Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2475/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÔNG NGHỆ: KỸ SƯ CHÍNH (HẠNG II)

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;

Căn cứ Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

Theo kết luận của Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;

Theo ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ tại Công văn số 3861/BNV-ĐT ngày 17/8/2016 về việc thẩm định Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công nghệ: Kỹ sư chính (hạng II).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng Trường Quản lý khoa học và công nghệ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ KH&CN: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Trang Thông tin điện tử Bộ KH&CN;
- Lưu: VT, TCCB.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tùng

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH KỸ SƯ CHÍNH (HẠNG II)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2475/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

- Viên chức đang giữ chức danh Kỹ sư chính (hạng II) nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh Kỹ sư chính (hạng II);

- Viên chức giữ chức danh Kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 6 (sáu) năm, trong đó thời gian giữ chức danh Kỹ sư (hạng III) gần nhất tối thiểu là 2 (hai) năm.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu chung

Nâng cao lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ (KH&CN), đáp ứng tiêu chuẩn của chức danh Kỹ sư chính (hạng II).

2. Mục tiêu cụ thể

Trang bị cho người học có được các kiến thức, thái độ và kỹ năng sau:

a) Trang bị các kiến thức về đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành và đơn vị; những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến chuyên ngành và đơn vị;

b) Nâng cao năng lực tư duy đổi mới, sáng tạo; có kiến thức về quản lý nhà nước trong phát triển dịch vụ KH&CN, về đổi mới, quản lý và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trườngdoanh nghiệp KH&CN, định giá công nghệ;

c) Rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng, knăng kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ với doanh nghiệp, kỹ năng chuyển giao công nghệ và một số kỹ năng chuyên ngành cơ bản khác;

d) Hình thành phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, ý thức về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Chương trình gồm 11 chuyên đề giảng dạy, tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch, được bố cục thành 03 phần:

- Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và kỹ năng chung (gồm 5 chuyên đề);

- Phần II: Kiến thức, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên ngành (gồm 7 chuyên đề)

- Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch

b) Thời gian bồi dưỡng:

- Tổng thời gian là: 6 tuần= 30 ngày x 8 tiết/ 1 ngày= 240 tiết

- Phân bổ thời gian:

+ Lý thuyết: 176 tiết

+ Ôn tập: 10 tiết

+ Kiểm tra: 6 tiết

+ Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch: 44 tiết

+ Công tác tổ chức lớp (khai giảng, bế giảng): 4 tiết

2. Cấu trúc chương trình

STT

Nội dung

Số tiết

Tổng

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

I

Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và kỹ năng chung

60

22

38

1

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

12

5

7

2

Chiến lược phát triển KH&CN

12

5

7

3

Hội nhập quốc tế về KH&CN

12

5

7

4

Quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN

16

7

9

5

Kinh tế tri thức

12

4

8

 

Ôn tập và kiểm tra phần I

8

 

8

II

Phần II: Kiến thức, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên ngành

132

62

70

5

Quản lý đổi mới công nghệ

16

7

9

6

Đổi mới sáng tạo trong hoạt động KH&CN

16

7

9

7

Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

16

7

9

8

Chuyển giao công nghệ

20

4

12

9

Định giá công nghệ

16

7

9

10

Văn hóa và đạo đức nghề nghiệp

20

8

12

11

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán trong hoạt động KH&CN

20

8

12

 

Ôn tập và kiểm tra phần II

8

 

8

III

Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch

44

4

40

1

Tìm hiểu thực tế

24

 

24

2

Hướng dẫn viết thu hoạch

4

4

 

3

Viết thu hoạch

16

 

16

 

Khai giảng, bế giảng

4

 

4

 

Tổng cộng:

240

88

152

IV. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ

Phần I

KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ KỸ NĂNG CHUNG

Chuyên đề 1

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế

1.1. Tình hình đất nước

1.2. Bối cảnh quốc tế

2. Quan điểm phát triển

2.1. Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững

2.2. Đổi mới đồng bộ, toàn diện

2.3. Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người

2.4. Phát triển lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ cao

2.5. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế

3. Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá

3.1. Mục tiêu tổng quát

3.2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường

3.3. Các đột phá chiến lược

4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế

4.1. Định hướng về văn hóa, xã hội

4.4. Định hướng về kinh tế

4.5. Định hướng về an ninh, quốc phòng

5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

5.1. Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường

5.2. Hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính

5.3. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

5.4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước.

