Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 997/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 02 tháng 05 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 147/TTr-SLĐTBXH-VP ngày 18 tháng 4 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính mới được ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Nội dung chi tiết tại Phụ lục I đính kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Công bố kèm theo Quyết định này 20 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Nội dung chi tiết tại Phụ lục II đính kèm theo Quyết định này).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trần Minh Sanh

 

PHỤ LỤC I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Stt

Tên thủ tục hành chính

I. Lĩnh vực việc làm

1

Cấp giấy phép cho người nước ngoài thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu tại Việt Nam

2

Cấp giấy phép cho người nước ngoài đã được cấp giấy phép

II. Lĩnh vực dạy nghề

1

Thủ tục giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh

2

Thủ tục chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh

PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

I. Lĩnh vực việc làm:

1. Thủ tục cấp giấy phép cho người nước ngoài thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu tại Việt Nam.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để thực hiện các gói thầu hoặc dự án của nhà thầu nước ngoài đã trúng thầu, nhà thầu nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu biên nhận giao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu biên nhận, hướng dẫn người nhận nộp lệ phí và ký vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy phép lao động.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư t

 

rú tại Việt Nam từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

+ Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.

Đối với một số nghề, công việc, việc chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài có thể thay thế bằng các giấy tờ sau đây:

* Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống.

* Bản xác nhận hoặc các giấy phép lao động hoặc các bản hợp đồng lao động xác định có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý và phù hợp với vị trí công việc mà người nước ngoài dự kiến sẽ đảm nhận. Bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm nêu trên cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà người nước ngoài đã làm việc xác nhận.

+ Đối với người nước ngoài được nhà thầu tuyển sau khi đã trúng thầu phải có thêm phiếu đăng ký dự tuyển lao động và văn bản chấp thuận của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét, quyết định cho phép nhà thầu nước ngoài được tuyển người nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.

+ 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có người nước ngoài làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lao động.

- Lệ phí: 400.000 đồng/01 Giấy phép lao động.

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:

+ Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia;

Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề.

+ Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục:

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

+ Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc ủy quyền ký quyết định cho phép nhà thầu nước ngoài được tuyển người nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.

MẪU SỐ 7: Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung:

TÊN DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC
(ENTERPRISE, ORGANIZATON)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence- Freedom- Happiness
----------------

Số (No):      /
V/v đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Suggestion for issuane of work permit

……….., ngày … tháng … năm …..
……….., date … month … year …..

 

Kính gửi: …………………………………………..
To:....................................................................

1. Doanh nghiệp, tổ chức: .......................................................................................................
Enterprise organization:

2. Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Address:

3. Điện thoại: ...........................................................................................................................
Telephone number (Tel):

4. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số: ..................................................................................
Permission for business (No):

5. Cơ quan cấp: ……………………………………….. Ngày cấp:...................................................
Place of issue                                                          Date of issue

6. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động): .........................................................................................
Fields of business:

Đề nghị: …………………………………………cấp giấy phép lao động .........................................
Suggestion:                                                  issuance of work permit

cho: ........................................................................................................................................
for:

Ông (bà): ………………………………………….Quốc tịch: ...........................................................
Mr. (Ms.)                                                           Nationality:

Ngày tháng năm sinh: ..............................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)

Trình độ chuyên môn: ..............................................................................................................
Professional qualification (skill):

Nơi làm việc:
Working place

Vị trí công việc: .......................................................................................................................
Job assignment:

Thời gian làm việc từ ngày: …../…./……đến ngày: …../……./……
Period of work from………………..To…………………

Lý do ông (bà) ……………………………. làm việc tại Việt Nam:..........................
The reasons for Mr. (Ms.) working in Vietnam

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị.

Đại diện người sử dụng lao động
On behalf of employer
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)

Ghi chú: Đối với các tổ chức phi chính phủ mà chưa có con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

 

2. Thủ tục cấp giấy phép cho người nước ngoài đã được cấp giấy phép

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu biên nhận giao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu biên nhận, hướng dẫn người nhận nộp lệ phí và ký vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy phép lao động.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

+ Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho doanh nghiệp khác cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động phải có 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ và giấy phép lao động đã được cấp hoặc bản sao giấy phép lao động đã được cấp.

+ Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm công việc khác vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động phải có các giấy tờ sau:

* Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

* Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.

* 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

* Giấy phép lao động đã được cấp hoặc bản sao giấy phép lao động đã được cấp.

+ Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực hoặc vô hiệu có nhu cầu làm việc cho doanh nghiệp khác cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động phải có giấy tờ sau:

* Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

* 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

* Giấy phép lao động đã được cấp hoặc bản sao giấy phép lao động đã được cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có người nước ngoài làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lao động.

- Lệ phí: 400.000 đồng/01 Giấy phép lao động.

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:

+ Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia;

Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề.

+ Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục:

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

MẪU SỐ 7: Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung

TÊN DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC
(ENTERPRISE, ORGANIZATON)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence- Freedom- Happiness
----------------

Số (No):      /
V/v đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Suggestion for issuane of work permit

……….., ngày … tháng … năm …..
……….., date … month … year …..

 

Kính gửi: …………………………………………..
To:....................................................................

1. Doanh nghiệp, tổ chức: .......................................................................................................
Enterprise organization:

2. Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Address:

3. Điện thoại: ...........................................................................................................................
Telephone number (Tel):

4. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số: ..................................................................................
Permission for business (No):

5. Cơ quan cấp: ……………………………………….. Ngày cấp:...................................................
Place of issue                                                          Date of issue

6. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động): .........................................................................................
Fields of business:

Đề nghị: …………………………………………cấp giấy phép lao động .........................................
Suggestion:                                                    issuance of work permit

cho: ........................................................................................................................................
for:

Ông (bà): ………………………………………….Quốc tịch: ...........................................................
Mr. (Ms.)                                                           Nationality:

Ngày tháng năm sinh: ..............................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)

Trình độ chuyên môn: ..............................................................................................................
Professional qualification (skill):

Nơi làm việc:
Working place

Vị trí công việc: .......................................................................................................................
Job assignment:

Thời gian làm việc từ ngày: …../…./……đến ngày: …../……./……
Period of work from………………..To…………………

Lý do ông (bà) ……………………………. làm việc tại Việt Nam:..........................
The reasons for Mr. (Ms.)                         working in Vietnam

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị.

Đại diện người sử dụng lao động
On behalf of employer
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)

Ghi chú: Đối với các tổ chức phi chính phủ mà chưa có con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

 

II. Lĩnh vực dạy nghề

1. Thủ tục giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ giao cho người đến nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Bước 3. Thẩm định hồ sơ giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề:

Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trình người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề xem xét, quyết định giải thể, cho phép giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Kết luận của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về dạy nghề hoặc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra dạy nghề về kết quả thanh tra tình trạng thực tế của trường/trung tâm hoặc công văn đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường, trung tâm trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể của trường, trung tâm;

+ Phương án giải quyết quyền lợi của cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động, người học nghề và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật. Việc giải thể trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề phải làm rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi của cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động, người học nghề, nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.  

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường, trung tâm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

+ Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động dạy nghề mà vẫn chưa khắc phục xong vi phạm;

+ Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường, trung tâm không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

+ Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường, trung tâm;

+ Trường, trung tâm hết thời hạn hoạt động được ghi trong quy chế, điều lệ (nếu có).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sát nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

 

2. Thủ tục chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ giao cho người đến nộp.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị và nêu rõ lý do.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định;

Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ.

Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị hoàn chỉnh hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ không đủ điều kiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị và nêu rõ lý do.

Bước 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình về việc đề nghị chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.

Bước 6. Sau khi ra quyết định, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị. Trường hợp không đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn của cơ quan chủ quản (đối với trường, trung tâm công lập); công văn của Hội đồng quản trị, cá nhân sở hữu trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm (đối với trường, trung tâm tư thục), trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm; trụ sở chính, phân hiệu/cơ sở đào tạo của trường, trung tâm sau khi sáp nhập và trụ sở mới của trường, trung tâm sau khi chia, tách;

+ Biên bản họp của Hội đồng quản trị trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm về việc chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm (đối với trường, trung tâm tư thục);

+ Đề án chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm, trong đó làm rõ phương án sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động của trường, trung tâm; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc chia, tách, sáp nhập; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.  

