THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 579/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VIỆT NAM THỜI KỲ 2011-2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 6655/TTr-BKH
ngày 21 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt
Nam thời kỳ 2011-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VIỆT NAM THỜI KỲ 2011-2020
1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
Những mục tiêu cụ thể cần đạt được là:
- Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc.
- Nhân lực quản lý hành chính nhà nước chuyên nghiệp đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN trong thế giới hội nhập và biến đổi nhanh;
- Xây dựng được đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, đặc biệt là nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới;
- Xây dựng được đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế, đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao trong nền kinh tế thế giới.
- Nhân lực Việt Nam hội đủ các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, có năng lực ứng xử, (đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân …) và tính năng động, tự lực cao, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với người lao động trong xã hội công nghiệp;
- Thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, xây dựng nhân lực Việt Nam có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý. Cùng với việc tập trung phát triển nhân lực trình độ cao đạt trình độ quốc tế, tăng cường phát triển nhân lực các cấp trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của các vùng, miền, địa phương;
- Xây dựng được xã hội học tập, đảm bảo cho tất cả các công dân Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo, thực hiện mục tiêu: Học để làm người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; học để có nghề, có việc làm hiệu quả; học để làm cho mình và người khác hạnh phúc; học để góp phần phát triển đất nước và nhân loại;
- Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế, phân bố rộng khắp trên cả nước, góp phần hình thành xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
3. Các chỉ tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực như sau:
Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020
Chỉ tiêu |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
I. Nâng cao trí lực và kỹ năng lao động |
|
|
|
1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) |
40,0 |
55,0 |
70,0 |
2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (%) |
25,0 |
40,0 |
55,0 |
3. Số sinh viên đại học - cao đẳng trên 10.000 dân (sinh viên) |
200 |
300 |
400 |
4. Số trường dạy nghề đạt đẳng cấp quốc tế (trường) |
- |
5 |
> 10 |
5. Số trường đại học xuất sắc trình độ quốc tế (trường) |
- |
- |
> 4 |
6. Nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực đột phá (người) |
|
|
|
- Quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế |
15.000 |
18.000 |
20.000 |
- Giảng viên đại học, cao đẳng |
77.500 |
100.000 |
160.000 |
- Khoa học - công nghệ |
40.000 |
60.000 |
100.000 |
- Y tế, chăm sóc sức khỏe |
60.000 |
70.000 |
80.000 |
- Tài chính - ngân hàng |
70.000 |
100.000 |
120.000 |
- Công nghệ thông tin |
180.000 |
350.000 |
550.000 |
II. Nâng cao thể lực nhân lực |
|
|
|
1. Tuổi thọ trung bình (năm) |
73 |
74 |
75 |
2. Chiều cao trung bình thanh niên (mét) |
> 1,61 |
> 1,63 |
> 1,65 |
3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%) |
17,5 |
< 10,0 |
< 5,0 |
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2011-2020
Quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển nhân lực nước ta thời kỳ 2011-2020 là:
1. Phát triển nhân lực trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, phát triển nhân lực là khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
2. Phát triển nhân lực phải dựa trên nhu cầu nhân lực của các ngành, các địa phương. Do đó, phải tiến hành quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành và các địa phương thời kỳ 2011-2020, tạo cơ sở để đảm bảo cân đối nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và đất nước.
3. Phát triển nhân lực toàn diện, gồm những yếu tố thể lực, tri thức, kỹ năng, hành vi và ý thức chính trị, xã hội theo yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển đất nước bền vững. Phát triển nhân lực phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Trong từng thời kỳ nhất định, theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và đặc điểm bối cảnh quốc tế, phải tập trung giải quyết những vấn đề cốt yếu có tác động quyết định đến sự phát triển nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội.
4. Phương thức nhân lực Việt Nam phải đảm bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực Việt Nam phải tiếp cận trình độ các nước tiên tiến ở khu vực, một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới.
5. Phát triển nhân lực phải kết hợp hài hòa đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gia với sử dụng cơ chế và những công cụ của kinh tế thị trường trong phát triển và sử dụng nhân lực. Đặc biệt, phải chuyển nhanh hệ thống đào tạo nhân lực sang hoạt động theo cơ chế đào tạo theo nhu cầu của xã hội và thị trường lao động, nhất là các ngành trọng điểm.
6. Phát triển nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, định hướng, dẫn dắt bằng hệ thống khung khổ pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển nhân lực, thực hiện các chương trình phổ cập giáo dục bắt buộc, hỗ trợ bồi dưỡng phát triển nhân tài và thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực, hỗ trợ phát triển các nhóm nhân lực đặc thù, nhất là đối với những đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư dễ bị tổn thương (người tàn tật, người nghèo, cận nghèo, nông dân chuyển đổi việc làm …). Mỗi công dân, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào phát triển nhân lực. Thu hút doanh nghiệp tham gia mạnh vào phát triển nhân lực.
7. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhóm nhân lực trình độ cao trong các ngành trọng điểm đạt trình độ của các nước tiên tiến.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
1. Những giải pháp đột phá
a) Đổi mới nhận thức về phát triển và sử dụng nhân lực:
- Quán triệt quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước và sự hưng thịnh của mỗi đơn vị, tổ chức. Tạo sự chuyển biến mạnh về nhân lực ở tất cả các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở và người dân về việc cần phải đổi mới triệt để và có tính cách mạng trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập; về sự cần thiết phải cải thiện giống nòi, đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc toàn diện sức khỏe nhân dân; về sự cần thiết phải nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc.
- Sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực thực và kết quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng và đề cao “Bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực;
- Đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động. Cùng với quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ ngành, địa phương, sự đầu tư và chính sách khuyến khích của Nhà nước, cần sử dụng rộng rãi, hiệu quả các cơ chế và công cụ của kinh tế thị trường để mở rộng quy mô, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực và huy động các nguồn vốn cho phát triển đào tạo nhân lực.
b) Đổi mới căn bản quản lý nhà nước về phát triển và sử dụng nhân lực
- Quy hoạch phát triển nhân lực là nhiệm vụ quan trọng của các Bộ ngành và tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo cân đối về lao động cho sự phát triển của các ngành và địa phương. Khi xác định các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương, cùng với cân đối về vốn, về đất và năng lượng, cân đối về nhân lực có vai trò quyết định đối với thu hút đầu tư và đảm bảo hiệu quả phát triển. Đối với cấp quốc gia và các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực xây dựng và giám sát triển khai quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia và các địa phương. Đối với các ngành, các Bộ là cơ quan xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của ngành và phối hợp với các Bộ ngành, địa phương triển khai quy hoạch.
