BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2017/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 121/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển;
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải.
Thông tư này quy định về việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải.
Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tàu biển Việt Nam, chủ tàu, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;
b) Tàu biển nước ngoài, chủ tàu, thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam;
c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan.
2. Thông tư này không áp dụng đối với chủ tàu và thuyền viên làm việc trên các loại tàu dưới đây:
a) Tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá;
b) Tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuyền viên Việt Nam là công dân Việt Nam được tuyển dụng hoặc thuê làm việc trên tàu biển đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đảm nhiệm chức danh theo quy định của pháp luật.
2. Thời gian đi tàu là thời gian kể từ ngày thuyền viên bắt đầu nhận nhiệm vụ đến ngày hồi hương.
3. Người sử dụng lao động được hiểu là tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác tàu biển; tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp thuyền viên; hoặc người được tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác tàu biển, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp thuyền viên ủy quyền trực tiếp quản lý thuyền viên.
Điều 4. Tai nạn lao động hàng hải
1. Tai nạn lao động hàng hải là tai nạn xảy ra trong thời gian đi tàu gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho thuyền viên trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo phân công của chủ tàu hoặc người được chủ tàu ủy quyền.
2. Những trường hợp tai nạn đối với thuyền viên xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý cũng được khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo theo quy định tại Thông tư này, bao gồm: Tai nạn xảy ra đối với thuyền viên khi đi từ nơi cư trú đến tàu biển, từ tàu biển về nơi cư trú.
Điều 5. Phân loại tai nạn lao động hàng hải
1. Tai nạn lao động hàng hải chết người là tai nạn mà thuyền viên bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động hàng hải gây ra (theo kết luận tại biên bản giám định pháp y hoặc kết luận của cơ quan y tế); được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng) là tai nạn lao động làm thuyền viên bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nhẹ) là tai nạn lao động mà thuyền viên bị nạn không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 6. Mục đích, yêu cầu điều tra tai nạn lao động hàng hải
1. Xác định nguyên nhân hay những khả năng có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động hàng hải để có những biện pháp hữu hiệu phòng tránh và hạn chế tai nạn tương tự.
2. Hỗ trợ giải quyết chế độ lao động cho thuyền viên Việt Nam.
QUY ĐỊNH VỀ KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
Điều 7. Khai báo tai nạn lao động hàng hải
1. Khi xảy ra tai nạn đối với thuyền viên trên tàu biển hoặc thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động thì thuyền viên bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải thông báo ngay cho người sử dụng lao động.
2. Trường hợp tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên chết hoặc hai thuyền viên bị thương nặng xảy ra trong lãnh thổ và vùng biển Việt Nam thì người sử dụng lao động bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) phải gửi Bản khai báo tai nạn lao động hàng hải đến Cảng vụ hàng hải gần nhất, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải.
3. Trường hợp tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên chết hoặc hai thuyền viên bị thương nặng xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì người sử dụng lao động phải gửi Bản khai báo tai nạn lao động hàng hải (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, thư điện tử) tới cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài (nơi tàu biển ghé vào), Cục Hàng hải Việt Nam và Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Nội dung bản khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở
Khi nhận được tin báo có tai nạn xảy ra tại đối với thuyền viên của mình, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra vụ tai nạn đó. Thành phần Đoàn điều tra, quyền hạn, nhiệm vụ và quy trình Đoàn điều tra tuân thủ theo các quy định pháp luật về lao động, trừ các trường hợp được điều tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh
Ngay khi nhận được tin báo tai nạn lao động hàng hải có thuyền viên chết hoặc làm hai thuyền viên bị tai nạn nặng trở lên xảy ra, Cảng vụ hàng hải khu vực chủ trì quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan tại địa phương thực hiện việc điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh bao gồm:
a) Đại diện Cảng vụ hàng hải, trưởng đoàn;
b) Đại diện Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên;
c) Đại diện Sở Y tế, thành viên;
d) Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh, thành viên;
đ) Mời một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết).
3. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp trung ương
Ngay khi nhận được tin báo tai nạn lao động hàng hải có thuyền viên chết hoặc làm hai thuyền viên bị tai nạn nặng trở lên xảy ra tại nước ngoài hoặc các trường hợp tai nạn đặc biệt nghiêm trọng có tính chất phức tạp nếu xét thấy cần thiết, Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp trung ương theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan thực hiện việc điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải. Trong trường hợp việc di chuyển đến nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải tại nước ngoài khó khăn thì Đoàn điều tra có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ, cung cấp hồ sơ để điều tra.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp trung ương bao gồm:
a) Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam, trưởng đoàn;
b) Đại diện Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên;
c) Đại diện Bộ Y tế, thành viên;
d) Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành viên;
đ) Mời một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết).
4. Nhiệm vụ của Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải
Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tiến hành lấy lời khai theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và điều tra dựa trên các chứng cứ thu thập được có liên quan đến vụ tai nạn.