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề của bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh;

+ Bảo đảm quyền lợi của cán bộ, giảng viên, giáo viên và người học nghề;

+ Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sát nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

 

PHỤ LỤC II

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Stt

Tên thủ tục hành chính

Đã được công bố tại Quyết định

 

I. Lĩnh vực việc làm

 

1

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động.

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh; Số 3740/QĐ-UBND ngày 09/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

2

Tên “Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng kinh tế, thương mại” được sửa đổi thành “Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng kinh tế, thương mại và cung cấp dịch vụ”.

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh; Số 3740/QĐ-UBND ngày 09/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

3

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đại diện tổ chức phi chính phủ làm việc tại Việt Nam

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh; Số 3740/QĐ-UBND ngày 09/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

4

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp làm việc tại Việt Nam.

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh; Số 3740/QĐ-UBND ngày 09/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

5

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh; Số 3740/QĐ-UBND ngày 09/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

6

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh; Số 3740/QĐ-UBND ngày 09/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

II. Lĩnh vực dạy nghề

1

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với Trung tâm dạy nghề công lập, tư thục

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

2

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường Trung cấp nghề công lập, tư thục

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

3

Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với Trung tâm dạy nghề công lập, tư thục

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

4

Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường Trung cấp nghề chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

5

Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường Trung cấp nghề công lập, tư thục

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

6

Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường Trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

7

Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với Trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

8

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

9

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

10

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với Trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

11

Tên thủ tục “Quyết định cho phép thành lập Trung tâm dạy nghề tư thục thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” được sửa đổi thành “Thủ tục cho phép thành lập trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm”.

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

12

Tên thủ tục “Quyết định cho phép thành lập trường Trung cấp nghề tư thục thuộc tỉnh, thành phố trưc thuộc trung ương” được sửa đổi thành “Thủ tục cho phép thành lập trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường”

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

13

Tên thủ tục “Quyết định thành lập trường Trung cấp nghề công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” được sửa đổi thành “Thủ tục thành lập trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường”

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

14

Tên thủ tục “Quyết định thành lập Trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” được sửa đổi thành “Thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm”

Số 2833/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh

PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU.

I. Lĩnh vực việc làm:

1. Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu biên nhận giao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu biên nhận, hướng dẫn người nhận nộp lệ phí và ký vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy phép lao động.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài: Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

+ Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.

Đối với một số nghề, công việc, việc chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài có thể thay thế bằng các giấy tờ sau đây:

* Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống.

* Bản xác nhận hoặc các giấy phép lao động hoặc các bản hợp đồng lao động xác định có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý và phù hợp với vị trí công việc mà người nước ngoài dự kiến sẽ đảm nhận. Bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm nêu trên cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà người nước ngoài đã làm việc xác nhận.

* Bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu và phải có chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu liền trước đó đối với cầu thủ bóng đá.

* Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài.

* Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

+ Văn bản để chứng minh việc người sử dụng lao động đã thông báo nhu cầu tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài.

Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người nước ngoài thông qua tổ chức giới thiệu việc làm hoặc trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong các trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam thì không cần văn bản chứng minh nêu trên.

+ 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có người nước ngoài làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lao động.

- Lệ phí: 400.000 đồng/01 Giấy phép lao động.

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

+ Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:

+ Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia;

Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề.

+ Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục:

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

MẪU SỐ 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
----------------

……, ngày … tháng … năm …….
……, date … month … year ……..

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN LAO ĐỘNG
APPLICATION FORM

Kính gửi: (To)……………………………………………….

1. Tên tôi là (viết chữ in hoa): ...................................................................................................
Full name (In capital)

2. Ngày tháng năm sinh: …………………………..Nam/Nữ ..........................................................
Date of birth (DD-MM-YYYY)                              Male/female

3. Quốc tịch:............................................................................................................................
Nationality

4. Số hộ chiếu:……………………………………Ngày cấp ............................................................
Passport number:                                          Date of issue

5. Nơi cấp ……………………………..có giá trị đến ngày ............................................................

Place of issue                                       Date of expiry

6. Trình độ học vấn:..................................................................................................................
Education level:

7. Trình độ chuyên môn tay nghề: .............................................................................................
Professional qualification:

8. Trình độ ngoại ngữ (sử dụng thành thạo):..............................................................................
Foreign language (Proficiency)

9. Quá trình làm việc của bản thân (nêu cụ thể thời gian, vị trí công việc, tên doanh nghiệp, tổ chức đã làm việc, khen thưởng, kỷ luật), cụ thể:
Employment Record (the detailed time, employment position, name of enterprises, organizations worked, rewarda and discipline), including:

- Làm việc ở nước ngoài: ........................................................................................................
Employment outside Vietnam

- Làm việc ở Việt Nam:.............................................................................................................
Employment in Vietnam

Sau khi nghiên cứu nội dung thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động, tôi thấy bản thân có đủ điều kiện để đăng ký dự tuyển vào vị trí: ………………với thời hạn làm việc:................
Upon careful consideration on your notice of recruitment, I myself consider to be qualified for the position of …………………..for the working period of………..

Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động Việt Nam. Nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
I commit to fully abide by the Vietnamese labour legislation and will bear all resposibility for any violation.

 

 

Người đăng ký dự tuyển lao động
Applicant
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Signature and full name)

 

MẪU SỐ 7: Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung:

TÊN DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC
(ENTERPRISE, ORGANIZATON)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence- Freedom- Happiness
----------------

Số (No):      /
V/v đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Suggestion for issuane of work permit

……….., ngày … tháng … năm …..
……….., date … month … year …..

 

Kính gửi: …………………………………………..
To:....................................................................

1. Doanh nghiệp, tổ chức:........................................................................................................
Enterprise organization:

2. Địa chỉ:................................................................................................................................
Address:

3. Điện thoại:............................................................................................................................
Telephone number (Tel):

4. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số:...................................................................................
Permission for business (No):

5. Cơ quan cấp: ……………………………………….. Ngày cấp:...................................................
Place of issue Date of issue

6. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):..........................................................................................
Fields of business:

Đề nghị: ………………………………………cấp giấy phép lao động..............................................
Suggestion:                                                   issuance of work permit

cho: ........................................................................................................................................
for:

Ông (bà): ……………………………………….Quốc tịch:...............................................................

Mr. (Ms.)                                                              Nationality:

Ngày tháng năm sinh: ..............................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)

Trình độ chuyên môn:...............................................................................................................
Professional qualification (skill):

Nơi làm việc:
Working place

Vị trí công việc: .......................................................................................................................
Job assignment:

Thời gian làm việc từ ngày: …../…./……đến ngày: …../……./……
Period of work from………………..To…………………

Lý do ông (bà) …………………………. làm việc tại Việt Nam:.....................................................
The reasons for Mr. (Ms.)                              working in Vietnam

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị.

Đại diện người sử dụng lao động
On behalf of employer
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)

Ghi chú: Đối với các tổ chức phi chính phủ mà chưa có con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

 

2. Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng kinh tế, thương mại và cung cấp dịch vụ

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để thực hiện các loại hợp đồng kinh tế, thương mại và cung cấp dịch vụ, đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu biên nhận giao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu biên nhận, hướng dẫn người nhận nộp lệ phí và ký vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy phép lao động.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của đối tác phía Việt Nam mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

+ Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.

Đối với một số nghề, công việc, việc chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài có thể thay thế bằng các giấy tờ sau đây:

* Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống.

* Bản xác nhận hoặc các giấy phép lao động hoặc các bản hợp đồng lao động xác định có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý và phù hợp với vị trí công việc mà người nước ngoài dự kiến sẽ đảm nhận. Bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm nêu trên cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà người nước ngoài đã làm việc xác nhận.

* Bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu và phải có chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu liền trước đó đối với cầu thủ bóng đá.

* Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài.

* Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

+ Hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.

+ 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có người nước ngoài làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lao động.

- Lệ phí: 400.000 đồng/01 Giấy phép lao động.

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:

+ Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia;

Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề.

+ Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục:

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

MẪU SỐ 7: Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung:

TÊN DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC
(ENTERPRISE, ORGANIZATON)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence- Freedom- Happiness
----------------

Số (No):      /
V/v đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Suggestion for issuane of work permit

……….., ngày … tháng … năm …..
……….., date … month … year …..

 

Kính gửi: …………………………………………..
To:....................................................................

1. Doanh nghiệp, tổ chức:........................................................................................................
Enterprise organization:

2. Địa chỉ:................................................................................................................................
Address:

3. Điện thoại:............................................................................................................................
Telephone number (Tel):

4. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số:...................................................................................
Permission for business (No):

5. Cơ quan cấp: ……………………………………….. Ngày cấp:...................................................
Place of issue Date of issue

6. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):..........................................................................................
Fields of business:

Đề nghị: ………………………………………cấp giấy phép lao động..............................................
Suggestion:                                                    issuance of work permit

cho:.........................................................................................................................................
for:

Ông (bà): ……………………………………….Quốc tịch:...............................................................
Mr. (Ms.)                                                                 Nationality:

Ngày tháng năm sinh: ..............................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)

Trình độ chuyên môn: ..............................................................................................................
Professional qualification (skill):

Nơi làm việc:
Working place

Vị trí công việc: ..........................................................................................................
Job assignment:

Thời gian làm việc từ ngày: …../…./……đến ngày: …../……./……
Period of work from………………..To…………………

Lý do ông (bà) ……………………………. làm việc tại Việt Nam:..........................
The reasons for Mr. (Ms.)                            working in Vietnam

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị.

Đại diện người sử dụng lao động
On behalf of employer
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)

Ghi chú: Đối với các tổ chức phi chính phủ mà chưa có con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

 

3. Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đại diện tổ chức phi chính phủ làm việc tại Việt Nam.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam với chức danh là đại diện tổ chức phi chính phủ làm việc tại Việt Nam, đại diện tổ chức phi chính phủ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu biên nhận giao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu biên nhận, hướng dẫn người nhận nộp lệ phí và ký vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy phép lao động.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

+ Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.

Đối với một số nghề, công việc, việc chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài có thể thay thế bằng các giấy tờ sau đây:

* Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống.

* Bản xác nhận hoặc các giấy phép lao động hoặc các bản hợp đồng lao động xác định có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý và phù hợp với vị trí công việc mà người nước ngoài dự kiến sẽ đảm nhận. Bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm nêu trên cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà người nước ngoài đã làm việc xác nhận.

* Bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu và phải có chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu liền trước đó đối với cầu thủ bóng đá.

* Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài.

* Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

* Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+ 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

+ Giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục: Đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có người nước ngoài làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lao động.

- Lệ phí: 400.000 đồng/01 Giấy phép lao động.

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:

+ Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia;

Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề.

+ Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục:

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

MẪU SỐ 7: Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung:

TÊN DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC
(ENTERPRISE, ORGANIZATON)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence- Freedom- Happiness
----------------

Số (No):      /
V/v đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Suggestion for issuane of work permit

……….., ngày … tháng … năm …..
……….., date … month … year …..

 

Kính gửi: …………………………………………..
To:....................................................................

1. Doanh nghiệp, tổ chức:........................................................................................................
Enterprise organization:

2. Địa chỉ:................................................................................................................................
Address:

3. Điện thoại:............................................................................................................................
Telephone number (Tel):

4. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số:...................................................................................
Permission for business (No):

5. Cơ quan cấp: ……………………………………….. Ngày cấp:...................................................

Place of issue                                                           Date of issue

6. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):..........................................................................................
Fields of business:

Đề nghị: …………………………………………cấp giấy phép lao động .........................................

Suggestion:                                                      issuance of work permit

cho: ........................................................................................................................................
for:

Ông (bà): ………………………………………….Quốc tịch:............................................................
Mr. (Ms.) Nationality:

Ngày tháng năm sinh:...............................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)

Trình độ chuyên môn: ..............................................................................................................
Professional qualification (skill):

Nơi làm việc:
Working place

Vị trí công việc: .......................................................................................................................
Job assignment:

Thời gian làm việc từ ngày: …../…./……đến ngày: …../……./……
Period of work from………………..To…………………

Lý do ông (bà) ………………..……………………. làm việc tại Việt Nam:......................................

The reasons for Mr. (Ms.)                            working in Vietnam

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị.

Đại diện người sử dụng lao động
On behalf of employer
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)

Ghi chú: Đối với các tổ chức phi chính phủ mà chưa có con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

 

4. Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp làm việc tại Việt Nam.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh tại Bà Rịa-Vũng Tàu theo hình thức di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp, hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Bà Rịa-Vũng Tàu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu biên nhận giao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu biên nhận, hướng dẫn người nhận nộp lệ phí và ký vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy phép lao động.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

+ Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.

Đối với một số nghề, công việc, việc chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài có thể thay thế bằng các giấy tờ sau đây:

* Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống.

* Bản xác nhận hoặc các giấy phép lao động hoặc các bản hợp đồng lao động xác định có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý và phù hợp với vị trí công việc mà người nước ngoài dự kiến sẽ đảm nhận. Bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm nêu trên cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà người nước ngoài đã làm việc xác nhận.

* Bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu và phải có chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu liền trước đó đối với cầu thủ bóng đá.

* Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài.

* Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

* Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+ 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

+ Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

- Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có người nước ngoài làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lao động.

- Lệ phí: 400.000 đồng/01 Giấy phép lao động.

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:

+ Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia;

Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề.

+ Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

+ Có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục:

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

MẪU SỐ 7: Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung:

TÊN DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC
(ENTERPRISE, ORGANIZATON)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence- Freedom- Happiness
----------------

Số (No):      /
V/v đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Suggestion for issuane of work permit

……….., ngày … tháng … năm …..
……….., date … month … year …..

 

Kính gửi: …………………………………………..
To:....................................................................

1. Doanh nghiệp, tổ chức:........................................................................................................
Enterprise organization:

2. Địa chỉ:................................................................................................................................
Address:

3. Điện thoại:............................................................................................................................
Telephone number (Tel):

4. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số:...................................................................................
Permission for business (No):

5. Cơ quan cấp: ……………………………………….. Ngày cấp:...................................................
Place of issue                                                           Date of issue

6. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):..........................................................................................
Fields of business:

Đề nghị: …………………………………………cấp giấy phép lao động .........................................
Suggestion:                                                      issuance of work permit

cho: ........................................................................................................................................
for:

Ông (bà): ………………………………………….Quốc tịch:............................................................
Mr. (Ms.) Nationality:

Ngày tháng năm sinh:...............................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)

Trình độ chuyên môn: ..............................................................................................................
Professional qualification (skill):

Nơi làm việc:
Working place

Vị trí công việc: .......................................................................................................................
Job assignment:

Thời gian làm việc từ ngày: …../…./……đến ngày: …../……./……
Period of work from………………..To…………………

Lý do ông (bà) ………………..……………………. làm việc tại Việt Nam:......................................
The reasons for Mr. (Ms.)                            working in Vietnam

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị.

Đại diện người sử dụng lao động
On behalf of employer
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)

Ghi chú: Đối với các tổ chức phi chính phủ mà chưa có con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

 

5. Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Trước thời hạn 03 (ba) ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày người nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất, bị hỏng, thay đổi về số hộ chiếu, nơi làm việc ghi trên giấy phép lao động đã được cấp thì người nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động, tối tác phía Việt Nam, đại diện tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam, đại diện tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc giấy phép lao động bị mất, bị hỏng, thay đổi về số hộ chiếu, nơi làm việc ghi trên giấy phép lao động.

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động bị mất, bị hỏng, thay đổi về số hộ chiếu, nơi làm việc ghi trên giấy phép lao động, người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam, đại diện tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu biên nhận giao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu biên nhận, hướng dẫn người nhận nộp lệ phí và ký vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy phép lao động.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung;

+ Giấy phép lao động đã được cấp (trong trường hợp Giấy phép lao động bị hỏng, thay đổi số hộ chiếu, nơi làm việc ghi trên Giấy phép lao động).

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

- Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có người nước ngoài làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy phép lao động.

