ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2971/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 21 tháng 12 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 3720/TTr-SLĐTBXH ngày 10 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre)
Số TT |
Mã số TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Thời hạn giải quyết |
Địa điểm thực hiện |
Phí, lệ phí |
Căn cứ pháp lý |
Lĩnh vực: Việc làm |
||||||
1 |
2.002398 |
Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do đại dịch COVID-19 |
07 ngày làm việc |
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh |
Không |
- Bộ luật Lao động; - Luật Việc làm; - Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. - Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre)
- Trình tự thực hiện:
Người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo. Cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
+ Bước 1: Người sử dụng lao động gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công nơi đặt trụ sở chính. Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận, ra phiếu hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ không đủ thành phần thì hướng dẫn Người sử dụng lao động bổ sung hồ sơ theo quy định.
Người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ làm các đợt khác nhau để phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và việc sử dụng lao động. Người lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 1 lần theo chính sách này.
Trung tâm Phục vụ hành chính công chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc hỗ trợ (theo Mẫu số 04a tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg).
+ Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản giấy và bản điện tử Quyết định hỗ trợ đến Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Trường hợp không hỗ trợ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Bước 4: Đến hẹn, tổ chức hoặc cá nhân đến Trung tâm Phục vụ hành chính nhận kết quả.
Sau khi nhận được quyết định hỗ trợ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động để người sử dụng lao động thực hiện việc chuyển kinh phí cho cơ sở thực hiện việc đào tạo theo phương án đã được phê duyệt.
- Cách thức thực hiện:
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp đến Trung tâm Phục vụ hành chính tỉnh.
+ Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh theo địa chỉ https://dichvucong.bentre.gov.vn/
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động và kê khai về doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020 theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
+ Văn bản của người sử dụng lao động về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ.
+ Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg.
+ Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo theo Mẫu số 02a tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động như trên thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Cơ quan giải quyết: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Kết quả thực hiện: Quyết định về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu số 03: Đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
+ Mẫu số 02: Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm cho người lao động.
+ Mẫu số 02a: Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đề nghị xác nhận để tham gia đào tạo.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
+ Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
+ Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
+ Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ trong các trường hợp:
. Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
. Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
+ Có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.
+ Có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Bộ luật Lao động;
+ Luật Việc làm;
+ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
+ Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ
NGHỊ HỖ TRỢ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ... tháng ... năm ...…... |
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố .............
I. Thông tin đơn vị sử dụng lao động
Tên đơn vị .................................... Tên viết tắt ....................................................................
Tên giao dịch quốc tế (nếu có) .................................... Mã số kinh doanh ..........................
Trụ sở chính .........................................................................................................................
Điện thoại ........................................................................ Fax ..............................................
Người đại diện .................................................................... Số tài khoản ............................
Tại Ngân hàng: .....................................................................................................................
Ngành nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh: .................................................................
...............................................................................................................................................
Số lao động tại thời điểm đề nghị hỗ trợ (không kể lao động có thời hạn dưới 01 tháng): ..............................................................................................................................................
Nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh: ...............................................................................................................................................
II. Tình hình sản xuất, kinh doanh
- Doanh thu quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ: ......................................................
- Doanh thu của quý cùng kỳ quý liền trước thời điểm đề nghị hỗ trợ (quý cùng kỳ của năm 2019 hoặc năm 2020): ..................................................................................................................
- So doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ với doanh thu của quý cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020: .................................... (giảm bao nhiêu %).
III. Nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
- Số lao động cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm:
- Nhu cầu kinh phí để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động: .................................... đồng (số tiền viết bằng chữ: ....................................)
.................................... (tên đơn vị sử dụng lao động) cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật. Trường hợp được hỗ trợ kinh phí, đơn vị sẽ thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo đúng phương án đã xây dựng trong hồ sơ đề nghị của đơn vị./.
|
CHỨC DANH NGƯỜI
ĐỀ NGHỊ |
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ
NGHỊ HỖ TRỢ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
....., ngày ... tháng ... năm .... |
PHƯƠNG ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ VÀ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ...
1. Thông tin chung về đơn vị: tên; địa chỉ trụ sở; ngày thành lập; mã đơn vị (nếu có); ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện.
2. Danh sách lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm tại đơn vị trong đó nêu rõ các thông tin: ngày, tháng, năm sinh; số sổ bảo hiểm xã hội; ngành, nghề đào tạo; thời gian đào tạo; địa điểm đào tạo của từng người lao động,.... (Phụ lục I kèm theo).
3. Cơ sở đào tạo (ghi rõ cơ sở đào tạo thuộc đơn vị hay liên kết đào tạo, nếu liên kết đào tạo đề nghị kèm theo hợp đồng liên kết đào tạo; cơ sở đào tạo phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Mẫu hợp đồng liên kết theo mẫu (Phụ lục II kèm theo).