- Đổi mới căn bản cơ chế quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo theo hướng: hoàn chỉnh các quy định quản lý nhà nước về điều kiện thành lập và chuẩn mực chung về hoạt động của các cơ sở giáo dục; về đánh giá chất lượng của các cơ sở giáo dục; về nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chính phủ, các Bộ và Ủy ban nhân dân các địa phương; xây dựng chính sách phát triển giáo dục và đào tạo ở các vùng khó khăn, cho con em người dân tộc, khuyến khích phát triển nhân tài …
- Xây dựng bộ tiêu chí về phát triển nhân lực và sáng tạo của các địa phương và cấp quốc gia. Đánh giá và công bố hàng năm sự phát triển nhân lực theo bộ tiêu chí này.
- Đẩy mạnh phân cấp, thực hiện quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nhân lực trên cơ sở quản lý của nhà nước và giám sát của xã hội. Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh nhằm chuyển mạnh hệ thống đào tạo sang hoạt động theo cơ chế đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo;
- Xây dựng những quy chế, cơ chế, chính sách đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nhân lực (đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo của doanh nghiệp …). Thể chế hóa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc phát triển nhân lực quốc gia.
c) Tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm sau:
- Xây dựng một số cơ sở đào tạo bậc đại học và dạy nghề đạt trình độ quốc tế để cung cấp nhân lực trình độ cao cho hệ thống giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Đổi mới đào tạo và chính sách sử dụng cán bộ, công chức gồm: áp dụng các chương trình đào tạo công chức hành chính tiên tiến, hiện đại theo những tiêu chí, chuẩn mực quản trị hành chính của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống chức danh cán bộ, công chức với quy định rõ ràng, cụ thể về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ gắn với trách nhiệm, quyền lợi và tăng cường đạo đức công vụ, kỷ cương, kỷ luật công tác; thực hiện khoán quỹ lương và cải cách chế độ tiền lương đối với các đơn vị hành chính công, đảm bảo cán bộ, công chức đủ sống bằng lương và từng bước có tích lũy; tổ chức thi vào các chức vụ lãnh đạo từ trung cấp trở xuống …
- Xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo và chính sách trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực, đặc biệt là hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong quản lý hành chính, ngoại giao và kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, tư vấn hoạch định chính sách, pháp lý, y học, văn hóa, nghệ thuật.
- Thực hiện đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
- Triển khai quyết liệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông”, trong đó phát triển và đảm bảo nhân lực là giải pháp hàng đầu.
- Giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, trong đó tập trung vào dự án dinh dưỡng học đường kết hợp tăng cường giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục - thể thao trong trường học. Triển khai Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2025.
2. Những giải pháp khác
a) Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020.
Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển dạy nghề phải thể hiện yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục là khâu đột phá. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt.
- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, nhà nước và xã hội.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp dạy và học ở tất cả các bậc học.
- Hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi (năm 2015), mở rộng giáo dục mầm non cho trẻ nhóm tuổi thấp hơn, đặc biệt là sau năm 2015. Tăng quy mô giáo dục trung học phổ thông và phát triển mạnh mẽ dạy nghề, nhất là các tỉnh đồng bằng và miền núi.
- Triển khai Chương trình kiên cố hóa và chuẩn hóa trường lớp học, chương trình nhà công vụ và ký túc xá sinh viên, hoàn thành cơ bản vào năm 2020.
b) Đào tạo nhân lực các vùng, miền và nhóm đặc thù
- Tăng cường, ưu tiên đào tạo nhân lực các dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn bằng các hình thức phù hợp (tiếp tục chính sách cử tuyển, lồng ghép đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số trong Đề án đào tạo cán bộ, công chức cấp cơ sở, đào tạo cán bộ y tế cho tuyến xã, các dự án đào tạo của Chương trình xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm …);
- Mở rộng đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo và quan tâm đào tạo nghề phù hợp cho những người tàn tật.
c) Phát triển và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của người Việt Nam.
- Tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình bảo tồn, phát triển, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiến bộ của dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đổi mới hình thức và nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân trong trường học.
- Hình thành cơ chế và các chương trình phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục, ngành văn hóa, thể thao, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
d) Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực
Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực căn cứ vào những quy định của pháp luật, đóng góp của người lao động và nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, phù hợp với tiến trình hình thành và phát triển thị trường lao động, trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển thị trường lao động, xây dựng những cơ chế và công cụ thích hợp để sử dụng nhân lực có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển của chính bản thân nguồn nhân lực.
Hình thành hệ thống chính sách toàn dụng lao động (mở rộng việc làm, giảm thất nghiệp, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động, tăng hiệu quả và năng suất lao động …);
Thực hiện quyền tự chủ, tự quyết định và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong việc quản lý, sử dụng nhân lực theo những quy định của pháp luật và tác động của cơ chế thị trường;
Đổi mới căn bản và toàn diện chính sách về sử dụng nhân lực trong khu vực nhà nước phù hợp với những quy luật của nền kinh tế thị trường, từ khâu tuyển dụng (tổ chức thi tuyển khách quan và mở rộng các đối tượng được tuyển dụng theo hình thức ký Hợp đồng lao động), bố trí công việc, trả công lao động, thăng tiến nghề nghiệp và không ngừng cải thiện điều kiện, môi trường lao động để tạo động lực, kích thích, khuyến khích làm việc sáng tạo và có hiệu quả cao;
Thực hiện việc tách bạch, phân biệt rõ những khác biệt trong quản lý, sử dụng nhân lực giữa cơ quan hành chính nhà nước (cán bộ, công chức nhà nước) và các đơn vị sự nghiệp công lập (viên chức). Trên cơ sở đó, đẩy mạnh quá trình trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, tổ chức sự nghiệp công lập trong quản lý, sử dụng nhân lực;
Xây dựng quy chế (cơ chế và chính sách) giao nhiệm vụ theo các hình thức khoán, đấu thầu, hợp đồng trách nhiệm, thi tuyển … gắn với đãi ngộ dựa trên kết quả cuối cùng để khuyến khích phát huy sáng kiến, sáng tạo và khích lệ lòng tự tôn dân tộc, tôn vinh người tài và người có nhiều đóng góp cho đất nước;
Xây dựng quy chế (tiêu chuẩn và quy trình) đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ năng lực và kết quả công việc.