- Lệ phí: 300.000 đồng/01 giấy phép cấp lại.

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời gian của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục:

+ Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

MẪU SỐ 9: Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
----------------

……, ngày … tháng … năm …….
……, date … month … year ……..

ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Application for re-issuance of work permit

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội………………………...
To: The provincial Department of Labour - War Invalid and Social Affairs

1. Họ và tên: …………………………………….2. Nam; Nữ:...........................................................
Full name                                                             Male/Female

3. Ngày, tháng, năm sinh:.........................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)

4. Nơi sinh:..............................................................................................................................
Place of birth

5. Quốc tịch:............................................................................................................................
Nationality

6. Hộ chiếu số:…………………………………7. Ngày cấp:...........................................................
Passport number                                               Date of issue

8. Cơ quan cấp: …………………………………..Thời hạn hộ chiếu:...............................................
Issued by                                                           Date of expiry

9. Trình độ chuyên môn tay nghề:..............................................................................................
Professional qualification

10. Tôi đã giao kết hợp đồng lao động với:...............................................................................
I signed a labour contract with:

với thời hạn từ ………………………………..đến ngày.................................................................
For the period from                                          to

11. Tôi đã được cấp giấy phép lao động số: ……………………ngày...........................................
I was issued a work permit numbered:                                        dated

với thời hạn từ…………………….……….đến ngày………………..……Cơ quan cấp......................
For the period from                                to                                             Issued by:

12. Lý do đề nghị cấp lại giấy phép lao động (bao gồm cả lý do mất, hỏng, thay đổi số hộ chiếu, nơi làm việc)
Reason for re-application (including reason for losing, damaging, changing passport number and working place)

...............................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan các nội dung nêu trên là đúng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.
I certify that these statements are true to be best of my knowledge and will be responsible for any incorrectness.

 

Xác nhận của người sử dụng lao động
To be confirmed by employer
(ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)

Người làm đơn
Applicant
(Ký tên)
(Signature)

 

6. Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Trước ít nhất 10 (mười) ngày nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu biên nhận giao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo qui định.

Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Tầng trệt, Khu B2, Khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ trả kết quả kiểm tra phiếu biên nhận, hướng dẫn người nhận nộp lệ phí và ký vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy phép lao động.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm:

* Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung;

* Bản sao hợp đồng học nghề được ký giữa doanh nghiệp với người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhiệm hoặc văn bản để chứng minh đã thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo lao động Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 132 của Bộ luật Lao động để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhiệm. Nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo gồm: số lượng người cần đào tạo vào từng vị trí công việc, thời gian và hình thức đào tạo, nơi đào tạo và việc tổ chức thực hiện đào tạo, kết quả đào tạo.

* Bản sao hợp đồng lao động;

* Giấy phép lao động đã được cấp.

+ Đối với người nước ngoài làm việc theo các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế và nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, bao gồm:

* Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của đối tác phía Việt Nam theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

* Bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

* Giấy phép lao động đã được cấp.

+ Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp, gồm:

* Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của đại diện doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung;

* Văn bản để chứng minh người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp tiếp tục làm việc tại Việt Nam;

* Giấy phép lao động đã được cấp.

- Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có người nước ngoài làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Gia hạn giấy phép lao động.

- Lệ phí: 200.000 đồng/01 Giấy phép lao động gia hạn.

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:

+ Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động khi người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhận, nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được và người nước ngoài đó không bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định.

+ Thời hạn gia hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 36 (ba mươi sáu) tháng.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục:

+ Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

MẪU SỐ 8: Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

TÊN DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC
(ENTERPRISE, ORGANIZATON)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of Vietnam
Independence- Freedom- Happiness
----------------

Số (No):      /
V/v đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Suggestion for issuane of work permit

……….., ngày … tháng … năm …..
……….., date … month … year …..

 

Kính gửi: …………………………………………..
To:....................................................................

1. Doanh nghiệp, tổ chức:........................................................................................................
Enterprise organization:

2. Địa chỉ:................................................................................................................................
Address:

3. Điện thoại:............................................................................................................................
Telephone number (Tel):

4. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số:...................................................................................
Permission for business (No):

5. Cơ quan cấp: ……………………………………….. Ngày cấp:...................................................
Place of issue                                                           Date of issue

6. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):..........................................................................................
Fields of business:

Đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho:...................................................................................
Suggestion for issuance of work permit for

Ông (bà): ………………………………………….Quốc tịch:............................................................
Mr. (Ms.)                                                           Nationality:

Vị trí công việc:........................................................................................................................
Job assignment:

Hình thức bị xử lý kỷ luật lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức (nếu có):......
...............................................................................................................................................
The forms to be disciplined in the period of time at enterprise, organizations (if any)

Giấy phép lao động số:…………………… Cấp ngày:..................................................................
Work permit No                                         dated

Cơ quan cấp:...........................................................................................................................
Issued by

Thời hạn gia hạn từ ngày      /     /        đến ngày     /      /
Extension period of work from …………………….……………. To................................................

Doanh nghiệp, tổ chức:............................................................................................................
Enterprise, organization

đã đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế:......................................................................
trained Vietnamese employee for subsitution

- Họ và tên: ………….……………………………Giới tính:..............................................................
Full name                                                           Sex

- Ngày, tháng, năm sinh:...........................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)

- Lĩnh vực đào tạo:...................................................................................................................
Training field

- Thời gian đào tạo:..................................................................................................................
Training period

- Kinh phí đào tạo:....................................................................................................................
Training expenditure

Lý do chưa đào tạo được người lao động Việt Nam để thay thế:...............................................
Reasons are still unable to train Vietnamese employees for substitution

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị.

Đại diện người sử dụng lao động
On behalf of employer
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)

 

II. Lĩnh vực dạy nghề

1. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với Trung tâm dạy nghề công lập, tư thục.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Quyết định thành lập Trung tâm (bản sao có chứng thực);

+ Quy chế tổ chức hoạt động đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt (bản sao có chứng thực).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 1

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKHĐDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ………………………………………………..

1. Tên cơ sở đăng ký:

……………………………….……..…………….(4)..........................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:

……………………………….……..…………….(5)..........................................................................

Điện thoại: …………………. Fax: ……………………..

Email:.............................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................

3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:............

Cơ quan cấp:.................................................................................................................

4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:................................................................................................

Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: …………; Ngày tháng năm cấp:.........................

5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):

- Tại trụ sở chính:

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………….(7)...........................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

………….(8)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);

(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;

(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.

(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ DẠY NGHỀ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN

I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường

- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.

- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)

2. Các công trình, phòng học sử dụng chung

- Các phòng học được sử dụng chung

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành

- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)

3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung

II. Cán bộ quản lý, giáo viên

1. Cán bộ quản lý và giáo viên

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:

- Cán bộ quản lý:

- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:

+ Cơ hữu: …………… + Thỉnh giảng: ……………. + Kiêm chức: ………………..

2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung của trường

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (5)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

1.1. Cơ sở vật chất (6)

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề

Đơn vị

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (7)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề

II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: …………….. (9)

......................................................................................................................................

B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (10)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)....................................................................

......................................................................................................................................

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(11)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4), (7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);

(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(6) Nếu cơ sở dạy nghề tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.

(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;

- Chương trình dạy nghề chi tiết.

(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(10) Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;

(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với Trường Trung cấp nghề công lập, tư thục.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

 Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập trường hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

+ Bản sao có chứng thực Điều lệ trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề:

+ Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

Trường hợp các nghề đào tạo chưa có trong danh mục nghề đào tạo thì nhà trường phải báo cáo Bộ chuyên ngành để có văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung vào danh mục nghề đào tạo trước khi đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:

Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên.

Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.

+ Có đủ thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Các thiết bị đào tạo chính phải đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại; đảm bảo đủ số lượng đáp ứng các nghề và quy mô đào tạo đã đăng ký;

+ Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên;

Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với Trường trung cấp nghề công lập; 50% đối với trường trung cấp nghề tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.

+ Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

* Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 1

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKHĐDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ………………………………………………..

1. Tên cơ sở đăng ký:……………………………….……..……….(4)..............................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:……………………...……..………………..(5)..................................................