5. Trưởng Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải có nhiệm vụ:
a) Quyết định tiến hành điều tra để bảo đảm việc điều tra được kịp thời, trong trường hợp đại diện của một trong các cơ quan có liên quan nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Thông tư này vắng mặt;
b) Phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn điều tra;
c) Khi các thành viên trong Đoàn điều tra còn có những vấn đề chưa thống nhất thì Trưởng đoàn tổ chức thảo luận trong Đoàn để đi đến sự thống nhất chung. Nếu không đạt được sự thống nhất chung thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
6. Các thành viên Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn điều tra;
b) Có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý mình;
c) Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
Điều 9. Quy trình điều tra tai nạn lao động hàng hải
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải tiến hành làm việc với người sử dụng lao động để yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải chết người hoặc tai nạn lao động hàng hải làm 02 thuyền viên bị thương nặng trở lên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong nước và nước ngoài có liên quan để thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn.
2. Trên cơ sở các chứng cứ đã thu thập được, tiến hành xử lý, phân tích để xác định các nội dung cơ bản sau:
a) Diễn biến của vụ tai nạn lao động hàng hải;
b) Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động hàng hải;
c) Kết luận về vụ tai nạn lao động hàng hải (trong đó, phải ghi rõ vụ tai nạn đó là tai nạn lao động hàng hải hay là trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động hàng hải hoặc không phải là tai nạn lao động hàng hải);
d) Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải tương tự hoặc tái diễn.
3. Lập biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tổ chức cuộc họp và lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, ngay sau khi hoàn thành điều tra. Thành phần cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải gồm:
a) Trưởng đoàn điều tra hoặc đại diện Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải do Trưởng đoàn ủy quyền (Chủ trì cuộc họp);
b) Đại diện thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải;
c) Người sử dụng lao động;
d) Thuyền viên bị nạn hoặc đại diện thân nhân thuyền viên bị nạn, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
5. Các thành viên tham gia dự họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải thì được ghi ý kiến và ký tên vào biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải; người sử dụng lao động phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải và thực hiện các kiến nghị của Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải, Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải phải gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Thanh tra Bộ và Cục An toàn lao động), trụ sở của người sử dụng lao động có thuyền viên xảy ra tai nạn lao động hàng hải và các nạn nhân hoặc thân nhân thuyền viên bị nạn.
Điều 10. Hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải
1. Hồ sơ vụ tai nạn lao động hàng hải bao gồm:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
b) Sơ đồ hiện trường;
c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
d) Bản sao Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
đ) Bản sao Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân (theo mẫu tại Phụ lục V), người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải;
h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải;
i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được điều trị (nếu có);
k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được điều trị (nếu có);
l) Bản sao có chứng thực các giấy tờ nêu ở các điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này nếu tai nạn lao động hàng hải xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (nếu có).
2. Đối với trường hợp mất tích thì hồ sơ bao gồm:
a) Biên bản lấy lời khai của người biết sự việc (theo mẫu tại Phụ lục V) hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
b) Quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án;
c) Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải;
d) Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
3. Trong một vụ tai nạn lao động hàng hải, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động phải có một bộ hồ sơ riêng.
1. Khai báo trung thực, đầy đủ tất cả những tình tiết mà mình biết về những sự việc có liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã khai báo của mình.
2. Lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải được viết theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
3. Giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn chết người, tai nạn nặng theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định của Thông tư này và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Công an hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động.
4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
5. Tạo điều kiện cho người có liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
6. Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động, bao gồm:
a) Dựng lại hiện trường;
b) Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
c) Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết);
d) Khám nghiệm tử thi;
đ) In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động;
e) Phương tiện đi lại phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động;
g) Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động;
h) Các khoản chi phí nêu trên được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở, theo quy định hiện hành của pháp luật về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
9. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong Biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Điều 13. Thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải
1. Các Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam thống kê theo dõi tai nạn lao động hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các Cảng vụ hàng hải tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên địa bàn và gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo một năm.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên toàn quốc và gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo một năm.
Điều 14. Chi phí điều tra tai nạn lao động hàng hải
Chi phí điều tra các vụ tai nạn lao động hàng hải, trừ các khoản chi phí đã dược người sử dụng lao động thanh toán theo quy định tại Khoản 8 Điều 12 Thông tư này được sử dụng từ nguồn chi không thường xuyên của Cảng vụ hàng hải.
Khiếu nại, tố cáo (nếu có) liên quan đến việc điều tra tai nạn lao động hàng hải sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc những quy định tại Thông tư này, tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; định kỳ tổ chức, đánh giá những yếu tố nguy hiểm, tác hại nghề nghiệp; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của thuyền viên để phòng ngừa tai nạn lao động.
2. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực hàng hải phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, quản lý, khai thác vận tải biển trên địa bàn mình quản lý.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này đến người sử dụng lao động có liên quan trên địa bàn tỉnh.
4. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để có ý kiến đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, xem xét, hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH
MỤC CÁC CHẤN THƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI NẶNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
MÃ SỐ |
TÊN CHẤN THƯƠNG |
01 |
Đầu, mặt, cổ |
011. |
Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; |
012. |
Dập não; |
013. |
Máu tụ trong sọ; |
014. |
Vỡ sọ; |
015. |
Bị lột da đầu; |
016. |
Tổn thương đồng tử mắt; |
017. |
Vỡ và dập các xương cuốn của sọ; |
018. |
Vỡ các xương hàm mặt; |
019. |
Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; |
0110. |
Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản. |
02 |
Ngực, bụng |
021. |
Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; |
022. |
Hội chứng chèn ép trung thất; |
023. |
Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; |
024. |
Gãy xương sườn; |
025. |
Tổn thương phần mềm rộng ở bụng; |
026. |
Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong; |
027. |
Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng; |
028. |
Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống; |
029. |
Vỡ, trật xương sống; |
0210. |
Vỡ xương chậu; |
0211. |
Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới; |
0212. |
Tổn thương cơ quan sinh dục. |
03 |
Phần chi trên |
031. |
Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; |
032. |
Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; |
033. |
Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân; |
034. |
Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; |
035. |
Trật, trẹo các khớp xương. |
04 |
Phần chi dưới |
041. |
Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; |
042. |
Bị thương rộng khắp ở chi dưới; |
043. |
Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón. |
05 |
Bỏng |
051. |
Bỏng độ 3; |
052. |
Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; |
053. |
Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; |
054. |
Bỏng điện nặng; |
055. |
Bị bỏng lạnh độ 3; |
056. |
Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3. |
06 |
Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng |
061. |
Ô xít cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; |
062. |
Ô xít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; |
063. |
Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; |
064. |
Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất; |
065. |
Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật; |
066. |
Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký. |
MẪU
BẢN KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ QUAN
QUẢN LÝ CẤP TRÊN (NẾU CÓ) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Địa chỉ: ………………………… Điện thoại/Fax: ……………….. Email: ………………………….. |
………., ngày … tháng … năm …… |
KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
Kính gửi: |
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội; |
1. Thông tin về vụ tai nạn:
- Thời gian xảy ra tai nạn: ... giờ ... phút... ngày ... tháng ... năm ...;
- Nơi xảy ra tai nạn:..................................................................................................................
- Tóm tắt diễn biến/ hậu quả vụ tai nạn:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
………………………………………………..
2. Thông tin về các nạn nhân:
|
Họ và tên nạn nhân |
Năm sinh |
Giới tính |
Nghề nghiệp |
Tình trạng tai nạn (chết/bị thương nặng/ nhẹ) |
1 |
|
|
|
Thuyền viên |
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
……. |
|
|
|
|
|
NGƯỜI KHAI
BÁO |
(1) Ghi tên Cảng vụ hàng hải khu vực.
(2) Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
(3) Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện (quận).
MẪU
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỤC HÀNG
HẢI VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../QĐ-CVHH... |
… … …, ngày ... tháng … ... năm … ... |
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải
GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ HÀNG HẢI
Căn cứ Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải;
Theo đề nghị của Trưởng phòng …………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải gồm các ông, bà có tên dưới đây:
1. Họ tên, Cơ quan, Chức danh, Trưởng đoàn,
2. Họ tên, Cơ quan, Chức danh, Thành viên,
3. …………………………………………
Điều 2. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải có trách nhiệm tiến hành điều tra vụ tai nạn lao động hàng hải xảy ra tại ……………… hồi .... giờ ….. phút, ngày …. tháng .... năm ….
Điều 3. Trưởng phòng …………………………….., các Ông, Bà có tên tại Điều 1, Giám đốc (người sử dụng lao động) và cá nhân có liên quan đến vụ tai nạn lao động chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
MẪU
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./QĐ-CHHVN |
… … …, ngày ... tháng … ... năm … ... |
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Căn cứ Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải;
Theo đề nghị của Trưởng phòng …………………….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải gồm các ông, bà có tên dưới đây:
1. Họ tên, Cơ quan, Chức danh, Trưởng đoàn, .............................................................
2. Họ tên, Cơ quan, Chức danh, Thành viên,..................................................................
3. ...............................................................................................................................
Điều 2. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải có trách nhiệm tiến hành điều tra vụ tai nạn lao động hàng hải xảy ra tại hồi .... giờ ....phút, ngày .... tháng .... năm ....
Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng………………………………………………., các Ông, Bà có tên tại Điều 1, Giám đốc (người sử dụng lao động) và cá nhân có liên quan đến vụ tai nạn lao động chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG |
MẪU
BIÊN BẢN LẤY LỜI KHAI
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 15 tháng 5 năm
2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………….. |
… … …, ngày … tháng … năm … … |
BIÊN BẢN LẤY LỜI KHAI
Hồi ….. giờ....... ngày.... tháng ... năm …..
Tai ..............................................................................................................................
Tôi: ………………………………….; Chức vụ:..................................................................
và ông/bà:.....................................; Chức vụ:...............................................................
Tiến hành lấy lời khai của:
ông/bà: …………………………….;
Tên gọi khác:………………………
Sinh ngày …… tháng ....năm…. tại: ………..
Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú:...............................................................................
Chỗ ở:.........................................................................................................................
Nghề nghiệp:...............................................................................................................
Làm việc tại:................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số:……….., cấp ngày …….. tháng …… năm ……. Nơi cấp: ……………………
Mối quan hệ với người bị tai nạn:..................................................................................
Tư cách người khai: Người bị nạn/ người biết sự việc/ người có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
Ông/bà:…………….đã được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và ký tên xác nhận dưới đây: ...........................................................................................................
HỎI VÀ ĐÁP
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Việc lấy lời khai kết thúc hồi …….. giờ ….. ngày….. tháng ……. năm …………
Biên bản này đã được đọc lại cho người khai nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận dưới đây.
NGƯỜI KHAI |
ĐẠI DIỆN
NGƯỜI LẤY LỜI KHAI |
______________________
(1) Ghi tên cơ quan, đơn vị điều tra vụ tai nạn
MẪU
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI (NHẸ HOẶC NẶNG)
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
(Người sử dụng
lao động) ... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………/ |
………., ngày ….. tháng …… năm……… |
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
………..(1)……. (Nhẹ hoặc nặng) ……..
1. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:
- Tên cơ sở: ................................................................................................................
- Địa chỉ: .....................................................................................................................
thuộc tỉnh/thành phố: ...................................................................................................
- Số điện thoại, Fax, E-mail: .........................................................................................
- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: ……………..(2).................................................
- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): .........................................................
- Loại hình cơ sở: …………………..(3)…………………..
- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có):
...................................................................................................................................
2. Thành phần đoàn điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
...................................................................................................................................
3. Tham dự điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
...................................................................................................................................
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên: ………………………….; Giới tính: …………………………… Nam/Nữ;
- Ngày, tháng, năm sinh: ..............................................................................................
- Quê quán: .................................................................................................................
- Nơi thường trú: .........................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): ……………………..
- Nghề nghiệp, chức danh: ………………. (4) ………………………………
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ………………… (năm)
- Tuổi nghề: ……………………… (năm); Bậc thợ (nếu có): ……………………
- Loại lao động:
Có Hợp đồng lao động: …………….(5)………/ Không có hợp đồng.
- Đã được huấn luyện về ATVSLĐ:………………. có/ không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi …… giờ ….. phút, ngày ….. tháng …. năm ……;
- Nơi xảy ra tai nạn: .....................................................................................................
- Thời gian bắt đầu làm việc:
- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:.... giờ….. phút.
6. Diễn biến của vụ tai nạn:
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (do lỗi của NSDLĐ hay NLĐ hoặc do lỗi của cả NSDLĐ và NLĐ, hoặc nguyên nhân khác không do lỗi của NSDLĐ và NLĐ)
8. Kết luận về vụ tai nạn: (Là TNLĐ hay tai nạn được được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động hoặc không phải là TNLĐ).
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:
- Nội dung công việc: ..................................................................................................
- Người có trách nhiệm thi hành: ..................................................................................
- Thời gian hoàn thành: ................................................................................................
11. Tình trạng thương tích:
- Vị trí vết thương: .......................................................................................................
- Mức độ tổn thương: ..................................................................................................
12. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có):
Tổng số: ……………. đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: …………….. đồng;
+ Trả lương trong thời gian điều trị: …………….. đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp: …………….. đồng;
- Thiệt hại tài sản/thiết bị: ………………. đồng.
CÁC THÀNH
VIÊN KHÁC |
TRƯỞNG ĐOÀN
ĐIỀU TRA TAI NẠN |
_________________________
(1) Ghi theo danh mục yếu tố gây chấn thương.
(2) Tên ngành, mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.
(3) Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo, thống kê.
(4) Ghi theo tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.
(5) Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.
MẪU
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI (NẶNG HOẶC CHẾT NGƯỜI)
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội)
ĐOÀN ĐIỀU
TRA TNLĐ ....(1)... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……………….. / |
………, ngày …. tháng …. năm …. |
BIÊN BẢN ĐIỀU
TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
(nặng
hoặc chết người)
1. Cơ sở xảy ra tai nạn:
- Tên cơ sở: ................................................................................................................
- Địa chỉ: .....................................................................................................................
thuộc tỉnh/thành phố: ...................................................................................................
- Số điện thoại, Fax, E-mail: .........................................................................................
- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: ………………………… (2) .................................
- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): .........................................................
- Loại hình cơ sở: ……………………(3)………………………..
- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): .......................................
2. Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người):
...................................................................................................................................
3. Tham dự điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
...................................................................................................................................
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên:…………………………….; Giới tính: ……………… Nam/Nữ;
- Ngày, tháng, năm sinh: ..............................................................................................
- Quê quán: .................................................................................................................
- Nơi thường trú: .........................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): ..........................................
- Nghề nghiệp: …………………………………………..(4)...................................................
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:.........(năm)
- Tuổi nghề: ………………………….(năm); Bậc thợ (nếu có).................................
- Loại lao động:
Có Hợp đồng lao động: …………….(5)……………./ Không có hợp đồng.
