Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 155/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2002

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG PHẠM GIA KHIÊM VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM ĐƯA LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở MALAYSIA

Sáng ngày 18/9/2002, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã nghe Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các cơ quan liên quan báo cáo về tình hình thực hiện Đề án thí điểm đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở Malaysia. Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Nguyễn Lương Trào - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Nguyễn Phú Bình - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, một số doanh nghiệp có lao động đang làm việc tại Malaysia.

Sau khi báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về tình hình thực hiện Đề án và ý kiến của các đồng chí dự họp, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm có ý kiến như sau:

1. Qua hơn 4 tháng triển khai thí điểm, với sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, sự phối hợp của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương, cùng với sự cố gắng của các doanh nghiệp, đã được đưa gần 8.000 lao động làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau tại Malaysia. Nếu duy trì được tốc độ và quy mô triển khai như giai đoạn này thì đến cuối năm 2002 sẽ đưa được trên 10.000 lao động Việt Nam sang Malaysia làm việc, góp phần thiết thực cho chương trình giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.

Song còn một vài doanh nghiệp chưa chấp hành tốt quy định về việc tuyển chọn và quản lý lao động; trình độ ngoại ngữ và tay nghề của phần lớn lao động ta còn yếu, một số ít lao động kém ý thức trong chấp hành kỷ luật lao động.

2. Để triển khai có hiệu quả hơn nữa Đề án thí điểm đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở Malaysia, cần phải tiến hành ngay một số công việc cụ thể sau đây:

a/ Thành lập Tổ Chỉ đạo liên ngành do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì, có sự tham gia của đại diện các Bộ: Ngoại giao, Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh), Tài chính, Nội vụ, Văn hóa - Thông tin, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Tổ công tác liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo vĩ mô quá trình triển khai Đề án, nhưng không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ của các doanh nghiệp thực hiện Đề án.

b/ Bộ Lao động - Thương binh và xã hội:

- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhằm củng cố và tăng cường chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp đã tham gia thí điểm, lựa chọn thêm một số doanh nghiệp có đủ năng lực và có trách nhiệm cao để tiếp tục thí điểm đưa lao động đi làm việc ở Malaysia.

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn để các doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo lao động ngày càng có chất lượng; rút kinh nghiệm việc triển khai mô hình liên kết ở 2 tỉnh Phú Thọ và hải Dương, chỉ đạo nhân rộng ra một số tỉnh khác nhằm tăng cường phối hợp giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trong quá trình tuyển chọn, quản lý lao động.

- Phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương trong việc thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách, những quy định của Nhà nước về việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

c/ Bộ Ngoại giao:

- Có biện pháp thích hợp để phía Malaysia rút ngắn thời gian xét cấp Visa cho người lao động, cấp Visa với thời hạn ít nhất là 6 tháng cho cán bộ của các doanh nghiệp tham gia quản lý lao động ở Malaysia;

- Chỉ đạo Sứ quan ta tại Malaysia thẩm định nhanh chóng và không để sai sót các hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng lao động.

d/ Bộ Công an:

- Chỉ đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh cải cách thủ tục để rút ngắn thời gian cấp hộ chiếu cho người lao động.

- Phối hợp với Tổng cục Du lịch và các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo ngăn chặn hiện tượng xuất cảnh bằng hộ chiếu du lịch để ở lại Malaysia hoạt động bất hợp pháp.

đ/ Bộ Tài chính:

- Nghiên cứu việc cấp thẳng kinh phí hoạt động cho các ban Quản lý lao động ở nước ngoài;

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội:

+ Điều chỉnh quy định về mức trần của phí tư vấn khai thác hợp đồng phù hợp với sự điều tiết của thị trường, để các doanh nghiệp của ta bảo đảm sức cạnh tranh trên thị trường lao động Malaysia, nhưng vẫn phải bảo đảm mức thu nhập thực tế tối thiểu của người lao động không dưới 700 RM/tháng/người;

+ Điều chỉnh quy định về việc các doanh nghiệp phải đóng góp một phần phí tư vấn khai thác hợp đồng, nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp không bị bù lỗ; đồng thời có đủ năng lực tài chính chi cho các hoạt động của cán bộ của doanh nghiệp tham gia quản lý lao động ta đi Malaysia.

c/ Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo ngành hàng không dân dụng có biện pháp đáp ứng kịp thời yêu cầu đi Malaysia của lao động ta.

g/ Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chỉ đạo chặt chẽ báo chí trong việc đưa tin về lao động Việt Nam làm việc ở Malaysia, theo đúng chủ trương, quan điểm của Đảng và Chính phủ.

h/ Uỷ ban nhân dân các cấp cần tăng cường trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các doanh nghiệp trong việc tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hướng và quản lý lao động nhằm thực hiện tốt việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của địa phương.

i/ Các doanh nghiệp tham gia Đề án phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền va các đoàn thể ở địa phương để tạo nguồn lao động, tuyển chọn lao động có chất lượng, giáo dục, đào tạo, quản lý lao động và xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết và thực hiện./.

 

 

KT.BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VP CHÍNH PHỦ
PHÓ CHỦ NHIỆM




Trần Quốc Toản

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo 155/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm về tình hình thực hiện Đề án thí điểm đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở Malaysia do Văn phòng chính phủ ban hành

Số hiệu: 155/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Trần Quốc Toản
Ngày ban hành: 30/09/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo 155/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm về tình hình thực hiện Đề án thí điểm đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở Malaysia do Văn phòng chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…