Chuyên đề 2

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Chiến lược và khung chiến lược KH&CN

1.1. Khái niệm chiến lược và chiến lược KH&CN

1.2. Đặc điểm cơ bản của chiến lược KH&CN

1.3. Vai trò của chiến lược KH&CN

1.4. Khung chiến lược KH&CN

1.5. Các giai đoạn của khung chiến lược

2. Các cách tiếp cận chiến lược KH&CN

2.1. Chiến lược KH&CN theo cách tiếp cận truyền thống

2.2. Chiến lược KH&CN theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới

3. Xây dựng chiến lược KH&CN theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới

3.1. Nội dung

3.2. Kỹ năng

4. Các loại khung chiến lược KH&CN

4.1. Khung Chiến lược KH&CN cấp quốc gia

4.2. Khung chiến lược KH&CN cấp ngành

4.3. Khung chiến lược KH&CN cấp địa phương.

Chuyên đề 3

HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Tổng quan

2. Một số vấn đề lý luận của hội nhập quốc tế về KH&CN

2.1. Khái niệm và đặc điểm của hội nhập quốc tế

2.2. Phân loại các nhóm quốc gia hội nhập quốc tế

2.3. Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

2.4. Một số hình thức hội nhập quốc tế về KH&CN

3. Những vấn đề thực tiễn của hội nhập quốc tế về KH&CN

3.1. Một số hình thức hội nhập quốc tế về KH&CN

3.2. Một số xu thế hội nhập quốc tế về KH&CN

4. Thực trạng hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN

4.1. Những kết quả nổi bật

4.2. Những hạn chế chủ yếu

4.3. Nguyên nhân của các hạn chế

5. Những cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế về KH&CN

5.1. Cơ hội

5.2. Thách thức

6. Một số giải pháp hội nhập quốc tế về KH&CN

6.1. Giải pháp về thể chế

6.2. Giải pháp về tổ chức hoạt động

6.3. Giải pháp về nâng tầm năng lực

6.4. Giải pháp về đầu tư tài chính.

Chuyên đề 4

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN

1.1. Khái niệm

1.2. Đặc điểm

2. Quản lý nhà nước về dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN

2.1. Trách nhiệm của Nhà nước

2.2. Đặc điểm của dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN

2.3. Các loại hình dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN

3. Phát triển dịch vụ KH&CN

3.1. Những lưu ý trong việc cung cấp dịch vụ KH&CN

3.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động KH&CN

4. Xã hội hóa các hoạt động KH&CN

4.1. Tầm quan trọng của xã hội hóa hoạt động KH&CN

4.2. Tâm và tầm của nhà quản lý KH&CN

4.3. Thông tin, thống kê KH&CN

5. Một số giải pháp

5.1. Tập trung nguồn lực

5.2. Đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước cho khoa học và công nghệ

5.3. Xây dựng đồng bộ chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ

5.4. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ

5.5. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

Chuyên đề 5

KINH TẾ TRI THỨC

1. Kinh tế tri thức

1.1. Khái niệm

1.2. Qtrình hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức

1.3. Vai trò của kinh tế tri thức và đặc trưng của nền kinh tế tri thức

2. Các giải pháp xây dựng nền kinh tế tri thức

2.1. Giải pháp về giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực KH&CN

2.2. Xây dựng đồng bộ chính sách thu hút, trọng dụng nhân lực KH&CN

2.3. Đổi mới chính sách quản lý nguồn nhân lực KH&CN

3. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức

3.1. Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại

3.2. Kinh tế thị trường

4. Tác động của kinh tế tri thức như một lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất và thượng tầng xã hội

4.1. Tác động đến lực lượng sản xuất

4.2. Tác động đến quan hệ sản xuất

4.3. Tác động đến thượng tầng xã hội

5. Giá trị chuyển biến sang nên kinh tế tri thức và một số bài học kinh nghiệm

5.1. Gtrị

5.2. Một số bài học kinh nghiệm

6. Giải pháp xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Phần II

KIẾN THỨC, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ KỸ NĂNG CHUYÊN NGÀNH

