BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2005/TT-BNV |
Hà Nội, ngày 05 tháng 1 năm 2005 |
Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các Bộ, ngành liên quan, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
II. MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP
1. Mức phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp độc hại nguy hiểm thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức |
Hệ số |
Mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 |
0,1 |
29.000 đồng |
2 |
0,2 |
58.000 đồng |
3 |
0,3 |
87.000 đồng |
4 |
0,4 |
116.000 đồng |
2. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
a) Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Cán bộ, công chức, viên chức làm một số nghề hoặc công việc đặc thù trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền thoả thuận áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đang còn hiệu lực, thì tiếp tục được hưởng cho đến khi có sự thay đổi các yếu tố độc hại, nguy hiểm là căn cứ để thoả thuận phụ cấp; các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp báo cáo về Bộ Nội vụ để theo dõi và quản lý.
3. Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp và thường xuyên làm việc ở nơi độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư này mà chưa được cơ quan có thẩm quyền thoả thuận áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có văn bản đề nghị Bộ, ngành (nếu thuộc Trung ương quản lý), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu thuộc địa phương quản lý). Trên cơ sở đề nghị của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, Bộ, ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ (kèm theo hồ sơ) để trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan thoả thuận hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm, gồm:
a) Công văn đề nghị của Bộ, ngành Trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Bản thuyết minh điều kiện lao động được cơ quan y học lao động xác nhận. Trường hợp nghề hoặc công việc đã được công nhận là nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc nghề, công việc làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì kèm theo danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm đã được ban hành.
c. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đề nghị được hưởng, số người đề nghị được hưởng và nguồn kinh phí chi trả, trong đó tính riêng phần quỹ do ngân sách nhà nước chi trả.
4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động làm những công việc độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm (nếu có) được thoả thuận trong hợp đồng lao động.
5. Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết.
|
Đỗ Quang Trung (Đã ký) |
MINISTRY
OF HOME AFFAIRS OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 07/2005/TT-BNV |
Hanoi, January 05, 2005 |
In furtherance of the Government's Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 on salary policies applicable to officials, public employees and armed forces; after a discussion with the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant Ministries and central governments, the Ministry of Home Affairs provides guidelines for implementation of hazard pay policies applicable to officials and public employees. To be specific:
I. SCOPE AND REGULATED ENTITIES
Each official or public employee directly working at a place where the toxic and hazardous level exceeds the permissible limit shall be entitled to hazard pay, not included in the coefficient of his/her salary. In this case, officials and public employees entitled to hazard pay include:
1. Officials, public employees (including reserve public employees), and persons undergoing internship or probationary on the payrolls of state agencies and State’s public service providers.
2. Officials and public employees on the State’s permanent payroll whose salaries are provided for in the State’s salary schedule for persons assigned to work for international associations, non-governmental organizations, projects, offices and organizations in Vietnam.
II. LEVELS AND METHODS OF CALCULATING AND PROVIDING HAZARD PAY
...
...
...
The hazard pay includes 04 levels: 0,1; 0,2; 0,3 and 0,4 compared to the common minimum salary. In case the common minimum salary is 290. 000 VND/month, hazard pay levels applied from October 01, 2004 are regulated as follows:
Level
Coefficient
Hazard pay applied from October 01, 2004
1
0,1
29.000 VND
2
0,2
...
...
...
3
0,3
87.000 VND
4
0,4
116.000 VND
2. Regulations on application of hazard pay levels:
a) Level 1, coefficient = 0,1: applicable to officials and public employees directly working at places exposed to one of the following toxic and hazardous elements:
a1) Coming into direct contact with poisonous substances, toxic gases, toxic dusts, working in environment that may easily inflict infection and infectious diseases
...
...
...
a3) Carrying out works that emit loud noise or at places that create constant high-frequency vibration exceeding rigorous standards of occupational safety and hygiene;
a4) Working in an environment which produces radioactivity, radiation or electromagnetic field exceeding the required standards.
b) Level 2, coefficient = 0,2: applicable to officials and public employees directly working at places exposed to two of the following toxic and hazardous elements specified in the above Point 2a Section II
c) Level 3, coefficient = 0,3: applicable to officials and public employees directly working at places exposed to three of the following toxic and hazardous elements specified in the above Point 2a Section II
d) Level 4, coefficient = 0,4: applicable to officials and public employees directly working at places exposed to four of the following toxic and hazardous elements specified in the above Point 2a Section II
3. Methods of calculating hazard pay and funding sources for provision of hazard pay:
a) Methods of calculating and providing hazard pay:
The hazard pay is calculated on the basis of the actual working time in the hazardous working environment; in case the working time is less than 4 hours/day, hazard pay for half a day shall be provided; in case the working time is at least 4 hours, hazard pay for a full day shall be provided. The hazard pay is given every month on the payday and not used for calculation of social insurance premiums and benefits.
b) Funding sources for hazard pay:
...
...
...
Agencies with fixed payrolls and fundings and financially autonomous public service providers shall provide hazard pays with their own assigned funding and financial sources.
1. This Circular comes into force after 15 days from the date of its publication on the Official Gazette.
Guiding documents on implementation of the Government's Decree No. 25/CP dated May 23, 1993 on implementation of hazard pay policies applicable to officials and public employees working at state agencies and public service providers shall be annulled.
2. The hazard pay specified in this Circular is applied from October 01, 2004.
In case officials and public employees performing certain professions or specific jobs in state agencies and public service providers are entitled to hazard pay that is still applied as agreed by the competent authority, they may continue to be entitled to such hazard pay until there is any change in toxic and hazardous elements that serve as the basis for the hazard pay agreement; Ministries, central and local authorities shall send consolidated reports to the Ministry of Home Affairs for monitoring and management.
3. Regarding officials and public employees who directly and regularly work in the hazardous working environment according to regulations of this Circular but are not entitled to hazard pay as agreed by the competent authority, Heads of agencies and units directly employing these officials and public employees shall send written requests to Ministries, central governments (under central management), and People's Committees of provinces and central- affiliated cities (under local management). Upon request of such agencies and units, Ministries, central governments, or People's Committees of provinces and central- affiliated cities shall send written requests to the Ministry of Home Affairs (enclosed with applications) to discuss and agree with the Ministry of Finance and relevant ministries and central governments about hazard pay.
An application for hazard pay includes:
a) An official dispatch on request from the Ministry, central government or People's Committee of province or central- affiliated city.
...
...
...
c. Hazard pay levels applied for, the number of applicants and funding sources (the funding provided by the state budget must be separated).
4. Officials and public employees working toxic or hazardous jobs or working directly in the hazardous working environment in state agencies and public service providers under labor contracts are entitled to hazard pay (if any) as agreed in such labor contracts.
5. Officials and public employees working in agencies and public service providers of the Communist Party, the Fatherland Front, and unions are entitled to hazard pay according to instructions of the Organization Commission of the Central Committee.
Any difficulties arising in the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Home Affairs for consideration and settlement.
Do Quang Trung
(Signed)
;
Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu: | 07/2005/TT-BNV |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ |
Người ký: | Đỗ Quang Trung |
Ngày ban hành: | 05/01/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
Chưa có Video