Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2012/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2012

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NHÓM NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT - SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN - NGHỆ THUẬT

Căn cứ Luật Dạy nghề, ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 53/2011/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 9 năm 2011 về việc Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định 86/2008/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với một số nghề thuộc các nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật - sản xuất và chế biến - Nghệ thuật như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề các nghề: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy; Công nghệ cán, kéo kim loại; Nguội sửa chữa máy công cụ; Chế tạo thiết bị cơ khí; Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp; Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ; Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò; Kỹ thuật lò hơi; Điện tử dân dụng; Chế biến rau quả; Kỹ thuật điêu khắc gỗ; để áp dụng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề trên nhưng không bắt buộc áp dụng đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy” (Phụ lục 1).

2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Công nghệ cán, kéo kim loại” (Phụ lục 2).

3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Nguội sửa chữa máy công cụ” (Phụ lục 3).

4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Chế tạo thiết bị cơ khí” (Phụ lục 4).

5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp” (Phụ lục 5).

6. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ” (Phụ lục 6).

7. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò” (Phụ lục 7).

8. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật lò hơi” (Phụ lục 8).

9. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Điện tử dân dụng” (Phụ lục 9).

10. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Chế biến rau quả” (Phụ lục 10).

11. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật điêu khắc gỗ” (Phụ lục 11).

Điều 2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Điều 1 của Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 09 năm 2012. Quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số: 31/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2007, 14/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 03 năm 2008, 16/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31 tháng 03 năm 2008, 46/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 5 năm 2008, 40/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 04 năm 2008, 29/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 4 tháng 4 năm 2008, 56/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2008, 27/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 4 tháng 4 năm 2008 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các UB của QH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ.
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT, TCDN (20 b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Phi

 

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ "CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 1A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy

Mã nghề: 40510528

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun: 32

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về: Hóa đại cương, hóa hữu cơ, hóa phân tích, hóa gỗ và xenluloza, an toàn lao động,...

+ Trình bày được các phương pháp sản xuất bột giấy khác nhau, nắm được quy trình công nghệ sản xuất bột giấy, tính toán được các bài toán cơ bản về nấu bột, rửa bột, sàng bột và tẩy trắng bột giấy;

+ Trình bày được ý nghĩa của việc thu hồi hóa chất và nắm được nguyên lý làm việc của các thiết bị có trong dây chuyền thu hồi hóa chất, tính toán được các bài toán cơ bản cho công đoạn chưng bốc, xút hóa theo quy trình công nghệ đã cho;

+ Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất giấy bằng các loại máy xeo giấy khác nhau, có khả năng tính toán một số bài toán cơ bản cho quá trình sản xuất từ bột giấy thành giấy;

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị sản xuất bột giấy và giấy;

+ Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo lường và điều khiển tự động quá trình sản xuất bột và giấy;

+ Trình bày được đặc điểm, tính chất, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị trong phòng thí nghiệm bột và giấy, thao tác được các bài thí nghiệm, biết tính toán, phân tích và xử lý kết quả thí nghiệm;

+ Phân tích được những ảnh hưởng của ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy tới môi trường, từ đó đề ra các biện pháp xử lý làm giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường.

- Kỹ năng:

+ Tính toán được các bài toán cơ bản và vận hành được các công đoạn trong dây chuyền công nghệ sản xuất bột giấy và giấy từ xử lý nguyên liệu đến gia công, bao gói sản phẩm giấy;

+ Vận hành được các thiết bị trong phòng thí nghiệm bột và giấy, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm;

+ Xử lý được một số sự cố thông thường trong công nghệ sản xuất bột giấy và giấy;

+ Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghề nghiệp.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nắm được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động;

+ Nắm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành công nghiệp nói chung và ngành Giấy Việt Nam;

+ Có nhận thức và biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Tự giác học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học và không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;.

+ Có tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể đảm nhận công việc tại các phân xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy hoặc tại các doanh nghiệp chế biến và gia công giấy,...

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1710 giờ; Thời gian học tự chọn: 630 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 701 giờ; Thời gian học thực hành: 1639 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I.

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1710

389

1226

95

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

240

107

114

19

MH 07

Hóa đại cương

60

25

28

7

MH 08

Hóa hữu cơ

75

33

37

5

MH 09

Hóa phân tích

75

34

37

4

MH 10

Kỹ thuật an toàn

30

15

12

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1470

282

1112

76

MH 11

Hóa học gỗ và xenlulozơ

75

35

37

3

MĐ 12

Xử lý nguyên liệu

45

10

32

3

MĐ 13

Sản xuất bột hóa

105

35

66

4

MH 14

Sản xuất bột cơ

75

34

37

4

MĐ 15

Tẩy trắng bột giấy

90

25

54

11

MĐ 16

Chuẩn bị bột và các hóa chất phụ gia

105

30

68

7

MĐ 17

Vận hành phần ướt máy xeo

105

30

68

7

MĐ 18

Vận hành phần khô máy xeo

75

20

51

4

MĐ 19

Vận hành phần hoàn thành

45

10

32

3

MĐ 20

Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất bột giấy

90

23

59

8

MĐ 21

Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất giấy và cáctông

75

20

45

10

MĐ 22

Xử lý chất thải

45

10

31

4

MĐ 23

Thực tập sản xuất cơ bản

540

0

532

8

 

Tổng cộng

1920

495

1313

112

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỀ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề, bảng phân tích công việc và danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo. Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy đề xuất một số môn học và mô đun tự chọn được giới thiệu ở bảng dưới đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 24

Vẽ kỹ thuật

60

30

25

5

MH 25

Cơ kỹ thuật

60

30

25

5

MH 26

Kỹ thuật điện

60

30

26

4

MH 27

Kỹ thuật nhiệt

120

79

36

5

MĐ 28

Đo lường công nghiệp

90

30

56

4

MH 29

Điều khiển quá trình công nghệ

90

42

43

5

MĐ 30

Thu hồi hóa chất sau nấu

45

10

31

4

MĐ 31

Tái chế giấy loại

90

25

61

4

MH 32

Công nghệ sản xuất giấy Tissue

120

73

42

5

MH 33

Xử lý nước

105

61

40

4

MH 34

Thiết bị ngành giấy

105

50

50

5

MH 35

Kỹ năng giao tiếp

30

13

13

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ có thể chọn 9 trong tổng số 12 môn học, mô đun có trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn ở trên để xây dựng chương trình đào tạo nghề. Cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 24

Vẽ kỹ thuật

60

30

25

5

MH 25

Cơ kỹ thuật

60

30

25

5

MH 26

Kỹ thuật điện

60

30

26

4

MĐ 28

Đo lường công nghiệp

90

30

56

4

MH 29

Điều khiển quá trình công nghệ

90

42

43

5

MĐ 30

Thu hồi hóa chất sau nấu

45

10

31

4

MĐ 31

Tái chế giấy loại

90

25

61

4

MH 34

Thiết bị ngành giấy

105

50

50

5

MH 35

Kỹ năng giao tiếp

30

13

13

4

 

Tổng cộng

630

260

330

40

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết,

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề:

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

 

- Thực hành nghề:

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường bố trí cho học sinh tham quan, học tập các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy có công nghệ khác nhau, sản phẩm khác nhau, có công suất và mức độ hiện đại khác nhau;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... nhà trường bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

Từ 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

Từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/ tuần)

3

Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các buổi tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan cơ sở sản xuất, dã ngoại

Mỗi kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

Phụ lục 1B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy

Mã nghề: 50510528

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về: Hóa đại cương, hóa hữu cơ, hóa phân tích, hóa lý, quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, hóa gỗ và xenlulozơ, an toàn lao động, tổ chức và quản lý sản xuất,...

+ Trình bày được các phương pháp sản xuất bột giấy khác nhau, nắm vững quy trình công nghệ sản xuất bột giấy, tính toán thành thạo các bài toán cơ bản về nấu bột, rửa bột, sàng bột và tẩy trắng bột giấy;

+ Trình bày được ý nghĩa của việc thu hồi hóa chất và nắm được nguyên lý làm việc của các thiết bị có trong dây chuyền thu hồi hóa chất, tính toán được cho công đoạn chưng bốc, xút hóa theo quy trình công nghệ đã cho;

+ Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất giấy bằng các loại máy xeo giấy khác nhau, tính toán được cho quá trình sản xuất từ bột giấy thành giấy;

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy;

+ Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo lường và điều khiển tự động quá trình sản xuất bột và giấy;

+ Trình bày được đặc điểm, tính chất, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị trong phòng thí nghiệm bột và giấy, làm được các bài thí nghiệm, biết tính toán, phân tích và xử lý kết quả thí nghiệm;

+ Phân tích được những ảnh hưởng của ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy tới môi trường, từ đó đề ra các biện pháp xử lý làm giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường;

+ Vận dụng được các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua sách báo và các thông tin trên mạng.

- Kỹ năng:

+ Tính toán và vận hành được các công đoạn trong dây chuyền công nghệ sản xuất bột giấy và giấy từ xử lý nguyên liệu đến gia công, bao gói sản phẩm giấy;

+ Vận hành được các thiết bị trong phòng thí nghiệm bột và giấy, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm;

+ Xử lý được một số sự cố thông thường trong công nghệ sản xuất bột giấy và giấy;

+ Có khả năng tổ chức và quản lý một ca sản xuất độc lập;

+ Có khả năng tự học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghề nghiệp;

+ Có khả năng đào tạo, hướng dẫn nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy cho thợ bậc thấp hơn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nắm được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động;

+ Thực hiện được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành công nghiệp nói chung và ngành Giấy Việt Nam;

+ Có nhận thức và biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Tự giác học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học và không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận công việc tại các phân xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy hoặc tại các doanh nghiệp kinh doanh cung cấp hóa chất, thiết bị cho ngành giấy, các công ty chế biến và gia công giấy, kiểm nghiệm xuất nhập khẩu giấy,...

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 120 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đao tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2310 giờ; Thời gian học tự chọn: 990 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1019 giờ; Thời gian học thực hành: 2281 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I.

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

'4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2310

563

1620

127

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

420

217

171

32

MH 07

Hóa đại cương

90

40

40

10

MH 08

Hóa hữu cơ

75

33

37

5

MH 09

Hóa phân tích

75

34

37

4

MH 10

Hóa lý

60

40

15

5

MH 11

Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học

90

55

30

5

MH 12

Kỹ thuật an toàn

30

15

12

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1890

346

1449

95

MH 13

Hóa học gỗ và xenlulozơ

75

35

37

3

MĐ 14

Xử lý nguyên liệu

45

10

32

3

MĐ 15

Sản xuất bột hóa

105

35

66

4

MH 16

Sản xuất bột cơ

75

34

37

4

MĐ 17

Tẩy trắng bột giấy

135

46

76

13

MĐ 18

Chuẩn bị bột và các hóa chất phụ gia

105

30

68

7

MĐ 19

Vận hành phần ướt máy xeo

105

30

68

7

MĐ 20

Vận hành phần khô máy xeo

75

20

51

4

MĐ 21

Vận hành phần hoàn thành

45

10

32

3

MĐ 22

Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất bột giấy

105

27

68

10

MĐ 23

Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất giấy và các tông

105

27

60

18

MĐ 24

Xử lý chất thải

45

10

31

4

MH 25

Tổ chức và quản lý sản xuất

60

32

25

3

MĐ 26

Thực tập sản xuất cơ bản

540

0

532

8

MĐ 27

Thực tập sản xuất nâng cao

270

0

266

4

 

Tổng cộng

2760

783

1820

157

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

MH 28

Vẽ kỹ thuật

60

30

25

5

 

MH 29

Cơ kỹ thuật

60

30

25

5

 

MH 30

Kỹ thuật điện

60

30

26

4

 

MH 31

Kỹ thuật nhiệt

120

79

36

5

 

MĐ 32

Đo lường công nghiệp

90

30

56

4

 

MH 33

Điều khiển quá trình công nghệ

90

42

43

5

 

MH 34

Kỹ thuật sản xuất bột giấy cải tiến

45

21

20

4

 

MĐ 35

Thu hồi hóa chất sau nấu

45

10

31

4

 

MĐ 36

Vận hành tráng phủ giấy

45

16

26

3

 

MĐ 37

Tái chế giấy loại

90

25

61

4

 

MH 38

Công nghệ sản xuất giấy Tissue

120

73

42

5

 

MH 39

Xử lý nước

105

61

40

4

 

MH 40

Thiết bị ngành giấy

105

50

50

5

 

MĐ 41

Thiết kế kỹ thuật công nghiệp giấy

60

27

31

2

 

MĐ 42

Thí nghiệm sản xuất bột giấy và giấy

105

12

90

3

 

MH 43

Tiếng Anh chuyên ngành

60

27

30

3

 

MĐ 44

Khai thác sử dụng Internet

45

16

26

3

 

MH 45

Kỹ năng giao tiếp

30

13

13

4

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình;

- Ví dụ có thể chọn 15 trong tổng số 18 môn học, mô đun có trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn ở trên để xây dựng chương trình đào tạo nghề, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 28

Vẽ kỹ thuật

60

30

25

5

MH 29

Cơ kỹ thuật

60

30

25

5

MH 30

Kỹ thuật điện

60

30

26

4

MĐ 32

Đo lường công nghiệp

90

30

56

4

MH 33

Điều khiển quá trình công nghệ

90

42

43

5

MH 34

Kỹ thuật sản xuất bột giấy cải tiến

45

21

20

4

MĐ 35

Thu hồi hóa chất sau nấu

45

10

31

4

MĐ 36

Vận hành tráng phủ giấy

45

16

26

3

MĐ 37

Tái chế giấy loại

90

25

61

4

MH 40

Thiết bị ngành giấy

105

50

50

5

MĐ 41

Thiết kế kỹ thuật công nghiệp giấy

60

27

31

2

MĐ 42

Thí nghiệm sản xuất bột giấy và giấy

105

12

90

3

MH 43

Tiếng Anh chuyên ngành

60

27

30

3

MĐ 44

Khai thác sử dụng Internet

45

16

26

3

MH 45

Kỹ năng giao tiếp

30

13

13

4

Tổng cộng

990

379

553

58

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

- Thực hành nghề

Bài tập thực hành

Không quá 24 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường bố trí cho sinh viên tham quan, học tập các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy có công nghệ khác nhau, sản phẩm khác nhau, có công suất và mức độ hiện đại khác nhau;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... nhà trường bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

Từ 5 giờ đến 6 giờ;

Từ 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

Từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các buổi tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan cơ sở sản xuất, dã ngoại

Mỗi kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẮNG NGHỀ CHO NGHỀ “CÔNG NGHỆ CÁN, KÉO KIM LOẠI”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 2A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Công nghệ cán, kéo kim loại

Mã nghề: 40510408

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nhận biết được bản vẽ các mối ghép, các cơ cấu truyền động, các thiết bị trong dây chuyền cán, kéo kim loại;

+ Trình bày được kiến thức về các mối ghép, các cơ cấu truyền động, các chi tiết máy điển hình, sử dụng các dụng cụ đo thường dùng trong chế tạo máy, cấu trúc, cơ tính và các phương pháp nhiệt luyện vật liệu cơ khí;

+ Trình bày được sơ đồ nguyên lý làm việc của một số mạch điện thông dụng;

+ Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm cán, kéo kim loại;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình điều chỉnh, quy trình vận hành các thiết bị trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại;

+ Trình bày được nguyên nhân gây ra các sự cố, sai hỏng thông thường về công nghệ, thiết bị trong quá trình vận hành và phương pháp xử lý những sự cố, sai hỏng đó;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý trong quá trình tổ chức sản xuất cán, kéo kim loại, sắp xếp công việc trong phạm vi tổ nhóm sản xuất, phương pháp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc của người có trình độ thấp hơn;

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về công tác bảo hộ lao động; quy trình, quy phạm an toàn, vệ sinh công nghiệp trong quá trình sản xuất cán, kéo kim loại.