Chuyên đề 6

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

1. Các khái niệm cơ bản về quản lý đổi mới công nghệ

1.1. Khái niệm công nghệ

1.2. Khái niệm quản lý đổi mới công nghệ

1.3. Mối quan hệ giữa công nghệ và đổi mới

2. Chiến lược đổi mới và vai trò của quản lý đổi mới công nghệ

2.1. Chiến lược đổi mới

2.2. Vai trò của quản lý đổi mới công nghệ

2.3. Sự cần thiết phải quản lý đổi mới công nghệ

3. Kỹ năng quản lý đổi mới công nghệ

3.1. Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược đổi mới

3.2. Kỹ năng tổ chức sản phẩm công nghệ mới

3.3. Kỹ năng điều hành

3.4. Kỹ năng kiểm tra, giám sát

3.5. Kỹ năng đánh giá hiệu quả

4. Tiến trình quản lý đổi mới công nghệ

4.1. Ra quyết định về quản lý đổi mới công nghệ

4.2. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo

5. Các công cụ quản lý đổi mới công nghệ

5.1. Hệ thống tổ chức, thủ tục

5.2. Các quyết định quản lý.

Chuyên đề 7

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Bản chất của đổi mới sáng tạo

1.1. Các tiền đề của sự sáng tạo

1.2. Khái niệm về đổi mới sáng tạo

1.3. Vai trò của các nhà tổ chức đối với đổi mới sáng tạo

2. Đổi mới sáng tạo trong hoạt động KH&CN

2.1. Sáng tạo là gì?

2.1. Vai trò của đổi mới sáng tạo đối với hoạt động KH&CN

3.2. Nhân lực là nguồn lực trung tâm của đổi mới sáng tạo

3.3. Tập trung vào công nghệ mới

3.4. Tập trung vào ngành nghề hoặc cái hiện có

3.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế tổng hợp của xã hội

4. Nguyên tắc đổi mới sáng tạo

4.1. Xuất phát từ thực tế

4.2. Xuất phát từ nhu cầu

4.3. Lựa chọn thời cơ thích hợp

4.4. Lựa chọn công nghệ thích hợp

5. Nhân tố quyết định thành công đổi mới sáng tạo trong tổ chức

5.1. Các nhân tố quyết định thành công

5.2. Quyết sách đổi mới sáng tạo

6. Phương thức, hình thức đổi mới sáng tạo

6.1. Phương thức tổ chức bộ phận đổi mới sáng tạo

6.2. Các hình thức tổ chức đổi mới sáng tạo

7. Nội dung của đổi mới sáng tạo

7.1. Đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất

7.2. Đổi mới sản phẩm, khai thác và thay thế sản phẩm

7.5. Đổi mới đối tượng lao động, thiết bị, công cụ, máy móc

8. Phân tích SWOT về hệ thống KH&CN và đổi mới sáng tạo Việt Nam 8.1. Cơ hội 8.2. Thách thức.

Chuyên đề 8

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Khái niệm

1.1. Ứng dụng công nghệ

1.2. Phát triển công nghệ

1.3. Đổi mới sáng tạo (innovation)

