Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10-LĐ/TT

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC KHAI TRÌNH VỀ GIỮ VỆ SINH VÀ BẢO VỆ AN TOÀN TRONG CÁC XÍ NGHIỆP TƯ NHÂN

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi

- Các Ủy ban Hành chính các liên khu, tỉnh, thành phố.
- Các ông Giám đốc các Khu, Sở, Trưởng ty, Trưởng phòng lao động

 

I. - MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VẤN ĐỀ KHAI TRÌNH

Bảo vệ lao động là nhằm mục đích bảo vệ tính mệnh và sức khỏe cho người làm công được an toàn trong lúc làm nhiệm vụ sản xuất và đem hết khả năng cống hiến cho sản xuất.

Đối với các xí nghiệp tư nhân, vấn đề bảo vệ lao động đã được quy định thành trách nhiệm cho hai bên người làm công và chủ xí nghiệp. Về phía chủ xí nghiệp thì phải “chăm lo sự an toàn cho người làm công, cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt của người làm công”. Về phía người làm công “phải tôn trọng kỷ luật lao động, thi hành đúng nội quy xí nghiệp”. (Điều 2 của bản điều lệ tạm thời số 646-TTg ngày 27-12-1955 của Thủ tướng Chính phủ).

Như vậy, việc chăm lo giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người làm công trong các xí nghiệp tư doanh và một bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ công tác điều chỉnh quan hệ giữa người làm công và chủ xí nghiệp tư doanh. Nói một cách khác, công tác điều chỉnh quan hệ chủ thợ sẽ chưa hoàn toàn đạt được kết quả tốt, nếu mới chỉ giải quyết hợp lý về lương tiền, các phúc lợi xã hội, thì giờ làm việc, ngày nghỉ… trong khi đó, vấn đề bảo vệ lao động chưa được đề cập đến, hoặc có chú ý, nhưng chưa đúng mức, người làm công vẫn làm việc trong những điều kiện thiếu vệ sinh, không được đảm bảo an toàn. Sự thiếu sót trên, tất nhiên, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sản xuất của xí nghiệp và sự đoàn kết giữa người làm công và chủ xí nghiệp.

Nhiều xí nghiệp tư nhân ở nhiều địa phương trước nay ít chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người làm công, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề này.

Bộ Lao động ban hành nghị định số 64-LĐ/NĐ ngày 01-07-1957 nhằm mục đích giải quyết yêu cầu trên.

II. - ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH 64-LĐ/NĐ NGÀY 01-07-1957

Đối tượng thi hành khai trình về giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người làm công đã được quy định trong điều 1 của nghị định trên.

Sau đây là mấy vấn đề Bộ thấy cần giải thích rõ:

1. Theo quy định của điều 1 thì các xí nghiệp tư doanh không đủ số người và cũng không có những điểm đặc biệt trong sản xuất như đã quy định thì không thuộc phạm vi thi hành nghị định. Chủ trương này chiếu cố đến những cơ sở sản xuất tiểu thủ công (làm bằng tay chân) nên không đặt thành vấn đề khai trình; nơi nào cần thiết thì dựa theo tinh thần nghị định này  mà hướng dẫn những phương pháp đề phòng tai nạn, hoặc giữ gìn vệ sinh.

2. Các tập đoàn sản xuất, tuy không thuộc phạm vi thi hành điều lệ tạm thời số 646-TTg ngày 27-12-1955, vì những người làm trong các tập đoàn là quan hệ hợp tác không phải là quan hệ giữa người làm công và chủ xí nghiệp, nhưng cũng vẫn phải có trách nhiệm chăm lo giữ gìn vệ sinh và bảo vệ an toàn cho mình, cơ quan lao động cũng cần giúp đỡ, hướng dẫn trong công tác trên. Các cơ quan lao động cần giải thích cho các tập đoàn điều đó để chấp hành việc khai trình.

3. Để bảo vệ sức lao động cho người làm công việc ở những nơi có hại đến sức khỏe như chế biến hoặc vận dụng hay bảo quản các hóa chất có hơi độc, hàn điện, hàn hơi, đúc chì v.v… đều bắt buộc phải khai trình như các xí nghiệp đủ tiêu chuẩn, mặc dầu số người làm công là bao nhiêu có dùng máy động cơ hay không, để các cơ quan lao động theo dõi, hướng dẫn việc bảo vệ an toàn cho người làm công.

III. – CÁCH TIẾN HÀNH HƯỚNG DẪN KHAI TRÌNH

Ủy ban Hành chính các tỉnh, thành phố ra thông cáo cho các xí nghiệp tư doanh và các tập đoàn chấp hành nghị định khai trình. Cơ quan lao động có trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc khai trình.

Cơ quan lao động các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Công đoàn để tiến hành công tác được tốt.

Khi các xí nghiệp tư nhân nộp các bản khai trình, các cơ quan lao động sẽ tổng hợp từng đợt báo cáo về Bộ, mặt khác sẽ căn cứ vào các tờ khai trình mà theo dõi, hướng dẫn việc thi hành việc giữ gìn vệ sinh, và bảo vệ an toàn ở các xí nghiệp tư doanh.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
 

 

Nguyễn Văn Tạo

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 10-LĐ/TT năm 1957 Giải thích và hướng dẫn việc khai trình về giữ vệ sinh và bảo vệ an toàn trong các xí nghiệp tư nhân do Bộ Lao động ban hành

Số hiệu: 10-LĐ/TT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động
Người ký: Nguyễn Văn Tạo
Ngày ban hành: 01/07/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 10-LĐ/TT năm 1957 Giải thích và hướng dẫn việc khai trình về giữ vệ sinh và bảo vệ an toàn trong các xí nghiệp tư nhân do Bộ Lao động ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…