- Chính sách trọng dụng và phát huy nhân tài
Các ngành và các địa phương cần có chương trình phát triển nhân tài từ khâu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân tài.
Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để tạo môi trường làm việc, khuyến khích phát huy tài năng đóng góp cho công cuộc hưng thịnh đất nước (đối với người Việt Nam và cả người nước ngoài);
đ) Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhân lực đến năm 2020
- Tăng đầu tư của Nhà nước cho phát triển nhân lực
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: đảm bảo tỷ trọng chi cho giáo dục, đào tạo ở mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước; duy trì tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân hàng năm luôn cao hơn tốc độ tăng chi chung của tổng ngân sách nhà nước. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu phân bổ chi ngân sách nhà nước theo hướng tập trung cho việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập, thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực theo mục tiêu trọng điểm, giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và bồi dưỡng, phát triển giống nòi;
Tiếp tục phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện các chương trình tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập, hiện đại hóa các cơ sở đào tạo trọng điểm và mạng lưới y tế cơ sở để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe và tăng cường thể lực nhân dân;
Tăng quy mô Quỹ tín dụng cho học sinh và sinh viên để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực và học tập của học viên học nghề và sinh viên. Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở đào tạo và cơ sở y tế trọng điểm theo cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa;
- Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhân lực, nhất là trong đào tạo để đẩy nhanh phát triển đào tạo nhân lực theo nhu cầu của xã hội.
Tăng cường huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho phát triển nhân lực: thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi (gồm những giải pháp ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về đất đai và ưu đãi tín dụng, hỗ trợ về đào tạo nhân lực chất lượng cao thuộc ngành nghề mũi nhọn) để khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nhân lực với các hình thức khác nhau như đặt hàng với các cơ sở đào tạo, tự tổ chức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội;
Nguồn vốn đầu tư của dân (kể cả của các tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội không phải của nhà nước): huy động các nguồn vốn của dân để phát triển nhân lực, gồm đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, tổ chức các loại quỹ khuyến học, khuyến tài …;
Tiếp tục hoàn thiện chính sách học phí để vừa huy động sự đóng góp hợp lý của nhân dân cho giáo dục đào tạo, vừa đảm bảo ngày một tốt hơn cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người; khuyến khích phát triển nhân tài.
- Tăng cường thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài
Tăng cường đàm phán, vận động và xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài (gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ chính thức và tài trợ của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, vốn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gửi về …) cho phát triển nhân lực;
Tập trung các nguồn vốn từ nước ngoài để xây dựng các trường đại học trình độ quốc tế, cơ sở dạy nghề chất lượng cao, thực hiện các dự án phát triển nhân lực cốt yếu trình độ cao, giáo dục cơ bản, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và các trung tâm y tế chuyên sâu.
- Chính sách đất đai phục vụ phát triển nhân lực
Quy hoạch sử dụng đất cho giáo dục, đào tạo và y tế thời kỳ 2011-2020. Ưu tiên bố trí đất có vị trí thuận lợi và diện tích đủ theo định mức chuẩn để xây dựng các công trình phục vụ phát triển nhân lực (trường học, bệnh viện, công trình thể thao, văn hóa …);
Nhà nước thực hiện những chính sách ưu đãi về đất đai (miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào, thực hiện chủ trương giao đất sạch …) đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập phù hợp với chủ trương, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực này;
Khuyến khích và có hình thức ghi công đối với những cá nhân, tổ chức hiến, tặng đất để xây dựng các công trình phục vụ phát triển nhân lực (trường học, bệnh viện, điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi cho trẻ em …).
e) Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế để đẩy nhanh đào tạo nhân lực, trước hết tập trung ưu tiên cho việc đào tạo đội ngũ nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế và nhân lực các ngành trọng điểm, các nghề mới hiện đại. Thực hiện hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực theo các hướng chủ yếu sau:
- Hợp tác đào tạo nhân lực chung: tăng cường gửi người Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài (bằng nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích du học tự túc, khuyến khích các cơ sở đào tạo trong nước mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài và tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế) gắn với nâng cao hiệu quả và định hướng ngành nghề (tập trung vào những ngành nghề mới, hiện đại và ngành nghề trong nước chưa đào tạo được và có đào tạo nhưng chất lượng còn thấp). Đồng thời, chú trọng mở rộng đào tạo ở trong nước bằng các nguồn lực ở nước ngoài (vốn, công nghệ, đội ngũ giảng viên …) để nhanh chóng đào tạo các nhóm nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế trong ngắn hạn và xây dựng được tiềm lực đào tạo hiện đại đạt trình độ quốc tế ở trong nước về lâu dài;
- Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo chuyên gia tư vấn: bằng các hình thức đào tạo tập trung và công việc thực tế, khẩn trương đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực hoạch định chính sách, luật quốc tế, thương mại quốc tế, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, quy hoạch đô thị, kiến trúc sư, tổng công trình sư, chuyên gia thiết kế, giám sát thi công … đạt trình độ quốc tế;
- Hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo chuyên gia quản lý: mở rộng hợp tác quốc tế để đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý hành chính công, quản trị doanh nghiệp, kiểm toán … đáp ứng yêu cầu đổi mới hành chính nhà nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược
1. Chiến lược này là Chiến lược tổng hợp cấp quốc gia để định hướng, làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực của các ngành, chuyên ngành, tổ chức và các địa phương.