- Đã được huấn luyện về ATVSLĐ: có/ không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi....giờ... phút, ngày … tháng….. năm …....;
- Nơi xảy ra tai nạn: .....................................................................................................
- Thời gian bắt đầu làm việc:
- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra: ……… giờ ………….. phút.
6. Diễn biến của vụ tai nạn:
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn:
8. Kết luận về vụ tai nạn: (Là TNLĐ hay tai nạn được được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động hoặc không phải là TNLĐ).
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:
11. Tình trạng thương tích: Chết hoặc bị thương (ghi vị trí vết thương theo phụ lục danh mục các chấn thương).
12. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:
- Nội dung công việc: ..................................................................................................
- Người có trách nhiệm thi hành: ..................................................................................
- Thời gian hoàn thành: ................................................................................................
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có): Tổng số: …………………. đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: …………… đồng;
+ Trả lương trong thời gian điều trị: …………đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp: …………. đồng;
+ Chi phí khác (ma chay, thăm hỏi): ……….. đồng.
- Thiệt hại tài sản/thiết bị: …………. đồng.
NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG |
TRƯỞNG ĐOÀN
ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ |
___________________
(1) Tên đơn vị thực hiện điều tra tai nạn lao động hàng hải.
(2) Tên ngành, mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.
(3) Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo, thống kê.
(4) Ghi theo tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật thống kê.
(5) Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.
MẪU
BIÊN BẢN CUỘC HỌP CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
(Ban
hành kèm theo TTLT số 13/2017/TTLT-BLĐTBXH ngày 15
tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN CUỘC
HỌP
CÔNG
BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN
LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
Vào lúc ………. giờ …… phút, ngày ….. tháng ……. năm …………
Tại ..............................................................................................................................
Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải tổ chức tiến hành cuộc họp công bố biên bản điều tra vụ tai nạn lao động hàng hải.
II. Thành phần Tham dự cuộc họp gồm có:
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải:
(Ghi rõ tên họ, chức vụ, cơ quan của từng người)
2. Nơi để xảy ra tai nạn lao động:
(Ghi họ tên, chức vụ của:
+ Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền;
+ Đại diện Công đoàn hoặc là người được tập thể người lao động chọn cử)
3. Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có):
...................................................................................................................................
4. Cơ sở (hoặc cá nhân) có liên quan:
(Ghi rõ họ tên của những nạn nhân, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải)
II. Nội dung cuộc họp
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào lúc …. giờ …. phút cùng ngày, biên bản đã được đọc lại cho các thành phần dự họp cùng nghe và cùng ký tên dưới đây./.
NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG |
TRƯỞNG ĐOÀN |
THÀNH VIÊN
ĐOÀN ĐIỀU TRA |
|
CƠ SỞ (HOẶC
CÁ NHÂN) |
NGƯỜI GHI
BIÊN BẢN |
MẪU
SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM...
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM……………..
- Tên cơ sở: ……………………………….
- Cơ quan quản lý cấp trên: ……………………………………………….
- Tổng số lao động bình quân trong năm: ……. người; trong đó nữ: ………..người
- Tổng quỹ lương: ……………………………………………
TT |
Họ và tên |
Giới tính |
Năm sinh |
Nghề nghiệp1 |
Tuổi nghề (năm) |
Mức lương (1.000 đ) |
Bậc thợ |
Loại hợp đồng lao động2 |
Nơi làm việc (phòng, ban, boong, máy) |
Nơi xảy ra tai nạn lao động |
Ngày, Giờ, Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra |
Loại tai nạn lao động3 (yếu tố gây chấn thương) |
Đã huấn luyện ATVSLĐ |
Nguyên nhân gây tai nạn lao động4 |
Tình trạng thương tích |
Thiệt hại |
Ghi chú |
||||||||
Chết |
Bị thương |
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động |
Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) |
Thiệt hại tài sản (1.000 đ) |
|||||||||||||||||||||
Nặng |
Nhẹ |
Tổng số |
Khoản chi cụ thể |
||||||||||||||||||||||
Y tế |
Trả lương trong thời gian điều trị |
Bồi thường / Trợ cấp |
Chi phí khác |
||||||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
_________________
1 Ghi theo danh mục nghề nghiệp hiện hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thống nhất ghi cấp 3.
2 Ghi Có hợp đồng lao động (ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng) hoặc không có hợp đồng.
3 Ghi theo danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4 Ghi theo kết luận tại biên bản điều tra tai nạn lao động.
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
(6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
KỲ BÁO CÁO (6 tháng hoặc
cả năm)………. NĂM……………….
Ngày
báo cáo:……………………….
Kính gửi:………………..5………………….
