ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2013/QĐ-UBND |
Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc bãi bỏ nội dung tiết 2, điểm c, khoản 2, Điều 2 Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 36/TTr-LĐTBXH ngày 22/5/2013 và kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 85/BC-STP ngày 30 tháng 8 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ngành; Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tư pháp, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các cá nhân, tổ chức có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2013-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Quy định này quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ hỗ trợ; phương thức cấp phát và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 và Nghị quyết số 74/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề, cấp chứng chỉ đồng thời bố trí việc làm ổn định được ít nhất 01 năm trở lên cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Các doanh nghiệp nói trên được hỗ trợ kinh phí giải quyết việc làm từ ngân sách tỉnh.
Đảm bảo đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định của Quyết định này và trong kế hoạch được giao.
Mục I. HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Điều 4. Hỗ trợ giải quyết việc làm tại doanh nghiệp
1. Điều kiện và mức hỗ trợ:
a) Điều kiện: Tháng 6 hàng năm, doanh nghiệp phải có văn bản đăng ký kế hoạch tuyển lao động cho năm tiếp theo liền kề (gửi Sở Lao động - TB&XH đối với doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp; gửi Ban quản lý các khu công nghiệp đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của tỉnh). Doanh nghiệp phải tổ chức dạy nghề, cấp chứng chỉ và bố trí việc làm ổn định được ít nhất từ đủ một năm trở lên cho người lao động có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
b) Mức hỗ trợ: Mức 400.000 đồng/người/tháng, hỗ trợ tính trên đầu người thực học thời gian không quá 03 tháng và chỉ xem xét hỗ trợ một lần.
2. Hồ sơ, thời hạn, trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ
2.1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm có:
a) Công văn đề nghị hỗ trợ kèm theo danh sách lao động gồm:
- Danh sách lao động được doanh nghiệp tuyển dụng, tổ chức đào tạo nghề, cấp chứng chỉ và bố trí việc làm ổn định từ đủ 01 năm trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, có xác nhận của cơ quan BHXH về thời gian tham gia BHXH từ đủ 01 năm trở lên (theo biểu số 01).
- Danh sách lao động được doanh nghiệp tuyển dụng, tổ chức đào tạo nghề, cấp chứng chỉ và sử dụng ổn định từ đủ 01 năm trở lên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật (theo biểu số 02).
b) Bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú của từng người lao động trong danh sách.
c) Bản sao có chứng thực chứng chỉ học nghề của người lao động do doanh nghiệp cấp.
d) Bản sao hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động có tên trong danh sách nêu tại tiết a điểm 2.1 Khoản 2 Điều này.
2.2. Thời hạn, trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người học nghề hoàn thành khóa học và làm việc tại doanh nghiệp đủ 1 năm, doanh nghiệp phải hoàn thiện 02 bộ hồ sơ hỗ trợ theo quy định tại điểm 2.1 Khoản 2 nêu trên và nộp trực tiếp tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp, tại Sở Lao động - TB&XH đối với doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp để thẩm định. Không xem xét hỗ trợ đối với những trường hợp không chấp hành đúng thời hạn đã nêu ở trên.
3. Cấp phát và thanh quyết toán
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của các doanh nghiệp trong KCN, Ban quản lý các KCN phải thẩm định và gửi Sở Lao đông - TB&XH để tổng hợp.
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ban quản lý các KCN gửi, Sở Lao động - TB&XH phải tổng hợp, gửi Sở Tài chính kiểm tra hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định.
Đối với hồ sơ của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - TB&XH thẩm định, chuyển Sở Tài chính kiểm tra hồ sơ, trình UBND tỉnh quyết định.