2. Các Bộ, ngành, các địa phương và đơn vị, tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp …) căn cứ vào Chiến lược này tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án phát triển nhân lực thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển của Chiến lược vào quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực của ngành, địa phương và đơn vị, tổ chức thực hiện lồng ghép, cụ thể hóa Chiến lược vào các kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành, địa phương và tổ chức với các mục tiêu và giải pháp bám sát nội dung của Chiến lược này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiên cứu cụ thể hóa, lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển nhân lực vào Quy hoạch phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020 và các kế hoạch 5 năm, hàng năm trong thời kỳ thực hiện chiến lược.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan định kỳ đánh giá, tổng kết hàng năm tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Bộ Tài chính để huy động và cân đối các nguồn lực, nhất là vốn đầu tư phát triển nhân lực, trong đó tập trung cho các chương trình, dự án trọng điểm phát triển nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, xác định các dự án kêu gọi FDI, ODA cho phát triển nhân lực.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương lồng ghép mục tiêu, giải pháp của Chiến lược vào Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển dạy nghề, quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển nhân lực trọng điểm, tập trung vào những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và gắn đào tạo với nhu cầu xã hội; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hàng năm đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược.
5. Các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, tổ chức căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu phát triển nhân lực của mình, triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến, vận động đầu tư, kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế để hỗ trợ thực hiện Chiến lược.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VIỆT NAM THỜI KỲ
2011-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Tên nhiệm vụ, công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian bắt đầu - hoàn thành |
Cơ quan trình/ban hành |
I. XÂY DỰNG, BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHUNG PHÁP LÝ CHUNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC |
|||||
1 |
- Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục (sửa đổi). Tập trung vào các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và tăng cường quyền tự chủ cho các đơn vị đào tạo. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Chính phủ |
2 |
- Xây dựng Luật Giáo dục đại học - Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học (sau khi Luật được Quốc hội thông qua) |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2013 |
- Quốc hội - Chính phủ |
3 |
- Xây dựng Luật Giáo viên - Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo viên (sau khi Luật được Quốc hội thông qua) |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
- Các Bộ ngành liên quan |
2012-2014 |
- Quốc hội - Chính phủ |
4 |
Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề (về giáo viên dạy nghề, về phát triển hệ thống dạy nghề trong doanh nghiệp, về hệ thống kiểm định, đánh giá chất lượng dạy nghề …) |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Chính phủ |
5 |
Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Lao động (những nội dung quy định về đào tạo) để khuyến khích và huy động các doanh nghiệp tham gia và đóng góp nhiều hơn cho đào tạo nghề. |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Chính phủ |
6 |
Xây dựng Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội về việc thành lập và sử dụng Quỹ hỗ trợ đào tạo lao động dôi dư và người thất nghiệp |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Chính phủ |
7 |
Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công vụ |
Bộ Nội vụ |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Chính phủ |
8 |
Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công chức |
Bộ Nội vụ |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2014 |
- Chính phủ |
9 |
- Hoàn thiện trình Quốc hội thông qua Luật Viên chức - Xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Viên chức (sau khi Luật Viên chức được Quốc hội thông qua) |
Bộ Nội vụ |
- Các Bộ ngành liên quan |
2010-2012 |
- Quốc hội - Chính phủ |
10 |
Xây dựng Nghị định về hoạt động phi lợi nhuận và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo (chung đối với các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Chính phủ |
11 |
Xây dựng Nghị định về chính sách, cơ chế khuyến khích doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực từ nguồn tài chính của doanh nghiệp |
Bộ Tài chính |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Chính phủ |
12 |
Xây dựng báo cáo rà soát hệ thống văn bản pháp lý về phát triển, quản lý và sử dụng nhân lực (nhằm loại bỏ sự chồng chéo, bất hợp lý của hệ thống và kiến nghị giải pháp khắc phục) |
Bộ Tư pháp |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Chính phủ |
13 |
Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài khoa học - công nghệ |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Thủ tướng Chính phủ |
14 |
Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về hệ thống chuẩn tiêu chí và trình tự thủ tục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án trọng điểm phát triển nhân lực |
Bộ Tài chính |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011 |
- Thủ tướng Chính phủ |
(Nội dung Xây dựng, bổ sung và phát triển hệ thống khung pháp lý chung và chính sách phát triển nhân lực gồm 14 nhiệm vụ) |
|||||
II. DỰ BÁO NHÂN LỰC, XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC |
|||||
1 |
Dự báo nhu cầu lao động và đào tạo nghề thời kỳ 2011-2020 |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011 và cập nhật hàng năm |
- Bộ LĐTB&XH |
2 |
Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực thời kỳ 2011-2020 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011 và cập nhật hàng năm |
- Bộ GD&ĐT |
3 |
Xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 |
Bộ KH và ĐT |
- Các Bộ ngành, địa phương và tổ chức liên quan |
2010-2011 |
- Thủ tướng Chính phủ |
4 |
Xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 của các Bộ ngành, địa phương |
Các Bộ ngành, địa phương |
- Các Bộ ngành, địa phương và tổ chức liên quan |
2010-2011 |
- Bộ trưởng các Bộ - Chủ tịch UBND tỉnh |
5 |
Xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn … |
Các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn … |
- Các đơn vị, tổ chức liên quan |
2010-2011 |
- Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng Công ty |
6 |
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
- Các Bộ, ngành và tổ chức kinh tế, xã hội |
2011 |
- Thủ tướng Chính phủ |
7 |
Chiến lược phát triển dạy nghề 2011-2020 |
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội |
- Các Bộ, ngành và tổ chức kinh tế, xã hội |
2011 |
- Thủ tướng Chính phủ |
8 |
Xây dựng đề án đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Các Bộ, ngành và tổ chức kinh tế, xã hội |
2011 |
- Thủ tướng Chính phủ |
9 |
Xây dựng đề án bồi dưỡng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực doanh nhân và chuyên gia quản trị doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao và hội nhập quốc tế hiệu quả |
Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam |
- Các Hội nghề nghiệp - Các doanh nghiệp - Các Trường đại học, Viện nghiên cứu … |
2011-2012 |
- Thủ tướng Chính phủ |
10 |
Xây dựng các đề án thành lập trường đại học xuất sắc trình độ quốc tế tại Việt Nam (02 đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiếp tục xây dựng thêm 02 đề án) |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
- Các Bộ, ngành liên quan |
2010-2014 |
- Thủ tướng Chính phủ |
11 |
Xây dựng đề án thành lập 40 trường dạy nghề chất lượng cao, trong đó có 10 trường đạt đẳng cấp quốc tế |
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2013 |
- Thủ tướng Chính phủ |
12 |
Xây dựng quy hoạch đất đai dành cho các cơ sở giáo dục và đào tạo thời kỳ đến năm 2020 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2012 |
- Thủ tướng Chính phủ |
13 |
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2011 |
- Bộ KH&ĐT |
14 |
Theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam theo định kỳ (hàng năm và 5 năm) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Các Bộ ngành liên quan |
2011-2015 |
- Thủ tướng Chính phủ |
15 |
Tổng kết, đánh giá thực hiện Chiến lược thời kỳ 2011-2015 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Các Bộ ngành liên quan |
2015 |
- Thủ tướng Chính phủ |
16 |
Xây dựng kế hoạch bổ sung, hoàn thiện hệ thống khung pháp lý phát triển và sử dụng nhân lực thời kỳ 2016-2020 |
Bộ Tư pháp |
- Các Bộ ngành liên quan |
2015 |
- Thủ tướng Chính phủ |
(Nội dung Dự báo nhân lực, xây dựng và thực hiện quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực gồm 16 nhiệm vụ) |
THE
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 579/QD-TTg |
Hanoi, April 19, 2011 |
APPROVING THE STRATEGY ON DEVELOPMENT OF VIETNAMESE HUMAN RESOURCES DURING 2011-2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Education Law and the November 25, 2009 Law
Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law;
Pursuant to the November 29, 2006 Vocational Training Law;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Report No.
