BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2009/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số
186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị
buôn bán từ nước ngoài trở về;
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn một số nội dung về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Cơ sở hỗ trợ nạn
nhân theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ
như sau:
I. TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
1. Tên gọi của Cơ sở hỗ trợ nạn nhân
Tên của Cơ sở hỗ trợ nạn nhân quy định trong Thông tư này được gọi là Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
2. Nguyên tắc thành lập Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
Trung tâm hỗ trợ nạn nhân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu, biên giới quyết định thành lập dựa trên nhu cầu thực tế ở địa phương và các nguyên tắc sau:
a. Căn cứ vào thực trạng, buôn bán phụ nữ, trẻ em diễn ra ở địa phương.
b. Số lượng nạn nhân được cơ quan Công an và các đồn Biên phòng tiếp nhận, là người địa phương và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.
c. Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở, trung tâm đã được thành lập trước đó.
d. Đảm bảo đủ các điều kiện về cán bộ, tổ chức, cơ sở vật chất, kinh phí để duy trì hoạt động bền vững và có hiệu quả của Trung tâm.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất của Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
a. Trung tâm hỗ trợ nạn nhân phải đặt tại địa điểm thuận lợi về giao thông, trường học, bệnh viện và có đủ điều kiện cho sinh hoạt.
b. Trung tâm hỗ trợ nạn nhân phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động, về diện tích đất tự nhiên, diện tích phòng ở của đối tượng; có các phân khu riêng biệt để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, khu vực cách ly dành cho nạn nhân bị chấn động về tinh thần, khu vực khám, chữa bệnh. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết như giường, tủ, bàn ghế; có khu ở, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu bếp ăn, khu nhà vệ sinh, khu vui chơi giải trí, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước và xử lý nước thải, môi trường theo đúng quy định.
c. Trường hợp Trung tâm hỗ trợ nạn nhân nằm trong khu vực của Cơ sở xã hội hoặc Cơ sở chữa bệnh thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải có phân khu riêng, lối đi, cổng riêng biệt.
4. Trung tâm hỗ trợ nạn nhân là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng.
5. Trình tự thủ tục thành lập Trung tâm hỗ trợ nạn nhân thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước. Cơ quan thẩm định việc thành lập Trung tâm hỗ trợ nạn nhân là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Chức năng của Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
Trung tâm hỗ trợ nạn nhân có chức năng hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân và con của nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về, được các cơ quan chức năng ở Việt Nam tiếp nhận, phân loại, đánh giá và bàn giao cho Trung tâm dựa trên sự tự nguyện của đối tượng để tiếp tục hỗ trợ thông qua việc cung cấp các dịch vụ phục hồi sức khoẻ, tư vấn tâm lý, pháp lý, hướng nghiệp và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
7. Nhiệm vụ của Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
a. Tổ chức hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, tâm lý, giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở.
b. Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho nạn nhân.
c. Đánh giá khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng.
d. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các cơ quan liên quan tiếp tục xác minh nhân thân, địa chỉ và đưa nạn nhân trở về gia đình, cộng đồng.
e. Phát hiện, cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm.
g. Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật các nguồn kinh phí.
8. Tổ chức của Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
Trung tâm hỗ trợ nạn nhân gồm có Giám đốc và Phó Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của đơn vị, Phó Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ do Giám đốc phân công. Việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo thực hiện theo quy định của Chính phủ về phân cấp quản lý cán bộ.
Cán bộ Lãnh đạo, nhân viên Trung tâm hỗ trợ nạn nhân phải có trình độ chuyên môn đào tạo ngành công tác xã hội hoặc chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực y tế, xã hội theo nhiệm vụ được phân công. Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nạn nhân phải có trình độ đại học các chuyên ngành xã hội; y tế; luật. Trường hợp đặc biệt (không có trình độ chuyên môn trên) phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm công tác quản lý, phụ trách chuyên môn về y tế, tâm lý xã hội hoặc tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội và đã được cơ quan các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn công tác xã hội.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ NẠN NHÂN
1. Đối tượng tiếp nhận vào Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
Trung tâm hỗ trợ nạn nhân tiếp nhận đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ mà đã được cơ quan chức năng tiếp nhận về nước và phân loại cần chăm sóc về sức khoẻ, tư vấn tâm lý trước khi tái hòa nhập cộng đồng theo quy định tại tiết 3, điểm a2, khoản 1, Mục II; tiết 3, điểm b2, khoản 2, Mục II; điểm d, khoản 3, Mục II của Thông tư liên tịch số 03/2008/BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 8 tháng 5 năm 2008 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trình tự, thủ tục tiếp nhận nạn nhân tại Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
a. Trung tâm hỗ trợ nạn nhân nhận bàn giao trực tiếp nạn nhân và hồ sơ do cơ quan Công an và Bộ đội biên phòng có thẩm quyền chuyển đến, ký vào Biên bản giao, nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo mẫu biên bản bàn giao (BBBG-PNTE).