1.4. Thị trường và doanh nghiệp

2. Vai trò của ứng dụng và phát triển công nghệ trong phát triển thị trườngdoanh nghiệp KH&CN

2.1. Vai trò của ứng dụng công nghệ

2.2. Vai trò của phát triển thị trườngdoanh nghiệp KH&CN

2.3. Một số tình huống ứng dụng và phát triển công nghệ thúc đẩy phát triển thị trường doanh nghiệp KH&CN

3. Các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ Quốc gia vào phát triển thị trường doanh nghiệp KH&CN

3.1. Các chương trình về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp

3.2. Các chương trình đổi mới công nghệ trong phát triển doanh nghiệp

3.3. Các chương trình về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

3.4. Các chương trình về phát triển công nghệ cao trong doanh nghiệp

3.5. Các chương trình về đổi mới - sáng tạo trong doanh nghiệp

4. Thực trạng và giải pháp ứng dụng phát triển công nghệ thúc đẩy phát triển thị trường doanh nghiệp KH&CN

4.1. Thực trạng

4.2. Nguyên nhân

4.3. Giải pháp.

Chuyên đề 9

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

1. Một số vấn đề cơ bản về chuyển giao công nghệ

1.1. Các khái niệm cơ bản trong chuyển giao công nghệ

1.2. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ

1.3. Tính hai mặt của chuyển giao công nghệ

1.4. Quá trình của chuyển giao công nghệ

1.5. Các hình thức chuyển giao công nghệ

1.6. Chi phí chuyển giao công nghệ

2. Các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong lập kế hoạch và thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ

2.1. Tài sản trí tuệ và lý do căn bản của việc bảo hộ

2.2. Các vấn đề về sở hữu trí tuệ trong một dự án chuyển giao công nghệ

3. Những vấn đề quan trọng trong chuyển giao công nghệ

3.1. Công nghệ và lợi thế cạnh tranh

3.2. Bối cảnh kinh tế quốc tế và chuyển giao công nghệ quốc tế

3.3. Các vấn đề thường phải đối mặt

4. Những vấn đề quan trọng trong quản lý chuyển giao công nghệ

4.1. Cách tiếp cận “Chu trình chuyển giao công nghệ” trong quản lý chuyển giao công nghệ quốc tế

4.2. Cách tiếp cận “Chu trình chuyển giao công nghệ” trong lập kế hoạch và quản lý chuyển giao công nghệ quốc tế

4.3. Cách tiếp cận Chu trình chuyển giao công nghệ trong lập kế hoạch và quản lý chuyển giao công nghệ.

Chuyên đề 10

ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

1. Một số khái niệm

1.1. Đánh giá trình độ công nghệ

1.2. Thẩm định công nghệ

1.3. Giám định công nghệ

1.4. Định giá công nghệ

2. Vai trò của hoạt động đánh giá, định giá công nghệ

2.1. Khẳng định giá trị công nghệ

2.2. Tăng khả năng cạnh tranh

2.3. Thúc đẩy đổi mới công nghệ

2.4. Thúc đẩy thị trường công nghệ

2.5. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ

3. Phương pháp đánh giá, định giá trình độ công nghệ

3.1. Nội dung, hình thức hoạt động định giá công nghệ

3.2. Các phương pháp định giá công nghệ

3.3. Các kỹ năng định giá công nghệ

4. Các quy định về đánh giá, thẩm định, giám định và định giá công nghệ hiện nay ở Việt Nam

4.1. Các quy định về đánh giá, thẩm định công nghệ

4.2. Các quy định về giám định công nghệ

4.3. Các quy định về định giá công nghệ

5. Thực trạng hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ hiện nay ở Việt Nam và xu thế phát triển

5.1. Thực trạng hoạt động đánh giá, thẩm định công nghệ và xu thế phát triển

5.2. Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.

Chuyên đề 11

VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

1. Xây dựng văn hóa viên chức trong hoạt động KH&CN

1.1. Khái niệm văn hóa trong hoạt động KH&CN

1.2. Bản chất văn hóa của viên chức trong hoạt động KH&CN

1.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa của viên chức trong hoạt động KH&CN

