ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2750/QĐ-UBND |
Nam Định, ngày 10 tháng 12 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc ở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 125/TTr-SLĐTBXH ngày 18/11/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ THÀNH LẬP,
CHO PHÉP THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THUỘC THẨM
QUYỀN CỦA UBND TỈNH NAM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
2750/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Nam Định (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tổng hợp kết quả thẩm định, hoàn thiện các văn bản, giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến việc đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; gửi kết quả thẩm định về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở, tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
1. Được đăng ký làm việc trực tiếp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cung cấp thông tin, các tài liệu minh chứng có liên quan đến hồ sơ thành lập một cách đầy đủ, kịp thời để phục vụ công tác thẩm định; khi cần thiết có thể kiến nghị, sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu thẩm định.
3. Xem xét, quyết định các vấn đề về thời gian làm việc, chương trình làm việc, kế hoạch công tác của Hội đồng thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Điều 4. Thành phần của Hội đồng thẩm định
1. Thành viên Hội đồng thẩm định gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (thừa ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh);
b) Các thành viên thường trực của Hội đồng: Đại diện Sở Nội vụ, đại diện Sở Tài chính, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Tùy theo lĩnh vực (ngành nghề đào tạo) dự kiến trong hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định có thể mời các cơ quan, đơn vị chuyên môn khác tham gia Hội đồng thẩm định;
2. Cơ quan thường trực của Hội đồng: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
3. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định có các nhiệm vụ sau:
1. Chủ trì, điều hành hoạt động của Hội đồng thẩm định nhằm thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Quyết định nội dung, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng.
4. Quyết định mời thêm các thành phần khác là đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan tham gia vào cuộc họp thẩm định của Hội đồng khi cần thiết.
5. Thông qua biên bản, báo cáo kết luận sau mỗi cuộc họp của Hội đồng thẩm định.
6. Đề nghị thay đổi (bổ sung) các thành viên của Hội đồng khi cần thiết.
7. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập các cuộc họp bất thường để giải quyết các nhiệm vụ của Hội đồng.
Điều 6. Các thành viên Hội đồng
Các thành viên Hội đồng có nhiệm vụ:
1. Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng; trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, minh chứng; chuẩn bị tốt và tham gia ý kiến về các vấn đề được đưa ra thảo luận thuộc phạm vi tư vấn của Hội đồng.
3. Được cung cấp các thông tin cần thiết về các vấn đề liên quan tới cuộc họp và hoạt động của Hội đồng.
4. Là người giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng; được Chủ tịch Hội đồng phân công phụ trách một số công việc cụ thể trên cơ sở hoạt động thực tiễn của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về các công việc được phân công.
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VÀ NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
Điều 7. Quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Hội đồng).
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước khi gửi Hội đồng thẩm định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức họp thẩm định.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức họp thẩm định. Các thành viên Hội đồng thẩm định đưa ra nhận xét, đánh giá, thảo luận và đưa ra kết luận về hồ sơ.
Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 làm việc kể từ ngày tổ chức họp thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
Điều 8. Nội dung và thủ tục Hồ sơ thẩm định
Hội đồng thẩm định, các cơ quan liên quan và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp khi thực hiện việc thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện theo các căn cứ pháp lý, số lượng bộ hồ sơ báo cáo gửi Hội đồng thẩm định, quy định nội dung thẩm định và số ngày nhận, giải quyết hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai và quyết định theo đa số. Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có 2/3 số thành viên Hội đồng tham gia trong đó có Chủ tịch Hội đồng.
2. Hội đồng thẩm định thông qua ý kiến thẩm định bằng biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Các kết luận của Hội đồng thẩm định được thông qua nếu có quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành.
3. Các cuộc họp của Hội đồng thẩm định đều phải có biên bản. Biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định phải thể hiện đầy đủ các ý kiến của các thành viên tham dự cuộc họp, trường hợp thành viên vắng mặt phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung sẽ thảo luận tại cuộc họp. Những ý kiến khác với ý kiến chính thức của Hội đồng thẩm định được bảo lưu, ghi đầy đủ trong biên bản họp Hội đồng.
4. Biên bản họp Hội đồng thẩm định được gửi Sở lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan, tổ chức cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để làm cơ sở xem xét, quyết định việc thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các thành viên Hội đồng và các cơ quan có liên quan phản ánh về Sở lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 2750/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định
Số hiệu: | 2750/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định |
Người ký: | Trần Lê Đoài |
Ngày ban hành: | 10/12/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2750/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định
Chưa có Video