b. Hồ sơ tiếp nhận của nạn nhân gồm: tờ khai dùng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về (Mẫu TK - PNTE), giấy chứng nhận về nước (Mẫu CN - PNTE - A hoặc Mẫu CN-PNTE-PA), biên bản giao nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về (Mẫu BBGN-TE) các thông tin, tài liệu khác liên quan đến nạn nhân (nếu có). Các biểu mẫu dùng ở điểm a, điểm b, khoản 2, Mục II được ban hành kèm theo Thông tư 03/2008/BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 8 tháng 5 năm 2008 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c. Trong thời hạn 24 giờ làm việc, kể từ thời điểm ký nhận biên bản bàn giao, nhận phụ nữ, trẻ em là nạn nhân, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nạn nhân trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định tiếp nhận phụ nữ, trẻ em là nạn nhân vào Trung tâm hỗ trợ. Trường hợp Trung tâm hỗ trợ nạn nhân ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh thì thời hạn ra Quyết định có thể kéo dài hơn nhưng không được vượt quá 48 giờ làm việc. Quyết định phải được lập thành 04 bản, 01 bản lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 01 bản lưu tại Trung tâm hỗ trợ nạn nhân, 01 bản gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nạn nhân thường trú để phối hợp hỗ trợ nạn nhân, 01 bản giao cho nạn nhân. Trường hợp nạn nhân là trẻ em thì giao Quyết định về gia đình nạn nhân hoặc người đỡ đầu (theo Mẫu QĐ- TNPNTE ban hành kèm theo Thông tư này).
d. Trung tâm hỗ trợ nạn nhân vào sổ theo dõi danh sách nạn nhân được tiếp nhận; phổ biến nội quy, quy chế, kiểm tra đồ vật tư trang mang theo trước khi đưa vào Trung tâm hỗ trợ nạn nhân.
3. Thời gian nạn nhân lưu trú tại Trung tâm hỗ trợ nạn nhân không quá 30 ngày; đối với nạn nhân cần hỗ trợ sức khoẻ, giáo dục, trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì thời gian lưu trú có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày được tiếp nhận. Hết thời hạn theo quy định tại khoản này, đối với nạn nhân là trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa thì Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nạn nhân làm thủ tục chuyển sang Trung tâm bảo trợ xã hội.
4. Trường hợp địa phương không thành lập Trung tâm hỗ trợ nạn nhân mà giao nhiệm vụ này cho Cơ sở chữa bệnh hoặc Cơ sở bảo trợ xã hội thì đưa ngay nạn nhân là trẻ em vào Cơ sở xã hội. Việc đưa trẻ em là nạn nhân vào Cơ sở xã hội hay Cơ sở chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương dựa trên nguyên tắc đảm bảo thực hiện tối đa quyền lợi cho trẻ em.
5. Chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân
Trung tâm hỗ trợ nạn nhân phải tổ chức thực hiện cho hoạt động chăm sóc, hỗ trợ sau:
a. Bố trí nơi ăn, ở riêng biệt cho phụ nữ và trẻ em. Trường hợp trẻ em không có người thân đi kèm thì Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nạn nhân phải bố trí người chăm sóc trực tiếp đối với trẻ.
b. Chăm sóc y tế cho nạn nhân ngay tại Trung tâm hỗ trợ nạn nhân hoặc chuyển đến Trung tâm y tế phù hợp. Tổ chức các hoạt động giải trí, thể thao, đặc biệt đối với nạn nhân là trẻ em.
c. Tư vấn, tham vấn cá nhân và nhóm; giới thiệu và liên hệ với các Trung tâm trợ giúp pháp lý để giúp nạn nhân tìm hiểu về các quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
d. Giáo dục, hướng nghiệp; liên hệ, giới thiệu, hỗ trợ nạn nhân tham gia các chương trình dạy nghề miễn phí do các tổ chức, cá nhân cung cấp, trong hoặc ngoài Trung tâm.
e. Hỗ trợ cơ quan thi hành pháp luật phỏng vấn nạn nhân liên quan đến việc bị buôn bán và bảo vệ các quyền hợp pháp của nạn nhân trong quá trình tố tụng. Trường hợp nạn nhân là trẻ em cần có cán bộ Trung tâm hỗ trợ nạn nhân làm người giám hộ khi tiếp cận với cơ quan thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật.
g. Đánh giá khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân về mức độ ổn định tâm lý, định hướng việc làm, quan hệ gia đình, môi trường cộng đồng, kỹ năng phòng ngừa tái bị buôn bán.
h. Kết hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội ở các địa phương để liên hệ với gia đình hoặc người thân của nạn nhân trước khi họ trở về gia đình. Đối với trường hợp là trẻ em trong vòng 20 ngày trước khi hết thời hạn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm thông báo cho thân nhân (là cha mẹ hoặc người giám hộ được Ủy ban nhân dân xã công nhận) đưa trẻ về nơi thân nhân cư trú hoặc bố trí cán bộ đưa về bàn giao cho gia đình có sự giám sát của Ủy ban nhân dân xã, làm biên bản bàn giao trẻ em về tái hòa nhập cộng đồng (theo Mẫu GN-TEVCĐ ban hành kèm theo Thông tư này).