Điện thoại: …………………. Fax: …………………….Email:.............................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................

3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:............

Cơ quan cấp:.................................................................................................................

4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:................................................................................................

Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: …………; Ngày tháng năm cấp:.........................

5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):

- Tại trụ sở chính:

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………….(7)...........................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

………….(8)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);

(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;

(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.

(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ DẠY NGHỀ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN

I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường

- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.

- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)

2. Các công trình, phòng học sử dụng chung

- Các phòng học được sử dụng chung

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành

- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)

3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung

II. Cán bộ quản lý, giáo viên

1. Cán bộ quản lý và giáo viên

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:

- Cán bộ quản lý:

- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:

+ Cơ hữu: …………… + Thỉnh giảng: ……………. + Kiêm chức: ………………..

2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung của trường

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (5)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

1.1. Cơ sở vật chất (6)

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề

Đơn vị

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (7)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề

II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: …………….. (9)

......................................................................................................................................

B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (10)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)....................................................................

......................................................................................................................................

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(11)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4), (7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);

(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(6) Nếu cơ sở dạy nghề tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.

(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;

- Chương trình dạy nghề chi tiết.

(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(10) Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;

(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

3. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với Trung tâm dạy nghề công lập, tư thục

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH bao gồm:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH:

+ Nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện trong tỉnh với trụ sở chính, thì hồ sơ đăng ký được thực hiện theo quy định tại mục 1 nêu trên; nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì hồ sơ ngoài quy định tại mục 1 nêu trên phải có thêm:

- Bản sao quyết định thành lập;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

 * Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 5

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKBSDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ……………………………………………….

1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.................................................................................

Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..............................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …ngày …...tháng…năm……

4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):

- ................................................................................................................................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(5)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 6

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

1. Lý do đăng ký bổ sung

2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề

A. Trụ sở chính

I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)

1.1. Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng

TT

Họ và tên

Trình độ ngành nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.

II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……

..............................................................................................................................................

B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(10)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)

(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;

- Chương trình dạy nghề chi tiết;

(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;

(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

4. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH bao gồm:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH:

+ Nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện trong tỉnh với trụ sở chính, thì hồ sơ đăng ký được thực hiện theo quy định tại mục 1 nêu trên; nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì hồ sơ ngoài quy định tại mục 1 nêu trên phải có thêm:

- Bản sao quyết định thành lập;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề:

+ Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

Trường hợp các nghề đào tạo chưa có trong danh mục nghề đào tạo thì nhà trường phải báo cáo Bộ chuyên ngành để có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung vào danh mục nghề đào tạo trước khi đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:

Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên.

Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.

+ Có đủ thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Các thiết bị đào tạo chính phải đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại; đảm bảo đủ số lượng đáp ứng các nghề và quy mô đào tạo đã đăng ký.

+ Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên.

Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với Trường trung cấp nghề công lập; 50% đối với trường trung cấp nghề tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.

+ Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

* Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 5

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKBSDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ……………………………………………….

1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.................................................................................

Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..............................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …ngày …...tháng…năm……

4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):

................................................................................................................................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(5)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 6

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

1. Lý do đăng ký bổ sung

2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề

A. Trụ sở chính

I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)

1.1. Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng

TT

Họ và tên

Trình độ ngành nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.

II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……

..............................................................................................................................................

B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(10)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)

(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;

- Chương trình dạy nghề chi tiết;

(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;

(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

5. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường Trung cấp nghề công lập, tư thục.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH bao gồm:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH:

+ Nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện trong tỉnh với trụ sở chính, thì hồ sơ đăng ký được thực hiện theo quy định tại mục 1 nêu trên; nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì hồ sơ ngoài quy định tại mục 1 nêu trên phải có thêm:

- Bản sao quyết định thành lập;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề:

+ Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

Trường hợp các nghề đào tạo chưa có trong danh mục nghề đào tạo thì nhà trường phải báo cáo Bộ chuyên ngành để có văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung vào danh mục nghề đào tạo trước khi đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:

Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên.

Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.

+ Có đủ thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Các thiết bị đào tạo chính phải đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại; đảm bảo đủ số lượng đáp ứng các nghề và quy mô đào tạo đã đăng ký.

+ Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên.

Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với Trường trung cấp nghề công lập; 50% đối với trường trung cấp nghề tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.

+ Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

* Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 5

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKBSDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ……………………………………………….

1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.................................................................................

Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..............................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …ngày …...tháng…năm……

4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):

................................................................................................................................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(5)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 6

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

1. Lý do đăng ký bổ sung

2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề

A. Trụ sở chính

I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)

1.1. Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng

TT

Họ và tên

Trình độ ngành nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.

II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……

..............................................................................................................................................

B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(10)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)

(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;

- Chương trình dạy nghề chi tiết;

(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;

(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

6. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường Trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH bao gồm:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH:

+ Nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện trong tỉnh với trụ sở chính, thì hồ sơ đăng ký được thực hiện theo quy định tại mục 1 nêu trên; nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì hồ sơ ngoài quy định tại mục 1 nêu trên phải có thêm:

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề:

+ Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

Trường hợp các nghề đào tạo chưa có trong danh mục nghề đào tạo thì nhà trường phải báo cáo Bộ chuyên ngành để có văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung vào danh mục nghề đào tạo trước khi đăng ký hoạt động dạy nghề.

 + Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:

Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên.

Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.

 + Có đủ thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Các thiết bị đào tạo chính phải đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại; đảm bảo đủ số lượng đáp ứng các nghề và quy mô đào tạo đã đăng ký;

+ Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên;

Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với Trường trung cấp nghề công lập; 50% đối với trường trung cấp nghề tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.

+ Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

* Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 5

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKBSDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ……………………………………………….

1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.................................................................................

Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..............................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …ngày …...tháng…năm……

4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):

................................................................................................................................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(5)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 6

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

1. Lý do đăng ký bổ sung

2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề

A. Trụ sở chính

I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)

1.1. Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng

TT

Họ và tên

Trình độ ngành nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.

II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……

..............................................................................................................................................

B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(10)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)

(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;

- Chương trình dạy nghề chi tiết;

(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;

(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

7. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với Trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH bao gồm:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 8 Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH:

+ Nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện trong tỉnh với trụ sở chính, thì hồ sơ đăng ký được thực hiện theo quy định tại mục 1 nêu trên; nếu hoạt động dạy nghề bổ sung được thực hiện ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì hồ sơ ngoài quy định tại mục 1 nêu trên phải có thêm:

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 5

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKBSDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ……………………………………………….

1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.................................................................................

Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..............................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …ngày …...tháng…năm……

4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):

................................................................................................................................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(5)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 6

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

1. Lý do đăng ký bổ sung

2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề

A. Trụ sở chính

I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)

1.1. Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng

TT

Họ và tên

Trình độ ngành nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/mô đun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.

II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……

..............................................................................................................................................

B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(10)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;

(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)

(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;

- Chương trình dạy nghề chi tiết;

(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;

(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

8. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với Trường Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.        

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

+ Bản sao có chứng thực quyết định thành lập;

+ Bản sao có chứng thực Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức hoạt động đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt;

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Đối với các nghề đào tạo trình độ Trung cấp nghề:

+ Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Trường hợp các nghề đào tạo chưa có trong danh mục nghề đào tạo thì nhà trường phải báo cáo Bộ chuyên ngành để có văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung vào danh mục nghề đào tạo trước khi đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể: Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên; Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.

+ Có đủ thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Các thiết bị đào tạo chính phải đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại; đảm bảo đủ số lượng đáp ứng các nghề và quy mô đào tạo đã đăng ký;

+ Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó: Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên; Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với trường cao đẳng nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập; 50% đối với trường cao đẳng nghề, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.

+ Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

* Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo;

+ Có đủ chương trình dạy nghề theo quy định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;     

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 1

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKHĐDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ………………………………………………..

1. Tên cơ sở đăng ký:……………………………….……..……….(4)..............................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:……………………...……..………………..(5)..................................................

Điện thoại: …………………. Fax: …………………….Email:.............................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................

3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:............

Cơ quan cấp:.................................................................................................................

4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:................................................................................................

Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: …………; Ngày tháng năm cấp:.........................