I. Thông tin tổng quan
Loại hình cơ sở |
Mã số |
Cơ sở |
Lực lượng lao động |
Tổng số TNLĐ |
Tần suất TNLĐ6 |
Ghi chú |
||||||
Tổng số |
Số cơ sở tham gia báo cáo |
Tổng số lao động |
Số lao động tham gia báo cáo |
Số lao động nữ |
Số người bị nạn |
KTNLĐ |
Kchết |
|||||
Tổng số |
Số người bị chết |
Số người bị thương nặng |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Phân loại tai nạn lao động
Tên chỉ tiêu thống kê |
Mã số |
Theo mức độ thương tật |
Thiệt hại do TNLĐ |
|||||||||||
Số vụ TNLD |
Số người bị nạn TNLĐ |
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động |
Chi phí tính bằng tiền (1 000 đ) |
Thiệt hại tài sản |
||||||||||
Tổng số |
Số vụ có người chết |
Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên |
Tổng số |
Số lao động nữ |
Số người chết |
Số người bị thương nặng |
Tổng số |
Khoản chi cụ thể của cơ sở |
||||||
tế |
Trả lương trong thời gian điều trị |
Bồi thường /Trợ cấp |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nguyên nhân7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo yếu tố gây chấn thương8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nghề nghiệp9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập báo cáo (Ký ghi rõ họ tên) |
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
______________________
5 Cơ quan quản lý nơi nhận báo cáo
6 Tần suất TNLĐ được tính theo công thức: . Trong đó: N số người bị TNLĐ hoặc số người chết trong kỳ báo cáo P là tổng số lao động trong kỳ báo cáo.
7 Ghi theo kết luận tại Biên bản điều tra tai nạn lao động
8 Ghi tên và mã số theo danh mục yếu tố gây chấn thương
9 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê
MINISTRY
OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 13/2017/TT-BLDTBXH |
Hanoi, May 15, 2017 |
Pursuant to the Maritime Code of Vietnam dated November 25, 2015;
Pursuant to the Law on Occupational Safety and Sanitation dated June 25, 2015;
Pursuant to the Government’s Decree No. 121/2014/ND-CP dated December 24, 2014 elaborating certain articles of the Maritime Labour Convention in 2006 with respect of working conditions for seafarers on board a ship;
Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 elaborating the implementation of the Law on Occupational Safety and Sanitation;
Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs;
At the Request of Director of the Department of Work Safety;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular provides regulations on statement, statistical investigation and reporting on occupational accidents in maritime sector.
This Circular applies to:
a) Vietnamese-flagged ships, shipowners and seafarers working on board Vietnamese-flagged ships;
b) Foreign-flagged ships, shipowners and seafarers working on board foreign-flagged ships operating within at Vietnam's port waters;
c) Concerned entities and individuals of Vietnam and of foreign countries.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Military ships, public vessels and fishing vessels;
b) Vietnamese-flagged ships that do not operate on international voyages.
Article 3. Interpretation of terms
In this document, these terms are construed as follows:
1. Vietnamese seafarer refers to a Vietnamese citizen who is recruited or employed to undertake a specific working position on board a ship upon his satisfaction of eligibility requirements and standards as regulated by law.
2. Period of service on board ship is a period of time from the receipt of duties on board ship to the repatriation of a seafarer.
3. Employers refer to entities or individuals managing and operating ships; entities or individuals managing and supplying seafarers; or individuals authorized by them to take charge of seafarer management.
Article 4. Occupational accidents in maritime sector
1. Occupational accidents in maritime sector occur within the period of service on board ship of seafarers and cause injuries to any body parts or functions or death of seafarers while they perform duties or do other tasks as assigned by shipowner or his authorized person.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 5. Classification of maritime occupational accidents
1. Fatal maritime occupational accidents are accidents in which the victims die at the scene or on the way to the hospital, or during an emergency procedure, or during the medical treatment, or from the relapse of the injury caused by such accidents (under the conclusion in the forensic examination record or the conclusion given by the health facility), or the missing victims are declared dead by the competent Court.
2. Maritime occupational accidents causing serious injuries to seafarers (hereinafter referred to as “serious maritime occupational accidents”) are accidents in which the victims suffer at least one of the injuries prescribed in the Appendix I promulgated together with this Circular.
3. Maritime occupational accidents causing minor injuries to seafarers (hereinafter referred to as “minor maritime occupational accidents”) are accidents other than those prescribed in Clause 1, Clause 2 of this Article.
Article 6. Purposes and requirements for investigation of maritime occupational accidents
1. Determine causes or potential causes of occupational accidents in the maritime sector in order to take effective measures to prevent and minimize similar accidents.
2. Assist in solving occupational accident benefits for Vietnamese seafarers.
STATEMENT, STATISTICAL INVESTIGATION AND REPORTING ON OCCUPATIONAL ACCIDENTS IN MARITIME SECTOR
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. When occupational accidents occurring on board ships or during the performance of other duties or works assigned by the employer, the victim or the person that knows the incident must promptly notify the employer.
2. If a maritime occupational accident causes death or seriously hurts more than one seafarer within the territorial waters of Vietnam, the employer must make statement about the incident using the fastest means (directly or by phone, fax, official dispatches or emails) to the nearest Maritime Administration, the Inspectorate of the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Police Department of district where the incident occurs.
