Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG
*******

Số: 1234-LD/CTXH

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 1959

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT AN DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:

Các Bộ
Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
Ủy ban hành chính khu vực Vĩnh Linh

 

Căn cứ vào điều 5 Nghị định Liên Bộ Lao động - Nội vụ - Y tế - Tài chính số 111-NĐ/LB ngày 11/11/1955 về việc bồi thường tai nạn lao động cho cán bộ, công nhân trong khi đang làm việc.

Xét tình hình hiện nay chưa có tổ chức một hệ thống an dưỡng chung cho cán bộ, công nhân vì già yếu, hoặc vì tai nạn mất sức lao động mà không nơi nương tựa, nên Bộ tôi đã đề nghị Thủ tướng phủ: đối với những người bị tai nạn lao động loại đặc biệt và loại 1 mà không nơi nương tựa nuôi dưỡng, thì tạm thời được thu nhận vào Khu an dưỡng, thì tạm thời được thu nhận vào Khu an dưỡng cán bộ miền Nam (công văn số 293-LĐ/BHXH ngày 03/4/1959) được Thủ tướng phủ đồng ý (công văn số 2860-CN ngày 25/7/1959).

Để thi hành tinh thần công văn Thủ tướng phủ nói trên, Bộ tôi xin hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Nói chung những cán bộ, công nhân bị tai nạn lao động trong khi làm việc, đề nghị các Bộ, các ngành, các Ủy ban hành chính địa phương nên căn cứ vào các chế độ đã ban hành ở Nghị định liên Bộ 111-NĐ/LĐ ngày 11/11/1955, Nghị định số 78-NĐ/LB ngày 24 tháng 7 năm 1957 và Thông tư liên Bộ số 12-TT/LB ngày 24/7/1957 mà tích cực giải quyết.

2. Những trường hợp cụ thể sau đây thì mới đề nghị Bộ Lao động thu nhận vào Khu an dưỡng:

a) Những cán bộ, công nhân viên bị tai nạn lao động loại đặc biệt và loại 1, đã được Hội đồng Giám định Y khoa xác nhận, mà xét ra không có nơi nương tựa, như cha, mẹ, vợ, con, anh em ruột, chú bác ruột.

b) Nếu không có cha mẹ, vợ con, anh em ruột, nhưng còn có bà con họ hàng, thì nên vận động bà con họ hàng nuôi dưỡng. Trường hợp những người bà con họ hàng vì khó khăn, túng thiếu thì ngành sở quan cùng Ủy ban hành chính địa phương tìm cách giúp đỡ cho người họ hàng có công ăn việc làm, để họ vui lòng nuôi dưỡng người bị tai nạn. Trừ khi nào những khó khăn không có cách giải quyết được, hoặc những người bà con thân thuộc là phần tử không tốt, đưa người bị tai nạn về sẽ ảnh hưởng không tốt đến công tác chính trị của ta, thì mới báo cáo Bộ Lao động để giải quyết chỗ an dưỡng.

3. Bộ Lao động chỉ thu nhận vào an dưỡng những trường hợp bị tai nạn lao động kể trên từ nay trở đi, không giải quyết những người bị tai nạn về trước mà ngành sở quan hoặc địa phương đã giải quyết tương đối ổn định.

4. Trước khi đề nghị người bị tai nạn lao động đi an dưỡng, ngành sở quan có trách nhiệm điều trị cho lành các thương tật. Các phí tổn đưa đến trại an dưỡng và những quyền lợi khác của người bị tai nạn lao động trong lúc làm việc thì ngành sở quan chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ. Khi vào trại an dưỡng người bị tai nạn lao động được hưởng các chế độ hiện hành ở Trại như những cán bộ miền Nam đang an dưỡng.

5. Để có cơ sở giải quyết thu nhận vào an dưỡng, Bộ sở quan sau khi điều tra cụ thể có đề nghị về Bộ Lao động, kèm theo đủ hồ sơ lý lịch (làm thành 2 bản theo mẫu kèm theo sau), và quyết định của Hội đồng Giám định Y khoa, để Bộ Lao động nghiên cứu giải quyết.

Đề nghị các Bộ, các ngành, các Ủy ban hành chính địa phương có kế hoạch hướng dẫn phổ biến các cơ sở thuộc ngành mình để thi hành cho đúng, tránh tình trạng đề nghị an dưỡng để giải quyết bớt phần khó khăn của ngành mình, mà không tích cực giải quyết theo sự hướng dẫn trên, do đó khi giải quyết không được sẽ sinh thêm thắc mắc.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG




Nguyễn Văn Tạo

 

MẪU

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN BỊ TAI NẠN THƯƠNG TẬT ĐI AN DƯỠNG

1. Họ và tên:      , tuổi:   

Sinh và trú quán:           

Thành phần bản thân:    

Vào Đảng ngày:

hính thức:        

Có cha mẹ, vợ con, anh em:      

Chú bác ruột không?     

Tên họ quê quán và hoàn cảnh gia đình thế nào:  

2. Quá trình công tác:

- Trước Cách mạng tháng 8-1945 làm gì?           

 Từ Cách mạng tháng 8-1945 đến hòa bình:        

- Từ hòa bình đến nay (nói rõ chức vụ, nghề nghiệp và bậc lương):           

- Hoàn cảnh bị tai nạn:  

- Thương tật loại:

- Đã được Hội đồng Giám định Y khoa khám nhận theo quyết định số:…….. ngày:

Làm tại………………, ngày……… tháng……… năm 19…

 

Cơ quan sở quan chứng nhận

Người khai ký tên

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 1234-LĐ/CTXH năm 1959 giải quyết an dưỡng cho cán bộ, công nhân bị tai nạn lao động do Bộ Lao động ban hành

Số hiệu: 1234-LĐ/CTXH
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động
Người ký: Nguyễn Văn Tạo
Ngày ban hành: 09/09/1959
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 1234-LĐ/CTXH năm 1959 giải quyết an dưỡng cho cán bộ, công nhân bị tai nạn lao động do Bộ Lao động ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…