Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 39/2010/QĐ-UBND

Pleiku, ngày 24 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CAO VỀ CÔNG TÁC TẠI TỈNH GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng Công chức; Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của HĐND tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ hỗ trợ đào tạo sau đại học và chính sách thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh Gia Lai.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 93/2005/QĐ-UB, Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 22/5/2008 về việc quy định chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và thu hút người có trình độ cao; Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 của UBND tỉnh về việc bổ sung đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học và thu hút người có trình độ cao theo Quyết định số 93/2005/QĐ-UB ngày 04/8/2005 của UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Nội vụ (báo cáo);
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy (báo cáo);
- TT HĐND tỉnh;
- Ban TC Tỉnh ủy, Sở Nội vụ;
- Đài PTTH, Báo Gia Lai (đưa tin);
- Lưu VT, NC, CV các khối.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Thế Dũng

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CAO VỀ CÔNG TÁC TẠI TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo sau đại học (chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ...) và các trường hợp thuộc diện thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền trên địa bàn tỉnh;

2. Viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh;

3. Cán bộ, giảng viên đang công tác tại Phân hiệu Đại học Nông Lâm Gia Lai;

4. Người có trình độ sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa cấp II, chuyên khoa cấp I...) và sinh viên tốt nghiệp đại học (hệ chính quy) loại xuất sắc, giỏi, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của tỉnh về công tác tại các cơ quan, đơn vị nêu tại khoản 1, 2, 3 Điều này.

Điều 3. Điều kiện, tiêu chuẩn được cử đi đào tạo sau đại học và thực hiện chính sách thu hút người có trình độ cao.

1. Điều kiện, tiêu chuẩn được cử đi đào tạo sau đại học: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5-3-2010 của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

2. Điều kiện, tiêu chuẩn được áp dụng chính sách thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác:

- Những người được quy định tại khoản 4 Điều 2 Quy định này có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; lý lịch rõ ràng; chấp hành sự phân công, bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền;

- Về độ tuổi: Không quá 45 tuổi đối với nam, 40 tuổi đối với nữ;

- Tự nguyện công tác lâu dài tại tỉnh (tối thiểu từ 5 năm trở lên).

Điều 4. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo.

1. Có ý thức trách nhiệm, thực hiện đúng quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập;

2. Người được cử đi đào tạo sau đại học khi làm luận văn, luận án tốt nghiệp phải phù hợp với định hướng phát triển khoa học-công nghệ, kinh tế-xã hội của tỉnh;

3. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phải chấp hành sự phân công của cơ quan cử đi đào tạo; phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác;

4. Thời gian công tác tại tỉnh sau đào tạo ít nhất 3 lần thời gian được cử đi đào tạo;

5. Thực hiện các thủ tục thanh-quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đúng quy định.

Chương 2.

NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ, CHÍNH SÁCH THU HÚT

Điều 5. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo sau đại học:

1. Hỗ trợ kinh phí ôn thi , tiền học phí và tiền tài liệu học tập:

a) Hỗ trợ chi phí ôn thi sau khi thi đậu đầu vào một lần với mức 3.000.000 đồng/người đối với tiến sĩ, chuyên khoa cấp II và 2.000.000 đồng/người đối với thạc sĩ, chuyên khoa cấp I (được cấp sau khi trúng tuyển và có quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền);

b) Thanh toán tiền học phí theo chứng từ thực tế của cơ sở đào tạo;

c) Thanh toán tiền tài liệu theo thực tế chứng từ mua tài liệu để học tập (không quá 2.000.000 đồng/người/năm);

d) Các khoản kinh phí hỗ trợ được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này do ngân sách tỉnh hỗ trợ cho đối tượng là công chức hành chính; đối với viên chức sự nghiệp do cơ quan, đơn vị có người đi học hỗ trợ theo khả năng ngân sách của cơ quan, đơn vị.

2. Hỗ trợ để khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức đi học sau khi tốt nghiệp (áp dụng đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và được cấp một lần sau khi có kết quả tốt nghiệp):

a) Tiến sĩ: 35.000.000 đồng/người;

b) Chuyên khoa cấp II: 25.000.000 đồng/người;

c) Thạc sĩ: 20.000.000 đồng/người;

d) Chuyên khoa cấp I: 15.000.000 đồng/người.

