Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

Số: 12/2006/TT- BYT

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2006

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung ngày 02/4/2002;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 11/7/1989;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Bộ Y tế hướng dẫn về khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động bao gồm: Hồ sơ, quy trình và nội dung khám bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cơ sở khám bệnh nghề nghiệp.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động (sau đây gọi tắt là người sử dụng lao động); người lao động kể cả người lao động đã nghỉ hưu và các cơ sở y tế có chức năng khám bệnh nghề nghiệp.

3. Giải thích từ ngữ

a) Tác nhân gây bệnh nghề nghiệp là những yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động sản xuất, gây tác động xấu đến sức khỏe của người lao động;

b) Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

4. Nguyên tắc khám bệnh nghề nghiệp

a) Việc khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp phải dựa trên kết quả giám sát môi trường lao động, yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp và kết quả khám sức khỏe định kỳ của cơ sở lao động do phòng khám bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung tâm y tế các Bộ, ngành; các viện; các bệnh viện có khoa bệnh nghề nghiệp ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh thực hiện. Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp được sử dụng con dấu của đơn vị chủ quản để xác nhận và giao dịch trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sức khỏe và bệnh nghề nghiệp;

b) Các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 4 mục I của Thông tư này chỉ được phép thực hiện việc khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động sau khi đã được Bộ Y tế hoặc Y tế Bộ, ngành hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế tỉnh) thẩm định và thông báo đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp;

c) Việc khám bệnh nghề nghiệp được tổ chức tại cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoặc tại cơ sở sử dụng lao động.

II. KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1. Quy trình và nội dung khám bệnh nghề nghiệp

a) Trước khi khám bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải chuẩn bị và gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ sau:

- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động;

- Hồ sơ sức khỏe của người lao động bao gồm hồ sơ khám sức khỏe tuyển dụng và hồ sơ khám sức khỏe định kỳ;

- Kết quả giám sát môi trường lao động mới nhất (không quá 24 tháng kể từ ngày đo) theo mẫu số 1 quy định tại Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế về quản lý vệ sinh lao động quản lý sức khỏe bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/BYT-TT); đối với bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vi sinh vật, ngoài kết quả giám sát môi trường lao động phải có đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp các yếu tố vi sinh vật theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;

- Hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp theo biểu mẫu 4a của Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT - BYT - BLĐTBXH ngày 20/4/1998 của liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp (nếu có) (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH);

b) Trường hợp người lao động đã nghỉ việc, nghỉ hưu, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi trực tiếp quản lý bảo hiểm xã hội của người lao động chịu trách nhiệm chuẩn bị các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 phần II của Thông tư này;

c) Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 phần II của Thông tư này, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian khám bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động và thực hiện việc khám bệnh nghề nghiệp lần đầu và định kỳ theo các nội dung quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Thông tư này;

Đối với các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính, người lao động được khám, cấp cứu và điều trị kịp thời thì không cần áp dụng các quy định về thời gian như tại Phụ lục 2 và 3 của Thông tư này;

d) Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp ngay sau khi khám theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

2. Quy định về hội chẩn

a) Hội chẩn được tiến hành đối với các trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp. Thời gian tiến hành hội chẩn không được vượt quá 15 ngày làm việc kể từ ngày khám bệnh nghề nghiệp.

b) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh nghề nghiệp quyết định việc thành lập hội đồng hội chẩn bệnh nghề nghiệp, thành phần tối thiểu bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Đại điện lãnh đạo cơ sở khám bệnh nghề nghiệp;

- 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp;

- 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp cần hội chẩn;

- Thư ký Hội đồng: Do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.

Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc trưng cầu chuyên gia về lĩnh vực cần hội chẩn;

c) Kết quả hội chẩn được hoàn chỉnh và ghi vào Biên bản hội chẩn bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này;

d) Trường hợp có nghi ngờ về chẩn đoán, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn chỉnh biên bản hội chẩn và hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp chuyển lên tuyến trên để có chẩn đoán xác định cuối cùng.

3. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền cho phép cơ sở có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp

a) Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị: Có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị theo quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này;

b) Điều kiện về nhân sự: Có ít nhất 01 bác sĩ đã được chứng nhận đào tạo về sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp;

c) Hồ sơ đề nghị thẩm định điều kiện khám bệnh nghề nghiệp gồm có: Công văn đề nghị thẩm định và bản kê khai nhân sự và danh mục trang thiết bị của cơ sở khám bệnh nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 7 của Thông tư này;

d) Thủ tục đề nghị thẩm định và ra thông báo đủ điều kiện thực hiện khám bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:

- Đối với cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thuộc tuyến trung ương: Hồ sơ đề nghị thẩm định đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam);

- Đối với cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thuộc y tế Bộ, ngành: Hồ sơ đề nghị thẩm định đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp gửi về y tế Bộ, ngành chủ quản;

- Đối với cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thuộc tuyến tỉnh, thành phố: Hồ sơ đề nghị thẩm định đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp gửi về Sở Y tế tỉnh, thành phố;

đ) Trình tự xem xét việc đề nghị thẩm định và thông báo đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp:

- Sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế, Y tế Bộ, ngành, Sở Y tế tỉnh phải thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại cơ sở đề nghị thẩm định;

- Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định, đoàn thẩm định trình biên bản thẩm định lên lãnh đạo Bộ Y tế, Y tế Bộ, ngành, Sở Y tế xem xét, quyết định;

e) Thẩm quyền thông báo đủ điều kiện thực hiện khám bệnh nghề nghiệp:

- Bộ Y tế ra thông báo đủ điều kiện thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp trực thuộc trung ương quy định tại tiết thứ nhất điểm d khoản 3 mục II của Thông tư này;

- Y tế Bộ, ngành ra thông báo đủ điều kiện thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thuộc Bộ, ngành quy định tại tiết thứ hai điểm d khoản 3 mục II của Thông tư này;

- Sở Y tế tỉnh ra thông báo đủ điều kiện thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp trên địa bàn quản lý, trừ các trường hợp quy định tại tiết thứ nhất và thứ hai điểm d khoản 3 mục II của Thông tư này.

III. QUẢN LÝ HỒ SƠ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp được lập thành 02 bộ theo Phụ lục 4:

a) 01 bộ do người sử dụng lao động quản lý; Đối với người lao động đã nghỉ hưu, cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý hồ sơ này;

b) 01 bộ lưu tại cơ sở khám bệnh nghề nghiệp.

2. Chế độ báo cáo

a) Trong thời gian 15 ngày sau khi có kết quả khám bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp gửi bản tổng hợp kết quả khám cho người sử dụng lao động và Sở Y tế tỉnh, thành phố theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này;

b) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm y tế Bộ, ngành thực hiện báo cáo định kỳ bệnh nghề nghiệp về Cục Y tế dự phòng Việt Nam - Bộ Y tế và các Viện thuộc hệ y tế dự phòng theo biểu mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

1. Người lao động

a) Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các đợt khám bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động tổ chức;

b) Tuân theo các chỉ định của bác sĩ về khám, điều trị và phục hồi chức năng.

2.Người sử dụng lao động

a) Có trách nhiệm phối hợp với cơ sở khám bệnh nghề nghiệp lập kế hoạch, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động và hoàn chỉnh hồ sơ để người lao động được giám định bệnh nghề nghiệp sau khi có kết luận;

b) Trường hợp người lao động có yêu cầu tự đi khám, người sử dụng lao động hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 mục II của Thông tư này và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được đi khám;

c) Quản lý và theo dõi sức khỏe người lao động;

d) Thanh toán chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo các quy định của pháp luật.

3. Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp

a) Có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch và tiến hành khám bệnh nghề nghiệp theo quy định;

b) Tổ chức hội chẩn bệnh nghề nghiệp (nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chẩn đoán bệnh nghề nghiệp;

c) Tham gia hội đồng giám định bệnh nghề nghiệp tại địa phương (khi có yêu cầu);

d) Có trách nhiệm thông báo kế hoạch và kết quả khám bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ, ngành cho y tế Bộ, ngành đó và y tế địa phương trên địa bàn để phối hợp quản lý;

đ) Lưu trữ, bảo quản, bổ sung hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp và báo cáo theo biểu mẫu quy định tại Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế và Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT - BYT - BLĐTBXH;

e) Tổ chức học tập để nâng cao trình độ cho cán bộ tại cơ sở khám bệnh nghề nghiệp.

4. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Trung tâm Y tế các Bộ, ngành

a) Giám sát, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện khám bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý;

b) Tổng hợp báo cáo Sở Y tế và Bộ Y tế về tình hình bệnh nghề nghiệp và danh sách các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.