6. Kinh phí hoạt động của Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
Kinh phí đảm bảo, nội dung chi, mức chi cho hoạt động của Trung tâm hỗ trợ nạn nhân, Cơ sở chữa bệnh và Cơ sở xã hội được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân, thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Các chế độ phụ cấp đặc thù và phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ, viên chức, người làm việc tại Trung tâm hỗ trợ nạn nhân, Cơ sở chữa bệnh và Cơ sở xã hội được bổ sung chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân áp dụng theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy.
7. Về quản lý hành chính của Trung tâm hỗ trợ nạn nhân
a. Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm:
- Xây dựng quy chế quản lý hành chính của Trung tâm hỗ trợ nạn nhân trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt. Quy chế cần quy định rõ trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa các phòng, ban trong Trung tâm; quyền lợi và trách nhiệm của đối tượng trong các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục, hướng nghiệp học nghề ở cơ sở;
- Quản lý toàn bộ các hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
b. Trung tâm hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 6 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 12 hàng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về các mặt hoạt động để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng gửi các ngành liên quan.
III. HƯỚNG DẪN BỔ SUNG NHIỆM VỤ HỖ TRỢ NẠN NHÂN CỦA CƠ SỞ CHỮA BỆNH HOẶC CƠ SỞ XÃ HỘI
Trường hợp Cơ sở chữa bệnh hoặc Cơ sở xã hội thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân, đảm bảo các nội dung sau:
1. Bổ sung chức năng, nhiệm vụ, hoạt động hỗ trợ nạn nhân quy định tại Mục II của Thông tư này vào chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của Cơ sở chữa bệnh hoặc Cơ sở xã hội và giao các chức năng, nhiệm vụ, hoạt động vào các phòng chuyên môn phù hợp của cơ sở.
2. Sử dụng bộ máy lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân.
3. Bố trí một khu vực riêng, có lối đi riêng biệt, đảm bảo chế độ ăn, ở, sinh hoạt cho nạn nhân, dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội trong Trung tâm và ngoài cộng đồng, tránh tạo ra môi trường gây mặc cảm, kỳ thị với nạn nhân theo quy định của pháp luật.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này ở địa phương.
2. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn triển khai, thực hiện Thông tư này.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, xử lý.
Nơi nhận: -
Ban Bí thư Trung ương Đảng; |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH …………………… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-LĐTBXH |
Hà Nội, ngày tháng năm 200 ….. |
Về việc tiếp nhận phụ nữ trẻ em
bị buôn bán từ nước ngoài trở về vào Cơ sở hỗ trợ nạn nhân
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tiếp nhận hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2008/BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 8 tháng 5 năm 2008 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về;
Căn cứ Thông tư số ……………….. ngày …… tháng …… năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
Theo đề nghị của Giám đốc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Tiếp nhận .................................................................................................................
Thường trú tại: Thôn .......................................................... xã ..............................................
Huyện .................................................................... tỉnh .......................................................
Là nạn nhân bị buôn bán từ nước ........................................................... trở về.
Vào Cơ sở hỗ trợ nạn nhân ...................................................................................................
Kể từ ngày ................. tháng ................ năm ................ đến ngày ....... tháng ...... năm ........
Điều 2. .................................... được hưởng mức trợ cấp theo Thông tư Liên tịch số 116/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Sở, Trưởng phòng Tài chính, Giám đốc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân và ....................................... có tên nêu trên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
GIÁM
ĐỐC |
SỞ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH ………….. |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…………., ngày tháng năm 200 ….. |
Giao nhận trẻ em từ Cơ sở hỗ trợ nạn nhân về
tái hòa nhập cộng đồng
(ban hành kèm theo Thông tư số ............../2009/TT-BLĐTBXH
ngày tháng năm 2009)
Hồi ........ giờ ......... tháng ............ năm .............., tại ............................................................
chúng tôi gồm:
1. Đại diện bên giao:
Ông (bà) .......................................... đại diện cho Cơ sở hỗ trợ nạn nhân tỉnh.
2. Đại diện bên nhận:
Ông (bà) .................................................... là đại diện của (ghi cụ thể là thân nhân của trẻ em, là cha mẹ hay người đỡ đầu) ............................................................................................................................................
Địa chỉ .................................................................................................................................
Hai bên đã tiến hành giao nhận ........................................................ là trẻ em từ Cơ sở hỗ trợ nạn nhân về tái hòa nhập cộng đồng, kèm theo tài liệu có liên quan.
Biên bản này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên
giao |
Chứng
nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn |
Bên
nhận |
Thông tư 05/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 05/2009/TT-BLĐTBXH |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Bùi Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 17/02/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 05/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Chưa có Video