Điều 6. Chính sách thu hút người có trình độ cao công tác tại tỉnh

1. Những người được quy định tại khoản 4 Điều 2 và có đủ điều kiện theo khoản 2 Điều 3 quy định này được hỗ trợ kinh phí một lần như sau:

a) Tiến sĩ: 55.000.000 đồng/người;

b) Chuyên khoa cấp II: 35.000.000 đồng/người;

c) Thạc sĩ: 25.000.000 đồng/người;

d) Chuyên khoa cấp I: 20.000.000 đồng/người;

đ) Tốt nghiệp đại học (chính quy) loại xuất sắc, giỏi: 10.000.000đồng/người.

2. Ngoài việc hưởng chính sách hỗ trợ một lần nêu trên, người có văn bằng tốt nghiệp sau đại học còn được hưởng một số chính sách sau:

- Được tuyển dụng ngay không chờ kỳ tuyển dụng (kể cả người tốt nghiệp đại học chính quy loại xuất sắc, giỏi);

- Được xếp lương theo quy định hiện hành;

- Được tạo điều kiện cho vợ (hoặc chồng) có việc làm ổn định tại tỉnh (nếu có trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu của tỉnh);

- Được giao đất xây dựng nhà ở theo quy định tại Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND ngày 29-9-2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chương 3.

NGUỒN VÀ THỦ TỤC THANH TOÁN

Điều 7. Nguồn thanh toán

1. Thanh toán từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC của tỉnh các khoản:

a) Kinh phí hỗ trợ khuyến khích đi học sau đại học sau khi tốt nghiệp;

b) Kinh phí thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh;

c) Kinh phí hỗ trợ ôn thi đầu vào; tiền học phí; tiền tài liệu (đối với cán bộ, công chức công tác tại cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền thuộc tỉnh quản lý).

2. Thanh toán từ nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị có người đi học các khoản:

a) Tiền chỗ ở (nếu cơ sở đào tạo không bố trí chỗ ở);

b) Tiền tàu xe;

c) Tiền ôn thi đầu vào; tiền học phí; tiền tài liệu (đối với viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh).

Điều 8. Hồ sơ thanh toán

1. Hồ sơ thanh toán kinh phí đào tạo và hỗ trợ đi học sau đại học gồm:

a) Thông báo trúng tuyển sau đại học;

b) Quyết định cử đi đào tạo của cấp có thẩm quyền;

c) Biên lai thu học phí (hoặc phiếu thu) của cơ sở đào tạo;

d) Bảng kê đề nghị thanh toán của cán bộ, công chức, viên chức đi học (kèm theo chứng từ gốc);

đ) Bản sao văn bằng tốt nghiệp sau đại học (có công chứng).

2. Hồ sơ thanh toán kinh phí thu hút người có trình độ cao sau đại học và sinh viên tốt nghiệp đại học (hệ chính quy) loại xuất sắc, giỏi về tỉnh công tác gồm:

a) Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền;

b) Bản sao văn bằng tốt nghiệp sau đại học (có công chứng);

c) Bản cam kết về thời gian công tác tại tỉnh theo quy định.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Xử lý vi phạm

1. Các đối tượng nêu tại Điều 2 của quy định này, nếu tự ý bỏ học, bỏ việc, nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác ra khỏi cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý khi chưa thực hiện đủ thời gian công tác theo quy định thì phải bồi thường kinh phí đào tạo và hoàn trả các khoản kinh phí hỗ trợ đã được hưởng theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định này. Nếu không hoàn trả thì bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thu hồi kinh phí bồi thường chi phí đào tạo và kinh phí hỗ trợ để nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và dự toán kinh phí để thực hiện của đơn vị mình gửi về Sở Nội vụ, Sở Tài chính trước ngày 30-8 hàng năm, để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt.

2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; dự toán và đề xuất phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

3. Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thẩm định đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đi sau đại học và các đối tượng thuộc diện thu hút; Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, cấp phát kinh phí, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thanh toán cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định và báo lại kết quả để Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 39/2010/QĐ-UBND về Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo sau đại học và chính sách thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh Gia Lai

Số hiệu: 39/2010/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
Người ký: Phạm Thế Dũng
Ngày ban hành: 24/12/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [3]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 39/2010/QĐ-UBND về Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo sau đại học và chính sách thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh Gia Lai

Văn bản liên quan cùng nội dung - [11]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…