Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ TRUNG CẤP SƯ PHẠM

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.

2. Thông tư này áp dụng đối với trường trung cấp sư phạm; trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên (sau đây gọi chung là trường) có thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm (sau đây gọi tắt là chương trình đào tạo) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình đào tạo bao gồm: mục tiêu; kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân của người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của trường được phép triển khai chương trình đào tạo.

2. Chương trình dạy học của một chương trình đào tạo ở một trình độ cụ thể bao gồm: mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra đối với ngành học và mỗi môn học hoặc học phần; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá và thời lượng đối với ngành học và mỗi môn học hoặc học phần.

3. Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non (sau đây gọi chung là giáo viên), đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục, Luật giáo dục nghề nghiệp và Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phù hợp với nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương, của ngành giáo dục và xã hội.

4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là mức độ yêu cầu về nội dung và điều kiện mà chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Tên của mỗi tiêu chuẩn cụ thể phản ánh một hoặc một số nội dung quan trọng cần đánh giá đối với chương trình đào tạo.

5. Tiêu chí đánh giá là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

6. Đối sánh là hoạt động đối chiếu và so sánh một chương trình đào tạo với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo hoặc với chương trình đào tạo khác được lựa chọn.

7. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong trường, bao gồm: mục tiêu và chuẩn đầu ra; bản mô tả chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; tuyển sinh và hỗ trợ người học; đánh giá kết quả học tập của người học; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất và trang thiết bị; bảo đảm và nâng cao chất lượng; kết quả đầu ra.

Điều 3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

1. Trường sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình đào tạo cụ thể.

2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá ngoài và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo.

3. Tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với chương trình đào tạo giáo viên của trường mà họ quan tâm.

Điều 4. Thang đánh giá

1. Các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá theo thang 7 mức, trong đó:

a) Mức 1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay;

b) Mức 2: Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục;

c) Mức 3: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu;

d) Mức 4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí;

đ) Mức 5: Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí;

e) Mức 6: Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí;

g) Mức 7: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.

2. Các tiêu chí được đánh giá từ mức 1 đến mức 3 là chưa đạt yêu cầu, từ mức 4 đến mức 7 là đạt yêu cầu.

Chương II

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 5. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của trường, phù hợp với mục tiêu giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phản ánh được mục tiêu của chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phù hợp với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam; được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai.

Điều 6. Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo

1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật.

2. Đề cương các môn học hoặc học phần đầy đủ thông tin và cập nhật.

3. Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương các môn học hoặc học phần được công bố công khai để các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

Điều 7. Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra.

2. Mỗi môn học hoặc học phần của chương trình dạy học đều có đóng góp rõ ràng trong việc đạt được chuẩn đầu ra.

3. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic, nội dung cập nhật và có tính tích hợp.

Điều 8. Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

1. Mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng và được phổ biến tới các bên liên quan.

2. Hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra.

3. Hoạt động dạy và học thúc đẩy việc hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết của nhà giáo cho người học, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.

Điều 9. Tiêu chuẩn 5: Tuyển sinh và hỗ trợ người học

1. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công khai và được cập nhật.

2. Các thông tin về ngành học, chương trình đào tạo, chương trình dạy học, đề cương môn học hoặc học phần và việc tổ chức thực hiện được mô tả rõ ràng, đầy đủ và dễ tiếp cận.

3. Áp dụng các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với người học là đối tượng ưu tiên.

4. Thực hiện đúng quy định miễn học phí, quy định về các chính sách ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên sư phạm.

5. Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng có việc làm cho người học.

6. Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan sư phạm tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học.

Điều 10. Tiêu chuẩn 6: Đánh giá kết quả học tập của người học

1. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra.

2. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học.

3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.

4. Kết quả đánh giá được lưu trữ có hệ thống, được thông báo kịp thời để người học cải thiện việc học tập.

5. Người học dễ tiếp cận với quy trình giải quyết khiếu nại về kết quả học tập.

Điều 11. Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên

1. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý.

2. Đội ngũ giảng viên, giáo viên có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về số lượng và cơ cấu chuyên môn.

3. Đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định; có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của chương trình đào tạo; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo.

4. Giảng viên, giáo viên được đánh giá năng lực và được hỗ trợ, tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5. Đội ngũ nhân viên có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao; được đánh giá năng lực; được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

6. Quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên bảo đảm đúng quy định, công khai và minh bạch.

Điều 12. Tiêu chuẩn 8: Cơ sở vật chất và trang thiết bị

1. Hệ thống phòng chức năng, phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, phòng thực hành đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

2. Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo.

3. Hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học và công nghệ thông tin bao gồm cả hạ tầng cho học tập trực tuyến phù hợp và được cập nhật để phục vụ hiệu quả việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

4. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.

Điều 13. Tiêu chuẩn 9: Bảo đảm và nâng cao chất lượng

1. Có các chính sách phù hợp để thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.

2. Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông được trường liên hệ để sinh viên, học sinh kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Hoạt động kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm được tổng kết, đánh giá và được định kỳ rà soát, cải tiến.

4. Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học được rà soát và đánh giá thường xuyên để bảo đảm sự tương thích và phù hợp với chuẩn đầu ra.

5. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác được đánh giá và cải tiến.

6. Có hệ thống khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi từ các bên liên quan. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình đào tạo.

7. Việc thiết kế và phát triển chương trình đào tạo được xác lập, rà soát, đánh giá và cải tiến.

Điều 14. Tiêu chuẩn 10: Kết quả đầu ra

1. Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

2. Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

3. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng

Cục Quản lý chất lượng hướng dẫn cụ thể về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá, hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài để các trường, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thống nhất thực hiện.

Điều 16. Trách nhiệm của các trường có đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm

1. Căn cứ vào tình hình cụ thể, trường chủ động lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Việc thực hiện tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài và các nội dung liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, trường thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

2. Đối với từng chương trình đào tạo cụ thể, trường có thể lựa chọn đánh giá theo tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư này hoặc theo tiêu chuẩn của tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài có uy tín, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

Điều 17. Trách nhiệm của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục căn cứ vào Thông tư này để đánh giá và công nhận chương trình đào tạo của trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Hiệu lực thi hành

a) Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2020;

b) Thông tư này thay thế Quyết định số 72/2007/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục ngành Giáo dục Tiểu học trình độ cao đẳng.

2. Quy định chuyển tiếp

Các trường đang thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo theo Quyết định số 72/2007/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục ngành Giáo dục Tiểu học trình độ cao đẳng thì được thực hiện tiếp quy trình kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2020. Trong đó, việc tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chỉ thực hiện cho đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Thủ trưởng trường có thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm; Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Như khoản 3 Điều 18;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- UBVHGDTNTNNĐ của QH;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

 

 

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 02/2020/TT-BGDDT

Hanoi, February 05, 2020

 

CIRCULAR

ON STANDARDS FOR ASSESSMENT OF TEACHER TRAINING PROGRAMS AT COLLEGE AND POST-SECONDARY LEVELS

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2005 and Law on Amendment to Certain Articles of the Education Law dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;  

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Education Law; the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 amending a number of Articles of the Decree No. 75/2006/ND-CP; the Government’s Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 09, 2013 amending Point b Clause 13 Article 1 of the Decree No. 31/2011/ND-CP;

At the request of the Head of the Quality Control Department;

The Minister of Education and Training hereby promulgates a Circular on standards for assessment of teacher training programs at college and post-secondary levels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular provides for standards for assessment of teacher training programs at college and post-secondary levels.

2. This Circular is applicable to pedagogical post-secondary schools; pedagogical colleges and educational institutions assigned pedagogical training at college and post-secondary levels by the Ministry of Education and Training (hereinafter collectively referred to as “schools”) that implement teacher training programs at college and post-secondary levels (hereinafter referred to as “training programs”) and relevant organizations and individuals.

Article 2. Definitions

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. training program” includes the program’s objectives; knowledge, skills, autonomy and personal responsibility that the learner will gain after completing the program; training contents, methods and activities; facility and equipment requirements; and organizational structure, functions, duties and academic activities of the school permitted to implement the training program.