4. Hình thức tổ chức đào tạo và dự kiến thời gian khai giảng và bế giảng của từng khóa học.
5. Phương án duy trì việc làm cho người lao động sau khi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bao gồm các nội dung sau:
a) Số lao động được tiếp tục làm việc hoặc thay đổi vị trí việc làm phù hợp với phương án chuyển đổi công nghệ sản xuất kinh doanh;
b) Cam kết của người sử dụng lao động về việc sử dụng lao động theo đúng phương án. Nếu người lao động không được bố trí việc làm thì người sử dụng lao động sẽ phải hoàn trả toàn bộ kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
6. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện.
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ |
Lưu ý: Đối với các cơ sở đào tạo là trường cao đẳng nếu đào tạo trình độ sơ cấp đối với những nghề chưa có trong giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có báo cáo gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trước khi tổ chức đào tạo, đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp khác báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; địa điểm, quy mô đào tạo được thực hiện linh hoạt phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động và phương án đào tạo.
Phụ lục I
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ
NGHỊ HỖ TRỢ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
....., ngày ... tháng ... năm .... |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÀO TẠO
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ
1. Tên đơn vị:
2. Mã số đơn vị:
3. Địa chỉ:
II. DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÀO TẠO
TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Loại hợp đồng lao động |
Thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động |
Số sổ bảo hiểm |
Ngành nghề đào tạo |
Cơ sở đào tạo |
Thời điểm bắt đầu đào tạo |
Thời điểm kết thúc đào tạo |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐỀ
NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục II
MẪU HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP
ĐỒNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Giữa
(tên đơn vị sử dụng lao động)
và
(tên cơ sở đào tạo)
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ………………………………………………………………………………………………
Căn cứ nhu cầu thực tiễn của ……………………………………………………………………
Hôm nay, ngày……… tháng……….. năm…………. tại……………………………, chúng tôi gồm:
BÊN A: (Đơn vị sử dụng lao động)
Người đại diện:……………………………………………. Chức vụ ……………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………………………………..; Email:………………………………
Tài khoản:…………………………………………………….. tại …………………………………
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày, tháng, năm): ………………………………
BÊN B: (Cơ sở đào tạo)
Người đại diện:……………………………………………… Chức vụ …………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………………..; Email: …………………………………..
Tài khoản:…………………………………………………. tại ……………………………………
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (số, ngày, tháng năm): ………
Sau khi bàn bạc, thảo luận hai bên đồng ý ký hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động với những điều khoản sau:
Điều 1. Nội dung hoạt động phối hợp đào tạo
1. Tên nghề đào tạo: ………………………………………………………………………………
Trình độ đào tạo (ghi cụ thể) ……………………………………………………………………..
Thời gian đào tạo ………………………………………………………………………………….
Số lượng người được đào tạo:……………………………………………………………………
(Có thể đào tạo nhiều nghề, nhiều lớp, nhiều thời gian khác nhau)
2. Kế hoạch và tiến độ đào tạo:
- Địa điểm và thời gian đào tạo: …………………………………………………………………
- Tiến độ đào tạo: …………………………………………………………………………………
(Có kế hoạch, tiến độ đào tạo chi tiết của từng lớp kèm theo)
3. Chương trình đào tạo: (Do cơ sở đào tạo xây dựng hoặc do cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động phối hợp xây dựng)
Điều 2. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
1. Giá trị hợp đồng: ………………………………………………………………………………
2. Phương thức thanh toán: …………………………………………………………………….
Điều 3. Quyền và trách nhiệm của các bên
1. Quyền và trách nhiệm của (đơn vị sử dụng lao động)
………………………………………………………………………………………………………
2. Quyền và trách nhiệm của (cơ sở đào tạo)
………………………………………………………………………………………………………
Điều 4. Điều khoản chung, hiệu lực Hợp đồng
………………………………………………………………………………………………………
ĐẠI DIỆN BÊN B |
ĐẠI DIỆN BÊN A |
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ
NGHỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐỂ THAM GIA ĐÀO TẠO
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ
1. Tên đơn vị đề nghị xác nhận:
2. Mã số đơn vị:
3. Địa chỉ:
4. Đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng tính đến thời điểm xác nhận.
II. DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÀO TẠO
TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Số sổ bảo hiểm |
Thời gian tham gia BHTN |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA CƠ
QUAN BHXH |
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
ĐỀ NGHỊ |
Quyết định 2971/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục 01 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trong lĩnh vực việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre
Số hiệu: | 2971/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bến Tre |
Người ký: | Trần Ngọc Tam |
Ngày ban hành: | 21/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2971/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục 01 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trong lĩnh vực việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre
Chưa có Video