5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):

- Tại trụ sở chính:

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………….(7)...........................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

………….(8)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);

(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;

(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.

(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 3

MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ GIÁO DỤC, DOANH NGHIỆP)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN

I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường

- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.

- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)

2. Các công trình, phòng học sử dụng chung

- Các phòng học được sử dụng chung

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành

- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)

3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung

II. Cán bộ quản lý, giáo viên

1. Cán bộ quản lý và giáo viên

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:

- Cán bộ quản lý:

- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:

+ Cơ hữu: ………………… + Thỉnh giảng: ………. + Kiêm chức: ………………..

2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung dành cho dạy nghề

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)

III. Quy mô đào tạo chung (5)

- Quy mô tuyển sinh hàng năm (cho tất cả các hệ)

- Quy mô đào tạo (tổng lưu lượng học sinh, sinh viên/năm học)

- Các ngành, nghề đào tạo (cho tất cả các hệ)

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (6)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

1.1. Cơ sở vật chất (7)

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề

Đơn vị

Số lượng

...

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (8)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (9)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề

II. Nghề: ………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: …………………. (10)

B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (11)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên) ................................................................

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

.…………….(12)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4), (8) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (Bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);

(5) Nếu là doanh nghiệp thì không cần phải báo cáo nội dung này;

(6) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(7) Nếu cơ sở giáo dục tư thục; doanh nghiệp tư nhân phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.

(9) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;

- Chương trình dạy nghề chi tiết.

(10) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(11) Trong trường hợp có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;

(12) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

9. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường Trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bản sao có chứng thực Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trường.      

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.  

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề:

+ Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

Trường hợp các nghề đào tạo chưa có trong danh mục nghề đào tạo thì nhà trường phải báo cáo Bộ chuyên ngành để có văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung vào danh mục nghề đào tạo trước khi đăng ký hoạt động dạy nghề.

 + Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:

Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh, sinh viên.

Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh, sinh viên.

+ Có đủ thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Các thiết bị đào tạo chính phải đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại; đảm bảo đủ số lượng đáp ứng các nghề và quy mô đào tạo đã đăng ký;

+ Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giáo viên;

Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với Trường trung cấp nghề công lập; 50% đối với trường trung cấp nghề tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.

+ Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

* Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 1

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKHĐDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ………………………………………………..

1. Tên cơ sở đăng ký:

…………………….……………………….……..……….(4)..........................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:

……………………...……..……………………..………..(5)..................................................................

Điện thoại: …………………. Fax: …………………….

Email:.............................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................

3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:............

Cơ quan cấp:.................................................................................................................

4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:................................................................................................

Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: …………; Ngày tháng năm cấp:.........................

5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):

- Tại trụ sở chính:

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………….(7)...........................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

………….(8)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);

(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;

(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.

(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ DẠY NGHỀ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN

I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường

- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.

- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)

2. Các công trình, phòng học sử dụng chung

- Các phòng học được sử dụng chung

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành

- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)

3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung

II. Cán bộ quản lý, giáo viên

1. Cán bộ quản lý và giáo viên

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:

- Cán bộ quản lý:

- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:

+ Cơ hữu: …………… + Thỉnh giảng: ……………. + Kiêm chức: ………………..

2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung của trường

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (5)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

1.1. Cơ sở vật chất (6)

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề

Đơn vị

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (7)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề

II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: …………….. (9)

......................................................................................................................................

B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (10)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)....................................................................

......................................................................................................................................

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(11)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4), (7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);

(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(6) Nếu cơ sở dạy nghề tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.

(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;

- Chương trình dạy nghề chi tiết.

(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(10) Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;

(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

10. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với Trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu hẹn ngày trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, (Tầng trệt, khu trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Khi đến nhận kết quả đại diện của tổ chức phải xuất trình Phiếu hẹn và giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị.

Cán bộ giao trả kết quả kiểm trả Phiếu hẹn, giấy giới thiệu và trả kết quả cho người đến nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bản sao có chứng thực Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trung tâm;

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.  

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;

+ Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề được tổ chức đào tạo;

+ Có đủ chương trình dạy nghề theo quy định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp;

+ Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

PHỤ LỤC 1

MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /ĐKHĐDN-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ………………………………………………..

1. Tên cơ sở đăng ký:……………………………….……..……….(4)..............................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:……………………...……..………………..(5)..................................................

Điện thoại: …………………. Fax: …………………….Email:.............................................

Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................

3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:............

Cơ quan cấp:.................................................................................................................

4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:................................................................................................

Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: …………; Ngày tháng năm cấp:.........................

5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):

- Tại trụ sở chính:

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………….(7)...........................

Số TT

Tên nghề

Mã nghề

Trình độ đào tạo

Quy mô tuyển sinh

Năm

Năm

Năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

………….(8)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);

(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;

(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.

(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.

(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ DẠY NGHỀ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

…….…(1)……….
………….(2)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /BC-…(3)….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

BÁO CÁO

THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN

I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường

- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.

- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)

2. Các công trình, phòng học sử dụng chung

- Các phòng học được sử dụng chung

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành

- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)

3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung

II. Cán bộ quản lý, giáo viên

1. Cán bộ quản lý và giáo viên

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:

- Cán bộ quản lý:

- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:

+ Cơ hữu: …………… + Thỉnh giảng: ……………. + Kiêm chức: ………………..

2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung của trường

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO

A. Tại trụ sở chính

I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (5)

1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

1.1. Cơ sở vật chất (6)

- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề

- Số phòng/xưởng thực hành nghề

1.2. Thiết bị dạy nghề

TT

Tên thiết bị dạy nghề

Đơn vị

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2. Giáo viên dạy nghề

- Tổng số giáo viên của nghề:

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:

- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ, ngành, nghề được đào tạo

Trình độ kỹ năng nghề

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Môn học/môđun được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (7)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề

II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: …………….. (9)

......................................................................................................................................

B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (10)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)....................................................................

......................................................................................................................................

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………;
- Lưu: VT, …….

……………….(11)…………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;

(4), (7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:

Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);

(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên

(6) Nếu cơ sở dạy nghề tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.

(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;

- Chương trình dạy nghề chi tiết.

(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;

(10) Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;

(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

11. Thủ tục cho phép thành lập trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ giao cho người đến nộp.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trung tâm tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định;

Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề.

Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trung tâm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề không đủ điều kiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

Bước 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn.

Bước 6. Sau khi ra quyết định cho phép thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Trung tâm. Trường hợp không đủ điều kiện cho phép thành lập thì Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề mẫu số 5b ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

+ 07 quyển Đề án thành lập Trung tâm dạy nghề mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề .

+ Dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo phù hợp với quy mô, trình độ cho từng nghề đào tạo của trung tâm;

+ Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trung tâm, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trung tâm;

+ Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và cam kết chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trung tâm và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trung tâm sau khi được thành lập;

Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trung tâm;

+ Đối với Trung tâm dạy nghề tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ còn cần phải bổ sung:

. Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trung tâm của các thành viên góp vốn;

. Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập trung tâm;

. Danh sách và hình thức góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trung tâm;

. Danh sách, biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.  

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề mẫu số 5b Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

+ Đề án thành lập trung tâm dạy nghề mẫu số 6 Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề của tỉnh;       

+ Quy mô đào tạo tối thiểu 50 học sinh;  

+ Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong đó: Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; Phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề tổ chức đào tạo;

* Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:

+ Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

. Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000 m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;

. Phòng học lý thuyết đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2/01 học sinh quy đổi;

. Xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/01 học sinh quy đổi.

+ Thiết bị dạy nghề:

. Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.

* Về khả năng tài chính: Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trung tâm dạy nghề. Nguồn vốn thành lập trung tâm dạy nghề tối thiểu là 02 (hai) tỷ đồng Việt Nam được đóng góp bằng nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế mẫu Trung tâm dạy nghề;

+ Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề;

+ Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sát nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

Mẫu số 5b: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……., ngày       tháng       năm 20 ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

Kính gửi: UBND tỉnh (thành phố trực thuộc TW) ……………..

- Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề:

.........................................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................................

- Số chứng minh thư nhân dân, ngày, tháng cấp, nơi cấp: ................................................