1.4. Sự cần thiết của việc xây dựng và nâng cao văn hóa viên chức chuyên ngành KH&CN

1.5. Chức năng của văn hóa trong hoạt động KH&CN

2. Đạo đức viên chức trong hoạt động KH&CN

2.1. Khái niệm

2.2. Vai trò của đạo đức viên chức trong hoạt động KH&CN

2.3. Các chuẩn mực và quy ước về đạo đức viên chức trong hoạt động KH&CN

3. Quy định của pháp luật về văn hóa và đạo đức viên chức

3.1. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức

3.2. Nghĩa vụ chung của viên chức

3.3. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

3.4. Nghĩa vụ của viên chức quản lý

3. 5. Những việc viên chức không được làm

3.6. Các chuẩn mực văn hóa và đạo đức viên chức.

Chuyên đề 12

KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Bản chất của giao tiếp, đàm phán trong hoạt động KH&CN

1.1. Khái niệm giao tiếp

1.2. Khái niệm đàm phán

1.3. Giao tiếp, đám phán trong hoạt động KH&CN

2. Mục tiêu, hình thức và đặc điểm của giao tiếp, đàm phán trong hoạt động KH&CN

2.1. Mục tiêu

2.2. Các hình thức và đặc điểm

3. Tính chất và các yếu tố tác động đến giao tiếp, đàm phán trong hoạt động KH&CN

3.1. Tính chất

3.2. Các yếu tố tác động đến giao tiếp, đàm phán trong hoạt động KH&CN

4. Các nguyên tắc và hình thức giao tiếp, đàm phán hiệu quả

4.1. Nguyên tắc

4.2. Các hình thức giao tiếp, đàm phán

5. Kỹ năng và nghệ thuật giao tiếp, đàm phán trong hoạt động KH&CN

5.1. Vai trò của lực hút cá nhân

5.2. "Nghệ thuật thu hút” của nhà khoa học

5.3. Tiến trình cuộc giao tiếp, đàm phán

5.4. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

6. Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán

6.1. Các biểu hiện của nghệ thuật giao tiếp và đàm phán

6. 2. Một số kinh nghiệm giao tiếp và đàm phán

6.3. Một số lưu ý.

Phần III

TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH

1. Tìm hiểu thực tế

1.1. Mục đích

Tìm hiểu, quan sát và trao đổi kinh nghiệm quản lý và hoạt động KH&CN tại một số địa phương và đơn vị cụ thể. Qua thực tiễn, giúp học viên gắn kết giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành trong hoạt động KH&CN.

1.2. Yêu cầu

- Giảng viên xây dựng các phương pháp thực tiễn như phương pháp quan sát, bảng hỏi, tình huống để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế;

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành KH&CN tổ chức và sắp xếp kế hoạch đi thực tế cho học viên đảm bảo chất lượng. Đơn vị quản lý đào tạo phối hợp với các địa phương, đơn vị nơi mà học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.

2. Viết thu hoạch

2.1. Mục đích

- Là phần thu hoạch kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công nghệ Kỹ sư chính (hạng II) trong thời gian 6 tuần;

- Đánh giá mức độ nhận thức và kết quả học tập mà học viên đã đạt được sau khóa học; đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã thu nhân được vào thực tiễn công tác của chức danh Kỹ sư chính (hạng II).

2.2. Yêu cầu

- Cuối khóa học, mỗi học viên viết một bài thu hoạch gắn với công việc đang đảm nhận;

- Bài thu hoạch cần bảo đảm yêu cầu theo quy định; nêu được kiến thức và kỹ năng thu nhận được sau khóa bồi dưỡng và phân tích khả năng vận dụng vào hoạt động KH&CN của cá nhân và tổ chức;

- Độ dài của bài thu hoạch không quá 30 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5; Văn phong, ngôn ngữ khoa học; Nội dung cô đọng có phân tích, đánh giá, liên hệ thực tiễn; Phương pháp viết cần có số liệu minh chứng thông qua phương pháp nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể về bài thu hoạch sẽ được thông báo cho học viên khi bắt đầu khóa học.

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ

1. Biên soạn tài liệu

- Biên soạn tài liệu phải có tính khoa học và phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp và vị trí việc làm theo chức danh công nghệ Kỹ sư chính (hạng II);

- Các chuyên đề phải được biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành KH&CN và các giảng viên thường xuyên cập nhật những văn bản mới, kiến thức mới và các kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung bài giảng.