- Kỹ năng:

+ Phân loại được các cụm thiết bị trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại;

+ Thực hiện được các công việc gia công sản phẩm cơ khí bằng dụng cụ cầm tay hoặc có sự hỗ trợ của máy đạt yêu cầu kỹ thuật;

+ Chuẩn bị được phôi liệu theo yêu cầu của sản phẩm và quy trình công nghệ;

+ Thực hiện được vận hành lò nung phôi đúng quy trình, đảm bảo nhiệt độ nung của phôi cán, đạt năng suất và tiết kiệm nhiên liệu theo định mức;

+ Vận hành được các thiết bị chính, thiết bị phụ trợ trong dây chuyền cán, kéo kim loại đảm bảo năng suất và chất lượng yêu cầu;

+ Phát hiện được và thực hiện xử lý được những sai hỏng, sự cố thường gặp trong quá vận hành và điều chỉnh thiết bị cán, kéo kim loại;

+ Làm được việc bảo vệ, cải thiện được môi trường lao động, sản xuất, đảm bảo môi trường làm việc đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, định hướng phát triển của ngành Thép Việt Nam, giữ gìn và phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo;

+ Có những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp ra trường học sinh trực tiếp làm công việc chuẩn bị phôi; nung phôi; vận hành thiết bị cán, kéo, làm nguội và thu hồi sản phẩm trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại; làm cán bộ kỹ thuật thiết bị phân xưởng cán, kéo kim loại; tiếp tục học lên bậc học cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1725 giờ; Thời gian học tự chọn: 615 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 702 giờ; Thời gian học thực hành: 1638 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH,  MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý Thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1755

573

991

162

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

300

183

91

26

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

41

15

4

MH 08

Cơ kỹ thuật

60

42

15

3

MH 09

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

25

15

5

MH 10

Điện kỹ thuật

45

24

16

5

MH 11

Kim loại học và nhiệt luyện

90

51

30

9

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1455

390

900

136

MH 12

Lý thuyết cán kéo kim loại

90

53

30

7

MH 13

Công nghệ cán kéo kim loại

90

63

20

7

MH 14

Lò nung kim loại

75

38

30

7

MH 15

Thiết bị cán, kéo kim loại

90

54

30

6

MH 16

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

11

15

4

MH 17

Đánh giá tác động môi trường trong nhà máy sản xuất gang thép

45

30

10

5

MĐ 18

Gia công nguội cơ bản

60

14

38

8

MĐ 19

Hàn cắt kim loại cơ bản

60

15

38

7

MĐ 20

Chuẩn bị phôi cán

90

15

67

8

MĐ 21

Vận hành lò nung phôi cán

150

20

120

10

MĐ 22

Điều chỉnh máy cán thanh và cán dây

165

19

132

'14

MĐ 23

Vận hành máy cán thanh và cán dây

195

20

152

23

MH 24

Tổ chức và quản lý sản xuất

30

13

15

2

MĐ 25

Kéo dây kim loại

135

20

101

14

MĐ 26

Kiểm tra, xử lý và thu hồi sản phẩm

120

20

85

15

 

Tổng cộng

1965

679

1078

179

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH,  MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Sản xuất ống hàn

150

15

121

14

MĐ 28

Uốn tạo hình

135

15

109

11

MĐ 29

Kéo kim loại màu

60

15

39

6

MĐ 30

Cán tấm kim loại

180

17

139

24

MĐ 31

Ứng dụng công nghệ khí nén thủy lực

90

15

67

8

MH 32

Cơ tính kim loại

45

30

12

3

MĐ 33

Nhiệt luyện sản phẩm cán

105

44

53

8

MH 34

Sử dụng và đúc trục cán

90

43

41

6

MH 35

Công nghệ cán nêm ngang

45

28

9

3

MĐ 36

Cán ống không hàn

120

25

85

10

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Công nghệ cán, kéo kim loại đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn 06 môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Uốn tạo hình

135

15

109

11

MĐ 29

Kéo kim loại màu

60

15

39

6

MĐ 30

Cán tấm kim loại

180

17

139

24

MĐ 31

Ứng dụng công nghệ khí nén thủy lực

90

15

67

8

MĐ 36

Cán ống hàn

150

15

121

14

 

Tổng cộng

615

77

475

63

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề:

 

Viết

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

Thực hành nghề:

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Trường có thể bố trí tham quan, thực tập tại một số cơ sở, doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề Công nghệ cán, kéo kim loại;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

- Do điều kiện đầu tư thiết bị thực tập chuyên môn nghề ở các Trường khó có thể đáp ứng nên cần tăng cường các phương pháp và các phương tiện mô phỏng, mô hình trực quan trong quá trình giảng dạy;

- Trong quá trình thực hiện các mô đun chuyên môn nghề nếu Trường không đủ thiết bị thì cần phải có sự kết hợp với các cơ sở sản xuất có dây chuyền thiết bị công nghệ cán, kéo kim loại để thực hiện;

- Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại thứ tự mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

Phụ lục 2B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Công nghệ cán, kéo kim loại

Mã nghề: 50510408

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nhận biết được bản vẽ các mối ghép, các cơ cấu truyền động, các thiết bị trong dây chuyền cán, kéo kim loại;

+ Có kiến thức thiết kế, tạo lập bản vẽ bằng máy tính;

+ Trình bày được kiến thức về các mối ghép, các cơ cấu truyền động, các chi tiết máy điển hình, sử dụng các dụng cụ đo thường dùng trong chế tạo máy, cấu trúc, cơ tính và các phương pháp nhiệt luyện vật liệu cơ khí;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc một số khí cụ điện bảo vệ và điều khiển mạch điện hạ áp, sơ đồ nguyên lý làm việc của một số mạch điện thông dụng;

+ Phân tích được quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm cán, kéo kim loại;

+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình điều chỉnh, quy trình vận hành các thiết bị trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại;

+ Trình bày được phương pháp tính toán, thiết kế các cụm chi tiết cơ bản trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại như: tính toán, thiết kế lỗ hình trục cán; tính toán, thiết kế lò nung phôi; tính toán thiết kế các cụm chi tiết thay thế trong dây chuyền cán, kéo kim loại;

+ Trình bày được phương pháp tính toán các thông số công nghệ và lập quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm cán, kéo kim loại như: quy trình nung phôi, quy trình cán, quy trình kéo,...

+ Phân tích được nguyên nhân gây ra các sự cố, sai hỏng thông thường về công nghệ, thiết bị trong quá trình vận hành và phương pháp xử lý những sự cố, sai hỏng đó;

+ Phân tích được kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý trong quá trình tổ chức sản xuất cán, kéo kim loại, sắp xếp công việc trong phạm vi tổ nhóm sản xuất, phương pháp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc của người có trình độ thấp hơn;

+ Ứng dụng được những kiến thức cơ bản về công tác bảo hộ lao động; quy trình, quy phạm an toàn, vệ sinh công nghiệp trong quá trình sản xuất cán, kéo kim loại.

- Kỹ năng:

+ Phân loại được các cụm thiết bị trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại; Lập được bản vẽ chi tiết máy, cơ cấu máy bằng máy tính;

+ Thực hiện được các công việc gia công sản phẩm cơ khí bằng dụng cụ cầm tay hoặc có sự hỗ trợ của máy đạt yêu cầu kỹ thuật;

+ Chuẩn bị được phôi liệu theo yêu cầu của sản phẩm và quy trình công nghệ;

+ Vận hành được lò nung phôi đúng quy trình, đảm bảo nhiệt độ nung của phôi cán, đạt năng suất và tiết kiệm nhiên liệu theo định mức;

+ Vận hành được các thiết bị chính, thiết bị phụ trợ trong dây chuyền cán, kéo kim loại đảm bảo năng suất và chất lượng yêu cầu;

+ Điều chỉnh được các thiết bị đảm bảo đúng quy trình, các thông số công nghệ trước và trong mỗi ca sản xuất;

+ Chuẩn đoán, phát hiện và thực hiện (chủ động) xử lý được những sai hỏng, sự cố thường gặp trong quá vận hành và điều chỉnh thiết bị cán, kéo kim loại;

+ Tính toán, thiết kế được một số cụm chi tiết cơ bản trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại như: tính toán thiết kế lỗ hình trục cán, tính toán thiết kế giá cán,...

+ Tính toán được các thông số công nghệ và lập được quy trình công nghệ cán, kéo kim loại như: quy trình nung phôi, quy trình cán, quy trình kéo;

+ Lập được kế hoạch và thực hiện được việc tổ chức, điều hành, quản lý, kiểm tra và giám sát các cá nhân và các tổ nhóm lao động trên cả dây chuyền sản xuất cán, kéo kim loại;

+ Làm được việc bảo vệ, cải thiện được môi trường lao động, sản xuất, đảm bảo môi trường làm việc đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, định hướng phát triển của ngành Thép Việt Nam, giữ gìn và phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo;

+ Có những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể trực tiếp làm công việc chuẩn bị phôi; nung phôi; vận hành thiết bị cán, kéo, làm nguội và thu hồi sản phẩm trong dây chuyền công nghệ cán, kéo kim loại; có thể làm cán bộ kỹ thuật công nghệ phân xưởng cán, kéo kim loại; tiếp tục học lên bậc học cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 200 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2475 giờ; Thời gian học tự chọn: 825 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1169 giờ; Thời gian học thực hành: 2131 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, VIĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2475

864

1366

245

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

390

202

150

38

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

45

24

6

MH 08

Cơ kỹ thuật

75

43

25

7

MH 09

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

25

15

5

MH 10

Điện kỹ thuật

45

24

16

5

MH 11

Vẽ thiết kế có trợ giúp máy tính (CAD)

60

14

40

6

MH 12

Kim loại học và nhiệt luyện

90

51

30

9

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2085

662

1216

207

MĐ 13

Lý thuyết cán kéo kim loại

90

53

30

7

MH 14

Công nghệ cán kéo kim loại

90

63

20

7

MH 15

Lò nung kim loại

75

38

30

7

MH 16

Thiết bị cán, kéo kim loại

90

54

30

6

MH 17

Lý thuyết biến dạng dẻo kim loại

75

39

30

6

MĐ 18

Điều khiển tự động quá trình cán kéo kim loại

90

45

42

3

MH 19

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

11

15

4

MH 20

Đánh giá tác động môi trường trong nhà máy sản xuất gang thép

45

30

10

5

MĐ 21

Gia công nguội cơ bản

60

14

38

8

MĐ 22

Hàn cắt kim loại cơ bản

60

15

38

•7

MĐ 23

Chuẩn bị phôi cán

90

30

49

11

MĐ 24

Vận hành lò nung phôi cán

210

29

168

13

MĐ 25

Điều chỉnh máy cán thanh và cán dây

195

45

132

18

MĐ 26

Vận hành máy cán thanh và cán dây

210

43

137

30

MĐ 27

Tổ chức và quản lý sản xuất

30

19

9

2

MĐ 28

Kéo dây kim loại

150

24

110

16

MĐ 29

Kiểm tra, xử lý và thu hồi sản phẩm

120

22

82

16

MĐ 30

Tính toán thiết kế lỗ hình trục cán

120

30

79

11

MĐ 31

Tính toán chế độ nung

135

28

92

15

MĐ 32

Lập quy trình công nghệ cán, kéo kim loại

120

30

75

15

 

Tổng cộng

2925

1084

1566

275

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH,  MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng  số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Cán tấm kim loại

210

53

129

28

MĐ 34

Sản xuất ống hàn

150

30

106

14

MĐ 35

Uốn tạo hình

135

30

94

11

MĐ 36

Kéo kim loại màu

135

45

77

13

MĐ 37

Ứng dụng công nghệ khí nén thủy lực

105

28

69

8

MĐ 38

Tính toán thiết kế thiết bị cán, kéo

105

30

64

11

MH 39

Cơ tính kim loại

45

30

12

3

MĐ 40

Nhiệt luyện sản phẩm cán

105

44

53

8

MH 41

Sử dụng và đúc trục cán

90

43

41

6

MH 42

Công nghệ cán nêm ngang

45

28

9

3

MĐ 43

Cán ống không hàn

120

25

85

10

MH 44

Thiết kế xưởng cán, kéo kim loại.

120

25

85

10

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ cán, kéo kim loại đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn 06 môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Cán tấm kim loại

210

53

129

28

MĐ 34

Sản xuất ống hàn

150

30

106

14

MĐ 35

Uốn tạo hình

135

30

94

11

MĐ 36

Kéo kim loại màu

120

43

63

13

MĐ 37

Ứng dụng công nghệ khí nén thủy lực

105

28

69

8

MĐ 38

Tính toán thiết kế thiết bị cán, kéo

105

30

64

11

 

Tổng cộng

825

216

539

85

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện):

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Trường có thể bố trí tham quan, thực tập tại một số cơ sở, doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề Công nghệ cán, kéo kim loại;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

- Do điều kiện đầu tư thiết bị thực tập chuyên môn nghề ở các Trường khó có thể đáp ứng nên cần tăng cường các phương pháp và các phương tiện mô phỏng, mô hình trực quan trong quá trình giảng dạy;

- Trong quá trình thực hiện các môn học, mô đun chuyên môn nghề nếu Trường không đủ thiết bị thì cần phải có sự kết hợp với các cơ sở sản xuất có dây chuyền thiết bị Công nghệ cán, kéo kim loại để thực hiện;

- Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại thứ tự mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

PHỤ LỤC 3

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 3A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ

Mã nghề: 40510206

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 28

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Phân tích được bản vẽ chế tạo cơ khí, bản vẽ lắp các bộ phận máy, bản vẽ sơ sơ đồ động của các loại máy công cụ thông dụng;

+ Hiểu được các quy ước, ký hiệu và dung sai lắp ghép trên bản vẽ, biết tra bảng dung sai theo tiêu chuẩn Việt Nam, hiểu tính chất, công dụng của các loại lắp ghép cơ bản, cấp chính xác và độ trơn nhẵn của bề mặt chi tiết;

+ Biết tính chất, công dụng, ký hiệu của các vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí, biết chọn vật liệu chế tạo chi tiết máy đơn giản, phương pháp nhiệt luyện chi tiết máy, dụng cụ đơn giản;

+ Trình bày được kết cấu, nguyên lý truyền động các máy công cụ điển hình;

+ Trình bày được kỹ thuật sửa chữa máy công cụ: Máy tiện, máy khoan.

- Kỹ năng:

+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp đơn giản;

+ Sử dụng được các loại trang thiết bị, dụng cụ nghề nguội, dụng cụ đo - kiểm tra thông dụng của nghề;

+ Làm được các công việc nguội cơ bản và một số công việc bổ trợ của nghề để phục vụ cho sửa chữa, phục hồi chi tiết máy thông thường đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Chế tạo được dụng cụ nguội đơn giản và dụng cụ phi tiêu chuẩn phục vụ cho công việc sửa chữa;

+ Vận hành đúng kỹ thuật máy Tiện vạn năng, máy Phay;

+ Tháo lắp, điều chỉnh, kiểm tra các mối ghép, cơ cấu, bộ phận máy, tổng thành máy công cụ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

+ Sửa chữa được máy Khoan, Tiện... đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất, tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

+ Thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;

+ Có khả năng làm việc độc lập, tạo ra việc làm và biết tổ chức làm việc theo nhóm, để hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;

+ Có nhận thức đúng về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác;

+ Có tác phong công nghiệp, có tinh thần kỷ luật lao động cao, yêu ngành yêu nghề, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với đồng nghiệp;

+ Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc;

+ Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào nghề Nguội sửa chữa máy công cụ, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng và sống một cuộc sống vui tươi, lành mạnh;

+ Trang bị một số nội dung cơ bản về công tác quốc phòng, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, về chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam;

+ Thực hiện rèn luyện một số kỹ năng quân sự cần thiết, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật, góp phần vào thực hiện các mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà trường.

3. Cơ hội việc làm:

+ Sau khi tốt nghiệp Trung cấp nghề, học sinh làm việc được trong các công ty cơ khí, doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa, lắp ráp máy công cụ với trách nhiệm là người trực tiếp sản xuất, kỹ thuật viên trong lĩnh vực sửa chữa, lắp ráp máy công cụ;

+ Được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên dạy nghề tại các Trung tâm dạy nghề nếu có nhu cầu;

+ Được học liên thông lên cao đẳng nghề hoặc trình độ cao hơn nếu có nhu cầu học tiếp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 280 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1680 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 596 giờ; Thời gian học thực hành: 1745 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

1680

498

1096

86

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

300

148

136

16

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

30

41

4

MH 08

Dung sai lắp ghép

30

18

10

2

MH 09

Vật liệu

45

21

21

3

MH 10

Cơ kỹ thuật

60

36

21

3

MH 11

Thiết lập bản vẽ kỹ thuật bằng AUTOCAD

45

15

28

2

MH 12

Kỹ thuật điện - điện tử công nghiệp

45

28

15

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1380

350

960

70

MĐ 13

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

9

19

2

MĐ 14

Sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra

30

8

20

2

MĐ 15

Gia công nguội cơ bản

300

49

242

9

MĐ 16

Tiện cơ bản

60

12

45

3

MĐ 17

Phay cơ bản

60

12

45

3

MH 18

Máy công cụ

60

36

21

3

MH 19

Thủy lực - Khí nén

45

27

15

3

MH 20

Kỹ thuật sửa chữa máy công cụ

75

41

30

4

MĐ 21

Tháo, lắp điều chỉnh mối ghép ren, then, chốt

60

12

45

3

MĐ 22

Tháo, lắp cơ cấu truyền động quay

60

12

44

4

MĐ 23

Tháo, lắp điều chỉnh cơ cấu ly hợp

60

12

44

4

MĐ 24

Tháo, lắp điều chỉnh cơ cấu biến đổi chuyển động

90

20

65

5

MĐ 25

Tháo, lắp, điều chỉnh bộ phận máy công cụ

90

20

65

5

MĐ 26

Sửa chữa chi tiết, cơ cấu máy

150

35

105

10

MĐ 27

Sửa chữa máy Khoan

90

20

65

5

MĐ 28

Sửa chữa máy Tiện

120

25

90

5

Tổng cộng:

1890

604

1183

103

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Hàn cơ bản

60

12

45

3

MĐ 30

Vận hành máy Mài phẳng

60

15

41

4

MĐ 31

Bảo dưỡng máy công cụ

60

10

47

3

MĐ 32

Sửa chữa máy Phay

150

30

114

6

MĐ 33

Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng thủy lực

90

20

66

4

MĐ 34

Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng khí nén

90

21

65

4

MĐ 35

Điện cơ bản

60

20

37

3

MĐ 36

Vận hành máy công cụ CNC

90

20

66

4

MH 37

Kỹ năng giao tiếp

30

20

8

2

MĐ 38

Thực tập sản xuất

240

0

240

0

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Nguội sửa chữa máy công cụ đã đề xuất 10 môn học, mô đun tự chọn. Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tiến hành lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:

+ Phương án 1: lựa chọn trong 11 môn học, mô đun trong bảng của mục V, để đào tạo với tổng số thời gian học là 660 giờ;

+ Phương án 2: xây dựng các môn học, mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định;

+ Phương án 3: kết hợp cả 2 phương án trên, chọn một số môn học, mô đun trong các môn học, mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số môn học, mô đun khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định.

- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Hàn cơ bản

60

12

45

3

MĐ 30

Vận hành máy Mài phẳng

60

15

41

4

MĐ 31

Bảo dưỡng máy công cụ

60

10

47

3

MĐ 33

Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng thủy lực

90

20

66

4

MĐ 34

Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng khí nén

90

21

65

4

MĐ 35

Điện cơ bản

60

20

37

3

MĐ 38

Thực tập sản xuất

240

0

240

0

Tổng cộng

660

98

542

21

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề:

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

Thực hành nghề:

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

* Chú ý: Phần thi lý thuyết nghề: là một bài thi lý thuyết tổng hợp kiến thức lý thuyết môn học chuyên môn nghề và lý thuyết môn học kỹ thuật cơ sở.