5. Sở Y tế tỉnh, thành phố và Y tế các Bộ, ngành

a) Chỉ đạo, tổ chức quản lý công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn địa phương;

b) Phối hợp với các Viện thuộc hệ y tế dự phòng thẩm định và thông báo kết quả thẩm định điều kiện thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp theo quy định tại tiết thứ hai điểm d và tiết thứ hai điểm e khoản 3 phần II của Thông tư này.

6. Các Viện thuộc hệ y tế dự phòng và các Trường đại học Y

a) Kiểm tra, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp trong phạm vi được giao quản lý;

b) Tổ chức đào tạo và cấp chứng nhận về sức khỏe nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp cho các cán bộ y tế của các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp;

c) Tham gia thẩm định các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp khi có yêu cầu;

d) Xây dựng chương trình đào tạo về sức khỏe nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp;

đ) Nghiên cứu và đề xuất với Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội.

7. Cục Y tế dự phòng Việt Nam

a) Chỉ đạo, tổ chức quản lý công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn toàn quốc;

b) Phối hợp với các Viện thuộc hệ y tế dự phòng thẩm định và thông báo kết quả thẩm định điều kiện thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp theo quy định tại tiết thứ nhất điểm d và tiết thứ nhất điểm e khoản 3 phần II của Thông tư này;

c) Tổng hợp trình lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, quyết định việc sửa đổi,bổ sung và ban hành mới danh mục bệnh nghề nghiệp;

d) Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này.

VI. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo;

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ảnh về Cục Y tế dự phòng Việt Nam - Bộ Y tế để nghiên cứu kịp thời giải quyết.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

MINISTRY OF HEALTH
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------------------------

No.: 12/2006/TT- BYT

Hanoi, November 10, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING EXAMINATION OF OCCUPATIONAL DISEASES

Pursuant to the Labour Code dated 23/6/1994 and the Labour Code amending, supplementing dated 02/4/2002;

Pursuant to the Law on Protection of People’s Health dated 11/7/1989;

Pursuant to the Decree No.06/CP dated 20/01/1995 and Decree No.110/2002/ND-CP dated 27/12/2002 of the Government on amending, supplementing a number of Articles of Decree No.06/CP of the Government detailing a number of Articles of the Labour Code on occupational safety and Hygiene;

Pursuant to the Decree No.49/2003/ND-CP dated 15/5/2003 of the Government defining function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Ministry of Health guides the examination of occupational diseases for laborer as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Circular provides for the examination of occupational diseases for workers including: records, process and content of the examination of occupational diseases; liabilities of the employer, employees and establishments of examination of occupational diseases.

2. Subjects of application

This Circular applies to enterprises, agencies, organizations, or individuals using employees (hereinafter referred to as the employer); the employees including the employees who have retired and the medical establishments functioning examination of occupational diseases.

3. Interpretation of terms

a) Pathogens of occupational diseases mean the harmful factors arising in the course of labor and production, causing negative impacts on the health of workers;

b) Occupational diseases mean the diseases caused by harmful working conditions of occupations effecting on workers.

4. Principles of examination of occupational diseases

a) The examination and diagnosis of occupational diseases should be based on results of monitoring working environment, occupational exposure factors and results of periodic health examination of the labor establishment done by clinics of examination of occupational diseases of the Center Preventive Medicine of provinces, cities under central authority; Labor and Environment Health Center of the provinces and cities under central government; medical centers of ministries, branches; institutes; the hospitals with department of occupational diseases in the central and provincial level to implement. The establishments of examination of occupational diseases are allowed to use the seal of the managing unit for certification and trade in specialized fields related to health and occupational diseases;

b) The establishments of examination of occupational diseases other than those specified in point a clause 4 of section I of this Circular are only allowed to carry out the examination of occupational diseases for workers after being appraised and announced sufficient conditions for examination of occupational diseases by the Ministry of Health or medical centers of ministries or branches, or Departments of Health of provinces, cities under central authority (hereinafter referred to as the provincial Health Department);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. EXAMINATION OF OCCUPATIONAL DISEASES

1. The process and contents of occupational diseases

a) Prior to the examination of occupational disease, the employer shall prepare and send to the establishment of examination of occupational diseases of the following documents:

- Letters of introduction of the employer;

- Health records of workers including recruitment health records and period health records;