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu là cá nhân): ..............................................................

- Tên trung tâm dạy nghề: ...............................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ..........................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................

- Số điện thoại: ……………….………. Fax: …………………….. Email: ..........................

- Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm dạy nghề: ................................................................

- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ...............................................................................

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: .................................................

- Diện tích đất sử dụng: …………………….. Diện tích xây dựng: ......................................

- Vốn đầu tư: ..............................................................................................................

- Thời hạn hoạt động: ............................................................................................

(Kèm theo đề án thành lập trung tâm dạy nghề)

Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước.

Đề nghị UBND tỉnh (thành phố) trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.

 

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Chức danh của người đại diện tổ chức hoặc cá nhân đề nghị thành lập trung tâm.

 

Mẫu số 6: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……., ngày       tháng       năm 20 ….

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.

4. Nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM

I. Thông tin chung về trung tâm dạy nghề đề nghị thành lập:

- Tên trung tâm dạy nghề: ................................................................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ............................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính của trung tâm: .......................................................................................

- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: ..........................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ........................................................................

- Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ..........................................................................

- Họ và tên người dự kiến làm Giám đốc: ..................................................................

(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

- Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm: .....................................................................................

...........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

II. Mục tiêu đào tạo của trung tâm dạy nghề:

1. Mục tiêu chung:

2. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.

Số TT

Tên nghề và trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 …

20 ..

20 ..

20 ..

20 ..

20 ..

I

Sơ cấp nghề

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

II

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

III. Cơ cấu tổ chức của trung tâm

1. Cơ cấu tổ chức:

- Ban Giám đốc;

- Các phòng chức năng;

- Các Tổ chuyên môn.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc, các phòng chức năng và các tổ chức chuyên môn.

IV. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm

1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

a) Cơ sở vật chất:

- Diện tích đất sử dụng:

+ Đất xây dựng:

+ Đất lưu không:

- Diện tích xây dựng:

+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.

+ Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, …

+ Các hạng mục khác …

b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).

2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:

- Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

- Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.

3. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.

4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:

- Nguồn vốn;

- Kế hoạch sử dụng vốn.

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.

2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.

3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.

5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.

 

12. Thủ tục cho phép thành lập trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ giao cho người đến nộp.

+ Trường hợp hồ sơ cho phép thành lập trường không hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trường tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định;

Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp nghề.

- Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập trường không đủ điều kiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do.

- Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trường gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thành lập trường, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép thành lập trường, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn.

Bước 6. Sau khi ra quyết định cho phép thành lập, UBND tỉnh gửi trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Trường. Trường hợp không đủ điều kiện cho phép thành lập thì UBND tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị thành lập Trường trung cấp nghề mẫu số 3b ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

+ 07 quyển Đề án thành lập Trường trung cấp nghề Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

+ Dự thảo điều lệ của Trường;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trường, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trường; 

+ Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp nghề mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trường và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường sau khi được thành lập;

+ Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trường, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường (nếu có).

+ Đối với Trường Trung cấp nghề tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ còn cần phải bổ sung:

. Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập Trường;

. Danh sách và hình thức góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập Trường;

. Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập Trường;

. Dự kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị của Trường.

. Danh sách, biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị thành lập Trường trung cấp nghề mẫu số 3b ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

+ Đề án thành lập Trường trung cấp nghề Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường trung cấp nghề của tỉnh;

* Quy mô đào tạo tối thiểu 100 học sinh;

* Số nghề đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu là 3 nghề;

* Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó:

+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;

+ Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất 50% và đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo;

* Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:

+ Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

- Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 30.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;

- Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành;

- Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

- Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

- Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ giáo viên và học tập của học sinh;

- Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh và giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế;

- Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường;

+ Thiết bị dạy nghề:

 ó đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.

* Về khả năng tài chính:

Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường trung cấp nghề. Nguồn vốn thành lập trường trung cấp nghề tối thiểu là 15 tỷ đồng Việt Nam, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Quyết định số 37/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về điều lệ mẫu Trường trung cấp nghề;

+ Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề;

+ Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sát nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

Mẫu số 3b: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……., ngày       tháng       năm 20 ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

Kính gửi: UBND tỉnh (thành phố trực thuộc TW) ……………..

- Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị thành lập trường:

......................................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ..................................................................................................

- Số chứng minh thư nhân dân, ngày, tháng cấp, nơi cấp: ...................................................

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu là cá nhân): ..........................................................

- Tên trường trung cấp nghề: ................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ......................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .........................................................................................

- Số điện thoại: ………………….………. Fax: ……………………….. Email: ...........................

- Nhiệm vụ chủ yếu của trường: ....................................................................................

- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ................................................................................

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ..................................................

- Diện tích đất sử dụng: …………………..….. Diện tích xây dựng: ........................................

- Vốn đầu tư: ......................................................................................................................

- Thời hạn hoạt động: .......................................................................................................

(Kèm theo đề án thành lập trường trung cấp nghề)

Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước.

Đề nghị UBND tỉnh (thành phố) trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.

 

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Chức danh của người đại diện tổ chức hoặc cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp nghề.

 

Mẫu số 4: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……., ngày       tháng       năm 20 ….

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.

4. Nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

5. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm hoặc cơ sở giáo dục khác được đề nghị nâng cấp (đối với những trường được nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc cơ sở giáo dục khác hiện có).

a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.

b) Về cơ sở vật chất.

c) Về thiết bị dạy nghề.

d) Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

đ) Về chương trình, giáo trình dạy nghề.

e) Về kinh phí hoạt động.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

I. Thông tin chung về trường trung cấp nghề đề nghị thành lập:

- Tên trường trung cấp nghề: ............................................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): .........................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính của trường: ...................................................................................

- Số điện thoại: ………………..…………. Fax: …………………….. Email: …….....................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ...............................................................................

- Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ..................................................................................

- Họ và tên người dự kiến làm Hiệu trưởng: .....................................................................

(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

- Chức năng, nhiệm vụ của trường: ..................................................................................

........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

..........................................................................................................................

II. Mục tiêu đào tạo của trường trung cấp nghề:

1. Mục tiêu chung:

2. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.

Số TT

Tên nghề và trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 …

20 ..

20 ..

20 ..

20 ..

20 ..

I

Trung cấp nghề

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

II

Sơ cấp nghề

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

III

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

III. Cơ cấu tổ chức của trường

1. Cơ cấu tổ chức:

- Ban Giám hiệu;

- Hội đồng trường (đối với trường trung cấp nghề công lập) hoặc Hội đồng quản trị (đối với trường trung cấp nghề tư thục);

- Các phòng chức năng;

- Các khoa chuyên môn;

- Các Bộ môn trực thuộc trường;

- Các Hội đồng tư vấn;

- Các tổ chức Đảng, đoàn thể.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám hiệu, các Hội đồng và các phòng, khoa, Bộ môn.

IV. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường

1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

a) Cơ sở vật chất:

- Diện tích đất sử dụng:

+ Đất xây dựng:

+ Đất lưu không:

- Diện tích xây dựng:

+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.

+ Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế …

+ Các hạng mục khác …

b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).

2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:

- Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

- Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.

3. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.

4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:

- Nguồn vốn;

- Kế hoạch sử dụng vốn.

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.

2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.

3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.

5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.

 

13. Thủ tục thành lập trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy biên nhận giao cho người đến nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thành lập trường không hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trường tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định;

Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp nghề.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập trường không đủ điều kiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do.

 Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan đề nghị thành lập trường hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trường gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thành lập trường, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập trường, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh trên địa bàn.

Bước 6. Sau khi ra Quyết định cho phép thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi trả kết quả cho cơ quan đề nghị thành lập Trường. Trường hợp không đủ điều kiện cho phép thành lập thì Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị thành lập Trường trung cấp nghề mẫu số 3a ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

+ 07 quyển Đề án thành lập Trường trung cấp nghề Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

+ Dự thảo điều lệ của trường;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trung tâm, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trung tâm.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.  

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị thành lập Trường trung cấp nghề mẫu số 3a ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

+ Đề án thành lập Trường trung cấp nghề Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường trung cấp nghề của tỉnh;

* Quy mô đào tạo tối thiểu 500 học sinh;

* Số nghề đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu là 3 nghề;

* Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó:

+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;

+ Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất 70% và đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo;

* Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:

+ Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

- Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 30.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;

- Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành;

- Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

- Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

- Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ giáo viên và học tập của học sinh;

- Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh và giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế;

- Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường;

+ Thiết bị dạy nghề:

Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.