Phần thi thực hành nghề: sửa chữa bộ phận máy Tiện, Khoan và sửa pan máy.

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập, thực tập tại một số doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp theo các nội dung sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mini trong trường

Tham gia hội thao tại địa phương

 

Vào ngày lễ kỷ niệm 26-3 và các ngày lễ lớn trong năm.

Do địa phương phát động

2

Văn hóa, văn nghệ:

Tổ chức liên hoan văn nghệ

Thành lập câu lạc bộ ca hát, khiêu vũ

Giao lưu văn hóa, văn nghệ với các trường bạn

 

Vào lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20-11

Sinh hoạt theo định kỳ

Do đoàn trường tổ chức

3

Hoạt động thư viện:

Tham khảo các tài liệu nâng cao chuyên môn

Nâng cao văn hóa đọc, tìm hiểu các tác phẩm văn học nâng cao trí thức xã hội

 

Tất cả các ngày trong tuần, ngoài giờ lên lớp

4

Các hoạt động đoàn thể:

Tổ chức tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

Tổ chức lớp học ngoại khóa kỹ năng sống.

Các hoạt động từ thiện ,hiến máu nhân đạo.

Đoàn thanh niên lên kế hoạch, kết hợp với phòng quản lý học sinh tổ chức

5

Đi thực tế:

Nâng cao hiểu biết về nghề

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường chuyển đổi từ chương trình khung thành chương trình đào tạo nghề, sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý và đào tạo

 

Phụ lục 3B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ

Mã nghề: 50510206

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Phân tích được bản vẽ chế tạo cơ khí, bản vẽ lắp các bộ phận máy, bản vẽ sơ sơ đồ động của các loại máy công cụ thông dụng;

+ Hiểu được các quy ước, ký hiệu và dung sai lắp ghép trên bản vẽ, biết tra bảng dung sai theo tiêu chuẩn Việt Nam, hiểu tính chất, công dụng của các loại lắp ghép cơ bản, cấp chính xác và độ trơn nhẵn của bề mặt chi tiết;

+ Biết tính chất, công dụng, ký hiệu của các vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí, biết chọn vật liệu chế tạo chi tiết máy đơn giản, dụng cụ thường dùng và phương pháp nhiệt luyện chi tiết máy, dụng cụ đơn giản;

+ Trình bày được kết cấu, nguyên lý truyền động các máy công cụ điển hình, máy công cụ CNC;

+ Trình bày được kỹ thuật sửa chữa máy công cụ và tổ chức quản lý công tác sửa chữa máy công cụ;

- Kỹ năng:

+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp có tới 20 chi tiết;

+ Thiết kế được một số chi tiết máy ở dạng 3D trên máy tính. Lắp ghép được thành một cụm chi tiết hay bộ phận máy đã vẽ ở dạng 3D;

+ Sử dụng được các loại trang thiết bị, dụng cụ nghề nguội, dụng cụ đo - kiểm tra thông dụng của nghề;

+ Làm thành thạo các công việc nguội cơ bản và một số công việc bổ trợ của nghề để phục vụ cho sửa chữa, phục hồi chi tiết máy thông thường, đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Chế tạo được dụng cụ nguội đơn giản và dụng cụ phi tiêu chuẩn phục vụ cho công việc sửa chữa;

+ Vận hành đúng kỹ thuật máy tiện vạn năng, máy phay, máy công cụ

+ Tháo lắp, điều chỉnh, kiểm tra các mối ghép, cơ cấu, bộ phận máy, tổng thành máy công cụ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

+ Sửa chữa được máy công cụ đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất, tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

+ Sửa chữa được các bộ phận cơ bản trong các máy công cụ điều khiển bằng hệ thống thủy lực và khí nén;

+ Lập được kế hoạch bảo dưỡng và thực hiện được các công việc bảo dưỡng máy công cụ và máy công cụ CNC;

+ Có kỹ năng giao tiếp tốt vào các tình huống hàng ngày và trong hoạt động nghề nghiệp sau này;

+ Thực hiện đúng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;

+ Có khả năng làm việc độc lập, tạo ra việc làm và biết tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng tự học tập, nghiên cứu, hoặc học lên trình độ cao hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có nhận thức đúng về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội;

+ Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác;

+ Có tác phong công nghiệp, có tinh thần kỷ luật lao động cao, yêu ngành yêu nghề, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với đồng nghiệp;

+ Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc;

+ Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào nghề sửa chữa máy công cụ, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;

+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng - An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc;

+ Có thể tham gia vào đội ngũ sỹ quan dự bị theo Luật quốc phòng toàn dân.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng nghề, sinh viên làm việc được trong các công ty cơ khí, doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa, lắp ráp máy, các khu công nghiệp với trách nhiệm là người trực tiếp sản xuất, kỹ thuật viên hoặc tổ trưởng sản xuất trong lĩnh vực sửa chữa, lắp ráp công cụ, thiết bị công nghiệp;

- Được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên dạy nghề tại các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề hoặc Trung tâm dạy nghề;

- Được học liên thông lên trình độ cao hơn nếu có nhu cầu học tập.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 200 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2310 giờ; Thời gian học tự chọn: 990 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 927 giờ; Thời gian học thực hành: 2373 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

2310

744

1459

107

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

300

148

136

16

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

30

41

4

MH 08

Dung sai lắp ghép

30

18

10

2

MH 09

Vật liệu

45

21

21

3

MH 10

Cơ kỹ thuật

60

36

21

3

MH 11

Thiết lập bản vẽ kỹ thuật bằng AUTOCAD

45

15

28

2

MH 12

Kỹ thuật điện - điện tử công nghiệp

45

28

15

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2010

596

1323

91

MĐ 13

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

9

15

2

MĐ 14

Sử dụng dụng cụ đo, kiểm tra

30

8

20

2

MĐ 15

Gia công nguội cơ bản

300

49

242

9

MĐ 16

Tiện cơ bản

60

12

45

3

MĐ 17

Phay cơ bản

60

12

45

3

MH 18

Máy công cụ

60

36

21

3

MH 19

Thủy lực - Khí nén

45

27

15

3

MH 20

Công nghệ sửa chữa máy công cụ

75

41

30

4

MĐ 21

Tháo, lắp điều chỉnh mối ghép ren, then, chốt

60

12

45

3

MĐ 22

Tháo, lắp, điều chỉnh cơ cấu truyền động quay

60

12

45

3

MĐ 23

Tháo, lắp điều chỉnh cơ cấu biến đổi chuyển động

90

20

65

5

MĐ 24

Tháo, lắp điều chỉnh cơ cấu ly hợp

60

12

45

3

MĐ 25

Tháo, lắp, điều chỉnh bộ phận máy công cụ

90

20

65

5

MĐ 26

Sửa chữa chi tiết, cơ cấu máy

150

35

105

. 10

MĐ 27

Sửa chữa máy Khoan

90

20

65

5

MĐ 28

Sửa chữa máy Tiện

120

25

90

5

MH 29

Nguyên lý chi tiết máy

60

33

24

3

MH 30

Công nghệ chế tạo - Đồ gá

60

33

24

3

MĐ 31

Bảo dưỡng máy công cụ

60

10

47

3

MĐ 32

Sửa chữa máy Phay

150

30

113

6

MĐ 33

Sửa chữa các bộ phận chính của hệ thống thủy lực

180

36

136

8

MH 34

Tổ chức và quản lý sản xuất

30

20

8

2

MH 35

Kỹ năng giao tiếp

30

20

8

2

 

Tổng cộng

2760

964

1658

138

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠỎ NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 36

Vận hành máy mài phẳng

60

15

41

4

MĐ 37

Hàn cơ bản

60

12

45

3

MĐ 38

Trang bị điện

90

25

62

3

MH 39

Máy công cụ CNC

60

30

27

3

MĐ 40

Vận hành máy Công cụ CNC

90

20

66

4

MĐ 41

Vẽ và thiết kế trên máy vi tính

60

25

30

5

MĐ 42

Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng thủy lực

90

20

66

4

MĐ 43

Sửa chữa các bộ phận chính của hệ thống khí nén

120

36

90

4

MĐ 44

Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng khí nén

90

21

69

0

MĐ 45

Sửa chữa mặt trượt

180

48

132

0

MH 46

Sức bền vật liệu

45

30

12

3

MĐ 47

Bảo dưỡng máy công cụ CNC

90

30

56

* 4

MĐ 48

Bồi dưỡng thợ bậc thấp

90

36

54

0

MĐ 49

Thực tập sản xuất

360

0

360

0

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Nguội sửa chữa máy công cụ đã đề xuất 14 môn học, mô đun tự chọn. Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các Trường có thể tiến hành lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:

+ Phương án 1: lựa chọn trong 14 môn học, mô đun trong bảng của mục V, để đào tạo với tổng số thời gian học là 990 giờ;

+ Phương án 2: xây dựng các môn học, mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định;

+ Phương án 3: kết hợp cả 2 phương án trên, chọn một số môn học, mô đun trong các môn học, mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số môn học, mô đun khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định.

- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 36

Vận hành máy mài phẳng

60

15

41

4

MĐ 37

Hàn cơ bản

60

12

45

3

MĐ 38

Trang bị điện

90

25

62

3

MH 39

Máy công cụ CNC

60

30

27

3

MĐ 40

Vận hành máy công cụ CNC

90

20

66

* 4

MĐ 41

Vẽ và thiết kế trên máy vi tính

60

25

30

5

MĐ 42

Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng thủy lực

90

20

66

4

MĐ 43

Sửa chữa các bộ phận chính của hệ thống khí nén

120

36

90

4

MĐ 49

Thực tập sản xuất

360

0

360

0

Tổng cộng

990

183

777

30

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề:

 

Viết

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

 

 

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

 

Thực hành nghề:

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

* Chú ý: Phần thi lý thuyết nghề là một bài thi lý thuyết tổng hợp kiến thức lý thuyết môn học chuyên môn nghề và lý thuyết môn học kỹ thuật cơ sở.

Phần thi thực hành nghề: sửa chữa bộ phận máy Khoan, Tiện, Phay và sửa pan máy công cụ.

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập, thực tập tại một số doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp theo các nội dung sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mini trong trường

Tham gia hội thao tại địa phương

 

Vào ngày lễ kỷ niệm 26-3 và các ngày lễ lớn trong năm

Do địa phương phát động

2

Văn hóa, văn nghệ:

Tổ chức liên hoan văn nghệ;

Thành lập câu lạc bộ ca hát, khiêu vũ

Giao lưu văn hóa, văn nghệ với các trường bạn

 

Vào lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Sinh hoạt theo định kỳ

Do đoàn trường tổ chức

3

Hoạt động thư viện:

Tham khảo các tài liệu nâng cao chuyên môn

Nâng cao văn hóa đọc, tìm hiểu các tác phẩm văn học nâng cao trí thức xã hội

 

Tất cả các ngày trong tuần, ngoài giờ lên lớp

4

Các hoạt động đoàn thể:

Tổ chức tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

Tổ chức lớp học ngoại khóa kỹ năng sống.

Các hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạo

Đoàn thanh niên lên kế hoạch, kết hợp với phòng quản lý học sinh tổ chức

 

5

Đi thực tế:

Nâng cao hiểu biết về nghề

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

 

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường chuyển đổi từ chương trình khung thành chương trình đào tạo nghề, sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý và đào tạo

 

PHỤ LỤC 4

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ”
(Ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 4A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí

Mã nghề: 40510208

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Phân tích được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;

+ Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 - 2245;

+ Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số cơ cấu truyền động cơ khí thông thường;

+ Mô tả được quá trình biến dạng của kim loại khi có ngoại lực tác dụng;

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;

+ Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất;

+ Có khả năng tiếp tục học tập lên cao.

- Kỹ năng:

+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công;

+ Đọc được bản vẽ chi tiết của thiết bị và kết cấu thép;

+ Tính toán, khai triển được một số chi tiết đơn giản, không phức tạp của nghề;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo và bảo quản được các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;

+ Triển khai được kích thước trên thép tấm và thép hình;

+ Thao tác nắn, cắt, uốn gập, khoan lỗ, tán đinh, lắp ghép tạo ra các sản phẩm với yêu cầu kỹ thuật trung bình ở dạng: ống, khung, bình, bồn, bun ke - si lô, thiết bị lọc bụi, cho các công trình công nghiệp và dân dụng;

+ Thực hiện được một số công việc trong tổ hợp lắp ghép, đóng gói, bàn giao sản phẩm dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật;

+ Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của thiết bị, dụng cụ của nghề;

+ Lựa chọn được một số vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo theo tổ, nhóm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tuởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;

+ Nắm được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân;

+ Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử tốt, giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ một cách hợp lý;

+ Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao;

+ Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động và an toàn lao động;

+ Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;

+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng - An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

+ Trực tiếp gia công trên các máy công cụ phổ biến, thông dụng của nghề và máy phay CNC;

+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;

+ Tổ trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Có khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 270 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1638 giờ; Thời gian học tự chọn: 702 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 721 giờ; Thời gian học thực hành: 1619 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

MÃ MH,  MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1638

541

1029

68

II.1

Các môn học, mô đun, kỹ thuật cơ sở

240

200

26

14

MH 07

Vẽ kỹ thuật

90

69

15

6

MH 08

Dung sai và lắp ghép

30

26

2

2

MH 09

Cơ kỹ thuật

45

40

3

2

MH 10

Vật liệu cơ khí

45

41

2

2

MH 11

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30 1

24

4

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1398

341

1003

54

MĐ 12

Nguội cơ bản

90

14

73

3

MĐ 13

Hàn điện cơ bản

120

25

90

5

MĐ 14

Hàn cắt khí cơ bản

88

20

63

5

MĐ 15

Lắp mạch điện đơn giản

60

20

36

4

MĐ 16

Nâng chuyển thiết bị

90

25

62

3

MĐ 17

Sử dụng dụng cụ thiết bị chế tạo thiết bị cơ khí

90

30

56

4

MĐ 18

Đo kiểm tra kích thước thiết bị cơ khí

40

12

26

2

MĐ 19

Chống gỉ kết cấu thiết bị cơ khí

120

30

86

4

MĐ 20

Chế tạo bằng tải

120

30

85

5

MĐ 21

Chế tạo lan can cầu thang

120

30

86

4

MĐ 22

Chế tạo khung nhà công nghiệp

120

30

85

5

MĐ 23

Chế tạo bun ke - silô

120

30

85

5

MĐ 24

Cắt kim loại tấm bằng ôxy- khí chảy, hồ quang Plasma trên máy cắt CNC

120

45

70

. 5

MĐ 25

Thực tập tốt nghiệp

100

0

100

0

 

Tổng cộng

1848

647

1116

85

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 26

Chế tạo thiết bị lọc bụi- Sicolon

180

45

130

5

MĐ 27

Chế tạo quạt thông gió

150

60

85

5

MĐ 28

Chế tạo vỏ lò quay

150

60

85

5

MĐ 29

Chế tạo thiết bị lọc bụi tĩnh điện

180

45

130

5

MĐ 30

Chế tạo trên máy CNC

120

45

70

5

MĐ 31

Chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon

120

30

85

5

MĐ 32

Chế tạo hệ thống thông gió

120

30

86

4

MĐ 33

Chế tạo bồn bể - si téc

120

30

86

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Chế tạo thiết bị cơ khí đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 26

Chế tạo thiết bị lọc bụi - Sicolon

172

45

122

5

MĐ 27

Chế tạo quạt thông gió

120

30

85

5

MĐ 28

Chế tạo vỏ lò quay

120

30

85

5

MĐ 29

Chế tạo thiết bị lọc bụi tĩnh điện

170

45

120

5

MĐ 31

Chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon

120

30

85

5

Tổng cộng

702

180

497

25

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề:

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

- Thực hành nghề:

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp liên quan đến nghề;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp. Nội dung cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ ÷ 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác:

Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý đào tạo

 

Phụ lục 4B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí

Mã nghề: 50510208

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 39

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Phân tích được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;

+ Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 - 2245;

+ Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu truyền động cơ khí thông dụng và hiện đại;

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;

+ Mô tả được quá trình biến dạng của kim loại khi có ngoại lực tác dụng;

+ Biết được phương pháp tính toán sức bền vật liệu, dung sai các kết cấu trên bản vẽ phức tạp;

+ Biết được phương pháp tính toán, khai triển, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu;

+ Phân biệt được hệ trục tọa độ trên máy CNC;

+ Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo;

+ Tính toán sức bền vật liệu, dung sai các kết cấu trên bản vẽ phức tạp;

+ Đọc được bản vẽ thi công, bản vẽ tách, lắp ghép và các tài liệu liên quan;

+ Tính toán, khai triển, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu được một số chi tiết đơn giản, không phức tạp của nghề;

+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;

+ Triển khai kích thước, phóng dạng chính xác trên thép tấm và thép hình;

+ Thao tác nắn, cắt, uốn gập, khoan lỗ, tán đinh, lắp ghép tạo ra các sản phẩm với yêu cầu kỹ thuật cao ở dạng: ống, khung, bình, bồn, bun ke - si lô, thiết bị lọc bụi, cho các công trình công nghiệp và dân dụng;

+ Thực hiện được một số công việc trong tổ hợp lắp ghép, đóng gói, bàn giao sản phẩm dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật;

+ Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của thiết bị, dụng cụ của nghề;

+ Lập được chương trình trên máy CNC đảm bảo yêu cầu;

+ Chế tạo được các loại chi tiết cơ khí thông dụng ứng dụng trong sửa chữa và thay thế của nghề.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng, miền;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp - Pháp luật;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;

+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;

+ Có tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

+ Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động và an toàn lao động;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp;

+ Sức khoẻ đạt loại I hoặc loại II theo phân loại của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm:

+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;

+ Tổ trưởng sản xuất;

+ Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 120 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2310 giờ; Thời gian học tự chọn: 990 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1018 giờ; Thời gian học thực hành: 2282 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2310