6655/TTr-BKH of September 21, 2010, approving the Strategy on development of
Vietnamese human resources during 2011-2020;
DECIDES:
Article 1. To approve the Strategy on development of Vietnamese human resources during 2011-2020, with the following contents:
I. OBJECTIVES OF DEVELOPMENT OF VIETNAMESE HUMAN RESOURCES DURING 2011-2020
1. General objectives
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Specific objectives
The following specific objectives need to be achieved:
- Vietnamese human resources will have a good physical strength and sturdy stature and comprehensively develop in intellect, will, capacity and morality, have self-studying and self-training capability, be dynamic, proactive, self-reliant and creative, possess high professional knowledge and skills, be adaptive and quickly gain a proactive position in living and working environments;
- State administration human resources will be professional, meeting requirements of a socialist law-governed state in a world of integration and fast change;
- To build a contingent of human resources in the field of science and technology, especially groups of top specialists with professional-technical qualifications equivalent to those in advanced regional countries, capable of conducting researches, receiving, transferring and proposing scientific and technological solutions for basically resolving national development issues and integrating with development trends of natural sciences, social sciences and technologies around the world;
- To build a contingent of entrepreneurs and professional business administration experts with firm stuff and expertise about domestic and international business, ensuring that Vietnamese businesses and economy will be highly competitive in the world economy;
- Vietnamese human resources will possess all necessary elements of working attitude and conduct (professional ethics and conscience, working styles and discipline, teamwork spirit, sense of responsibility, civic sense, etc.) and high dynamism and self-reliance meeting the requirements set for employees in an industrial society;
- To adopt a master plan on development of Vietnamese human resources during 2011-2020, for building Vietnamese human resources with reasonable structures of qualifications, professions and regions. Along with developing highly qualified human resources up to international standards, to further develop human resources with different levels of qualification to meet development requirements of different areas, regions and localities;
- To build a learning society ensuring that all Vietnamese citizens will have equal opportunities in learning and training, realizing the objective: Learn to become Vietnamese men in the period of integration; learn to have effective job skills and employment; learn to make oneself and others happy; and learn to contribute to national and mankind development;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Specific targets
To strive to achieve by 2020 a number of major human resource development targets in the following table:
Major human resource development targets during 2011-2020:
Targets
2010
2015
2020
I. Raising of intellectual power and working skills
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Rate of trained laborers (%)
40.0
55.0
7o.e
2. Rate of vocationally trained laborers (%)
25.0
40.0
55.0
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
200
300
400
4. Number of international-standard vocational schools (schools)
-
5
>10
5. Number of international-standard excellent universities (universities)
-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
>4
6. Highly qualified human resources in breakthrough fields (persons)
- State management, policy making and international law
15,000
18,000
20,000
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
77,500
100,000
160,000
- Science- technology
40,000
60,000
100,000
- Medicine, health care
60.000
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
80.000
- Finance- banking
70,000
100,000
120,000
- Information technology
180,000
350,000
550,000
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Average life expectancy (years)
73
74
75
2. Young people's average height (m)
> 1.61
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
>1.65
3, Malnutrition rate among under-5 children (%)
17.5
<10.0
<5.0
II. GUIDING VIEWPOINTS FOR ACHIEVING THE HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT OBJECTIVES DURING 2011-2020
The guiding viewpoints for achieving Vietnamese human resource development objectives during 2011-2020 are:
1. Human resource development must be based on the socio-economic development strategy for the 2011-2020 period, bringing into play the decisive role of human factors; human resource development is a breakthrough for the successful implementation of the socio-economic, development strategy.
2. Human resource development must be based on human resource demands of sectors and localities. Therefore, plans on human resource development of all sectors and localities must be elaborated for 2011-2020, creating a basis for assuring balanced human resources for local and national socio-economic development.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Human resource development in Vietnam must meet contemporary requirements. The levels of working knowledge and skills of Vietnamese human resources must approach the level of advanced regional countries and, in some certain aspects, the level of advanced countries in the world.
5. Human resource development must harmoniously combine equality and national interests with the use of mechanisms and tools of a market economy in human resource development and utilization. Particularly, the human resource training system must quickly switch to operate under the training mechanism catering for the demands of society and the labor market, especially key sectors.
6. Human resource development is the cause and duty of the entire society. Educational, health, cultural and physical training and sports activities shall be further socialized. The State shall perform macro-management of and direct and guide human resource development by means of a framework system of laws and incentive policies, implement compulsory education universalization programs, support the training and development of talented people and realize social equity in human resource development, support the development of specific human resource groups, particularly social policy beneficiaries, ethnic minority people and vulnerable population groups (people with disabilities, the poor, people living just above the poverty line, displaced farmers, etc.). Every citizen and every economic or social entity shall actively participate in human resource development. Enterprises shall strongly participate in human resource development.