2. Giảng dạy

2.1. Yêu cầu đối với giảng viên

Giảng viên tham gia giảng dạy cho chức danh Kỹ sư chính bao gồm:

- Là các Giảng viên cao cấp, Nghiên cứu viên cao cấp, Kỹ sư cao cấp và các chức danh tương đương khác có trình độ Giáo sư, Phó giáo sư hoặc Tiến sĩ của Trường Quản lý KH&CN, các Học viện, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các tổ chức KH&CN khác, có chuyên môn cao về chuyên đề đảm nhận;

- Là các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các chuyên gia có học vị tiến sĩ và có chức danh tương đương với chức danh Giảng viên chính của một số cơ quan, đơn vị khác;

- Giảng viên tham gia giảng dạy phải đầu tư nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới và các tình huống thực tiễn điển hình liên quan đến chức danh công nghệ Kỹ sư chính (hạng II);

- Giảng viên phải chuẩn bị báo cáo đề dẫn theo các vấn đề đã được định hướng trong chương trình bồi dưỡng và tổ chức cho học viên trao đổi, thảo luận, giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

2.2. Yêu cầu về phương pháp dạy và học

- Trong quá trình giảng dạy giảng viên cần gắn lý thuyết với thực hành, gắn kết giữa các kiến thức khoa học, các kinh nghiệm thực tiễn và các kỹ năng thực hành;

- Tăng cường áp dụng phương pháp dạy và học tích cực, các phương pháp kích thích tư duy và phương pháp tình huống, lồng ghép các phương pháp dạy và học khác nhau giúp hoạt động dạy và học sinh động, dễ hiểu và dễ áp dụng cho các tình huống tương tự trong thực tiễn.

2.3. Yêu cầu đối với học viên

- Tham gia đầy đủ thời gian của khóa học, nếu nghỉ phải có lý do (thời gian nghỉ học không quá ¼ thời lượng của chương trình);

- Tích cực tham gia ý kiến, thảo luận, thực hành trên lớp và các buổi đi thực tế, tham gia đầy đủ các bài kiểm tra hết phần và bài viết thu hoạch đảm bảo chất lượng; Năm bắt đầy đủ các nội dung của chương trình bồi dưỡng, nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu;

- Kết thúc khóa học học viên được trang bị các kiến thức, thái độ và kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp của chức danh công nghệ Kỹ sư chính (hạng II).

2.4. Yêu cầu đối với việc tổ chức báo cáo chuyên đề

- Các chuyên đề theo yêu cầu của chức danh Kỹ sư chính (hạng II) phải phù hợp với nội dung bồi dưỡng;

- Báo cáo viên phải là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác đào tạo, am hiểu sâu về hoạt động KH&CN; có khả năng về thuyết trình và kỹ năng sư phạm;

- Khi mời các báo cáo viên ở nơi thực tế cần có định hướng vấn đề cần tìm hiểu trước khi triển khai đi thực tế, mời địa phương báo cáo tình hình phát triển KH&CN của địa phương và các bài học kinh nghiệm.

VI. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

2. Đánh giá kết quả học tập thông qua 2 bài kiểm tra viết hết phần, chấm theo thang điểm 10; điểm dưới 5 thì phải kiểm tra lại;

3. Đánh giá chung cho toàn Chương trình thông qua bài viết thu hoạch cuối khóa, chấm theo thang điểm 10; điểm dưới 5 thì phải viết lại bài thu hoạch. Sau khi kiểm tra lại hoặc viết lại bài thu hoạch mà vẫn không đạt điểm 5 trở lên thì không được cấp chứng chỉ./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2475/QĐ-BKHCN năm 2016 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công nghệ: Kỹ sư chính (hạng II) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu: 2475/QĐ-BKHCN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký: Trần Văn Tùng
Ngày ban hành: 31/08/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2475/QĐ-BKHCN năm 2016 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công nghệ: Kỹ sư chính (hạng II) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…