823

1390

97

II.1

Các môn học, mô đun, kỹ thuật cơ sở

525

429

63

33

MH 07

Toán cao cấp

60

41

16

3

MH 08

Vật lý đại cương

45

33

9

3

MH 09

Hình học họa hình

45

34

7

4

MH 10

Vẽ kỹ thuật

90

70

16

4

MH 11

Dung sai và lắp ghép

45

38

3

4

MH 12

Cơ lý thuyết

45

40

3

2

MH 13

Sức bền vật liệu

30

24

3

3

MH 14

Vật liệu cơ khí

60

55

2

3

MH 15

Công nghệ gia công kim loại

45

42

0

3

MH 16

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

24

4

2

MH 17

Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất

30

28

0

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1785

394

1327

64

MĐ 18

Nguội cơ bản

90

14

72

4

MĐ 19

Đồ gá

90

15

70

5

MĐ 20

Hàn điện cơ bản

120

25

90

5

MĐ 21

Hàn cắt khí cơ bản

90

20

67

3

MĐ 22

Lắp mạch điện đơn giản

60

20

37

3

MĐ 23

Nâng chuyển thiết bị

90

25

62

3

MĐ 24

Sử dụng dụng cụ thiết bị nghề Chế tạo thiết bị cơ khí

90

20

67

3

MĐ 25

Đo kiểm tra kích thước thiết bị cơ khí

90

30

55

5

MĐ 26

Chống gỉ kết cấu thiết bị cơ khí

120

30

86

4

MĐ 27

Chế tạo bằng tải

120

30

85

5

MĐ 28

Chế tạo khung nhà công nghiệp

120

30

85

5

MĐ 29

Chế tạo bun ke - silô

120

30

85

5

MĐ 30

Chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm - siclon

120

30

85

5

MĐ 31

Cắt kim loại tấm bằng ôxy - khí chảy, hồ quang Plasma trên máy cắt CNC

120

45

70

5

MĐ 32

Chế tạo lan can cầu thang

105

30

71

4

MĐ 33

Thực tập tốt nghiệp

240

0

240

0

 

Tổng cộng

2760

1043

1590

127

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 34

Chế tạo hệ thống thông gió

220

30

186

4

MĐ 35

Chế tạo bồn bể - Tec

220

30

185

5

MĐ 36

Chế tạo trên máy CNC

240

45

189

6

MĐ 37

Chế tạo vỏ lò quay

160

30

125

5

MĐ 38

Chế tạo quạt thông gió

120

30

85

5

MĐ 39

Chế tạo thiết bị lọc bụi tĩnh điện

160

30

125

5

MĐ 40

Chế tạo cột điện cao thế > 35 kv

160

30

125

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Chế tạo thiết bị cơ khí đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 34

Chế tạo hệ thống thông gió

220

30

186

4

MĐ 35

Chế tạo bồn bể - Tec

220

30

185

5

MĐ 36

Chế tạo trên máy CNC

200

45

149

6

MĐ 37

Chế tạo vỏ lò quay

120

30

85

5

MĐ 38

Chế tạo quạt thông gió

120

30

85

5

MĐ 39

Chế tạo thiết bị lọc bụi tĩnh điện

110

30

75

5

 

Tổng cộng:

990

195

765

30

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Vấn đáp

Trắc nghiệm

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp liên quan đến nghề;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp;

- Nội dung cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ ÷ 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường chuyển đổi từ chương trình khung thành chương trình đào tạo nghề, sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý và đào tạo.

 

PHỤ LỤC 5

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ "KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN TRONG CÔNG NGHIỆP"
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 5A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp

Mã nghề: 40510316

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 27

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được cấu tạo, nêu được nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong hệ thống cung cấp, và điều khiển tự động trong công nghiệp;

+ Biết thiết kế được các hệ thống điện đơn giản trong dân dụng;

+ Biết được phương pháp đọc các bản vẽ tách thi công;

+ Hiểu được các ký hiệu trên bản vẽ điện cơ bản;

+ Hiểu được các nguyên lý, cấu tạo và vận hành thiết bị về điện;

+ Hiểu được quy trình điện áp dụng vào thực tế trong sản xuất;

+ Hiểu rõ các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xảy ra;

+ Trình bày và giải thích được quy trình điện, chọn được vật liệu điện, áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Hiểu được nội dung thiết lập một quy trình điện;

+ Hiểu được các ký hiệu về điện, trình độ Anh văn chuyên ngành;

+ Hiểu được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;

+ Đảm bảo yêu cầu về quan sát, ghi chép, lập các biên bản;

+ Hiểu được, phân tích, tổng hợp, đánh giá tiến độ thi công, ứng xử, giao tiếp;...

+ Hiểu được ký hiệu về điện, phương pháp về điện từ Anh ngữ.

- Kỹ năng:

+ Đọc và hiểu được các bản vẽ tách thi công;

+ Lựa chọn được, phân biệt được các loại vật liệu điện;

+ Đọc được một số ký hiệu cơ bản đơn giản về điện, phương pháp về điện từ bằng tiếng Anh;

+ Lắp đặt được các thiết bị, hệ thống cung cấp điện công nghiệp. Sửa chữa được các sự cố đơn giản;

+ Sử dụng được các dụng cụ cầm tay trong nghề lắp đặt và thiết bị;

+ Lựa chọn đầy đủ dụng cụ, thiết bị phù hợp với công việc cần làm;

+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật đơn giản;

+ Sửa chữa được các thiết bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng;

+ Đấu nối thiết bị điện một cách thành thạo;

+ Vận hành, điều chỉnh được chế độ của thiết bị điện;

2. Chính trị đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Có ý thức về truyền thống dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm giúp học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật, yêu nghề, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong làm việc, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề chuyên môn hợp lý.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có sức khoẻ, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Nắm được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc;

+ Ứng dụng được kỹ thuật, công nghệ có hiệu quả vào sản xuất thi công trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp có thể làm công nhân điện tại các Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn;

- Học liên thông lên cao đẳng, đại học;

- Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

- Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2030 giờ

Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

- Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1820 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1330 giờ; Thời gian học tự chọn: 490 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 544 giờ; Thời gian học thực hành: 1276 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bố thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1330

425

805

100

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

255

210

28

17

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

56

14

5

MH 08

Vật liệu điện

45

40

2

3

MH 09

Kỹ thuật điện

90

76

8

6

MH 10

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

45

38

4

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1075

215

777

83

MH 11

Cung cấp điện

45

40

2

3

MH 12

Điện tử công nghiệp

75

45

26

4

MĐ 13

Nâng chuyến thiết bị

60

10

40

10

MĐ 14

Đo lường thí nghiệm điện

90

20

59

11

MĐ 15

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng

130

25

94

11

MĐ 16

Lắp đặt đường dây truyền tải

115

15

88

12

MĐ 17

Lắp đặt hệ thống thiết bị điều khiển công nghiệp

165

15

140

J 10

MĐ 18

Lắp đặt thiết bị phân phối

125

20

95

10

MĐ 19

Vận hành các trạm biến áp

50

10

38

2

MĐ 20

Lắp đặt hệ thống chống sét, tiếp địa

100

10

85

5

MĐ 21

Thực tập sản xuất

120

5

110

5

Tổng cộng

1540

531

892

117

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Lắp đặt điện thang máy

180

20

155

5

MĐ 23

Lắp đặt hệ thống tự động cảnh báo

75

15

55

5

MĐ 24

Lắp đặt hệ thống thiết bị điều khiển tự động

145

45

92

8

MĐ 25

Lắp đặt điện cho lọc bụi tĩnh điện

150

13

132

5

MĐ 26

Điều chỉnh tốc độ máy điện

100

15

80

5

MĐ 27

Lắp đặt nguồn điện một chiều

100

10

82

8

MĐ 28

Lắp đặt máy phát điện

150

15

130

5

MĐ 29

Lắp đặt động cơ cao áp

100

10

85

5

MĐ 30

Sửa chữa và bảo dưỡng máy điện

230

30

190

10

MH 31

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

22

5

3

MH 32

Anh văn chuyên ngành

30

16

10

4

MĐ 33

Nguội

80

15

57

8

MĐ 34

Đọc bản vẽ

30

8

20

2

MĐ 35

Máy Điện

90

28

58

4

MĐ 36

Kỹ thuật số

45

39

3

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Sửa chữa và bảo dưỡng máy điện

230

30

200

0

MH 31

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

22

5

3

MH 32

Anh văn chuyên ngành

30

16

10

4

MĐ 33

Nguội

80

15

57

8

MĐ 34

Đọc bản vẽ

30

8

20

2

MĐ 35

Máy Điện

90

28

58

4

Tổng cộng

490

119

350

21

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

Lý thuyết nghề

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

 

Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 6 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp liên quan đến nghề;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ ÷ 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác:

- Các tiêu chuẩn lắp đặt trong tiêu chuẩn kỹ năng nghề kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp được soạn thảo theo tiêu chuẩn thiết kế (với những máy, thiết bị có tiêu chuẩn cụ thể) hoặc theo tiêu chuẩn quốc tế IEC: Sai số lắp đặt thiết bị và quy phạm kỹ thuật trong lắp đặt và sử dụng máy và thiết bị nâng: TCVN 4244-86;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

 

Phụ lục 5B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp

Mã nghề: 50510316

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc: 36

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được cấu tạo, phân tích được nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp, trang bị điện và điều khiển tự động trong công nghiệp;

+ Nêu được công dụng của các loại vật liệu, lựa chọn thiết bị điện phù hợp với yêu cầu sử dụng;

+ Giải thích được các vật tư thiết bị về ngành điện;

+ Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp đấu nối;

+ Hiểu được nguyên lý, cấu tạo và vận hành thiết bị về điện;

+ Hiểu được quy trình đấu nối áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, vận hành được các trang thiết bị điện;

+ Tính toán được và thiết kế cho hợp lý;

+ Trình bày được các sai hỏng của các thiết bị trong ngành điện, nguyên nhân và biện pháp đề phòng;

+ Trình bày được các ký hiệu về điện, phương pháp về điện trên các bản vẽ kỹ thuật;

+ Trình bày và giải thích được quy trình đấu nối, áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Phân tích được quy trình đo lường và kiểm tra theo tiêu chuẩn Quốc tế;

+ Giải thích được các ký hiệu vật liệu điện, vật liệu cơ bản;

+ Biết các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xẩy ra;

+ Trình bày và giải thích được quy trình điện, chọn được vật liệu điện, áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Hiểu được nội dung thiết lập một quy trình điện;

+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;

+ Quan sát, ghi chép, lập các biên bản;

+ Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá tiến độ thi công, ứng xử, giao tiếp;

+ Giải thích được ký hiệu về điện, phương pháp về điện từ Anh ngữ.

- Kỹ năng:

+ Đọc được, hiểu được quy trình đấu nối áp dụng vào thực tế của sản xuất;

+ Cài đặt được chế độ tự động và bằng tay trên các dây chuyền sản xuất;

+ Đọc được các ký hiệu về điện, trình độ Anh văn chuyên ngành;

+ Lắp đặt, sửa chữa thành thạo các thiết bị, hệ thống cung cấp điện công nghiệp;

+ Vận hành được hệ thống điện;

+ Lắp đặt và lập trình được các mạch điện đơn giản;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ trong nghề lắp đặt;

+ Lựa chọn đầy đủ dụng cụ, thiết bị phù hợp với công việc cần làm;

+ Có khả năng chỉ đạo tổ, nhóm làm việc. Tổ chức và quản lý được quá trình sản xuất thi công;

+ Thiết kế được hệ thống điện trong dân dụng và công nghiệp;

+ Đọc và bóc tách các bản vẽ thi công;

+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật tương đối phức tạp;

+ Gá lắp được các thiết bị theo các vị trí khác nhau theo yêu cầu kỹ thuật;

+ Vận hành, điều chỉnh được chế độ trong sản xuất;

+ Đấu nối thiết bị về điện một cách thành thạo;

+ Đấu nối được các thiết bị điện căn bản, nâng cao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Khắc phục được các thiết bị điện bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng;

+ Có khả năng làm việc theo nhóm, độc lập;

+ Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;

+ Biết bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề điện;

+ Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động;

+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

2. Chính trị đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng được những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Có kiến thức về truyền thống dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện công việc;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Hiến pháp và Pháp luật; yêu nghề, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong làm việc, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề chuyên môn hợp lý.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo.

+ Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp có thể xin việc làm công nhân điện tại các Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH làm nghề điện;

- Có thể làm tổ trưởng, trưởng nhóm;

- Học liên thông lên đại học;

- Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3743 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ;

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3293 giờ;

+ Thời gian học bắt buộc: 2388 giờ; Thời gian học tự chọn: 905 giờ;

+ Thời gian học lý thuyết: 1014 giờ; Thời gian học thực hành: 2279 giờ;

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

180

243

27

MH 01

Chính trị

90

73

12

5

MH 02

Pháp luật

30

27

1

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

5

50

5

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

15

55

5

MH 05

Tin học

75

15

55

5

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

45

70

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2388

770

1436

182

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

450

355

61

34

MH 07

Toán ứng dụng

60

45

11

4

MH 08

Vật lý ứng dụng

45

35

7

3

MH 09

Vẽ kỹ thuật

75

54

15

6

MH 10

Vẽ điện

30

12

14

4

MH 11

Vật liệu điện

45

40

2

3

MH 12

Lý thuyết mạch

120

104

8

8

MH 13

Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất

30

28

0

2

MH 14

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

45

37

4

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1938

415

1375

148

MH 15

Cung cấp điện

60

47

9

4

MH 16

Trang bị điện

45

34

8

3

MH 17

Điện tử công nghiệp

75

41

27

7

MĐ 18

Nâng chuyển thiết bị

60

10

40

10

MĐ 19

Đo lường thí nghiệm điện

90

20

59

11

MĐ 20

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng

195

30

137

28

MĐ 21

Lắp đặt đường dây truyền tải

210

30

160

20

MĐ 22

Lắp đặt hệ thống thiết bị điều khiển công nghiệp

285

30

245

10

MĐ 23

Lắp đặt thiết bị phân phối

222

45

157

20

MĐ 24

Vận hành các trạm biến áp

75

15

55

5

MĐ 25

Lắp đặt hệ thống chống sét, tiếp địa

186

18

158

10

MĐ 26

Lắp đặt hệ thống thiết bị điều khiển tự động

315

90

210

15

MĐ 27

Thực tập sản xuất

120

5

110

5

 

Tổng cộng

2838

950

1679

209

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên mô đun, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Trong đó

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Lắp đặt điện thang máy

235

25

194

16

MĐ 29

Lắp đặt điện cho lọc bụi tĩnh điện

198

18

165

15

MĐ 30

Điều chỉnh tốc độ máy điện

140

20

104

16

MĐ 31

Lắp đặt nguồn điện một chiều

168

15

140

13

MĐ 32

Lắp đặt máy phát điện

200

15

170

15

MĐ 33

Lắp đặt động cơ cao áp

207

15

180

12

MĐ 34

Sửa chữa và bảo dưỡng máy điện

340

40

286

14

MĐ 35

Lắp đặt hệ thống tự động cảnh báo

240

30

198

12

MH 36

Quản lý chất lượng ISO

30

22

5

3

MĐ 37

Máy điện

90

28

58

4

MĐ 38

Kỹ thuật số

45

39

3

3

MĐ39

Lắp đặt cảm biến công nghiệp

170

30

133

7

MH 40

Anh văn chuyên ngành

60

7

48

6

MĐ 41

Đọc bản vẽ theo tiêu chuẩn quốc tế

60

20

37

3

MĐ 42

Nguội cơ bản

80

15

57

8

MH 43

Hình học họa hình

30

24

3

3

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

 

Tổng số

Trong đó

 

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

MĐ 35

Sửa chữa và bảo dưỡng máy điện

340

40

286

14

 

MH 36

Quản lý chất lượng ISO

30

22

5

3

 

MĐ 37

Máy điện

90

28

58

4

 

MĐ 38

Kỹ thuật số

45

39

3

3

 

MĐ 39

Lắp đặt cảm biến công nghiệp

170

30

133

7

 

MH 40

Anh văn chuyên ngành

60

26

30

4

 

MĐ 41

Đọc bản vẽ theo tiêu chuẩn quốc tế

60

20

37

3

 

MĐ 42

Nguội cơ bản

80

15

57

8

 

MH 43

Hình học họa hình

30

24

3

3

 

Tổng cộng

905

244

612

49

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề:

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)

 

Thực hành nghề:

Bài thi thực hành

Không quá 6 giờ

 

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành)

Bài thi tích hợp giữa lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp liên quan đến nghề;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài Thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ ÷ 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác:

- Các tiêu chuẩn lắp đặt trong tiêu chuẩn kỹ năng nghề kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp được soạn thảo theo tiêu chuẩn thiết kế (với những máy, thiết bị có tiêu chuẩn cụ thể) hoặc theo tiêu chuẩn quốc tế IEC: Sai số lắp đặt thiết bị và quy phạm kỹ thuật trong lắp đặt và sử dụng máy và thiết bị nâng: TCVN 4244-86;

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ trung cấp nghề lên thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ trung cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo cao đẳng nghề;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

 

PHỤ LỤC 6

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ "KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ỐNG CÔNG NGHỆ"
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 6A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ

Mã nghề: 40510212

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị và dụng cụ thi công lắp ống cơ bản;

+ Nêu được các phương pháp lựa chọn ống, phụ kiện, thiết bị, vật tư phù hợp với yêu cầu gia công phụ kiện ống, cụm ống.