3. If a maritime occupational accident causes death or seriously hurts more than one seafarer outside the territorial waters of Vietnam, the employer must make statement about the incident (directly or by phone, fax or emails) to the representative missions of Vietnam in foreign country (where the ship arrives), the Vietnam Maritime Administration and the Inspectorate of Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs.
4. The statement contents must comply with the form in the Appendix II promulgated together with this Circular.
Article 8. Maritime occupational accident investigation commission
1. Internal maritime occupational accident investigation commission
When being informed about the accidents happening on board ships, the employer must promptly establish the internal occupational accident investigation commission in order to investigate such accidents. Members, powers, duties and investigation processes of the internal occupational accident investigation commission shall abide by regulations of the law on employment, excluding cases prescribed in Clause 2, Clause 3 of this Article.
2. Provincial maritime occupational accident investigation commission
When being informed about the accident that cause death or seriously hurt two or more seafarers, the Regional Maritime Administration shall issue the decision on establishing the provincial maritime occupational accident investigation commission (using the form in the Appendix III promulgated together with this Circular) to cooperate in investigation of maritime occupational accidents.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The Chief Commissioner being representative of the Maritime Administration;
b) The members being the representatives of the Inspectorate of the Provincial Department of Labour, War Invalids and Social Affairs;
c) The members being the representatives of the Provincial Department of Health;
d) The members being the representatives of the Provincial Confederation of Labor;
dd) Other guest members (if necessary).
3. Central maritime occupational accident investigation commission
When being informed about the accident that cause death or seriously hurt two or more seafarers in foreign countries or the especially serious accident with complex elements (if necessary), the Vietnam Maritime Administration shall issue the decision on establishing the central maritime occupational accident investigation commission (using the form in the Appendix IV promulgated together with this Circular) to cooperate with relevant authorities/ specialized units in conducting investigation and recording maritime occupational accidents. In case it is difficult to move to the accident scene abroad, the Commission may request the foreign regulatory authorities or Vietnamese diplomatic missions in foreign countries to support and provide necessary documents.
The Central maritime occupational accident investigation commission includes:
a) The Chief Commissioner being the representative of Vietnam Maritime Administration;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) The members being the representatives of the Ministry of Health;
d) The members being the representatives of the Vietnam General Confederation of Labor;
dd) Other guest members (if necessary).
4. Duties of maritime occupational accident investigation commission
Request the employer to provide documents, records and materials related to the accident and cooperate with relevant competent authorities in taking testimony using the form in the Appendix V accident investigation commission (using the form in the Appendix III promulgated, and conduct investigation based on evidence collected from the accident.
5. The Chief commissioner of the maritime occupational accident investigation commission is responsible to:
a) Make decisions on carrying out the investigation in order to ensure the timely investigation in case the representative from one of the relevant agencies prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 8 of this Circular is not present;
b) Assign tasks to the members in the investigation commission;
c) Hold discussion to achieve unanimity if the members of the investigation commission are not unanimous. If the unanimity cannot be achieved, the Chief commissioner shall make decisions and bear responsibilities for such decisions;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. The members of the maritime occupational accident investigation commission are responsible to:
a) Perform the tasks assigned by the Chief commissioner and participate in the activities of the investigation commission;
b) Preserve the opinions and send reports to the leaders of the agency that directly manages such members;
c) Conceal the information, documents during the investigation before the investigation record is disclosed.
Article 9. The process of maritime occupational accident investigation
1. The maritime occupational accident investigation commission shall request the employer or competent authorities to provide documents, records and materials related to the accident that causes death or seriously hurt two or more seafarers; cooperate with domestic and foreign authorities in collecting trails, evidence, documents related to the occupational accident.
2. Processing, analyzing the testimony and evidence collected in order to discover the following contents:
a) The maritime occupational accident happening;
b) The cause of the maritime occupational accident;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) The measures to remedy and prevent the reoccurrence or the occurrence of similar maritime occupational accidents.
3. Making the maritime occupational accident investigation record under the form in the Appendix VII promulgated together with this Circular.
4. Holding meeting and making the minute of the meeting about the disclosure of the maritime occupational accident investigation record under the form in the Appendix VIII promulgated together with this Circular right after the investigation. The meeting about the disclosure of the maritime occupational accident investigation record is attended by:
a) The Chief investigation commissioner or his/her authorized representative (Chairperson);
b) The representative of the members of the maritime occupational accident investigation commission;
c) The employer;
d) The victim or the representative being the victim's relative, the persons that know the incident and the persons relating to the maritime occupational accident;
dd) The representatives of the Steering Committee of the Union.
