Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19-NV/CB

 Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH VÀ BỔ SUNG VIỆC THI HÀNH THÔNG TƯ SỐ 29-TT/LB NGÀY 03-10-1957 VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN CHUYỂN NGÀNH

Kính gửi:

- Các Bộ
- Các Ủy ban Hành chính liên khu, khu
- Các Ủy ban hành chính các tỉnh,
- Các Ủy ban hành chính Hải phòng, Hà nội
- Các cơ quan đoàn thể Trung ương

 

Sau khi Nghị định 250-TTg ngày 12-06-1957 của Thủ tướng Phủ ban hành điều lệ quy định chính sách đối với quân nhân phục viên, Liên bộ Nội vụ – Tài chính – Lao động đã ra Thông tư số 29-TT-LB ngày 03-10-1957 quy định chế độ đối với quân nhân phục viên chuyển sang các ngành công tác khác; Bộ Nội vụ cũng có Công văn số 6.098 – PL ngày 25-10-1957 giải thích thêm.

Nội dung Thông tư 29-TT/LB và Công văn số 6.093-PL đều dựa trên tinh thần chính sách Chính phủ đã quy định trong hai bản điều lệ phục viên cũ (12-08-1955) và mới (12-06-1957): người quân nhân  chuyển sang ngành công tác nào thì tùy theo công việc được sắp xếp mà hưởng theo cương vị công tác mới. Nhưng để tránh sự thay đổi đột ngột về sinh hoạt và cũng để có thời gian bồi dưỡng về nghiệp vụ trong công tác mới, người quân nhân chuyển ngành được tiếp tục hưởng mức lương theo sinh hoạt phí bộ đội trong vòng 6 tháng, sau đó sẽ hưởng lương theo bậc được xếp.

Trong thời gian này, về phần người quân nhân chuyển ngành, cần có kế hoạch chuẩn bị để thích ứng với hoàn cảnh công tác và sinh hoạt mới, đồng thời cố gắng học tập nghiệp vụ để chóng quen công việc. Về phần cơ quan sử dụng, cần tìm hiểu, sắp xếp công tác cho thích hợp, và chú ý bồi dưỡng nghiệp vụ cho người quân nhân chuyển ngành để người đó phát huy được khả năng.

Điểm I, mục I Thông tư 29-TT/LB quy định “những quân nhân chuyển sang công tác tại các ngành khác đã được sắp xếp bậc lương và đương hưởng lương chênh lệch theo sự quy định của Thông tư 42-TT/LB ngày 17-12-1956 thì từ 01-11-1957 hưởng theo bậc lương ấy: nếu đã quá 6 tháng mà chưa xếp lương thì xếp ngay để hưởng lương mới từ 01-11-1957” là cùng theo tinh thần trên.

Việc giữ mãi khoản chênh lệch nếu lương được xếp thấp hơn mức lương tạm thời hưởng theo chế độ sinh hoạt phí bên bộ đội, là không hợp lý vì quân nhân chuyển ngành trước và sau 01-04-1956 cùng một trình độ, cùng một cấp bậc, một thâm niên mà tiền lương chênh lệch nhau; hoặc quân nhân chuyển ngành sang một cơ quan, một xí nghiệp, làm một công việc, xếp một bậc lương ngang hay thấp hơn một nhân viên hay công nhân cùng một đơn vị mà lại hưởng lương cao hơn người nhân viên hay công nhân đó: Một số quân nhân chuyển ngành trước 01-07-1957, có thắc mắc về chỗ khi chuyển ngành chưa được hưởng trợ cấp về thâm niên và chức vụ. Về điểm này, các cơ quan cần giải thích để anh chị em rõ: chế độ đối với quân nhân phục viên qua từng thời gian có rút kinh nghiệm bổ sung và bổ sung từ khi nào thì thi hành từ khi ấy, nếu thi hành lui lại thì thực tế không giải quyết được bởi vì số đã phục viên nhiều và qua nhiều thời kỳ đã hưởng những chế độ khác nhau không thể giải quyết cho bằng nhau mà cũng không thể chỉ giải quyết cho một số nào được.

Tóm lại, việc bỏ khoản chênh lệch sau thời gian 6 tháng là đúng nguyên tắc và hợp lý, nhưng Liên bộ cũng nhận thấy thời hạn từ lúc ban hành Thông tư 39-TT/LB đến khi  thi hành ngắn quá, đứng về mặt lãnh đạo cũng như về bản thân người quân nhân không kịp chuẩn bị. Vì vậy tạm hoãn thi hành điều I mục I nói trên, nhưng cũng chỉ hoãn trong một thời gian nhất định, đến khi có lương mới sẽ thi hành. Trong khi chờ đợi đề nghị các Bộ, các khu, các tỉnh xúc tiến việc chuẩn bị cho kịp thời.

Cụ thể, các cơ quan cần tiến hành ngay mấy việc sau đây:

1. Giải thích cho anh chị em quân nhân phục viên chuyển ngành hiểu rõ tinh thần chính sách, làm cho anh chị em thông suốt chủ trương bỏ chênh lệch là đúng, và để mọi người sẵn sàng thi hành khi có lương mới.

2. Phổ biến cho các cán bộ, nhân viên, công nhân khác để anh chị em hiểu rõ chính sách và chủ trương về chế độ đối với quân nhân phục viên chuyển ngành, khỏi thắc mắc về tình trạng thi hành chưa thống nhất. Về tài liệu thì căn cứ vào bản điều lệ phục viên ban hành theo nghị định 250-TTg và Thông tư này.

3. Các cơ quan có trách nhiệm hoàn thành gấp việc xếp bậc cho những quân nhân chuyển ngành trước ngày 01-07-1957 để đến khi có quyết định thi hành thì anh chị em đã có bậc để hưởng lương, không tiếp tục hưởng theo mức sinh hoạt phí cũ nữa. Sau khi sắp xếp, các cơ quan có nhiệm vụ tiếp tục lưu ý bồi dưỡng cho anh chị em về nghiệp vụ. Nếu có người nào về sản xuất  thì trợ cấp dựa trên mức lương tạm thời hiện lĩnh.

4. Nơi nào đã theo tinh thần Nghị định 250-TTg và Thông tư 29-TT/LB mà bỏ khoản chênh lệch của quân nhân chuyển ngành trước 01-07-1957 thì nay hoàn lại số tiền chênh lệch trong những tháng đã cắt để cho  sự thi hành được thống nhất.

Nhận được Thông tư này, đề nghị các cấp lãnh đạo lưu ý nghiên cứu kỹ trước và có kế hoạch thi hành cho được chu đáo và báo cáo cho Bộ Nội vụ biết.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG





Tô Quang Đẩu

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 19-NV/CB năm 1958 Giải thích và bổ sung thi hành Thông tư 29-TT/LB về chế độ đối với quân nhân phục viên chuyển ngành do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 19-NV/CB
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Tô Quang Đẩu
Ngày ban hành: 24/03/1958
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 19-NV/CB năm 1958 Giải thích và bổ sung thi hành Thông tư 29-TT/LB về chế độ đối với quân nhân phục viên chuyển ngành do Bộ Nội vụ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…