- The latest results of monitoring working environment (not exceeding 24 months from the date of measurement) according to Form No.1 prescribed in Circular No.13/BYT-TT dated 21/10/1996 of the Ministry of Health on the management of occupational hygiene and health management of occupational diseases (hereinafter referred to as Circular No.13/BYT-TT); for occupational diseases caused by microbial factors, in addition to the results of monitoring the working environment, it must have occupational exposure assessment of microbiological factors as prescribed in Appendix 1 to this Circular;

- Individual profile of occupational diseases under the Form 4a of the Joint Circular No.08/1998/TTLT - BYT - BLDTBXH dated 20/04/1998 of the joint Ministries: Ministry of Health - Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs guiding the implementation of regulations on occupational diseases (if any) (hereinafter referred to as Circular No.08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH);

b) Where the employees have terminated, retired, social security offices where directly manage social insurance of employees are responsible for preparing the dossiers prescribed at point a, clause 1, Part II of this Circular;

c) After receiving the complete dossiers as prescribed at point a, clause 1 of Part II of this Circular, the establishment of examination of occupational diseases notifies the time to examine occupational diseases to the employer or the employees and conducts the first and period examination of occupational diseases according to the contents specified in Appendix 2 and Appendix 3 of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) The establishment of examination of occupational diseases shall document occupational examination immediately after the examination by prescribed form in Appendix 4 of this Circular.

2. Regulations on consultation

a) The consultation is conducted for the cases diagnosed dust lung diseases, bronchitis, and occupational shake diseases and the cases beyond the expertise of doctors examining occupational diseases. The time to conduct consultation may not exceed 15 working days from the date of occupational disease examination.

b) The head of the establishment of examination of occupational diseases decides on the establishment of a council of consultation of occupational diseases, the composition includes at least:

- Chairman: Representative of leaders of the establishment of examination of occupational diseases;

- 01 doctor of specialty of occupational disease;

- 01 doctor of specialty related to occupational disease needs to be consulted;

- Secretary of the Council: appointed by chairman of the Council.

Where necessary, the Chairman shall decide on the referendum of specialists of the sector of consultation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Where there is any doubt on the diagnosis, the establishment of examination of occupational diseases completes minute of consultation and record of examination of occupational disease to transfer to the upper level for the diagnosis of final identification.

3. Conditions, records, procedures and authority to permit the qualified establishment of occupational diseases

a) Condition of material facilities and equipment: There are adequate material facilities and equipment as prescribed in Appendix 6 of this Circular;

b) Conditions of Personnel: there is at least 01 doctor that has certified training in occupational health and occupational diseases;

c) Dossier requesting for appraisal of occupational diseases examination conditions includes: A written request for appraisal and declaration lists of personnel and equipment of the establishment of examination of occupational diseases according to the form in Appendix 7 of this Circular;

d) Procedure for requesting appraisal and issue of a notice of sufficient conditions to examine occupational diseases is defined as follows:

- For the establishment of examination of occupational diseases of the central level: the dossiers requesting appraisal of sufficient conditions to examine occupational diseases are sent to the Ministry of Health (Preventive Medicine Department of Vietnam);

- For the establishment of examination of occupational diseases under medical centers of ministries, branches: the dossiers requesting appraisal of sufficient conditions to examine occupational diseases are sent to medical centers of governing ministries, branches;

- For the establishment of examination of occupational diseases under the provincial or city level: the dossiers requesting appraisal of sufficient conditions to examine occupational diseases are sent to the Departments of Health of provinces and cities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- After 30 working days from the date of receiving complete dossiers, the Ministry of Health, Medical centers of Ministries, Branches, Provincial Health Departments must establish the appraisal team and organize the appraisal in the establishment requesting for appraisal;

- After 15 days from the date of appraisal, the appraisal team submits minute of appraisal to the leaders of the Ministry of Health, Medical centers of Ministries, Branches, Provincial Health Departments  for review and decision;

e) Authority to notify sufficient conditions to examine occupational diseases:

- Ministry of Health issues notice of sufficient conditions to examine occupational diseases for the establishments of examination of occupational diseases under central government specified in the first section, point d of cause 3, Item II of this Circular;

- Medical centers of Ministries, Branches make notice of sufficient conditions to examine occupational diseases to the establishments of examination of occupational diseases under ministries, branches specified in the second section point d, clause 3, Item II of this Circular;

- Provincial Health Department issues notice of the implementation of examination of occupational diseases to the establishments of examination of occupational diseases on its management areas, except for the cases specified in the first and second sections point d, clause 3, section II of this Circular.