5. The members participating in the meeting that are not unanimous in the content of the maritime occupational accident investigation record are entitled to put down their opinion and append their signatures to the minute of the meeting about the disclosure of the maritime occupational accident investigation record; the employer must sign and append their seal (if any) to the minute of the meeting about the disclosure of the maritime occupational accident investigation record and implement the proposals of the maritime occupational accident investigation commission.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 10. Maritime occupational accident dossier
1. The maritime occupational accident dossier includes:
a) The scene examination record (if any);
b) The scene diagram;
c) The scene’s pictures, the victim’s pictures;
d) The copy of the post-mortem examination or injury examination record, excluding accidents in which victims are missing as declared by the competent Court;
dd) The copy of the technical, forensic examination record or the conclusion of judicial expertise (if any);
e) The testimony record of the victim (using the form in the Appendix V herein), the persons that know the incident or the persons related to the accident;
g) The maritime occupational accident investigation record;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
i) The injury confirmation from the hospital where the victim is treated (if any);
k) The discharge note from the hospital where the victim is treated (if any);
l) The certified copies of the documents mentioned in Point a, Point b, Point d, Point dd, Point e Clause 1 of this Article if the maritime occupational accident occurs outside the territory of Vietnam (if any).
2. In case of missing, the dossier includes:
a) The testimony record of the persons that know the incident (using the form in the Appendix V herein) or the persons related to the accident;
b) The Court’s decision to declare a person missing;
c) The maritime occupational accident investigation record;
d) The minute of the meeting about the disclosure of the maritime occupational accident investigation record.
3. In case there are many victims in the same maritime occupational accident, each victim must have a separate dossier.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Accurately and sufficiently provide information and facts concerning the maritime occupation accident at the request of the accident investigation commission and assume legal responsibility for the provided information.
2. The testimony from the victim, the persons that know the incident or the person related to the accident shall be recorded according to the form in the Appendix V promulgated together with this Circular.
Article 12. Responsibilities of employer
1. Timely giving first-aid to the victim.
2. Making statement about occupational accidents as prescribed in Article 7 of this Circular.
3. Preserving the scene of fatal accidents and serious accidents under the following principles:
a) In case the scene is muddled while giving first aid to the victim and preventing risks, damage to other people, the employer must draw the diagram of the scene, make records, photograph and film the scene (if possible);
b) The scene shall only be cleaned after the investigation is done as prescribed in this Circular and after obtaining the written consent from the Police Department or the occupational accident investigation commission.
4. Promptly providing the documents, items and equipment related to the occupational accident at the request of the superior occupational accident investigation commission and bearing responsibilities before the law for those documents, items and equipment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Holding the occupational accident investigation as prescribed in Clause 1 Article 8 of this Circular.
7. Sufficiently notifying the occupational accident to the employees within the employer’s facility.
8. Paying the expenses on occupational accident investigation, including re-investigation, including:
a) The accident scene simulation;
b) Photographing and printing scene pictures and victim’s picture;
c) Technical, forensic examination (if necessary);
d) Post-mortem examination;
dd) Printing documents relating to the occupational accident;
e) Transport serving the occupational accident investigation;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
h) The expenses stated above shall be recorded into the regular operation expenses, production and business expenses of the employer and shall be reasonable expenses when calculating and paying enterprise income tax as prescribed by the Law on Enterprise Income Tax.
9. Implementing the measures for remedying the consequences caused by the occupational accidents; holding experience-learning meetings; implementing and reporting the results of the implementation of the recommendations stated in the occupational accident investigation record; disciplining the persons at fault.
Article 13. Making statistics and reports on maritime occupational accidents
1. Maritime Administrations and the Vietnam Maritime Administration shall make statistics on maritime occupational accidents under the form in the Appendix IX promulgated together with this Circular.
2. Maritime Administrations shall prepare and send reports on the occupational accident status within the first six months and within a year within their managing regions under the form in the Appendix X promulgated together with this Circular to the Vietnam Maritime Administration; the first-six-month reports must be sent before July 10th, and the annual reports must be sent before January 10th of the succeeding year.
3. The Vietnam Maritime Administration shall prepare and send reports on the occupational accident status within the first six months and within a year in the whole country under the form in the Appendix X promulgated together with this Circular to the Ministry of Transport and the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs; the first-six-month reports must be sent before July 15th, and the annual reports must be sent before January 25th of the succeeding year.
Article 14. Expenses on maritime occupational accident investigation
Expenses on maritime occupational accident investigation, excluding expenses paid by the employer as prescribed in Clause 8 Article 12 herein, shall be covered by the Maritime Administration’s funding for non-recurring expenses.
Article 15. Complaints and denunciations
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 16. Implementation responsibility
1. Employers are responsible for strictly implementing regulations herein, intensifying measures to improve working conditions; periodically assessing risk factors and occupational hazards; disseminating knowledge and improving awareness of seafarers of prevention of occupational accidents.
2. Vietnam Maritime Administration shall instruct maritime regulatory bodies to disseminate and provide guidance on the implementation of this Circular for entities, individuals and enterprises operating in maritime sector within their management.
3. Provincial Departments of Labour, War Invalids and Social Affairs shall disseminate and provide guidance on the implementation of this Circular for employers in maritime sector in provinces.
4. Ministry of Transport and Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs shall instruct and inspect the implementation of this Circular by their regulatory authorities under their management.
This Circular comes into force as from July 01, 2017. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Transport that take charge of requesting the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs for consideration./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PP
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Doan Mau Diep
;
Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 13/2017/TT-BLĐTBXH |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 15/05/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Chưa có Video