2. curriculum” of a training program at a specific level consists of the general and specific objectives and expected learning outcome of the academic discipline and each of its subjects or courses; training contents, evaluation methods and duration of the academic discipline and each of its subjects or courses.

3. training program quality” refers to the achievement of general and specific objectives and expected learning outcomes of a training program for lower secondary teachers, primary teachers or preschool teachers (hereinafter collectively referred to as "teachers"), fulfillment of the requirements stated in the Education Law, Law on Vocational Education and Vietnamese Qualifications Framework, and satisfaction of demand for teachers from localities, the education sector and the society..

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. criterion means the requirement for a specific aspect of an assessment standard that must be satisfied.

6. benchmarking” refers to the process of contrasting and comparing a training program with a set of assessment standards or with another designated training program.

7. "assessment of training program quality” refers to collection and processing of data and drawing of conclusions based on assessment standards for all activities relating to a training program in a school, including objectives and expected learning outcomes; training program description; curriculum structure and contents; approaches to teaching and learning; admission and learner support; evaluation of learner performance; managers, lecturers, teachers and workers; facilities and equipment; quality assurance and enhancement; and actual learning outcomes.

Article 3. Objectives for promulgation of assessment standards

1. Schools shall self-evaluate all activities related to their training programs based on the assessment standards so as to enhance the quality of training programs and give proper explanations for the actual quality of each training program to competent authorities and the society.

2. Education accrediting organizations (hereinafter referred to as “accrediting organizations”) shall employ the assessment standards for peer assessment and granting of accreditation status to training programs.

3. Other organizations and individuals shall evaluate and give comments and social criticism on training programs of the schools they are interested in based on the assessment standards.

Article 4. Assessment scale

1. Each criterion is assessed using a rating scale with the following 7 levels:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Level 2: Unsatisfactory; require remedy;

c) Level 3: Unsatisfactory, require minor remedy;

d) Level 4: Satisfactory;

dd) Level 5: Good;

e) Level 6: Very good;

g) Level 7: Excellent.

2. A criterion is considered unsatisfactory if rated from level 1 to level 3 and considered satisfactory if rated from level 4 to level 7.

Chapter II

STANDARDS FOR ASSESSMENT OF TRAINING PROGRAM QUALITY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The objectives of the training program are specific and suitable to the mission and objectives of the school, objectives of vocational education stated in the Law on Vocational Education and local situation.

2. Expected learning outcomes of the training program are specific, reflect the objectives of the training program and meet the requirements of the Vietnamese Qualifications Framework and teachers' standards.

3. Expected learning outcomes of the training program reflect the demands of relevant parties, meet Vietnam’s need for educational modernization; and are regularly reviewed and improved and publicly announced.

Article 6. Standard 2: Training program description

1. The description of the training program contains adequate and up-to-date information.

2. Syllabi of all subjects/courses contain adequate and up-to-date information.

3. The description of the training program and syllabi of all of its subjects/courses are published for reference.

Article 7. Standard 3: Structure and contents of curriculum

1. The curriculum is designed based on expected learning outcomes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The consolidated curriculum has a logical structure and sequence and up-to-date contents.

Article 8. Standard 4: Approaches to teaching and learning

1. The educational objectives are published and notified to relevant parties.

2. Teaching and learning activities are designed with an aim to meeting the expected learning outcomes.

3. Teaching and learning activities nurture the virtues and capacity necessary to teachers and enhance lifelong learning capacity of learners.

Article 9. Standard 5: Admission and learner support

1. The admission policy is specific, publicly announced and kept up to date.

2. Information on the academic discipline, training program, curriculum, syllabi of subjects/courses and implementation thereof is detailed, adequate and easy to access.

3. Policies on priority admission and learning support for persons eligible for preferential treatment are implemented.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. There are academic counseling, extracurricular activities, emulation activities and other support services to facilitate learning and increase employment opportunities for learners.

6. Socio-psychological environments and scenery facilitate training and research and ensure learner’s comfort.

Article 10. Standard 6: Assessment of learner performance

1. Assessment of learner performance is designed based on levels of achievement of expected learning outcomes.

2. Regulations on assessment of learner performance (including time, method, criteria, weighting factors, feedback mechanism and relevant contents) are clear and notified to learners.