+ Trình bày được phương pháp lắp đặt tuyến ống công nghệ;

+ Đọc các bản vẽ thi công tuyến ống công nghệ và các tài liệu liên quan;

+ Tính toán, khai triển được các chi tiết ống hình trụ, côn và các chi tiết giá đỡ ống đơn giản.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các loại thiết bị, máy thi công lắp đặt ống; dụng cụ và thiết bị nâng chuyển thông thường;

+ Sử dụng thành thạo và bảo quản được các thiết bị, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ căn chỉnh;

+ Phân tích được các bản vẽ ống công nghệ không phức tạp;

+ Chọn lựa đúng vật tư và phụ kiện đường ống;

+ Gia công được các phụ kiện đường ống và giá đỡ ống đơn giản;

+ Lắp đặt được cụm ống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Làm được các công việc thử áp, thông thổi và làm sạch đường ống đúng tiêu chuẩn;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

+ Ứng dụng được kỹ thuật, công nghệ vào công việc lắp đặt ống và xử lý các tình huống kỹ thuật đơn giản trong thực tế thi công lắp đặt ống.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Có ý thức về truyền thống dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm giúp học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật, yêu nghề, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong làm việc, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề chuyên môn hợp lý.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khoẻ, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn để biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở;

+ Có sức khoẻ, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Ứng dụng được kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất thi công trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng đạt trình độ kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.

3. Cơ hội việc làm:

Học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng;

Có cơ hội tìm việc làm trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và xuất khẩu lao động;

Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

- Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2000 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1790 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1365 giờ; Thời gian học tự chọn: 425 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 541 giờ; Thời gian học thực hành: 1249 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bố thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1365

401

871

93

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

240

200

24

16

MH 07

Vẽ kỹ thuật

90

72

12

6

MH 08

Dung sai và lắp ghép

30

23

4

3

MH 09

Cơ kỹ thuật

45

41

2

2

MH 10

Vật liệu cơ khí

45

40

2

3

MH 11

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

24

4

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1125

201

847

77

MĐ 12

Phân tích bản vẽ thi công đường ống công nghệ

65

46

12

7

MH 13

Khai triển ống và phụ kiện ống công nghệ

45

30

10

5

MĐ 14

Nguội cơ bản

120

10

105

5

MĐ 15

Nâng chuyển thiết bị

80

6

70

4

MĐ 16

Lắp mạch điện cơ bản

80

8

66

6

MĐ 17

Hàn điện và cắt khí cơ bản

80

10

65

5

MĐ 18

Sử dụng dụng cụ, thiết bị gia công, lắp đặt ống công nghệ

60

13

42

5

MĐ 19

Đo ống công nghệ

40

8

28

4

MĐ 20

Chọn lựa ống và phụ kiện

60

13

42

5

MĐ 21

Gia công kết cấu giữ ống

60

10

47

3

MĐ 22

Gia công phụ kiện ống

80

12

63

5

MĐ 23

Gia công cụm ống phẳng

80

13

62

5

MĐ 24

Lắp đặt kết cấu giữ ống

75

12

58

5

MĐ 25

Lắp đặt tuyến ống công nghệ

102

10

87

5

MĐ 26

Thực tập sản xuất

98

0

90

8

Tổng cộng

1575

507

958

110

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 27

Thủy khí cơ sở

60

30

25

5

MĐ 28

Bảo ôn đường ống

60

10

45

5

MĐ 29

Lắp đặt ống cấp thoát nước

165

32

124

9

MĐ 30

Lắp đặt thiết bị dùng nước

80

18

56

6

MĐ 31

Lắp đặt ống qua sông/đầm lầy

180

26

148

6

MĐ 32

Lắp đặt máy bơm

72

10

57

5

MĐ 33

Lắp đặt ống và phụ kiện chìm

168

24

137

7

MĐ 34

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

25

3

2

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 5 mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 27

Thủy khí cơ sở

60

30

25

5

MĐ 28

Bảo ôn đường ống

60

10

45

5

MĐ 29

Lắp đặt ống cấp thoát nước

155

32

114

9

MĐ 30

Lắp đặt thiết bị dùng nước

80

18

56

6

MĐ 32

Lắp đặt máy bơm

70

10

55

5

Tổng cộng

425

100

295

30

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút và trả lời 20 phút/học sinh)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ/học sinh

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Nội dung và thời gian tổ chức cho các hoạt động ngoại khóa có thể tham khảo bảng sau:          

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ ÷ 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

- Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản Iý.

 

Phụ lục 6B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ

Mã nghề: 50510212

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 41

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của dụng cụ, thiết bị thi công lắp đặt ống công nghệ;

+ Nêu được phương pháp lựa chọn vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo phụ kiện ống và lắp đặt tuyến ống;

+ Trình bày được cách đọc các bản vẽ thi công hệ thống ống công nghệ;

+ Nêu được phương pháp tính toán, khai triển các chi tiết ống hình trụ, côn, chóp lò, ống nhánh chữ Y;

+ Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý sự cố thường gặp khi thi công lắp đặt.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ căn chỉnh, dụng cụ và thiết bị nâng chuyển đơn giản phục vụ cho nghề;

+ Phân tích được các loại bản vẽ về ống công nghệ, chọn lựa đúng ống, phụ kiện và thiết bị đường ống;

+ Gia công được các phụ kiện, giá đỡ ống thông thường; lập trình để chế tạo chi tiết bằng các thiết bị NC, CNC;

+ Gia công, lắp đặt được cụm ống phức tạp tại xưởng, tuyến ống tại công trường;

+ Thông thổi, làm sạch và thử áp lực hệ thống đường ống;

+ Lắp được các cụm ống, tuyến ống thép cac bon, không gỉ, các tuyến ống phức tạp như dẫn khí, dẫn dầu;

+ Lắp được các loại van, máy bơm và chế độ bảo dưỡng van và các phụ kiện đường ống;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại xưởng cũng như tại công trường;

+ Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc được giao của các cá nhân, nhóm, tổ lao động;

+ Ứng dụng được kỹ thuật, công nghệ vào công việc lắp đặt ống và xử lý các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công lắp đặt ống;

+ Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của tổ, nhóm trong thi công lắp đặt.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng được những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Có kiến thức về truyền thống dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện công việc;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Hiến pháp và Pháp luật; yêu nghề, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong làm việc, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề chuyên môn hợp lý.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khoẻ, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Tổ chức thi đấu, làm trọng tài các môn thể thao đã học;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thành thạo một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn để biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở;

+ Hình thành tác phong khẩn trương, ngăn nắp và có tính kỷ luật cao trong công tác, sinh hoạt hàng ngày;

+ Có sức khoẻ, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Có sáng tạo trong việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất thi công trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng đạt trình độ kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.

3. Cơ hội việc làm:

+ Sau khi học xong, sinh viên có thể tham gia vào các vị trí công việc như: Trực tiếp sản xuất thi công, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng đường ống và thiết bị đường ống trong các nhà máy sản xuất. Xử lý được các tình huống kỹ thuật về ống trong thực tế chế tạo, thi công lắp đặt;

+ Có cơ hội tìm việc làm trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và xuất khẩu lao động;

+ Có thể tự tạo việc và tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2470 giờ; Thời gian học tự chọn: 830 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 991 giờ; Thời gian học thực hành: 2309 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH,  MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2470

693

1622

155

II.1

Các môn học, mô đun, kỹ thuật cơ sở

435

334

71

30

MH 07

Toán ứng dụng

60

31

24

5

MH 08

Hình học họa hình

45

34

8

3

MH 09

Vẽ kỹ thuật

90

67

17

6

MH 10

Dung sai và lắp ghép

45

38

4

3

MH 11

Cơ lý thuyết

45

39

3

3

MH 12

Sức bền vật liệu

30

23

5

2

MH 13

Vật liệu cơ khí

60

54

2

4

MH 14

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

24

4

2

MH 15

Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất

30

24

4

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2035

359

1551

125

MĐ 16

Phân tích bản vẽ và tài liệu thi công lắp đặt ống công nghệ

110

53

47

10

MH 17

Khai triển ống và phụ kiện ống

60

40

14

6

MĐ 18

Nâng chuyển thiết bị

80

11

62

7

MĐ 19

Nguội cơ bản

120

12

101

7

MĐ 20

Lắp mạch điện cơ bản

80

8

66

6

MĐ 21

Hàn điện cơ bản

80

11

63

6

MĐ 22

Hàn, cắt khí cơ bản

80

11

63

6

MĐ 23

Sử dụng dụng cụ - thiết bị gia công, lắp đặt ống công nghệ

80

15

59

6

MĐ 24

Đo ống công nghệ

80

18

58

4

MĐ 25

Chọn lựa ống, phụ kiện và thiết bị

80

17

58

5

MĐ 26

Gia công kết cấu giữ ống

100

17

78

5

MĐ 27

Gia công chi tiết và phụ kiện ống

120

15

100

5

MĐ 28

Bảo ôn đường ống

100

18

75

7

MĐ 29

Gia công cụm ống

100

15

80

5

MĐ 30

Lắp đặt giá ống

90

16

69

5

MĐ 31

Lắp đặt hệ thống ống công nghệ

205

34

160

11

MĐ 32

Lắp đặt ống thép không gỉ và ống đồng

185

38

137

10

MĐ 33

Bảo trì và sửa chữa đường ống

45

10

31

4

MĐ 34

Thực tập sản xuất

240

0

230

10

Tổng cộng

2920

913

1822

185

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 35

Thủy khí cơ sở

60

51

5

4

MH 36

Lắp đặt ống cấp thoát nước

180

36

134

10

MĐ 37

Lắp đặt thiết bị dùng nước

120

24

87

9

MĐ 38

Lắp đặt ống qua sông/ đầm lầy

180

26

148

6

MĐ 39

Lắp đặt máy bơm

80

11

64

5

MĐ 40

Lắp đặt ống và phụ kiện chìm

180

26

148

8

MĐ 41

Lắp đặt ống dẫn khí trên bờ

180

30

142

8

MH 42

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

25

3

2

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Kỹ thuật lắp ống công nghệ đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 6 mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng sô

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 35

Thủy khí cơ sở

60

51

5

4

MĐ 36

Lắp đặt ống cấp, thoát nước

180

36

134

10

MĐ 37

Lắp đặt thiết bị dùng nước

120

24

87

9

MĐ 38

Lắp đặt ống qua sông/đầm lầy

180

26

148

6

MĐ 39

Lắp đặt máy bơm

80

11

64

5

MĐ 40

Lắp đặt ống và phụ kiện chìm

180

26

146

8

MH 42

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

25

3

2

Tổng cộng

830

199

587

44

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Thi lý thuyết nghề

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

- Thi thực hành nghề

Bài thi thực hành

Thời gian thi thực hành cho một đề thi từ 4 đến 8 giờ/sinh viên)

 

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp liên quan đến nghề;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp. Nội dung cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Vào ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ ÷ 21 giờ vào một buổi trong tuần

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

PHỤ LỤC 7

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN MỎ HẦM LÒ”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 7A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò

Mã số nghề: 40510341

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết bị cơ điện mỏ hầm lò: Máy quạt gió, tầu điện mỏ, tời, máng cào, bằng tải, quang lật, máy bơm nước, máy nén khí, máy cào vơ, máy bốc xúc, máy đào lò, máy khấu than;

+ Biết cách lập kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị cơ điện sử dụng trong dây chuyền sản xuất mỏ hầm lò;

+ Phân tích được những nguyên nhân gây ra các sự cố trong hệ thống cung cấp điện, trong các phụ tải trong dây chuyền sản xuất ở mỏ;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phòng nổ và an toàn tia lửa có điều khiển tại chỗ và từ xa hoặc tự động trong công nghệ sản xuất mỏ hầm lò;

+ Hiểu được cách đọc các sơ đồ điện, sơ đồ khí nén, sơ đồ thủy lực của các thiết bị máy mỏ;

+ Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật, kinh tế và năng suất, chủ động thích ứng với công tác sản xuất tại mỏ;

+ Trình bày được cách tổ chức sản xuất trong mỏ và hiểu được tính chất công việc của thợ Cơ - Điện trong dây chuyền sản xuất mỏ. Tổ chức được việc điều hành trong một tổ sản xuất;

+ Thiết kế được quy trình lắp đặt, đấu nối, vận hành các thiết bị cơ điện trong lò, quy trình cung cấp điện trong mỏ hầm lò;

+ Trình bày được các nội dung công tác kỹ thuật an toàn, nội dung cơ bản công tác cấp cứu mỏ.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các sơ đồ điện, sơ đồ khí nén, sơ đồ thủy lực của các thiết bị máy mỏ;

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị cho đầu ca sản xuất;

+ Lập được kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị cơ điện sử dụng trong dây chuyền sản xuất mỏ hầm lò;

+ Lắp đặt đấu nối được hệ thống cáp dẫn điện trong mỏ hầm lò;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt vận hành được các thiết bị đóng cắt điện hạ áp bằng tay, các thiết bị điện trong hệ thống điện chiếu sáng;

+ Lắp đặt, vận hành, thay thế được cầu chì, rơ le điều khiển, rơ le bảo vệ trong lưới điện hạ áp;

+ Lắp đặt, sử dụng được các dụng cụ đo lường điện hạ áp;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành, sửa chữa áp tô mát, khởi động từ thường;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị đóng cắt phòng nổ lưới điện hạ áp;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành thiết bị điện trong hệ thống trạm mạng đến 6KV;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt vận hành, sửa chữa thiết bị bơm mỏ, nén khí, thiết bị khoan, thông gió mỏ hầm lò;

+ Lắp đặt vận hành, sửa chữa thiết bị thông tin liên lạc mỏ;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt vận hành, sửa chữa thiết bị vận tải bốc xúc, thiết bị khai thác, đào lò;

+ Quấn và phục hồi được các máy điện có công suất nhỏ và trung bình;

+ Chọn được tiết diện cáp theo công suất của phụ tải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Làm được tiếp đất cục bộ, tiếp đất chung cho các thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật. Đo được điện trở tiếp đất của mạng tiếp đất mỏ hầm lò;

+ Kèm cặp hướng dẫn được thợ mới.

2. Chính trị đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Biết được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành công nghiệp khai thác mỏ của Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, luôn có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc; có ý thức lao động, kỷ luật, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất;

+ Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ thiết bị tài sản, tiết kiệm vật tư, vật liệu; đấu tranh chống sai phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật;

+ Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội;

+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam và của công nhân ngành mỏ.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh môi trường;

+ Hiểu biết một số phương pháp tập luyện, vận động nâng cao sức khoẻ;

+ Có thói quen rèn luyện thân thể;

+ Đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo qui định nghề đào tạo;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong chương trình “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò” với kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, học sinh có khả năng:

+ Làm việc theo tổ, nhóm ở các công trường, tổ đội sản xuất;

+ Áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào các công việc cụ thể của nghề trong các công ty, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh than, quặng, vật liệu xây dựng của ngành công nghiệp khai thác góp phần phát triển kinh tế và xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1980 giờ; Thời gian học tự chọn: 360 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 689 giờ; Thời gian học thực hành: 1651 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố      trí trình  tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

 

Tổng số

Trong đó

 

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

I

Các môn học chung

210

106

187

17

 

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

 

MH 02

Pháp luật

15

10

4

r 1

 

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

 

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

 

MH 05

Tin học

30

13

15

2

 

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

 

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1980

537

1286

157

 

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

270

219

32

19

 

MH 07

Vẽ kỹ thuật

45

23

18

4

 

MH 08

Điện kỹ thuật - Điện tử

45

35

7

3

 

MH 09

Cơ kỹ thuật

30

24

4

2

 

MH 10

Vật liệu cơ khí - Vật liệu điện

30

28

0

2

 

MH 11

Dung sai lắp ghép và đo lường

30

25

3

2

 

MH 12

Kinh tế - Tổ chức sản xuất

30

28

0

2

 

MH 13

Kỹ thuật mỏ

30

28

0

2

 

MH 14

Kỹ thuật an toàn

30

28

0

2

 

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1710

318

1254

138

 

MĐ 15

Hàn điện- Hàn hơi

60

16

40

4

MĐ 16

Máy điện 1

90

24

57

9

MĐ 17

Điện cơ bản

280

60

196

24

MĐ 18

Cung cấp điện

90

22

59

9

MĐ 19

Điện mỏ 1

300

60

216

24

MĐ 20

Thiết bị bơm

30

9

18

3

MĐ 21

Thiết bị khoan

60

15

39

6

MĐ 22

Thiết bị nén khí

60

15

39

6

MĐ 23

Thiết bị quạt gió

30

8

19

3

MĐ 24

Thiết bị bốc xúc, vận tải

150

50

88

12

MĐ 25

Cấp cứu mỏ

60

15

39

6

MĐ 26

Thực tập sản xuất

500

24

444

32

 

Tổng cộng

2190

636

1386

168

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 27

Truyền động thủy lực

30

28

0

2

MĐ 28

Thiết bị đào lò, khai thác

90

30

54

6

MĐ 29

Cột giá thủy lực

90

27

54

9

MĐ 30

Thiết bị tự động hóa

90

30

54

6

MĐ 31

Tàu điện mỏ

60

16

38

6

MH 32

Vận hành sửa chữa máy nghiền than

90

18

66

6

MĐ 33

Vận hành sửa chữa máy sàng tuyển

90

18

66

6

MĐ 34

Thiết bị nổ mìn

60

6

51

3

MĐ 35

Thiết bị phụ trợ trong mỏ hầm lò

120

30

81

9

MĐ 36

Môi trường mỏ

60

6

51

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 5 môn học, mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 27

Truyền động thủy lực

30

28

0

2

MĐ 28

Thiết bị đào lò khai thác

90

30

54

6

MĐ 29

Cột giá thủy lực di động

90

27

54

9

MĐ 30

Thiết bị tự động hóa

90

30

54

6

MĐ 31

Tàu điện mỏ

60

16

38

6

 

Tổng cộng

360

131

200

29

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

 

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

 

Vấn đáp

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng:

- Lý thuyết nghề

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

Từ 5h÷ 6h; 17h÷18h hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19h ÷ 21h hàng ngày (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, học sinh đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Trong công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị vật tư nguyên liệu có giá thành cao, đây là khó khăn lớn cho các cơ sở đào tạo. Vì vậy để thực hiện tốt chương trình đào tạo này, các trường phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để tận dụng năng lực cơ sở vật chất trang thiết bị và điều kiện sản xuất thực tế để phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu yêu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

