ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2013/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 25 tháng 12 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước, ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức, ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP, ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BCA, ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công an Quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH, ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 44/2013/NQ-HĐND, ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chức danh, bố trí các chức danh và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 602/TTr-SNV, ngày 18 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
Gồm 18 chức danh, cụ thể như sau:
1. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy;
2. Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy;
3. Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy;
4. Văn phòng Đảng ủy;
5. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy (đối với cấp xã loại 1);
6. Phó Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy);
7. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
8. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
9. Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
10. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
11. Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
12. Chủ tịch Hội Người cao tuổi;
13. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;
14. Kế hoạch - giao thông - thủy lợi, nông, lâm;
15. Quản lý Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng;
16. Đài Truyền thanh;
17. Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ;
18. Công an viên.
Điều 2. Quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố
Gồm 3 chức danh, cụ thể như sau:
1. Bí thư Chi bộ ấp, khu phố (hoặc Bí thư Đảng ủy bộ phận ấp, khu phố);
2. Trưởng ấp, khu phố;
3. Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố.
Điều 3. Quy định về bố trí những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố
1. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mỗi chức danh bố trí 01 người (không áp dụng cho chức danh Công an viên). Các chức danh được bố trí 02 người theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã, gồm:
a) Xã loại 1, có 3 chức danh: Phó Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy); Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
b) Xã loại 2, có 2 chức danh: Phó Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy); Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Số lượng Công an viên được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể:
a) Mỗi xã bố trí 03 Công an viên;
b) Ấp thuộc xã loại 1, loại 2: Mỗi ấp bố trí 02 Công an viên.
3. Những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố bố trí theo chức danh, có 3 chức danh, mỗi chức danh bố trí 01 người.
Trường hợp bố trí kiêm nhiệm: Đối với chức danh Bí thư chi bộ ấp, khu phố (hoặc Bí thư Đảng ủy bộ phận ấp, khu phố) kiêm Trưởng ấp, khu phố.
4. Việc bố trí những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải gắn liền với phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác ở địa phương đều có người phụ trách, chịu trách nhiệm.
5. Việc xác định xã trọng điểm, xã không trọng điểm và phân loại đơn vị hành chính cấp xã theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1. Hệ số 1,7 mức lương cơ sở đối với 5 chức danh, gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy; Văn phòng Đảng ủy; Phó Trưởng Công an xã.
2. Hệ số 1,5 mức lương cơ sở đối với 12 chức danh, gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy (đối với xã loại 1); Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ; Kế hoạch - giao thông - thủy lợi, nông, lâm; Quản lý Trung tâm - Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng; Đài Truyền thanh; Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ.
Đối với những nơi mà Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy do Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm thì Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy chuyên trách được hưởng mức phụ cấp hàng tháng với hệ số bằng 1,5 mức lương cơ sở.
3. Hệ số 1,2 mức lương cơ sở đối với 3 chức danh: Bí thư Chi bộ ấp, khu phố (hoặc Bí thư Đảng ủy bộ phận ấp, khu phố); Trưởng ấp, khu phố; Công an viên.
4. Hệ số 1,0 mức lương cơ sở đối với chức danh: Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố.
Điều 5. Quy định mức phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp xã biên giới, mức hỗ trợ theo trình độ chuyên môn đào tạo và Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế tự nguyện
1. Mức phụ cấp kiêm nhiệm
a) Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kiêm nhiệm chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Quyết định này (trừ chức danh Công an viên) thì người kiêm nhiệm được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng bằng 20% mức hệ số phụ cấp hàng tháng đối với chức danh đang đảm nhiệm;
b) Bí thư Chi bộ ấp, khu phố (hoặc Bí thư Đảng ủy bộ phận ấp, khu phố) kiêm Trưởng ấp, khu phố được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng bằng 20% mức hệ số phụ cấp hàng tháng đối với chức danh đang đảm nhiệm;
c) Trường hợp một người kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% chức danh đang đảm nhiệm;
d) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Mức phụ cấp xã biên giới
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố tại Quyết định này đang làm việc tại các xã biên giới được hưởng mức phụ cấp hàng tháng với hệ số 0,2 mức lương cơ sở.
3. Mức hỗ trợ theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại Quyết định này có bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp hoặc tương ứng với công việc được phân công thì được hỗ trợ như sau:
a) Đại học: 500.000 đ/người/tháng;
b) Cao đẳng: 300.000 đ/người/tháng.
4. Mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố tại Quyết định này tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 01 năm 2014 trở đi được ngân sách hỗ trợ đóng 17%, cá nhân đóng 5% để tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của mức đóng bằng 22% so với mức lương cơ sở.
5. Mức hỗ trợ Bảo hiểm y tế tự nguyện
Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố tại Quyết định này tham gia đóng Bảo hiểm y tế tự nguyện thì ngân sách địa phương hỗ trợ 2/3 (hai phần ba), cá nhân đóng 1/3 (một phần ba) mức đóng Bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định.
1. Sở Nội vụ, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.
Hàng năm, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện quyết định này.
2. UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện quyết định này.
3. Nguồn kinh phí để thực hiện Quyết định này do ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Nghị định số 29/2013/NĐ-CP và nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quyết định: Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND, ngày 05/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố thuộc tỉnh Tây Ninh; Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 27/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh mức hỗ trợ của tỉnh cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố; Quyết định số 58/2011/QĐ-UBND ngày 31/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Thời gian áp dụng thực hiện chế độ, chính sách theo Quyết định này kể từ ngày 01/01/2014.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nội vụ, Tài chính; thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Quyết định 66/2013/QĐ-UBND về chức danh, bố trí các chức danh và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Số hiệu: | 66/2013/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký: | Nguyễn Thị Thu Thủy |
Ngày ban hành: | 25/12/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 66/2013/QĐ-UBND về chức danh, bố trí các chức danh và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Chưa có Video