ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2502/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 06 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
Căn cứ ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 285-TB/TU ngày 31/7/2021 về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 429/TTr-SLĐTBXH ngày 05/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo quy định tại điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
1. Phạm vi điều chỉnh: Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Đối tượng áp dụng: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) đang cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bị nghỉ việc, ngừng việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày liên tục trở lên, trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 để phòng, chống dịch Covid-19.
Cụ thể người lao động tự do làm các nghề, công việc sau đây:
- Thu gom phế liệu, bốc vác ở bến tàu, bến xe;
- Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô chở khách, lái xe điện 04 bánh chở khách du lịch;
- Bán lẻ vé xổ số kiến thiết lưu động (không bao gồm đại lý);
- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
- Lao động trong các cơ sở giữ trẻ tại nhà;
- Lao động tự làm hoặc làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm tiệc cưới lưu động); cơ sở lưu trú du lịch; các đơn vị khai thác các sản phẩm du lịch, khu, điểm tham quan du lịch (bao gồm nhân viên khuân vác, đầu bếp, người phục vụ, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, lái thuyền và nhân viên phục vụ thuyền vận tải chở khách du lịch); chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, tiệm nail); lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, quán internet, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, quán cafe, phòng tập gym, yoga, zumba, khu vui chơi, thể dục thể thao).
- Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn 1.500.000 đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/người/tháng (mức chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025) và gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Từ 15 tuổi trở lên đối với các đối tượng được quy định tại Điểm 2 Điều 1;
- Cư trú hợp pháp tại địa phương (thường trú hoặc tạm trú);
- Có thời gian làm công việc được nêu ở Điểm 2 Điều 1 từ 30 ngày liên tục trở lên (tính đến thời điểm hỗ trợ) và có thu nhập chính từ công việc này.
- Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, không bỏ sót đối tượng.
- Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của chính sách và nguồn lực để thực hiện. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền mặt, mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần chính sách hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
- Phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời chính sách hỗ trợ đến người lao động.
- Trích từ nguồn dự phòng ngân sách, dự trữ tài chính và cải cách tiền lương, ngân sách tỉnh hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố 70% thực chi để hỗ trợ cho đối tượng. Các huyện, thị xã, thành phố sử dụng các nguồn dự phòng chi ngân sách (bao gồm cả ngân sách xã, phường, thị trấn) và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ 30% thực chi còn lại để hỗ trợ đối tượng.
5. Mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người.
6. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng tiền mặt.
7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện
7.1. Hồ sơ:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ;
- Giấy xác nhận về tình trạng việc làm của đối tượng đề nghị hưởng chính sách của Chính quyền cấp xã nơi tạm trú hoặc cơ quan, đơn vị nơi người lao động làm việc (đối với trường hợp người lao động đề nghị hưởng chính sách nơi tạm trú).
7.2. Trình tự, thủ tục thực hiện:
Bước 1: Người lao động gửi Đơn đề nghị (theo Phụ lục 01 đính kèm) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đề nghị hưởng trợ cấp kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2021.
Bước 2: Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hỗ trợ của người lao động, UBND cấp xã tổ chức rà soát, thẩm định danh sách các đối tượng đề nghị hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện trình UBND cấp huyện (theo Phụ lục 02 đính kèm).
Bước 3: Trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trong trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do (theo Phụ lục 03 đính kèm).
Bước 4: Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chi trả các đối tượng được hỗ trợ theo danh sách phê duyệt của Ủy ban nhân dân huyện.
8. Thời gian triển khai chính sách sách hỗ trợ
- Được thực hiện từ ngày 01/5/2021 đến 31/12/2021
- Riêng đối với các đối tượng bị ảnh hưởng từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/7/2021, thời gian hoàn thành việc hỗ trợ chậm nhất trước ngày 25/8/2021.
1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Quyết định này đảm bảo đúng quy định pháp luật.
2. Giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kịp thời; chịu trách nhiệm phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ cho lao động tự do đúng quy định; chỉ đạo lựa chọn hình thức chi trả phù hợp, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
3. Ngày thứ 6 hàng tuần, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo theo quy định.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tham gia tuyên truyền, phổ biến, phối hợp triển khai và giám sát việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Dành cho người lao động
không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm)
Kính gửi: UBND (xã/phường/thị trấn)……………………………………
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và tên:………………………. Ngày, tháng, năm sinh:……. /…………. /………
2. Dân tộc:…………………………………………….. Giới tính: ……………………………..
3. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số:……………………………
Ngày cấp:… /…. /…… Nơi cấp:…………………………………………………………………
4. Nơi thường trú: ………………………………………………………………………………
Nơi tạm trú: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHÍNH TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM
□ Lao động thu gom phế liệu, bốc vác ở bến tàu, bến xe;
□ Lao động lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô chở khách, lái xe điện 04 bánh chở khách du lịch;
□ Lao động bán lẻ vé xổ số kiến thiết lưu động (không bao gồm đại lý);
□ Lao động bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
□ Lao động trong các cơ sở giữ trẻ tại nhà;
□ Lao động tự làm hoặc làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm tiệc cưới lưu động);
□ Lao động trong các cơ sở lưu trú;
□ Lao động trong các đơn vị khai thác các sản phẩm du lịch, khu, điểm tham quan du lịch (bao gồm nhân viên khuân vác, đầu bếp, người phục vụ, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, lái thuyền và nhân viên phục vụ thuyền vận tải chở khách du lịch);
□ Lao động trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, tiệm nail);
□ Lao động trong lĩnh vực dịch vụ (như: karaoke, spa, quán internet, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, quán cafe, phòng tập gym, yoga, zumba, khu vui chơi, thể dục thể thao).
Ghi rõ nghề, công việc:………………………………………………………………………….
2. Nơi làm việc …………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
3. Thu nhập bình quân tháng trước khi mất việc làm:…………………………. đồng/tháng
Hiện nay, tôi chưa hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) xem xét, giải quyết hỗ trợ theo quy định.
Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh toán qua hình thức: …………………………………………
□ Tài khoản (Tên tài khoản: ………………………………………………………………………
Số tài khoản:……………….. Ngân hàng:……………………………………………………… )
□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi ở)
□ Trực tiếp
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Xác nhận |
....ngày….. tháng....năm 2021 |
Lưu ý: Đối với trường hợp người lao động lập hồ sơ đề nghị hưởng chính sách của lao động tự do tại nơi tạm trú có cam kết không lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tại nơi thường trú.
UBND xã/phường/TT…….. |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
DANH SÁCH NLĐ KHÔNG CÓ GIAO KẾT HĐLĐ BỊ
MẤT VIỆC LÀM DO ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19
(kèm theo Tờ trình số…..
/TTr-UBND …….)
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CMND/CCCD |
Nơi ở hiện nay |
Công việc chính trước khi mất việc |
Mức thu nhập bình quân/tháng trước khi mất việc làm (nghìn đồng) |
Số tiền hỗ trợ (nghìn đồng) |
Hình thức chi trả (Trường hợp đăng ký qua số tài khoản ngân hàng, đề nghị ghi rõ tên tài khoản và ngân hàng mở) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
(Bằng chữ: Số người………………….. số tiền: ...................)
Lập danh sách |
Ngày….tháng…năm
2021 |
Quyết định 2502/QĐ-UBND năm 2021 quy định về chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: | 2502/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Hồ An Phong |
Ngày ban hành: | 06/08/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2502/QĐ-UBND năm 2021 quy định về chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chưa có Video