Phụ lục 7B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò

Mã nghề: 50510341

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 39

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính cơ, phương pháp khởi động, phương pháp điều chỉnh tốc độ quay và đọc được các sơ đồ hình trải của máy điện một chiều, máy điện xoay chiều sử dụng trong công nghệ khai thác mỏ;

+ Hiểu được cách lập được phương án và điều kiện thực hiện được việc bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, đấu nối, quấn, tẩm, sấy và phục hồi được các loại động cơ điện có công suất đến 30 KW theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết bị cơ điện mỏ hầm lò: Máy quạt gió, tầu điện mỏ, tời, máng cào, bằng tải, quang lật, máy bơm nước, máy nén khí, máy cào vơ, máy bốc xúc, máy đào lò, máy khấu than;

+ Biết ứng dụng được các kiến thức đã học vào sản xuất một cách khoa học, vận dụng và sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật sửa chữa tiên tiến trong các thiết bị cơ điện mỏ. Có ý tưởng hoặc nguyên lý đưa ra để giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất;

+ Hiểu được cách lập kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị cơ điện sử dụng trong dây chuyền sản xuất mỏ hầm lò;

+ Phân tích được những nguyên nhân gây ra các sự cố trong hệ thống cung cấp điện, trong các phụ tải trong dây chuyền sản xuất ở mỏ;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phòng nổ và an toàn tia lửa có điều khiển tại chỗ và từ xa hoặc tự động trong công nghệ sản xuất mỏ hầm lò;

+ Hiểu được cách đọc các sơ đồ điện, sơ đồ khí nén, sơ đồ thủy lực của các thiết bị máy mỏ;

+ Hiểu được cách lập chương trình tự động hóa điều khiển vận tải, thông gió, giám sát khí mỏ và hệ thống bơm thoát nước mỏ hầm lò;

+ Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật, kinh tế và năng suất, chủ động thích ứng với công tác sản xuất tại mỏ;

+ Trình bày được cách tổ chức sản xuất trong mỏ và hiểu được tính chất công việc của thợ Cơ - Điện trong dây chuyền sản xuất mỏ. Tổ chức được việc điều hành trong một tổ sản xuất;

+ Hiểu được cách thiết kế quy trình lắp đặt, đấu nối, vận hành các thiết bị cơ điện trong lò, quy trình cung cấp điện trong mỏ hầm lò;

+ Hiểu được cách thiết kế quy trình vận hành hệ thống điều khiển tự động trong công nghệ vận tải, thông gió, giám sát khí mỏ và bơm thoát nước mỏ hầm lò;

+ Trình bày được các nội dung công tác kỹ thuật an toàn, nội dung cơ bản công tác cấp cứu mỏ;

+ Hiểu được cách lập phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành cáp điện;

+ Hiểu được cách lập phương án, lắp đặt, sửa chữa vận hành được hệ thống chiếu sáng trong mỏ hầm lò;

+ Hiểu được cách tổ chức và điều hành sản xuất hợp lý, thu xếp, bố trí lập kế hoạch kiểm tra các biện pháp an toàn và cải thiện điều kiện làm việc.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các sơ đồ điện, sơ đồ khí nén, sơ đồ thủy lực của các thiết bị máy mỏ;

+ Lập được phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành cáp điện;

+ Lập được kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị cơ điện sử dụng trong dây chuyền sản xuất mỏ hầm lò;

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị cho đầu ca sản xuất;

+ Thiết kế được quy trình vận hành hệ thống điều khiển tự động trong công nghệ vận tải, thông gió, giám sát khí mỏ và bơm thoát nước mỏ hầm lò;

+ Lắp đặt đấu nối được hệ thống cáp dẫn điện trong mỏ hầm lò;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt vận hành được các thiết bị đóng cắt điện hạ áp bằng tay, các thiết bị điện trong hệ thống điện chiếu sáng;

+ Lắp đặt, vận hành, thay thế được cầu chì, rơ le điều khiển, rơ le bảo vệ trong lưới điện hạ áp;

+ Lắp đặt, sử dụng được các dụng cụ đo lường điện hạ áp;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành, sửa chữa áp tô mát, khởi động từ thường;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị đóng cắt phòng nổ lưới điện hạ áp;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành thiết bị điện trong hệ thống trạm mạng đến 6KV;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt vận hành, sửa chữa thiết bị bơm mỏ, nén khí, thiết bị khoan, thông gió mỏ hầm lò;

+ Lắp đặt vận hành, sửa chữa thiết bị thông tin liên lạc mỏ;

+ Bảo dưỡng, lắp đặt vận hành, sửa chữa thiết bị vận tải bốc xúc, thiết bị khai thác, đào lò;

+ Quấn và phục hồi được các máy điện có công suất nhỏ và trung bình;

+ Thực hiện được các công việc trong phạm vi các trang bị, các thiết bị cơ điện mỏ trong dây chuyền sản xuất;

+ Khắc phục các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị cơ điện mỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất;

+ Chọn được tiết diện cáp theo công suất của phụ tải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Tính toán và làm được tiếp đất cục bộ, tiếp đất chung cho các thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật. Đo được điện trở tiếp đất của mạng tiếp đất mỏ hầm lò;

+ Kèm cặp hướng dẫn được thợ mới.

2. Chính trị đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Biết được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành công nghiệp khai thác mỏ của Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, luôn có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc, có ý thức lao động, kỷ luật, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất;

+ Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ thiết bị tài sản, tiết kiệm vật tư, vật liệu; đấu tranh chống sai phạm qui trình, qui phạm kỹ thuật;

+ Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội;

+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam và của công nhân ngành mỏ.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh môi trường;

+ Hiểu biết một số phương pháp tập luyện, vận động nâng cao sức khoẻ;

+ Có thói quen rèn luyện thân thể;

+ Đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi học xong chương trình “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò” với kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, sinh viên sẽ:

+ Làm tổ trưởng, đốc công, cán bộ chỉ huy sản xuất;

+ Làm việc độc lập, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào các công việc cụ thể của nghề trong các nhà máy, công ty, xí nghiệp sản xuất và kinh doanh than, quặng của ngành Công nghiệp khai thác

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian khóa học: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2590 giờ; Thời gian học tự chọn: 710 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 922 giờ; Thời gian học thực hành: 2378 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng-An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2590

772

1611

207

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

360

301

35

24

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

38

18

4

MH 08

Điện kỹ thuật - Điện tử

45

35

7

3

MH 09

Cơ kỹ thuật

30

24

4

2

MH 10

Vật liệu cơ khí - Vật liệu điện

30

28

0

2

MH 11

Truyền động điện

30

28

0

2

MH 12

Dung sai lắp ghép và đo lường

45

36

6

3

MH 13

Kinh tế - Tổ chức sản xuất

30

28

0

2

MH 14

Truyền động thủy lực

30

28

0

2

MH 15

Kỹ thuật mỏ hầm lò

30

28

0

2

MH 16

Kỹ thuật an toàn

30

28

0

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn

2230

471

1576

183

MĐ 17

Hàn điện-Hàn hơi

60

16

40

4

MĐ 18

Máy điện 1

90

24

57

9

MĐ 19

Máy điện 2

60

20

34

6

MĐ 20

Điện cơ bản

280

60

196

24

MĐ 21

Cung cấp điện

90

22

59

9

MĐ 22

Điện mỏ 1

300

60

216

24

MĐ 23

Điện mỏ 2

180

36

132

12

MĐ 24

Thiết bị bơm

30

9

18

3

MĐ 25

Thiết bị khoan

60

15

39

6

MĐ 26

Thiết bị nén khí

60

15

39

6

MĐ 27

Thiết bị quạt gió

30

8

19

3

MĐ 28

Thiết bị bốc xúc, vận tải

150

50

88

12

MĐ 29

Tàu điện mỏ

60

16

38

6

MĐ 30

Cột giá thủy lực di động

90

27

54

9

MĐ 31

Thiết bị tự động hóa

120

40

71

9

MĐ 32

Cấp cứu mỏ

60

15

39

6

MĐ 33

Thông tin liên lạc mỏ

30

12

15

3

MĐ 34

Thực tập sản xuất

480

26

422

32

 

Tổng cộng

3040

992

1811

237

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 35

AUTOCAD

30

22

3

2

MĐ 36

Thiết bị đào lò, khai thác

120

30

84

6

MĐ 37

Tự động hóa đo lưu lượng gió và giám sát khí mỏ bằng PLC

120

30

84

6

MĐ 38

Tự động hóa vận tải, thoát nước mỏ bằng PLC

120

30

84

6

MĐ 39

Thực tập chỉ huy sản xuất

360

12

276

32

MĐ 40

Vận hành sửa chữa máy nghiền than

90

18

66

6

MĐ 41

Vận hành sửa chữa máy sàng tuyển

90

18

66

6

MĐ 42

Thiết bị nổ mìn

60

6

51

3

MĐ 44

Thiết bị phụ trợ trong mỏ hầm lò

120

30

81

9

MĐ 45

Môi trường mỏ

60

6

51

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 5 môn học, mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 35

AUTOCAD

30

22

6

2

MĐ 36

Thiết bị đào lò, khai thác

120

30

84

6

MĐ 37

Tự động hóa đo lưu lượng gió và giám sát khí mỏ bằng PLC

120

30

84

6

MĐ 38

Tự động hóa trong công nghệ vận tải, thoát nước mỏ bằng PLC

120

30 1

84

6

MĐ 39

Thực tập chỉ huy sản xuất

320

12

276

32

 

Tổng cộng

710

124

534

52

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên)

Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Trường có thể bố trí cho sinh viên tham quan, thực tập tại một số xí nghiệp mỏ, công ty khai thác mỏ;

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

Từ 5h00÷6h00; 17h00÷18h00 hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19h00 ÷ 21h00 hàng ngày (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, sinh viên đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Trong công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị vật tư nguyên liệu có giá thành cao, đây là khó khăn lớn cho các cơ sở đào tạo. Vì vậy để thực hiện tốt chương trình đào tạo này, các trường phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để tận dụng năng lực cơ sở vật chất trang thiết bị và điều kiện sản xuất thực tế để phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu yêu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

PHỤ LỤC 8

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT LÒ HƠI"
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 8A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Kỹ thuật lò hơi

Mã nghề: 40510319

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về các môn học cơ sở, nhất là môn Nhiệt kỹ thuật;

+ Trình bày được các quy trình, quy phạm, công tác phòng hộ lao động của công tác vận hành các thiết bị công nghệ nhiệt, lò hơi;

+ Trình bày được: cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý làm việc các thiết bị nhiệt chính và phụ trong dây chuyền công nghệ liên quan tới lò hơi;

+ Liệt kê và mô tả được các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, sửa chữa định kỳ lò hơi.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc vận hành và bảo dưỡng lò hơi;

+ Xác định được các nguyên nhân gây ra sự cố liên quan tới lò hơi và các thiết bị nhiệt khác có liên quan và đưa ra được các biện pháp xử lý theo phạm vi cho phép đã được quy định trong các quy trình vận hành, sửa chữa;

+ Vận dụng được những kiến thức kỹ thuật, công nghệ mới vào các công việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa lò hơi và các thiết bị nhiệt có liên quan;

+ Làm việc theo nhóm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội;

+ Có hiểu biết về truyền thống dân tộc, của giai cấp công nhân và đạo đức và nhân cách của người công nhân;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, sống lành mạnh giản dị phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài trong các điều kiện khác nhau về không gian và thời gian;

+ Có hiểu biết các loại hình thể dục thể thao để tham gia trong hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Có sức khoẻ và ý thức bảo vệ Tổ quốc;

+ Biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần cảnh giác giữ gìn bí mật cơ quan, bí mật quốc gia, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học: 2595 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó, thi tốt nghiệp: 40 giờ)

2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2385 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1815 giờ; Thời gian học tự chọn: 570 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 735 giờ; Thời gian học thực hành: 1650 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

4

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1815

488

1208

119

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

315

182

109

24

MH 07

Vật liệu nhiệt

30

16

12

2

MH 08

Cơ học ứng dụng và nguyên lý chi tiết máy

90

65

22

3

MH 09

Kỹ thuật an toàn

30

18

10

2

MH 10

Vẽ kỹ thuật

45

20

20

5

MH 11

Thủy lực và máy thủy khí

45

25

15

5

MH 12

Kỹ thuật điện - điện tử

75

38

30

7

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1500

306

1099

95

MH 13

Nhiệt kỹ thuật

75

45

26

4

MH 14

Đo và kiểm tra các thông số kỹ thuật

45

29

13

3

MH 15

Lò hơi và các thiết bị phụ

120

86

28

6

MH 16

Vận hành lò hơi

60

30

26

4

MH 17

Bảo dưỡng và sửa chữa lò hơi

60

30

26

4

MĐ 18

Nguội cơ bản

120

10

100

10

MĐ 19

Hàn cơ bản

120

10

100

10

MĐ 20

Điện cơ bản

80

8

64

8

MĐ 21

Tự động hóa

80

16

54

10

MĐ 22

Bảo dưỡng và sửa chữa lò hơi

200

16

177

7

MĐ 23

Hướng nghiệp

80

6

65

9

MĐ 24

Vận hành lò hơi

200

10

180

10

MĐ 25

Thực tập tốt nghiệp

260

10

240

10

 

Tổng cộng

2025

594

1295

136

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO TỪNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bổ thời gian:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 26

Cơ sở tự động hóa

40

28

9

3

MH 27

Nhà máy nhiệt điện

90

48

35

7

MH 28

Tua bin hơi

120

44

67

9

MĐ 29

Tin học ứng dụng

80

20

51

9

MĐ 30

Tiếng Anh chuyên ngành

120

28

72

20

MĐ 31

Thiết bị nhiệt trên tàu thủy

80

20

53

7

MĐ 32

Tổ chức sản xuất

60

25

27

8

MĐ 33

Hóa kỹ thuật và môi trường

40

17

20

3

MĐ 34

Nâng cao hiệu quả kinh tế lò hơi

60

16

36

8

MĐ 35

Các loại lò hơi công nghiệp

90

23

62

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Kỹ thuật lò hơi đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 8 môn học, mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 26

Cơ sở tự động hóa

40

28

9

3

MĐ 29

Tin học ứng dụng

80

20

51

9

MĐ 30

Tiếng Anh chuyên ngành

120

28

72

20

MĐ 31

Thiết bị nhiệt trên tàu thủy

80

20

53

7

MĐ 32

Tổ chức sản xuất

60

25

27

8

MĐ 33

Hóa kỹ thuật và môi trường

40

17

20

3

MĐ 34

Nâng cao hiệu quả kinh tế lò hơi

60

16

36

8

MĐ 35

Các loại lò hơi công nghiệp

90

23

62

5

 

Tổng cộng

570

177

330

63

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút và trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

Lý thuyết nghề:

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút và trả lời 20 phút/học sinh)

 

Thực hành nghề:

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học các Trường có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp liên quan đến nghề;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

- Nội dung các hoạt động ngoại khóa bao gồm:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

Phụ lục 8B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Kỹ thuật lò hơi

Mã nghề: 50510319

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về các môn học cơ sở, nhất là môn “Nhiệt kỹ thuật” và ứng dụng của các môn học này trong vận hành, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị lò hơi;

+ Trình bày được các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, công tác bảo hộ lao động trong vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị lò hơi;

+ Giải thích được: cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý làm việc các thiết bị nhiệt chính và phụ trong dây chuyền thiết bị lò hơi;

+ Tổ chức được công tác vận hành lò hơi, thực hiện được các công việc đánh giá tình trạng kỹ thuật, phương án vận hành đối với thiết bị lò hơi cũng như dự báo và khắc phục được các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị lò hơi;

+ Chỉ ra được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò hơi;

+ Có khả năng đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các hệ thống thiết bị phụ lò hơi. Xây dựng được các phương án bảo dưỡng, sửa chữa cũng như tổ chức công việc bảo dưỡng, sửa chữa cho các thiết bị và hệ thống thiết bị phụ lò hơi;

+ Liệt kê và thực hiện được các công việc bảo dưỡng, sửa chữa lò hơi và thiết bị phụ.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được thành thạo việc vận hành và bảo dưỡng lò hơi;

+ Phân tích, xác định được các nguyên nhân gây ra sự cố liên quan tới lò hơi và các thiết bị nhiệt khác có liên quan và đưa ra được các biện pháp xử lý;

+ Vận dụng được những kiến thức kỹ thuật, công nghệ mới vào các công việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa lò hơi và các thiết bị nhiệt có liên quan;

+ Đánh giá được tình trạng kỹ thuật thiết bị lò hơi trong vận hành cũng như sửa chữa, bảo dưỡng, từ đó xây dựng các phương án vận hành và sửa chữa thích hợp tương ứng;

+ Biết tổ chức các nhóm làm việc.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Kỹ thuật lò hơi;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, yêu nghề; có kiến thức bảo vệ môi trường, cộng đồng của một công dân sống trong xã hội công nghiệp; lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Sau khi tốt nghiệp có khả năng tự tìm việc làm và tạo việc làm cho người khác hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật lò hơi trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:

- Các nhà máy nhiệt điện;

- Các nhà máy sản xuất lương thực phẩm, bánh kẹo, bia rượu, gỗ, giấy, hóa chất, giầy, dép, quần áo,...

- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu sử dụng nhiệt độ cao, hơi nước, nước nóng;

- Các hệ thống sấy.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 180 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bố thời gian thực học:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2400 giờ; Thời gian học tự chọn: 900 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 972 giờ; Thời gian học thực hành: 2328 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2400

660

1591

149

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

465

290

138

37

MH 07

Toán ứng dụng

45

30

12

3

MH 08

Cơ học ứng dụng

60

40

15

5

MH 09

Kỹ thuật an toàn

30

18

10

2

MH 10

Vẽ kỹ thuật

45

20

20

5

MH 11

Thủy lực và máy thủy khí

45

25

15

5

MH 12

Vật liệu nhiệt

30

16

12

2

MH 13

Nguyên lý và chi tiết máy

60

42

13

5

MH 14

Kỹ thuật điện - điện tử

105

68

30

7

MH 15

Cơ sở tự động hóa

45

31

11

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1935

370

1453

112

MH 16

Nhiệt kỹ thuật

90

60

25

5

MH 17

Đo và kiểm tra các thông số kỹ thuật

60

20

36

4

MH 18

Lò hơi

105

76

23

6

MH 19

Hệ thống thiết bị lò hơi

60

40

16

4

MH 20

Hệ thống tự động trong lò hơi

45

30

12

3

MH 21

Vận hành lò hơi

60

30

26

4

MH 22

Bảo dưỡng và sửa chữa lò hơi

75

30

40

5

MĐ 23

Nguội cơ bản

150

15

120

15

MĐ 24

Hàn cơ bản

150

15

120

15

MĐ 25

Điện cơ bản

80

8

64

8

MĐ 26

Bảo dưỡng và sửa chữa lò hơi

300

10

280

10

MĐ 27

Hướng nghiệp

80

6

65

9

MĐ 28

Vận hành lò hơi

300

10

275

15

MĐ 29

Thực tập tốt nghiệp

380

10

355

15

 

Tổng cộng

2850

880

1791

179

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 30

Máy điện và thiết bị điện

90

40

45

5

MH 31

Nhà máy nhiệt điện

120

50

62

8

MH 32

Tuabin hơi

150

54

87

9

MĐ 33

Tin học ứng dụng

100

20

68

12

MĐ 34

Tiếng Anh chuyên ngành

150

28

102

20

MĐ 35

Tự động hóa

80

16

54

10

MĐ 36

Thiết bị nhiệt trên tàu thủy

100

30

63

7

MĐ 37

Tổ chức sản xuất

80

25

45

10

MĐ 38

Kiểm tra chất lượng kim loại

60

10

45

5

MĐ 39

Hóa kỹ thuật và môi trường

60

19

35

6

MĐ 40

Nâng cao hiệu quả kinh tế lò hơi

80

20

52

8

MĐ 41

Các loại lò hơi công nghiệp

120

30

84

6

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Kỹ thuật lò hơi đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 9 môn học, mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 30

Máy điện và thiết bị điện

90

40

45

5

MH 31

Nhà máy nhiệt điện

120

50

62

8

MĐ 33

Tin học ứng dụng

100

20

68

12

MH 34

Tiếng Anh chuyên ngành

150

28

102

20

MĐ 35

Tự động hóa

80

16

54

10

MĐ 36

Thiết bị nhiệt trên tàu thủy

100

30

63

7

MĐ 39

Hóa kỹ thuật và môi trường

60

19

35

6

MĐ 40

Nâng cao hiệu quả kinh tế lò hơi

80

20

52

8

MĐ 41

Các loại lò hơi công nghiệp

120

30

84

6

 

Tổng cộng

900

253

565

82

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút và trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề:

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút và trả lời 20 phút/sinh viên)

- Thực hành nghề:

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Trường có thể bố trí cho sinh viên tham quan, thực tập tại một số xí nghiệp liên quan tới nghề;

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

- Nội dung các hoạt động ngoại khóa bao gồm:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

PHỤ LỤC 9

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ "ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG"
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 9A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Điện tử dân dụng

Mã nghề: 40510344

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thi học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 27

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được một số chỉ tiêu chất lượng về vật liệu linh kiện điện tử;

+ Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong lĩnh vực điện tử dân dụng;

+ Giải thích được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử cơ bản;

+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các chỉ tiêu cơ bản của các loại thiết bị điện tử dân dụng;

+ Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố đơn giản;

+ Có khả năng ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào công việc thực tiễn của nghề;

+ Có khả năng đọc hiểu và phân tích các tài liệu lý lịch thiết bị điện tử dân dụng, tự nâng cao năng lực chuyên môn.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường điện tử;

+ Sửa chữa được các thiết bị điện tử dân dụng từ hệ thống âm thanh cho đến máy thu hình công nghệ cao;

+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho nghề;

+ Có khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;

+ Có khả năng giao tiếp với khách hàng để hướng dẫn, mô tả các thông tin về sản phẩm, thiết bị liên quan đến nghề;

+ Tự nâng cao trình độ nghề nghiệp;

+ Kèm cặp, hướng dẫn được công nhân bậc thấp;

+ Kiểm tra và giám sát được công việc của người có trình độ sơ cấp nghề.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác- Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng, miền và định hướng phát triển của nghề Điện tử dân dụng;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp. Sức khoẻ đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Học sinh sau khi tốt nghiệp nghề Điện tử dân dụng trình độ trung cấp nghề làm việc tại:

+ Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử;

+ Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử;

+ Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

- Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2535 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp 210 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2325 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1965 giờ; Thời gian học tự chọn: 360 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 735 giờ; Thời gian học thực hành: 1590 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 06

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1965

600

1365

68

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

690

300

360

30

MH 07

Điện kỹ thuật

75

60

15

6

MH 08

Tín hiệu và phương thức truyền dẫn

45

30

15

5

MĐ 09

Kỹ thuật an toàn điện

30

15

15

3

MĐ 10

Vật liệu, linh kiện điện tử.

105

45

60

3

MĐ 11

Đo lường Điện- Điện tử

60

30

30

3

MĐ 12

Kỹ thuật mạch điện tử I

150

45

75

5

MĐ 13

Kỹ thuật mạch điện tử II

105

45

60

4

MĐ 14

Kỹ thuật số

120

30

90

5

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1275

300

1005

38

MĐ 15

Điện cơ bản

90

15

75

3

MĐ 16

Vẽ mạch điện tử

90

30

60

3

MĐ 17

Hệ thống âm thanh

165

45

120

6

MĐ 18

Máy RADIO-CASSETTE

135

45

90

5

MĐ 19

Máy thu hình

180

60

120

6

MĐ 20

Máy CD/VCD

135

45

120

5

MĐ 21

Máy DVD

120

30

90

5

MĐ 22

Kỹ thuật vi điều khiển

120

30

90

5

MĐ 23

Thực tập sản xuất

240

0

240

0

 

Tổng cộng

2175

706

1452

85

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân phối thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Cảm biến

60

30

30

2

MĐ 25

Lắp ráp, cài đặt, bảo trì máy tính

165

45

120

5

MĐ 26

Sửa chữa bộ nguồn máy tính

60

30

30

2

MĐ 27

Sửa chữa màn hình máy vi tính

90

30

60

4

MĐ 28

Điện tử công suất

105

45

60

4

MĐ 29

Nâng cao hiệu quả công tác

30

15

15

2

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Điện tử dân dụng đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 25

Lắp ráp, cài đặt, bảo trì máy tính

165

45

120

5

MĐ 26

Sửa chữa bộ nguồn máy tính

60

30

30

2

MĐ 28

Điện tử công suất

105

45

60

4

MĐ 29

Nâng cao hiệu quả công tác

30

15

15

2

 

Tổng cộng

360

135

225

13

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

 

Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 8 giờ

Không quá 8 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

- Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, môđun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

Phụ lục 9B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Điện tử dân dụng

Mã nghề: 50510344

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;

+ Có khả năng ứng dụng được tin học văn phòng vào hoạt động nghề;

+ Giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong lĩnh vực điện tử dân dụng;

+ Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra, sửa chữa;

+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử dân dụng;

+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các chỉ tiêu cơ bản của các loại thiết bị điện tử dân dụng;

+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy thu hình công nghệ cao và digital;

+ Có khả năng đọc hiểu và phân tích các tài liệu lý lịch thiết bị điện tử dân dụng, tự nâng cao năng lực chuyên môn;

+ Có khả năng ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành;

+ Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường điện tử;

+ Sửa chữa được các loại thiết bị điện tử dân dụng;

+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề. Sử dụng máy tính để thiết kế được các mạch điện tử;

+ Đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp. Đưa ra được những quyết định kỹ thuật có hàm lượng chuyên môn sâu và có năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn;

+ Tự nâng cao trình độ nghề nghiệp;

+ Kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn;

+ Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của một phân xưởng hoặc xí nghiệp nhỏ.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, yêu nghề; có kiến thức bảo vệ môi trường, cộng đồng của một công dân sống trong xã hội công nghiệp; lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Điện tử dân dụng trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:

- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử;

- Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử;

- Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

- Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2520 giờ; Thời gian học tự chọn: 780 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1451 giờ; Thời gian học thực hành: 2299 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 06

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2520

810

1710

50

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

915

416

499

49

MH 07

Điện kỹ thuật

75

47

28

6

MH 08

Tín hiệu và phương thức truyền dẫn

45

39

5

1

MH 09

Tổ chức, quản lý xí nghiệp

45

44

1

1

MĐ 10

Kỹ thuật an toàn điện

30

15

15

3

MĐ 11

Vật liệu, linh kiện điện tử

105

45

60

3

MĐ 12

Đo lường Điện- Điện tử

60

30

30

3

MĐ 13

Kỹ thuật mạch điện tử I

150

60

90

5

MĐ 14

Kỹ thuật mạch điện tử II

105

45

60

4

MĐ 15

Kỹ thuật số

120

30

90

5

MĐ 16

Kỹ thuật mạch điện tử III

60

30

30

3

MĐ 17

Kỹ thuật vi điều khiển

120

30

90

5

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1605

390

1215

50

MĐ 18

Điện cơ bản

90

15

75

11

MĐ 19

Vẽ mạch điện tử

90

30

60

3

MĐ 20

Hệ thống âm thanh

165

45

120

15

MĐ 21

Máy RADIO-CASSETTE

135

45

90

10

MĐ 22

Máy thu hình

180

60

120

15

MĐ 23

Máy CD/VCD

135

45

90

5

MĐ 24

Máy DVD

120

30

90

5

MĐ 25

Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số

180

60

120

6

MĐ 26

Sửa chữa điện thoại di động

150

30

120

6

MĐ 27

Máy CAMERA (cam, corder)

120

30

90

5

MĐ 28

Thực tập sản xuất

240

0

240

0

 

Tổng cộng

2970

1030

1910

118

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân phối thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Đo lường - Cảm biến

60

30

30

2

MĐ 30

Điện tử ứng dụng trong điều khiển tự động

165

45

120

5

MĐ 31

Lắp ráp, cài đặt, bảo trì máy tính

165

45

120

5

MĐ 32

Sửa chữa bộ nguồn máy tính

60

30

30

2

MĐ 33

Đầu thu truyền hình kỹ thuật số

90

30

60

4

MĐ 34

Sửa chữa màn hình máy vi tính

90

30

60

4

MĐ 35

Điện tử công suất

105

45

60

4

MH 36

Nâng cao hiệu quả công tác

30

15

15

2

MĐ 37

PLC

120

30

90

5

MĐ 38

Vi mạch số lập trình

75

15

60

2

MĐ 39

Thiết kế và thi công board mạch

90

15

75

3

MĐ 40

Hệ thống cảnh báo chống trộm, chống cháy

165

45

120

20

MĐ 41

Hệ thống camera giám sát

120

30

90

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Điện tử dân dụng đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Điện tử ứng dụng trong điều khiển tự động

165

45

120

5

MĐ 31

Lắp ráp, cài đặt, bảo trì máy tính

165

45

120

5

MĐ 32

Sửa chữa bộ nguồn máy tính

60

30

30

2

MĐ 35

Điện tử công suất

105

45

60

4

MĐ 40

Hệ thống cảnh báo chống trộm, chống cháy

165

45

120

20

MĐ 41

Hệ thống camera giám sát

120

30

90

5

 

Tổng cộng

780

240

540

41

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

Lý thuyết nghề

 

Viết, trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/sinh viên)

 

Thực hành nghề

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 8 giờ

Không quá 8 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô/đun trong chương trình đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi và quản lý.

 

PHỤ LỤC 10

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CHẾ BIẾN RAU QUẢ"
Text Box: iVỘG(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 10A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Chế biến rau quả

Mã nghề: 40540107

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng mô đun, môn học đào tạo: 30

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Vận dụng được những kiến thức cơ bản về chế biến rau quả như: xử lý rau quả bán thành phẩm trước khi sấy, phân loại được sản phẩm theo quy trình sản xuất, thực hiện các thao tác, đảm bảo cơ sở lý thuyết của từng quá trình;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chế biến rau quả như: quy trình sản xuất,

+ Trình bày được tính chất, thành phần của nguyên vật liệu và ảnh hưởng của chúng đến công nghệ, chất lượng sản phẩm;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kỹ thuật vận hành đảm bảo an toàn các thiết bị trong chế biến rau quả;

+ Trình bày được nguyên tắc và các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng một số chỉ tiêu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong dây chuyền chế biến rau quả;

+ Trình bày được kỹ thuật an toàn khi vận hành một số thiết bị trong công nghệ sản xuất rau quả. Rèn luyện kỹ năng đề phòng tai nạn lao động và xử lí các tình huống khi có tai nạn lao động xảy ra. Nâng cao ý thức về an toàn lao động.

- Kỹ năng:

+ Vận hành được một số thiết bị dùng trong công nghệ chế biến rau quả;

+ Làm được công tác vệ sinh thiết bị định kỳ theo đúng quy trình;

+ Phát hiện được sự cố kỹ thuật trong mỗi công đoạn sản xuất;

+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;

+ Vận hành thành thạo các thiết bị dùng trong chế biến rau quả;

+ Sử dụng được các dụng cụ đo, kiểm tra nguyên liệu, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;

+ Có khả năng làm việc, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước và Luật lao động;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;

+ Luôn chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị;

+ Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khoẻ, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp.

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn; biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

+ Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp, học sinh trở thành người lao động có trình độ Trung cấp nghề;

- Làm việc được ở các Công ty sản xuất, chế biến rau quả: Tiếp nhận nguyên liệu, giám sát quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm rau quả;

- Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm rau quả.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1710 giờ; Thời gian học tự chọn: 630 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 649 giờ; Thời gian học thực hành: 1691 giờ

- Thời gian học các môn văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở:

(Danh mục các môn văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1710

502

1099

109

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

330

222

88

20

MH 07

Hóa học và hóa sinh học thực phẩm

60

42

15

3

MH 08

Vi sinh vật học thực phẩm

60

42

15

3

MH 09

Vệ sinh an toàn thực phẩm

60

42

15

3

MH 10

Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm

90

54

28

8

MH 11

An toàn lao động

60

42

15

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1380

224

1065

91

MH 12

Máy và thiết bị chế biến rau quả

90

56

28

6

MĐ 13

Kiểm tra, vệ sinh máy và thiết bị chế biến rau quả

90

28

55

7

MH 14

Bảo quản rau quả

90

56

28

6

MĐ 15

Tiếp nhận và xử lí nguyên liệu rau quả

90

14

70

6

MĐ 16

Sản xuất rau quả sấy khô

90

14

70

6

MĐ 17

Sản xuất đồ hộp quả nước đường

90

14

70

6

MĐ 18

Sản xuất đồ hộp nước quả

90

14

70

6

MĐ 19

Sản xuất bột rau quả

90

14

70

6

MĐ20

Bao bì đóng gói sản phẩm rau quả

90

28

55

7

MĐ 21

Sản xuất nước quả cô đặc

90

28

55

7

MĐ 22

Sản xuất mứt trái cây

90

14

70

6

MĐ 23

Thực tập tốt nghiệp

390

0

370

20

 

Tổng cộng

1920

608

1186

126

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết trong Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Sản xuất rau quả đông lạnh

90

14

70

6

MĐ 25

Sản xuất rau dầm dấm

90

14

70

6

MĐ 26

Sản xuất rau quả muối chua

90

14

70

6

MĐ 27

Sản xuất ketchup

90

14

70

6

MĐ 28

Sản xuất rượu vang từ quả

90

14

70

6

MĐ 29

Sản xuất rượu mùi từ quả

90

14

70

6

MĐ 30

Sản xuất nước quả có gas

90

14

70

6

MĐ 31

Sản xuất chip quả

90

14

70

6

MĐ 32

Chế biến hạt điều

90

14

70

6

MĐ 33

Chế biến tối thiểu rau quả

90

14

70

6

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Chế biến rau quả đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể chọn 7 môn học, mô đun trong danh mục trên, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Sản xuất rau quả đông lạnh

90

14

70

6

MĐ 25

Sản xuất rau dầm dấm

90

14

70

6

MĐ 26

Sản xuất rau quả muối chua

90

14

70

6

MĐ 27

Sản xuất ketchup

90

14

70

6

MĐ 28

Sản xuất rượu vang từ quả

90

14

70

6

MĐ 29

Sản xuất rượu mùi từ quả

90

14

70

6

MĐ 30

Sản xuất nước quả có gas

90

14

70

6

 

Tổng số

630

98

490

42

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề:

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

 

 

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

 

- Thực hành nghề:

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần.

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Tham quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

Phụ lục 10B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Chế biến rau quả

Mã nghề: 50540107

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động, tính năng, công dụng và qui trình vận hành, bảo dưỡng của một số máy móc, thiết bị, dụng cụ thường sử dụng trong chế biến rau quả;

+ Trình bày được được những kiến thức cơ bản về chế biến rau quả như: xử lý rau quả bán thành phẩm trước khi sấy, cô đặc, sản xuất đồ hộp;...