7. International cooperation will be promoted and expanded for human resource development, focusing on and prioritizing the building of international-standard training institutions and training of top specialists and groups of highly qualified human resources in key sectors to reach the level of advanced countries.
III. HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT SOLUTIONS
1. Breakthrough solutions
a/ Changing awareness about human resource development and utilization:
- To thoroughly grasp the viewpoint that humans are the foundation and most decisive factor in sustainable socio-economic development, assurance of national security and defense and the thriving of each unit or organization. To create strong changes in awareness at all leadership levels, from central to grassroots, and of the people about the necessity to thoroughly and revolutionarily renovate the state administration of education and training, building of a learning society; the necessity to improve the race, ensure nutrition and comprehensive care for the people's health; and the necessity to raise incomes and improve working conditions;
- Every ministry, sector and locality shall formulate human resource development master plans in conformity with their respective general development strategies and plans. Enterprises and organizations shall adopt human resource development plans;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Human resource training must be linked to social and labor market demands. Together with human resource development master plans of ministries, sectors and localities and the State's investments and incentive policies, mechanisms and tools of the market economy should be extensively and effectively used for expanding the scope and adjusting the structure of training disciplines, raising the quality of human resources and mobilizing various capital sources for human resource training development.
b/ Fundamentally renovating the State administration of human resource development and utilization
- Human resource development planning is an important task of ministries, sectors, provinces and cities in order to ensure labor balance for the development of sectors and localities. When identifying economic and social development objectives of localities as well as balances of capital, land and energy, balance of human resources plays an important role in investment attraction and development effectiveness assurance. For national level and localities, the Ministry of Planning and Investment and provincial-level Planning and Investment Departments will be standing bodies in charge of formulating, and supervising the implementation of, national and local human resource development master plans. For sectors, ministries shall formulate sectoral human resource development master plans and coordinate with other ministries, sectors and localities in implementing the master plans;
- To basically renovate the mechanism of state administration of educational and training institutions toward further improving state management regulations on conditions for establishment and common standards for operation of educational institutions; on assessment of the quality of educational institutions; on education of state administration contents and responsibilities of the Government, ministries and local People's Committees; to build policies to develop education and training in difficulty-hit areas and for ethnic minority children and encourage development of talented people, etc;
- To develop local and national sets of criteria for human resource development and innovation. To annually evaluate and announce human resource development according to these criteria.
- To further decentralize powers to human resource training institutions to raise their autonomy and accountability under state administration and social supervision. To step up fair competition aiming to strongly switch the training system to operate under a training mechanism catering for social demand, quickly expanding training activities and raising their quality.
- To formulate regulations, mechanisms and policies to promote training in response to social demand, aligning training institutions with enterprises, expanding forms of training according to orders placed by enterprises and attracting enterprises to more actively participate in human resource training (contributing training funds, conducting in-enterprise training, investing in building their own training facilities, etc.). To institutionalize responsibilities of enterprises for national human resource development.
c/ Focusing on the formulation and implementation of the following key programs and projects:
- Building a number of international-standard tertiary training institutions and vocational schools to supply highly qualified human resources for the education, training and scientific research system and meeting national socio-economic development needs.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To formulate and implement a program on training and policies on placement of talented people in important positions in different sectors, especially forming and developing a contingent of top specialists in administrative management, diplomacy, foreign trade, business administration, education, training, science and technology, policymaking advice, law, medicine, culture and arts;
- To implement a project to improve quality and effectiveness of teaching and learning of foreign languages, especially English.
- To strongly implement the project on early turning Vietnam into a country strong in information and communication technologies, with human resource development and assurance as a top solution.
- To quickly reduce the child malnutrition rate, concentrating on the school nutrition project combined with increased physical education and sports and physical training activities in schools. To implement the master plan on increasing Vietnamese people's physical strength and stature during 2011-2025.
2. Other solutions
a/ Formulating and deploying the education development strategy and the vocational training development strategy during 2011-2020.
The education development strategy and the vocational training development strategy must reflect the requirement of fundamental and comprehensive renovation of education and training in response to social development needs; to raise training quality to meet requirements of standardization, modernization, socialization, democratization and international integration and actively serve the cause of national construction and defense. To renew the education administration mechanism is a breakthrough. To develop the contingent of teachers and education administrators is the central task.
- To increase education and training quality, attach importance to ethic and lifestyle education, capability to work independently and creatively, practice skills and career-making ability. To accredit education and training quality at all educational levels. To build a healthy educational environment, closely combine schools and families as well as schools and society.
- To strongly renovate teaching and learning contents, programs and methods at all education levels.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To implement the program on solidification and standardization of school buildings and classrooms and the program on teachers' public-duty houses and student dormitories, to be basically completed by 2020.
b/ Training human resources for different regions, areas and specific groups
- To increase and prioritize training human resources of ethnic minorities and in particularly disadvantaged areas in appropriate forms (continued implementation of the policies on selection-based recruitment, integration of training of ethnic minority cadres in the project on training of grassroots cadres, and civil servants and commune-level health workers, training projects of the hunger eradication and poverty alleviation program, agricultural and forestry extension, etc.).
- To expand vocational training for social policy beneficiaries, the poor, people living just above the poverty line, and pay attention to vocational training suitable to people with disabilities.
c/ Developing and promoting the national cultural values of Vietnamese people
- To continue formulating and implementing programs on conservation, development and promotion of progressive traditional cultural values of the nation, creating a spiritual strength of the Vietnamese people in the context of international integration. To renew the form and content of ethics and civic education in schools;
- To form mechanisms and programs on close cooperation between educational, cultural and sport sectors, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam Women's Union and Veterans'-Association in ethic and lifestyle education for pupils and students.
d/ Renewing human resource utilization policies
To renew human resource utilization policies on the basis of laws and regulations, laborers' contributions and principles of the market economy and in line with the process of formation and development of the labor market, focusing on the following principal contents:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Forming a system of extensive labor utilization policies (employment expansion, unemployment reduction, increase of the percentage of use of working time, increase of labor effectiveness and productivity, etc.);
To allow enterprises and organizations of all economic sectors to exercise the right to autonomy and discretion and perform the obligation of accountability in human resource management and utilization in accordance with laws and impacts of the market mechanism.