3. There are diverse assessment methods to ensure validity, reliability and fairness.

4. Assessment results are systematically retained and promptly notified to learners for improvement.

5. Learners can easily file complaints regarding their learning results.

Article 11. Standard 7: Managers, lecturers, teachers and workers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Lecturers and teachers with necessary virtues and qualifications are sufficiently employed.

3. Lecturers and teachers satisfy required professional requirements; have professional capacity and pedagogical skills that meet the training program’s requirements in terms of training and scientific research; and fulfill their training duties effectively.

4. Lecturers and teachers have their capacity assessed and are enabled to fulfill their duties.

5. Workers possess necessary virtues and professional qualifications, fulfill their duties effectively; have their capacity assessed; and receive periodical professional training.

6. Recruitment, appointment and employment of managers, lecturers, teachers and workers are compliant with regulations, publicly announced and transparent.

Article 12. Standard 8: Facilities and equipment

1. Function rooms, classrooms, offices, laboratories and practice rooms meet the curriculum’s requirements.

2. Suitable educational resources and libraries are kept up to date to support training activities.

3. Appropriate teaching equipment and information technology equipment, including infrastructure for online learning, are regularly updated to ensure teaching and learning efficiency and fulfillment of the curriculum’s requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Standard 9: Quality assurance and enhancement

1. There are appropriate policies for effective performance of quality assurance activities.

2. Preschools and secondary schools where learners visit for teaching practice have been accredited to national standards or granted accreditation status.

3. Teaching practice activities are summarized, evaluated and periodically reviewed and improved.

4. Teaching and learning processes and learner performance assessment are reviewed and evaluated regularly to ensure suitability and consistence with expected learning outcomes.

5. Quality of support services and utilities of libraries, laboratories and information technology systems and other support services are evaluated and enhanced.

6. Feedbacks from relevant parties are collected in a systematic manner. Feedbacks and demands from relevant parties are used as the basis for design and development of the training program.

7. Design and development of the training program are recorded, reviewed, assessed and improved.

Article 14. Standard 10: Actual learning outcomes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Post-graduation employment rate is recorded, monitored and benchmarked for improvement of training program quality.

3. Satisfaction levels of relevant parties are recorded, monitored and benchmarked for improvement of training program quality.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 15. Responsibilities of Quality Control Department

Quality Control Department shall provide guidelines for implementation of assessment standards, self-assessment and peer assessment for consistent implementation from schools and accrediting organizations.

Article 16. Responsibilities of schools

1. Schools shall proactively formulate plans for development of training programs that meet accrediting standards for each period of time and measures for implementation of such plans based on each school’s situation. Self-assessment, peer assessment registration and other matters related to accreditation of training programs shall be carried out in compliance with existing regulations from the Minister of Education and Training on procedures for and cycle of accreditation of training programs.

2. Schools may have their training programs individually accredited based on the standards stated herein or standards of reputable foreign accrediting organizations that are recognized by the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Accrediting organizations shall assess and grant accreditation status to training programs of schools in accordance with this Circular and existing regulations from the Minister of Education and Training on procedures for and cycle of accreditation of training programs.

Article 18. Effect

1. Effect

a) This Circular comes into force on March 23, 2020;

b) This Circular supersedes Decision No. 72/2007/QD-BGDDT dated November 30, 2007 by the Minister of Education and Training on standards for assessment of college-level training programs for primary teachers.

2. Transitional provisions

Schools that are self-assessing their training programs according to the Decision No. 72/2007/QD-BGDDT may continue their accreditation process in compliance with existing regulations until July 01, 2020 and perform self-assessment and register for peer assessment with accrediting organizations for such process before the effective date of this Circular.

3. Chief of the Ministry Office, Head of the Quality Control Department, heads of relevant affiliates of the Ministry of Education and Training; Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities; heads of Departments of Education and Training; heads of schools; heads of accrediting organizations and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Van Phuc

 

 

;

Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 02/2020/TT-BGDĐT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Nguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành: 05/02/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…