+ Mô tả được cách phân loại được sản phẩm theo quy trình sản xuất, duy trì đúng điều kiện bảo ôn sản phẩm, loại bỏ đúng các sản phẩm hư hỏng trong thời gian bảo ôn, thực hiện chính xác các thao tác, đảm bảo cơ sở lý thuyết của từng quá trình;

+ Trình bày được về tính chất, thành phần của nguyên vật liệu và ảnh hưởng của chúng đến công nghệ, chất lượng sản phẩm;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kỹ thuật vận hành đảm bảo an toàn các thiết bị trong chế biến rau quả;

+ Giải thích được nguyên tắc và các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng một số chỉ tiêu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong dây chuyền chế biến rau quả;

+ Trình bày được các nguyên tắc, quy định, tiêu chuẩn trong quản lý an toàn thực phẩm: HACCP, ISO 2200;

+ Trình bày được nguyên tắc và các phương pháp lấy mẫu, mô tả mẫu kiểm tra, đánh giá chất lượng một số chỉ tiêu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong dây chuyền chế biến rau quả, bảo quản và vận chuyển mẫu đúng qui định;

+ Trình bày được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện các thao tác;

+ Áp dụng được những kiến thức về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa trong việc tham gia xây dựng, duy trì các thủ tục kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng rau quả;

+ Sử dụng được các dụng cụ đo, kiểm tra nguyên liệu, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn;

+ Hiểu được tầm quan trọng của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất, hình thành tính cẩn thận chính xác logic khoa học;

+ Trình bày được kỹ thuật an toàn khi vận hành một số thiết bị trong công nghệ sản xuất rau quả. Đề phòng tai nạn lao động và xử lí các tình huống khi có tai nạn lao động xảy ra. Nâng cao ý thức về an toàn lao động;

+ Lập được kế hoạch và phân bố thời gian hợp lí cho từng công đoạn sản xuất trong một ca sản xuất;

+ Giải quyết được những tình huống phức tạp xảy ra trong thực tế;

+ Có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc.

- Kỹ năng:

+ Vận hành thành thạo các thiết bị dùng trong chế biến rau quả;

+ Tính toán chính xác khối lượng nguyên liệu để phối liệu trong sản xuất;

+ Pha được các dung dịch hóa chất và sử dụng được các dụng cụ phòng thí nghiệm dùng trong phân tích các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm;

+ Thực hiện các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng máy, thiết bị chế biến theo đúng trình tự qui định, đảm bảo an toàn;

+ Phát hiện và khắc phục sự cố kỹ thuật trong mỗi công đoạn sản xuất;

+ Đề xuất các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra nguyên liệu, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;

+ Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc nhóm

+ Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất;

+ Sáng tạo trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm;

+ Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỉ mỉ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực chế biến rau quả;

+ Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khoẻ, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp.

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn; biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành người lao động có trình độ Cao đẳng nghề:

+ Đảm nhiệm được công việc tại các vị trí: tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật;

+ Làm việc được ở các Công ty sản xuất, chế biến rau quả: Tiếp nhận nguyên liệu, giám sát quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm rau quả;

+ Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm rau quả;

+ Tự xây dựng cơ sở sản xuất rau quả ở quy mô nhỏ;

+ Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc và có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

- Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 100 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2550 giờ; Thời gian học tự chọn: 750 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1142 giờ; Thời gian học thực hành: 2158 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2550

812

1544

194

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

795

420

321

54

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

42

15

3

MH 08

Hóa phân tích

90

56

28

6

MH 09

Hóa học và hóa sinh học thực phẩm

90

56

28

6

MH 10

Vi sinh vật học thực phẩm

90

56

28

6

MH 11

Dinh dưỡng

45

28

14

3

MH 12

Vệ sinh an toàn thực phẩm

60

42

15

3

MH 13

Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm

90

56

28

6

MH 14

An toàn lao động

60

42

15

3

MĐ 15

Phân tích thực phẩm

210

42

150

18

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1755

392

1223

140

MH 16

Máy và thiết bị chế biến rau quả

120

70

40

10

MĐ 17

Kiểm tra, vệ sinh máy và thiết bị chế biến rau quả

90

28

55

7

MĐ 18

Bảo quản rau quả

120

28

80

12

MĐ 19

Tiếp nhận và xử lý nguyên liệu rau quả

120

28

80

12

MĐ 20

Sản xuất rau quả sấy khô

120

28

80

12

MĐ 21

Sản xuất đồ hộp quả nước đường

120

28

80

12

MĐ 22

Sản xuất đồ hộp nước quả

120

28

80

12

MĐ 23

Sản xuất bột rau quả

120

28

80

12

MĐ 24

Sản xuất nước quả cô đặc

90

28

55

7

MĐ 25

Bao bì và đóng gói sản phẩm rau quả

90

28

55

7

MĐ 26

Quản lý an toàn thực phẩm

75

42

28

5

MĐ 27

Kiểm soát chất lượng sản phẩm rau quả

120

28

80

12

MĐ 28

Thực tập nghề nghiệp

450

0

430

20

 

Tổng cộng

3000

1032

1744

224

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Sản xuất rau quả đông lạnh

90

14

70

6

MĐ 30

Sản xuất rau quả dầm dấm

90

14

70

6

MĐ 31

Sản xuất mứt trái cây

90

14

70

6

MĐ 32

Sản xuất rau quả muối chua

90

14

70

6

MĐ 33

Sản xuất ketchup

90

14

70

6

MĐ 34

Sản xuất rượu vang từ quả

90

14

70

6

MĐ 35

Sản xuất rượu mùi từ quả

90

14

70

6

MĐ 36

Sản xuất nước quả có gas

90

14

70

6

MĐ 37

Sản xuất chip quả

90

14

70

6

MĐ 38

Chế biến hạt điều

90

14

70

6

MĐ 39

Chế biến tối thiểu rau quả

90

14

70

6

MH 40

Ngoại ngữ chuyên ngành (Anh văn)

60

42

15

3

MH 41

Phụ gia thực phẩm

60

42

15

3

MH 42

Kỹ năng làm việc nhóm

60

42

15

3

MH 43

Quản lý sản xuất

60

42

15

3

MH 44

Phát triển sản phẩm

60

42

15

3

MH 45

Marketing thực phẩm

60

42

15

3

MH 46

Kỹ thuật xử lý môi trường

60

42

15

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Chế biến rau quả đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 9 môn học, mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Sản xuất rau quả đông lạnh

90

14

70

6

MĐ 30

Sản xuất rau quả dầm dấm

90

14

70

6

MĐ 31

Sản xuất mứt trái cây

90

14

70

6

MĐ 32

Sản xuất rau muối chua

90

14

70

6

MĐ 34

Sản xuất rượu vang từ quả

90

14

70

6

MĐ 35

Sản xuất rượu mùi từ quả

90

14

70

6

MĐ 36

Sản xuất nước quả có gas

90

14

70

6

MH 43

Quản lý sản xuất

60

42

15

3

MH 44

Phát triển sản phẩm

60

42

15

3

 

Tổng

750

182

520

48

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/ sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề:

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/ sinh viên)

 

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề:

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

Khi các Trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của cơ sở mình để dễ theo dõi quản lý.

 

PHỤ LỤC 11

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ"
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 11A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ

Mã nghề: 40210101

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì bổ sung thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 25

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;

+ Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách sử dụng các loại máy móc, thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Trình bày được quy trình điêu khắc hoa văn;

+ Trình bày được quy trình điêu khắc phù điêu;

+ Mô tả được quy trình điêu khắc con giống;

+ Trình bày được quy trình điêu khắc tượng người theo tích cổ;

+ Trình bày được quy trình điêu khắc tượng người đương đại;

+ Mô tả được quy trình điêu khắc lèo tủ;

+ Mô tả được quy trình điêu khắc bệ tủ;

+ Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ.

- Kỹ năng:

+ Nhận biết được một số loại gỗ thường dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Mài được các loại dụng cụ thủ công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Điêu khắc được các loại hoa văn theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Điêu khắc được các loại phù điêu theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Điêu khắc được các loại con giống theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Điêu khắc được một số tượng người theo tích cổ theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Điêu khắc được một số tượng người đương đại theo mẫu đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ đảm bảo kỹ thuật và kỹ thuật;

+ Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, các cơ sở sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nắm được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam;

+ Hiểu biết cơ bản về truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam;

+ Rèn luyện trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; có ý thức trách nhiệm thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Thể chất và quốc phòng:

+ Thực hành được những kỹ thuật cơ bản của một số môn thể dục thể thao quy định trong chương trình;

+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ, phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp; tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ thường xuyên;

+ Hiểu rõ truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, lịch sử truyền thống vẻ vang của các lực lượng vũ trang, làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thành thạo các kỹ năng quân sự cần thiết, biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp học sinh làm việc ở các cơ sở sau đây:

- Làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ: kỹ thuật viên, tổ trưởng, tổ phó, trưởng ca sản xuất;

- Làm việc trong các cơ sở sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ tại các làng nghề: kỹ thuật viên, tổ trưởng, tổ phó;

- Thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

- Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2115 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1905 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1325 giờ; Thời gian học tự chọn: 580 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 479 giờ; Thời gian học thực hành: 1426 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1325

355

906

64

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

185

80

94

11

MH 07

Vẽ mỹ thuật

95

20

70

5

MH 08

Vật liệu gỗ

30

20

8

2

MH 09

An toàn lao động

30

20

8

2

MH 10

Quản lý sản xuất.

30

20

8

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1140

275

812

53

MĐ 11

Chuẩn bị sử dụng dụng cụ thủ công

80

20

55

5

MĐ 12

Chuẩn bị sử dụng thiết bị, máy móc

120

30

85

5

MĐ 13

Điêu khắc hoa văn I

80

15

60

5

MĐ 14

Điêu khắc phù điêu I

140

30

105

5

MĐ 15

Điêu khắc con giống I

160

40

115

5

MĐ 16

Điêu khắc tượng người theo tích cổ I

200

50

145

5

MĐ 17

Điêu khắc tượng người đương đại I

140

35

100

5

MĐ 18

Điêu khắc lèo tủ I

80

20

55

5

MĐ 19

Điêu khắc bệ tủ I

100

25

67

8

MĐ 20

Trang sức bề mặt sản phẩm

40

10

25

5

 

Tổng cộng

1535

461

993

81

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tư chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 21

Điêu khắc hoa văn II

120

24

91

5

MĐ 22

Điêu khắc phù điêu II

120

24

91

5

MĐ 23

Điêu khắc con giống II

120

25

90

5

MĐ 24

Điêu khắc tượng người theo tích cổ II

120

25

90

5

MĐ 25

Điêu khắc tượng người đương đại II

100

25

70

5

MĐ 26

Điêu khắc lèo tủ II

120

25

90

5

MĐ 27

Điêu khắc bệ tủ II

120

25

90

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các cơ sở dạy nghề (sau đây gọi chung là Trường) có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể chọn 5 môn học, mô đun trong danh mục trên, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Điêu khắc phù điêu II

120

24

91

5

MĐ 23

Điêu khắc con giống II

120

25

90

5

MĐ 24

Điêu khắc tượng người theo tích cổ II

120

25

90

5

MĐ 25

Điêu khắc tượng người đương đại II

100

25

70

5

MĐ 27

Điêu khắc bệ tủ II

120

25

90

5

 

Tổng cộng

580

124

431

25

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 120 phút

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

Vấn đáp

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để học sinh có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, trường có thể bố trí cho học sinh tham quan các làng chạm khắc gỗ, các cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ truyền thống, chạm khắc gỗ tại các làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên (Nam Định), Vân Hà (Hà Nội), Đồng Kỵ (Bắc Ninh);

- Sử dụng 03 ngày cho học sinh đi tham quan học tập tại các làng nghề chạm khắc gỗ và các cơ sở sản xuất chạm khắc gỗ;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Đối với khóa học trong kế hoạch đào tạo không tổ chức đào tạo liên thông thì các môn học chung không tách thành hai phần như trong chương trình khung;

- Khi các Trường lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý.

 

Phụ lục 11B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ

Mã nghề: 50210101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 27

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Mô tả được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ;

+ Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Phân tích được cấu tạo, công dụng, cách sử dụng các loại máy móc, thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Trình bày được quy trình điêu khắc hoa văn;

+ Phân tích được quy trình điêu khắc phù điêu;

+ Mô tả được quy trình điêu khắc con giống;

+ Phân tích được quy trình điêu khắc tượng người theo tích cổ;

+ Phân tích được quy trình điêu khắc tượng người đương đại;

+ Mô tả được quy trình điêu khắc lèo tủ;

+ Mô tả được quy trình điêu khắc bệ tủ;

+ Phân tích được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ;

+ Trình bày được quy trình sáng tác mẫu điêu khắc gỗ.

- Kỹ năng:

+ Nhận biết được một số loại gỗ thường dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Mài và sửa thành thạo các loại dụng cụ thủ công đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Sử dụng thành thạo các loại máy móc, thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ;

+ Điêu khắc được các loại hoa văn theo mẫu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật tốt;

+ Điêu khắc được các loại phù điêu theo mẫu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật tốt;

+ Điêu khắc được các loại con giống theo mẫu đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật cao;

+ Điêu khắc được tượng người theo tích cổ theo mẫu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật tốt;

+ Điêu khắc được tượng người đương đại theo mẫu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật tốt;

+ Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ đảm bảo chất lượng kỹ thuật và kỹ thuật cao;

+ Sáng tác được đề tài sinh hoạt, văn hóa dân gian, động vật, hoa lá;

+ Tổ chức, quản lý được tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất;

+ Tự tổ chức được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ.

2. Chính trị đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Nắm được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam;

+ Hiểu biết cơ bản về truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam;

+ Rèn luyện trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; có ý thức trách nhiệm thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Thể chất và quốc phòng:

+ Thực hành được những kỹ thuật cơ bản của một số môn thể dục thể thao quy định trong chương trình;

+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ, phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp; tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ thường xuyên;

+ Hiểu rõ truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, lịch sử truyền thống vẻ vang của các lực lượng vũ trang, làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thành thạo các kỹ năng quân sự cần thiết, biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc tại:

- Các doanh nghiệp sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ: kỹ thuật viên, tổ trưởng, tổ phó, trưởng ca sản xuất;

- Các cơ sở sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ tại các làng nghề: kỹ thuật viên, tổ trưởng, tổ phó;

- Giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề điêu khắc gỗ;

- Thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

- Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 108 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3260 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2810 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1930 giờ; Thời gian học tự chọn: 880 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 690 giờ; Thời gian học thực hành: 2120 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1930

500

1362

68

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

250

90

144

16

MH 07

Vẽ mỹ thuật

160

30

120

10

MH 08

Vật liệu gỗ

30

20

8

2

MH 09

An toàn lao động

30

20

8

2

MH 10

Quản lý sản xuất

30

20

8

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1680

410

1218

52

MĐ 11

Chuẩn bị sử dụng dụng cụ thủ công

80

20

55

5

MĐ 12

Chuẩn bị sử dụng thiết bị máy

240

60

175

5

MĐ 13

Điêu khắc hoa văn I

80

15

60

5

MĐ 14

Điêu khắc phù điêu I

180

40

135

5

MĐ 15

Điêu khắc con giống I

240

60

175

5

MĐ 16

Điêu khắc tượng người theo tích cổ I

280

70

205

5

MĐ 17

Điêu khắc tượng người đương đại I

280

70

205

5

MĐ 18

Điêu khắc lèo tủ I

80

20

55

5

MĐ 19

Điêu khắc bệ tủ I

100

25

70

5

MĐ 20

Trang sức bề mặt sản phẩm

40

10

28

2

MĐ 21

Sáng tác mẫu

80

20

55

5

 

Tổng cộng

2380

720

1562

98

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tư chọn, thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Chuẩn bị sử dụng thiết bị máy móc chuyên dùng

160

35

120

5

MĐ 23

Điêu khắc hoa văn II

120

25

90

5

MĐ 24

Điêu khắc phù điêu II

120

25

90

5

MĐ 25

Điêu khắc con giống II

160

35

120

5

MĐ 26

Điêu khắc tượng người theo tích cổ II

120

25

90

5

MĐ 27

Điêu khắc tượng người đương đại II

200

45

150

5

MĐ 28

Điêu khắc lèo tủ II

120

25

90

5

MĐ 29

Điêu khắc bệ tủ II

120

25

90

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ 25% đến 35%; thực hành chiếm từ 65% đến 75%.

- Trong chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Kỹ thuật điêu khắc gỗ đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Trường có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đã đưa ra trong chương trình khung tại mục V, tiêu đề 1.1; hoặc kết hợp cả hai phương án trên;

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu của đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền. Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Trường mình;

- Ví dụ: có thể lựa chọn 6 môn học, mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Chuẩn bị sử dụng thiết bị máy móc chuyên dùng

160

35

120

5

MĐ 24

Điêu khắc phù điêu II

120

25

90

5

MĐ 25

Điêu khắc con giống II

160

35

120

5

MĐ 26

Điêu khắc tượng người theo tích cổ II

120

25

90

5

MĐ 27

Điêu khắc tượng người đương đại II

200

45

150

5

MĐ 29

Điêu khắc bệ tủ II

120

25

90

5

 

Tổng cộng

880

190

660

30

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút và trả lời 20 phút/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề:

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (chuẩn bị 40 phút và trả lời 20 phút/sinh viên)

- Thực hành nghề:

* Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, trường có thể bố trí cho học sinh tham quan các làng chạm khắc gỗ, các cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ truyền thống, chạm khắc gỗ tại các làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên (Nam Định), Vân Hà (Hà Nội), Đồng Kỵ (Bắc Ninh);...

- Sử dụng 03 ngày cho sinh viên đi tham quan học tập tại các làng nghề chạm khắc gỗ và các cơ sở sản xuất chạm khắc gỗ;

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Đối với khóa học trong kế hoạch đào tạo không tổ chức đào tạo liên thông thì các môn học chung không tách thành hai phần như trong chương trình khung;

- Khi các Trường lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 17/2012/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc các nhóm nghề: Công nghệ kỹ thuật - Sản xuất và chế biến - Nghệ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 17/2012/TT-BLĐTBXH
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
Ngày ban hành: 26/07/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [11]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 17/2012/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc các nhóm nghề: Công nghệ kỹ thuật - Sản xuất và chế biến - Nghệ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [16]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…