III. RECORDS MANAGEMENT AND REPORT REGIME

1. The dossier of occupational disease examination is made in 02 sets by Appendix 4:

a) 01 set is managed by the employer; for the employee who was retired, social security agency shall manage this dossier;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Report Regime

a) Within 15 days after having the results of the occupational disease examination, the establishment of examination of occupational diseases sends the summary of the examination results to the employer and the Health Department of province, city according to the form specified in Appendix 8 of this Circular;

b) Center for Preventive Medicine of provinces and cities directly under the Central Government, Centers for Health of Laborers and Environment of provinces and cities under central authority, Medical Centers of ministries, branches shall report periodically the occupational diseases to the Department of Preventive Medicine of Vietnam - Ministry of Health and the Institutes of preventive medicine system according to the form prescribed in Joint Circular No.08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH.

IV. IMPLEMENTATION RESPONSIBILITIES

1. The employees

a) Participate fully in the times of examination of occupational diseases organized by employer;

b) Comply with doctor's appointment for examination, treatment, and rehabilitation.

2. The employers

a) Is responsible for coordinating with the establishment of examination of occupational diseases to plan, organize the examination of occupational diseases for employees and complete records for the employees to be appraised occupational disease after the conclusion;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Manage and monitor the health of the employees;

d) Make payment of the costs of occupational disease examination under the provisions of law.

3. The establishment of examination of occupational diseases

a) Is responsible for coordinating with the employer to plan and conduct examination of occupational diseases in accordance with provisions;

b) Organize the consultation of occupational diseases (if necessary) and take responsibility before the law for the diagnosis results of occupational diseases;

c) Join the Council of appraisal of occupational diseases in the localities (when required);

d) Is responsible for notifying the plan and occupational disease examination results at the enterprises under the jurisdiction of ministries, branches to such medical centers of ministries, branches and local medical department in the area for coordinating management;

đ) Store, preserve, supplement records of patients of occupational diseases and report according to forms specified in Circular No.13/BYT-TT dated 21/10/1996  the Ministry of Health and Joint Circular No.08/1998/TTLT - BYT - BLDTBXH;

e) Organize the study to improve qualification for staffs in the establishments of examination of occupational diseases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Supervise and direct the implementation of the occupational disease examination of their jurisdiction.

b) Synthesize, report to the Department of Health and Ministry of Health on the situation of occupational diseases and the list of cases of occupational diseases in the area.

5. The Departments of Health of provinces, cities and Medical Centers of ministries, branches

a) Direct and organize the management of prevention and combat of occupational diseases in their localities;

b) Coordinate with the Institutes of the system of preventive medicine to appraise and notify results of appraisal of conditions to perform occupational disease examination for the establishments of occupational disease examination as stipulated in point d and the second section, point e, clause 3 of Part II of this Circular.

6. The Institutes belongs to preventive medicine system and the Medical Universities

a) Inspect and direct the technical expertise for the establishments of occupational disease examination within their assigned management scope;

b) Organize training and issue certification of occupational health and occupational diseases to the medical staffs of the establishments of examination of occupational diseases;

c) Participate in the appraisal of the establishments of examination of occupational diseases when required;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



đ) Study and propose to the Ministry of Health for the adding of occupational diseases to the list of occupational diseases to be insured by social insurance.

7. Department of Preventive Medicine of Vietnam

a) Direct and organize the management of prevention, combat of occupational diseases in the whole country;

b) Coordinate with the Institutes of the system of preventive medicine to appraise and notify results of appraisal of conditions to perform occupational disease examination for the establishments of occupational disease examination as stipulated in the first section, point d and the first section, point e, clause 3 of Part II of this Circular;

c) Sum up to submit to the leaders of the Ministry of Health for consideration and decision on the amendment, supplement and new issuance of list of occupational diseases;

d) Coordinate with related units to guide the implementation of this Circular.

VI. EFFECT

This Circular takes effect 15 days from the date of its publication in the Official Gazette;

In the process of implementation, if any problems arise, the units should reflect to the Preventive Medicine Department of Vietnam - Ministry of Health for study and the prompt settlement./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Trinh Quan Huan

 

 

FILE ATTACHED TO DOCUMENT

 

;

Thông tư 12/2006/TT-BYT hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 12/2006/TT-BYT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành: 10/11/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 12/2006/TT-BYT hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…