To fundamentally and comprehensively renew the policy on utilization of human resources in the state sector in accordance with the laws of the market economy, from the stage of recruitment (objective examination and expansion of categories of eligible persons for recruitment in the form of signing labor contracts), job arrangement, wage payment and promotion, and unceasingly improve the working environment and conditions for motivating and encouraging creative and effective work;
To separate and define clearly differences in the management and utilization of human resources between state administrative agencies (cadres and civil servants) and public non-business units (public employees). On this basis, strongly step up the process of assigning autonomy and accountability to public non-business units and organizations in the human resource management and utilization;
To formulate regulations (mechanisms and policies) on task assignment in the forms of contracting, bidding, responsibility contract, examination-based recruitment, etc., associated with rewards based on final performance results in order to encourage initiative and creativity and motivate the national pride, honor talents and people with great contributions to the country;
To formulate regulations (criteria and processes) on evaluation of human resources based on actual capability, performance result, effectiveness and output and treatment corresponding to qualifications, capability and performance.
- The policy on placing talents in important positions and promoting talents
All sectors and localities should develop programs on talent development, from discovery, fostering and training to development.
To formulate and implement specific mechanisms and policies to create a working environment encouraging talents to contribute to the cause of national development (for both Vietnamese and foreigners).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Increasing state investment in human resource development
Sate budget funds: To ensure that the proportion of education and training expenditures to total state budget expenditures is 20%; to maintain the annual increase of state budget expenditures on medicine and people's healthcare always at a rate higher than the overall increase rate of total state budget expenditures. To adjust the allocation structure of state budget expenditures toward focusing on improving the quality of universal education, implementing human resource training programs according to key objectives, quickly reducing the child malnutrition rate and fostering and developing the Vietnamese race;
To continue issuing government bonds for implementing programs on increasing physical foundations to ensure quality of universal education, modernize key training institutions and grassroots healthcare networks to improve the care for people's health and increase their physical strength;
To expand the credit fund for pupils and students to meet human resource training needs and learning needs of vocational trainees and students. To apply the preferential credit policy to key training institutions and health establishments in line with socialization encouragement mechanisms and policies;
- Stepping up socialization for human resource development, especially in training, in order to accelerate human resource development and training to meet social needs
To further raise funds from enterprises and organizations for human resource development; to implement incentive mechanisms and policies (including incentive solutions concerning business income tax, land support, credit incentives and supports for training high-quality human resources in spearhead sectors) in order to strongly encourage enterprises to invest in human resource training in various forms, such as placing orders to training institutions, self-organizing training and forming training units in enterprises to train human resources for enterprises themselves and for the society;
People's investment funds (including funds of community organizations and social organizations not run by the State): To raise funds from the population for human resource development, including investments in building training institutions, establishing promotion and talent promotion funds, etc.;
To continue improving the policy on school fees to both mobilize reasonable contributions of the people for education and training and better and better assure equal learning opportunities for all people; to encourage talent development.
- Further attracting resources from overseas
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To concentrate overseas funds on building international-standard universities, high-quality vocational training institutions, implementing projects to develop highly qualified core human resources, basic education, primary healthcare and child malnutrition prevention and control, and specialized health centers.
- Land policies to serve human resource development
To plan land use for education, training and health during 2011 -2020. To prioritize land areas with favorable locations and sufficient areas meeting standard norms for building human resource -development facilities (schools, hospitals, sports and cultural facilities, etc.);
The State shall implement preferential land policies (land rent and use levy exemption and reduction, ground clearance supports, building of outside-the-fence infrastructure works, implementation of the clear land allocation policy, etc;) for non-public educational, training, health, cultural and sports facilities in line with the policy on stepping up socialization in these fields;
To encourage and acknowledge the merits of individuals and organizations for donating land for building human resource development facilities (schools, hospitals, cultural and playing spots for children, etc.).
f/ Promoting and expanding international cooperation
To promote and expand international cooperation in order to speed up human resource training, first of all prioritizing training of human resources of international standards and of key sectors and new modern professions. To implement international cooperation on human resource development in the following major directions:
- Cooperation in general human resource training: to send more Vietnamese people to overseas training (with state budget funds, encouraging self-financed attendance in overseas training courses, encouraging domestic training institutions to expand training cooperation and association with overseas training institutions, and making use of international aid sources) combined with effectiveness raising and professional orientation (focusing on new and modern professions and professions not yet trained in the country or already trained in the country but of low quality). At the same time, to attach importance to expanding domestic training with foreign resources (funds, technology, lecturing staff, etc.) in order to quickly train different groups of human resources up to international level within a short period, and build up international-standard domestic training potential in a long term;
- Cooperation in consultant training: Through formal training forms and practical work, to expeditiously train consultants in the fields of policymaking, international law, international trade, finance, insurance, banking and urban planning, and architects, construction engineers, construction designers and supervisors, etc., of international standards;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2. Organization of the strategy implementation
1. This Strategy is a general strategy of national level providing orientations and grounds for the elaboration, submission for approval and implementation of human resource development master plans, programs and projects of sect ors, organizations and localities.
2. Ministries, sectors, localities and units and organizations (agencies, enterprises, etc.) shall base themselves on this Strategy to draw up human resource development plans and projects under their respective management; and integrate the Strategy's development objectives, views and solutions into their respective human resource development plans, programs and projects. They shall integrate and concretize the Strategy into their five-year and annual plans with objectives and solutions closely following the contents of this Strategy.
3. The Ministry of Planning and Investment shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and localities in, studying, concretizing and integrating human resource development objectives, viewpoints and solutions in the human resource development master plan for the 2011-2020 period, and five-year and annual plans for implementation in this period.
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, periodically evaluating and annually reviewing the Strategy implementation for reporting to the Prime Minister.
- Coordinate with the Ministry of Finance in mobilizing and balancing resources, particularly human resource development funds, focusing on key programs and projects on development of highly qualified human resources, talent fostering, building of top specialists, and identifying projects calling for FDI and ODA for human resource development.
4. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, sectors and localities in, integrating the Strategy's objectives and solutions into the education development strategy and the vocational training development -strategy, planning the network of universities, colleges, secondary professional schools and vocational schools; elaborating and implementing key human resource development programs and projects, focusing on solutions to raising education and training quality and linking training to social needs; and shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment in annually evaluating and reviewing the strategy implementation.
5. Ministries, sectors, provinces," centrally run cities, units and organizations shall base themselves on their respective functions, tasks and human resource development requirements to promote and campaign and call for international assistance for the strategy implementation.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and heads of concerned agencies shall implement this Decision.-
FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Thien Nhan
TO IMPLEMENT THE VIETNAMESE HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT
STRATEGY DURING 2011-2020
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 579/QD-TTg of
April 19, 2011)
No.
Names of tasks, jobs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Coordinating agencies
Starting, completing time
Submitting/Promulgating agencies
I. Building, supplementing and developing the general legal framework and policies on human resource development
1
Formulation of a degree guiding the Education Law (amended), focusing on solutions to raising quality of education and training and increasing autonomy of training units
Ministry of Education and Training
Related ministries and sectors
2011-2012
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
- Formulation of the Tertiary Education Law
- Formulation of decrees to guide the Tertiary Education Law (after it is passed by the National Assembly)
Ministry of Education and Training
Related ministries and sectors
2011-2013
- National Assembly
- Government
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Formulation of decrees guiding the Teachers Law (after it is passed by the National Assembly)
Ministry of Education and Training
Related ministries and sectors
2012-2014
- National Assembly
- Government
4
Formulation of decrees guiding the Vocational Training Law (regarding vocational trainers, development of the vocational training system in enterprises, system of accreditation and assessment of vocational training quality, etc.)
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2011-2012
Government
5
Formulation of a decree guiding the Labor Code (on training) to encourage and mobilize enterprises to more participate in and contribute to vocational training
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
Related ministries and sectors
2011-2012
Government
6
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
Related ministries and sectors
2011-2012
Government
7
Formulation of a decree guiding the Law on Public Duties
Ministry of Home Affairs
Related ministries and sectors
2011-2012
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
Formulation of a decree guiding the Law on Civil Servants
Ministry of Home Affairs
Related ministries and sectors
2011-2014
Government
9
- Finalization of the draft Law on Public Employees for submission to the National Assembly for passage
- Formulation of documents guiding the Law on Public Employees (after it is passed by the National Assembly)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Related ministries and sectors
2010-2012
- National Assembly
- Government
10
Formulation of a decree on non-profit activities and commercial activities in the education and training sector (generally applicable to education, health, culture and physical training and sports activities)
Ministry of Planning and Investment
Related ministries and sectors
2011-2012
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11
Formulation of a decree on policies and mechanisms encouraging enterprises to develop human resources with their own financial sources
Ministry of Finance
Related ministries and sectors
2011-2012
Government
12
Elaboration of a review report on the system of legal documents on human resource development, management and utilization . (to remove overlaps and irrationalities of the system and propose remedies)
Ministry of Justice
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2011-2012
Government
13
Formulation of a Prime Ministerial decision on mechanisms and policies to place talented scientists and technologists in important positions and attract them
Ministry of Science and Technology
Related ministries and sectors
2011-2012
Prime Minister
14
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Finance
Related ministries and sectors
2011
Prime Minister
(This Section consists of 14 tasks)
II. Human resource forecast, formulation and implementation of human resource master plans, programs and projects
1
Forecast about labor and vocational training needs for 2011-2020
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2011 and annually updated
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
2
Forecast about human resource needs for 2011-2020
Ministry of Education and Training
Related ministries and sectors
2011 and annually updated
Ministry of Education and Training
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Planning and Investment
Related ministries, localities and organizations and sectors
2010-2011
Prime Minister
4
Formulation and approval of human resource development master plans of ministries, sectors and localities during 2011-2020
Ministries, sectors, localities
Related ministries, localities and organizations and sectors
2010-2011.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Provincial People's Committee chairpersons
5
Formulation of human resource development master plans of economic groups and major corporations during 2011-2020
Economic groups, major corporations, etc.
Related units and organizations
2010-2011
General directors of groups and corporations
6
Education development strategy for 2011-2020
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministries, sectors, and economic and social organizations
2011
Prime Minister
7
Vocational training development strategy 2011-2020
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
Ministries, sectors, and economic and social organizations
2011
Prime Minister
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Formation of a project on renovation of state administration of human resource development
Ministry of Planning and Investment
Ministries, sectors, and economic and social organizations
2011
Prime Minister
9
Formulation of a project on training, retraining and development of the contingent of entrepreneurs and business administration specialists faceting requirements of high economic growth and effective international integration
Vietnam Chamber of Commerce and Industry
Professional associations, enterprises, universities, research institutes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Prime Minister
10
Formulation of projects to establish international- standard excellent universities in Vietnam (2 projects already approved by the Prime Minister and 2 more projects to be formulated)
Ministry of Education and Training
Related ministries and sectors
2010-2014
Prime Minister
11
Formulation of a project to establish 40 high-quality vocational schools, including 10 of international standards
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Related ministries and sectors
2011-2013
Prime Minister
12
Planning of land areas for education and training institutions through 2020
Ministry of Natural Resources and Environment
Related ministries and sectors
2011-2012
Prime Minister
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Formulation of a system of indicators for monitoring and evaluating the implementation of the human resource development strategy during 2011-2020
Ministry of Planning and Investment
Related ministries and sectors
2011-2011
Ministry of Planning and Investment
14
Monitoring, supervision and evaluation of the implementation of the Vietnamese human resource development strategy on a periodical basis (annual and five-year)
Ministry of Planning and Investment
Related ministries and sectors
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Prime Minister
15
Review and evaluation of the implementation of the Strategy during 2011-2015
Ministry of Planning and Investment
Related ministries and sectors
2015
Prime Minister
16
Planning of the supplementation and improvement of the framework legal system on human resource development and utilization during 2016-2020
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Related ministries and sectors
2015
Prime Minister
(This Section consists of 16 tasks
;
Quyết định 579/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 579/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 19/04/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 579/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video