* Về khả năng tài chính: Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường trung cấp nghề. Nguồn vốn thành lập trường trung cấp nghề tối thiểu là 15 tỷ đồng Việt Nam, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất. 

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Quyết định số 37/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về điều lệ mẫu Trường trung cấp nghề;

+ Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề;

+ Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sát nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

Mẫu số 3a: Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

(1)
(2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……/ ………..
V/v: Đề nghị thành lập trường trung cấp nghề ….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ……………………………………

- Lý do thành lập trường:……………………………………………..……………………………….

……………………………………………………………………………………………..………………….

- Tên trường trung cấp nghề:................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế (nếu có):………………………………..………………………………….

- Địa chỉ trụ sở chính:...................................................................................................................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có):…………………………..…………………………………

- Số điện thoại:…………………………………. Fax:……………….Email:………….……………

- Nhiệm vụ chủ yếu của trường:...............................................................................

- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo:………………………………………

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh:................................

- Diện tích đất sử dụng:..............Diện tích xây dựng:....................................

- Vốn đầu tư:...............................................................................................

- Thời hạn hoạt động:..................................................................................

(Kèm theo đề án thành lập trường trung cấp nghề)

Đề nghị Bộ, ngành...., UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW........ xem xét quyết định./.

 

 

(3)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1) Tên cơ quan ra quyết định thành lập.

(2) Tên cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trường trung cấp nghề.

(3) Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trường trung cấp nghề.

 

Mẫu số 4: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……., ngày       tháng       năm 20 ….

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.

4. Nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

5. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm hoặc cơ sở giáo dục khác được đề nghị nâng cấp (đối với những trường được nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc cơ sở giáo dục khác hiện có).

a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.

b) Về cơ sở vật chất.

c) Về thiết bị dạy nghề.

d) Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

đ) Về chương trình, giáo trình dạy nghề.

e) Về kinh phí hoạt động.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

I. Thông tin chung về trường trung cấp nghề đề nghị thành lập:

- Tên trường trung cấp nghề: ...............................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ............................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính của trường: ........................................................................

- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................

- Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ....................................................................

- Họ và tên người dự kiến làm Hiệu trưởng: ..........................................................

(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

- Chức năng, nhiệm vụ của trường: ......................................................................

............................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

............................................................................................................................................

II. Mục tiêu đào tạo của trường trung cấp nghề:

1. Mục tiêu chung:

2. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.

Số TT

Tên nghề và trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 …

20 ..

20 ..

20 ..

20 ..

20 ..

I

Trung cấp nghề

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

II

Sơ cấp nghề

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

III

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

III. Cơ cấu tổ chức của trường

1. Cơ cấu tổ chức:

- Ban Giám hiệu;

- Hội đồng trường (đối với trường trung cấp nghề công lập) hoặc Hội đồng quản trị (đối với trường trung cấp nghề tư thục);

- Các phòng chức năng;

- Các khoa chuyên môn;

- Các Bộ môn trực thuộc trường;

- Các Hội đồng tư vấn;

- Các tổ chức Đảng, đoàn thể.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám hiệu, các Hội đồng và các phòng, khoa, Bộ môn.

IV. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường

1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

a) Cơ sở vật chất:

- Diện tích đất sử dụng:

+ Đất xây dựng:

+ Đất lưu không:

- Diện tích xây dựng:

+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.

+ Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế …

+ Các hạng mục khác …

b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).

2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:

- Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

- Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.

3. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.

4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:

- Nguồn vốn;

- Kế hoạch sử dụng vốn.

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.

2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.

3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.

5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.

 

14. Thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (tầng trệt, khu trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 11 đường Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý về nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy biên nhận hồ sơ giao cho đại diện cơ quan.

+ Trường hợp hồ sơ thành lập không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trung tâm tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

Bước 4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề.

Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan đề nghị thành lập trung tâm hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trung tâm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề không đủ điều kiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

Bước 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh trên địa bàn.

Bước 6. Sau khi ra quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi trả kết quả cho cơ quan đề nghị thành lập Trung tâm. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.        

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề nghề Mẫu số 5a Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề;

+ 07 Quyển Đề án thành lập trung tâm dạy nghề mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề;

+ Dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo phù hợp với quy mô, trình độ cho từng nghề đào tạo của trung tâm;

+ Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trung tâm, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trung tâm.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.  

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Văn bản đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề nghề Mẫu số 5a Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

+ Đề án thành lập trung tâm dạy nghề mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề của tỉnh;

* Quy mô đào tạo tối thiểu 150 học sinh;

* Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, đạt trình độ và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội, trong đó:

+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;

+ Phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề tổ chức đào tạo;

* Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:

+ Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

- Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000 m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;

- Phòng học lý thuyết đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2/01 học sinh quy đổi;

- Xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/01 học sinh quy đổi.

+ Thiết bị dạy nghề:

Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với quy mô, trình độ của từng nghề đào tạo theo quy định.

* Về khả năng tài chính: Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trung tâm dạy nghề. Nguồn vốn thành lập trung tâm dạy nghề tối thiểu là 02 (hai) tỷ đồng Việt Nam được đóng góp bằng nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCXD60:2003 “Trường dạy nghề -Tiêu chuẩn thiết kế”;

+ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Quyết định số 37/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề;

+ Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế mẫu Trung tâm dạy nghề;

+ Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề;

+ Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sát nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

* Ghi chú: Những chữ in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.

Mẫu số 5a: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

(1)
(2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……/ ………..
V/v: Đề nghị thành lập trường trung cấp nghề ….

………, ngày ….. tháng ….. năm 20….

 

Kính gửi: ……………………………………….

- Lý do thành lập trung tâm dạy nghề: .....................................................................................

...............................................................................................................................................

- Tên trung tâm dạy nghề: ........................................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế (nếu có): .............................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................................................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ..........................................................................................

- Số điện thoại: ……………………………. Fax: …………………….. Email: .....................

- Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm dạy nghề: .............................................................................

- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ......................................................................................

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: .............................................................

- Diện tích đất sử dụng: ……………………….. Diện tích xây dựng: ......................................

- Vốn đầu tư: .........................................................................................................................

- Thời hạn hoạt động: .......................................................................................................

(Kèm theo đề án thành lập trung tâm dạy nghề)

Đề nghị Bộ, ngành …, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.

 

 

(3)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Tên cơ quan ra quyết định thành lập.

(2) Tên cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.

(3) Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.

 

Mẫu số 6: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……., ngày       tháng       năm 20 ….

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.

4. Nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM

I. Thông tin chung về trung tâm dạy nghề đề nghị thành lập:

- Tên trung tâm dạy nghề: ....................................................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): .............................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính của trung tâm: ...................................................................................

- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .................................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................................

- Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ....................................................................................

- Họ và tên người dự kiến làm Giám đốc: ...............................................................................

(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

- Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm: ....................................................................................

................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

II. Mục tiêu đào tạo của trung tâm dạy nghề:

1. Mục tiêu chung:

2. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.

Số TT

Tên nghề và trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 …

20 ..

20 ..

20 ..

20 ..

20 ..

I

Sơ cấp nghề

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

II

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

III. Cơ cấu tổ chức của trung tâm

1. Cơ cấu tổ chức:

- Ban Giám đốc;

- Các phòng chức năng;

- Các Tổ chuyên môn.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc, các phòng chức năng và các tổ chức chuyên môn.

IV. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm

1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

a) Cơ sở vật chất:

- Diện tích đất sử dụng:

+ Đất xây dựng:

+ Đất lưu không:

- Diện tích xây dựng:

+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.

+ Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, …

+ Các hạng mục khác …

b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).

2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:

- Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

- Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.

3. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.

4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:

- Nguồn vốn;

- Kế hoạch sử dụng vốn.

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.

2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.

3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.

5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 997/QĐ-UBND năm 2013 về công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu: 997/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký: Trần Minh Sanh
Ngày ban hành: 02/05/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 997/QĐ-UBND năm 2013 về công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…