tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực (nếu có);
- Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (theo Khoản 1 Điều 3 TCVN 4244: 2005);
- Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (theo Khoản 3 Mục 3 TCVN 4244: 2005).
8.2.2. Kiểm định định kỳ:
- Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
8.2.3. Kiểm định bất thường:
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo: Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo cáp và quang cẩu;
- Trường hợp sau khi cáp và quang cẩu không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ;
- Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ, lý lịch cáp và quang cẩu đạt yêu cầu, khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại 8.2 Quy trình này. Trường hợp không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
8.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
8.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Khi tiến hành kiểm định cáp và quang cẩu phải thực hiện theo trình tự sau:
9.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
9.1.1. Kiểm tra vị trí đặt cáp và quang cẩu, mặt bằng, khoảng cách và biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định;
9.1.2. Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết cáp và quang cẩu so với hồ sơ, lý lịch;
9.1.3. Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của cáp và quang cẩu, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:
a) Kết cấu kim loại của cáp và quang cẩu: Các mối hàn chịu lực quan trọng, mối ghép bu lông (thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 TCVN 4244:2005);
b) Kiểm tra cáp và quang cẩu:
- Kiểm tra chủng loại cáp, đường kính của cáp được lắp đặt theo hồ sơ thiết bị (đáp ứng theo yêu cầu của nhà chế tạo hoặc tham khảo quy định tại Phụ lục 18C và 21 TCVN 4244:2005);
- Kiểm tra độ mòn, giảm tiết diện của cáp (kiểm tra theo quy định tại Điều 90-6a, b QCVN 01:2011/BCT và Điều 6.3 TCVN 6780-2:2009);
- Kiểm tra số sợi thép đứt trên một bước bện của cáp theo quy định tại Điều 90-6b QCVN 01:2011/BCT và Điều 6.2.3 TCVN 6780-2:2009;
- Kiểm tra sự han gỉ, các hư hỏng khác của cáp theo quy định tại Điều 6.3.1 TCVN 6780-2:2009;
- Kiểm tra kẹp cáp và móc giữ cáp và quang cẩu đáp ứng theo yêu cầu của nhà chế tạo hoặc tham khảo quy định tại Phụ lục 18C và 21 TCVN 4244:2005) và 7.6 TCVN 6780-2:2009.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra cáp và quang cẩu đạt yêu cầu khi thỏa mãn các yêu cầu tại 9.1 Quy trình này.
9.2. Các chế độ thử tải - phương pháp thử
9.2.1. Thử tải tĩnh:
- Đưa cáp và quang cẩu đến vị trí làm việc bất lợi nhất, tải trọng thử bằng 200% SWL (tải trọng làm việc an toàn) nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của cáp và quang cẩu;
- Thời gian thử 10 phút;
- Khi đang có tải, kiểm tra sự hoạt động của móc giữ cáp và quang cẩu tại các vị trí này. Ma lý cố định cáp và quang cẩu phải ngăn chặn được việc tuột cáp khỏi liên kết với tải đang nâng hạ và chỉ cho phép móc rời khỏi liên kết khi hạ tải nâng.
Đánh giá:
Kết quả thử không tải cáp và quang cẩu đạt yêu cầu khi trong thời gian thử tải, hệ thống không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác và đáp ứng các quy định tại 4.3.2 TCVN 4244:2005.
9.2.2. Thử tải động:
- Tải thử: 150% SWL (tải trọng làm việc an toàn) nhưng không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của cáp và quang cẩu;
- Thử nâng, hạ tải không ít hơn 03 lần và kiểm tra tình trạng hoạt động các cơ cấu, kết cấu làm việc.
Đánh giá:
Kết quả thử tải động cáp và quang cẩu đạt yêu cầu khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận cáp và quang cẩu không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác và đáp ứng các quy định tại 4.3.2 và 4.3.3 TCVN 4244:2005.
10.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này. Trong biên bản phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung và tiêu chuẩn áp dụng khi tiến hành kiểm định, kể cả các tiêu chuẩn chủ sở hữu thiết bị yêu cầu kiểm định có các chỉ tiêu an toàn cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các TCVN tại Điều 3 Quy trình này (khi thiết bị được chế tạo đúng với các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu an toàn tương ứng).
10.2. Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
10.3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của cáp và quang cẩu (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định, tiêu chuẩn áp dụng).
10.4. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định cáp và quang cẩu đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho cáp và quang cẩu (Mẫu tem kiểm định theo quy định của Bộ Quốc phòng). Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát (hòm đựng cáp và quang cẩu).
10.5. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định
10.5.1. Khi cáp và quang cẩu có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho cáp và quang cẩu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở;
10.5.2. Khi cáp và quang cẩu có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại 10.1 và 10.2; chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do cáp và quang cẩu không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý về an toàn lao động của đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đơn vị lắp đặt, sử dụng cáp và quang cẩu.
11.1. Thời hạn kiểm định định kỳ các cáp và quang cẩu là 01 năm. Đối với cáp và quang cẩu đã sử dụng trên 20 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 06 tháng.
11.2. Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
11.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
11.4. Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
11.5. Những trường hợp phải kiểm định bất thường, thực hiện theo quy định tại 4.4 Quy trình này.
MẪU BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG
……., ngày ……. tháng …… năm 20...
BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG
(Ghi đầy đủ thông số kiểm tra, thử nghiệm theo đúng quy trình kiểm định)
1. Thông tin chung:
Tên thiết bị: .......................................................................................................................
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: ..........................................................................................
Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): ......................................................................................
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: .........................................................................................................
Nội dung buổi làm việc với cơ sở:
- Làm việc với ai: (thông tin)...............................................................................................
- Người chứng kiến:...........................................................................................................
2. Thông số cơ bản thiết bị:
- Mã hiệu: ..........................................................................................................................
- Số chế tạo:.......................................................................................................................
- Năm sản xuất:..................................................................................................................
- Nhà chế tạo:.....................................................................................................................
- Trọng tải thiết kế: (max)...................................................................................................
- Công dụng:.......................................................................................................................
- Chiều dài:.........................................................................................................................
3. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu:
- Lý lịch cáp và quang cẩu;
- Hồ sơ kỹ thuật.
4. Tiến hành kiểm định thiết bị:
a) Kiểm tra bên ngoài, thử không tải:
- Cáp, móc giữ cáp và quang cẩu;
- Các thiết bị an toàn.
b) Kiểm tra kỹ thuật:
- Thử tải tĩnh bằng 200%: (treo tải 10 phút)
+ Móc giữ cáp và quang cẩu;
+ Kết cấu kim loại.
- Thử tải động 150%:
+ Móc (có đảm bảo giữ tải hay không).
+ Các cơ cấu, bộ phận;
+ Kết cấu kim loại.
5. Xử lý kết quả kiểm định, kiểm tra đánh giá kết quả:
6. Kiến nghị (nếu có).
|
KIỂM ĐỊNH VIÊN |
MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Cơ quan quản lý cấp
trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày …. tháng … năm … |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Cáp và quang cẩu)
Số: ..../BBKĐ
Chúng tôi gồm:
1 …………………………… Số hiệu kiểm định viên: …………………………………
2 …………………………… Số hiệu kiểm định viên: …………………………………
Thuộc tổ chức kiểm định: …………………………………………………………………………
Số đăng ký chứng nhận của đơn vị kiểm định: …………………………………………………
Đã tiến hành kiểm định (cáp và quang cẩu): ……………………………………………………
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………………
Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): …………………………………………………………………
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: ………………………………………………………………………………
Quy trình kiểm định, tiêu chuẩn áp dụng: ……………………………………………………….
Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:
1............................................. Chức vụ: …………………………………………………………
2……………………………….. Chức vụ: …………………………………………………………
I. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
- Mã hiệu: ............................................................................................................................
- Số chế tạo: .......................................................................................................................
- Năm sản xuất: ...................................................................................................................
- Nhà chế tạo: .....................................................................................................................
- Tải trọng thiết kế (max):......................................................................................................
- Chiều dài:..........................................................................................................................
II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH
Lần đầu □, định kỳ □, bất thường □
III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
A. Kiểm tra hồ sơ:
TT |
Hạng mục kiểm tra |
Đạt |
Không đạt |
1 |
Lý lịch |
|
|
2 |
Hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật |
|
|
B. Kiểm tra bên ngoài:
TT |
Cơ cấu; bộ phận |
Đạt |
Không đạt |
Ghi chú |
1 |
Vị trí đặt cáp, quang cẩu |
|
|
|
2 |
Quang cẩu |
|
|
|
3 |
Cáp |
|
|
|
4 |
Móc giữ |
|
|
|
5 |
Kết cấu kim loại |
|
|
|
C. Thử tải:
1. Thử tải:
TT |
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Không đạt |
Tải trọng sử dụng Qsd (tấn) |
Tải thử tĩnh 200% Qsd |
Tải thử động 150% Qsd |
Ghi chú |
1 |
Kết cấu kim loại |
|
|
|
|
|
|
2 |
Móc giữ |
|
|
|
|
|
|
3 |
Cáp nâng tải |
|
|
|
|
|
|
4 |
Quang nâng tải |
|
|
|
|
|
|
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Cáp và quang cẩu được kiểm định có kết quả: Đạt □ Không đạt □
2. Đã được dán tem kiểm định số ………… tại ……………….
3. Đủ điều kiện hoạt động với trọng tải lớn nhất là: ……….tấn, tương ứng chiều dài.... m.
4. Các kiến nghị: ………………………………….
Thời hạn thực hiện kiến nghị: ………………………………
V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ ngày …... tháng …… Năm ……………………….
Lý do rút ngắn thời hạn kiểm định (nếu có):
Biên bản đã được thông qua ngày ………… tháng ……… năm ………………
Tại: ……………………………………..
Biên bản được lập thành.... bản, mỗi bên giữ... bản.
Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện việc kiểm định thiết bị này hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả kiểm định ghi trong biên bản./.
CHỦ CƠ SỞ |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
KIỂM ĐỊNH VIÊN |
Thông tư 198/2017/TT-BQP Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cáp và quang cẩu tên lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 02:2017/BQP)
Số hiệu: | 198/2017/TT-BQP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng |
Người ký: | Bế Xuân Trường |
Ngày ban hành: | 22/08/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 198/2017/TT-BQP Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cáp và quang cẩu tên lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng (QTKĐ 02:2017/BQP)
Chưa có Video