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Lao động - TB&XH gửi, Sở Tài chính kiểm tra, trình UBND tỉnh Quyết định cấp kinh phí hỗ trợ về Sở Lao động - TB&XH.
d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày UBND tỉnh có Quyết định cấp kinh phí hỗ trợ, Sở Lao động - TB&XH phải chuyển trả kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN thông qua Ban quản lý các Khu công nghiệp.
e) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày UBND tỉnh có Quyết định cấp kinh phí hỗ trợ, Sở Lao động - TB&XH phải chi trả cho doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ ngoài khu công nghiệp.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kinh phí từ Sở Lao động - TB&XH, Ban quản lý các khu công nghiệp phải chi trả cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 5. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Sở Lao động - Thương binh và xã hội - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh
a) Hàng năm chủ trì, tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND và Nghị quyết số 74/2012/NQ-HĐND từ UBND cấp huyện và các sở, ngành; phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định, tổng hợp xong kế hoạch và dự toán kinh phí trước ngày 30/9 hàng năm trình UBND tỉnh quyết định.
b) Thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp; Tổng hợp hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ Ban quản lý các KCN chuyển sở Tài chính để kiểm tra trình UBND tỉnh quyết định. Chuyển kinh phí hỗ trợ cho Ban quản lý các KCN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Tổ chức chi trả cho các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp theo hồ sơ, quyết định được phê duyệt.
c) Tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND, Nghị quyết 74/2012/NQ-HĐND và Quy định này trong phạm vi toàn tỉnh.
d) Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm.
đ) Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp tình hình thực hiện Quy định này báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - TB&XH.
2. Sở Kế hoạch & Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TB&XH, Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí giải quyết việc làm hàng năm của UBND cấp huyện, các sở, ngành. Cân đối nguồn ngân sách, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài chính
a) Hướng dẫn các sở, ngành, UBND cấp huyện xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND và Nghị quyết số 74/2012/NQ-HĐND hàng năm.
b) Giúp UBND tỉnh kiểm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Sở Lao động - TB&XH, trình UBND tỉnh quyết định; Cấp phát kinh phí hỗ trợ giải quyết việc làm theo kế hoạch hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong trường hợp không đủ nguồn thì được xem xét chuyển thanh toán vào năm ngân sách liền kề.
c) Hướng dẫn, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị theo các quy định hiện hành.
4. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trợ giúp pháp lý cho nhân dân để doanh nghiệp, người dân có nhận thức đầy đủ và hiểu rõ chính sách, pháp luật về giải quyết việc làm.
5. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ giải quyết việc làm đối với những doanh nghiệp trong khu công nghiệp gửi Sở Lao động - TB&XH trước ngày 20/9 hàng năm để tổng hợp; phối hợp với doanh nghiệp trong khu công nghiệp tuyển dụng lao động.
b) Thẩm định kết quả hỗ trợ giải quyết việc làm đối với những doanh nghiệp trong khu công nghiệp gửi Sở Lao động - TB&XH tổng hợp.
c) Chi trả kinh phí hỗ trợ giải quyết việc làm cho doanh nghiệp các doanh nghiệp theo hồ sơ, quyết định được phê duyệt.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận kèm danh sách lao động đề nghị hỗ trợ giải quyết việc làm của doanh nghiệp.
Điều 6. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
Căn cứ Kế hoạch giải quyết việc làm của địa phương, kế hoạch tuyển dụng lao động được duyệt của các doanh nghiệp, chỉ đạo các cơ quan, chính quyền địa phương chủ động, tích cực phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan tỉnh và doanh nghiệp tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Hàng năm, xây dựng kế hoạch tuyển lao động của năm liền kề gửi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Thực hiện đúng các quy định về tổ chức dạy nghề, cấp chứng chỉ cho người lao động theo quy định tại Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND và thực hiện đúng thời hạn, trình tự thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ; thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
Điều 8. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Định kỳ trước ngày 30 tháng 6 và trước ngày 31 tháng 12 hàng năm:
1.1 Các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp báo cáo kết quả thực hiện nội dung hỗ trợ giải quyết việc làm theo Quy định này với Sở Lao động - TB&XH - cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo cấp tỉnh;
2.2 Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp báo cáo kết quả thực hiện với Ban Quản lý các KCN tỉnh để tổng hợp gửi Sở Lao động - TB&XH tổng hợp chung.
2. Thực hiện chế độ báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Hàng năm cơ quan thường trực- Sở Lao động - TB&XH có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quy định này để kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích đồng thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc.
Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu: | 28/2013/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Dương Thị Tuyến |
Ngày ban hành: | 20/11/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chưa có Video