THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2239/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
Căn cứ Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với các nội dung sau đây:
1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực để tranh thủ thời cơ dân số vàng, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, chú trọng cả quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo; quan tâm đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành, nghề đào tạo đạt trình độ tương đương với khu vực và thế giới.
3. Phát triển giáo dục nghề nghiệp bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm; phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
4. Nhà nước có chính sách từng bước phổ cập nghề cho thanh niên; ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong ngân sách giáo dục - đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; tăng cường xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở những địa bàn, ngành, nghề phù hợp.
5. Phát triển giáo dục nghề nghiệp là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dân; được chú trọng trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Thu hút 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.
- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.
- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 45%.
- Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 35%.
- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%.
- Ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
- Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.
- Phấn đấu có khoảng 70 trường chất lượng cao, trong đó: 03 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 06 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; khoảng 150 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 05 -10 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong các nước ASEAN-4.
b) Đến năm 2030
Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Thu hút 50 - 55% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.
- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động.
- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 50%.
- Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 40%.
- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.
- Ít nhất 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
- Phấn đấu khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.
- Phấn đấu có khoảng 90 trường chất lượng cao, trong đó: 06 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 06 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; khoảng 200 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 15 - 20 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và thế giới.
c) Tầm nhìn đến năm 2045
Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Để đạt được các mục tiêu chiến lược, cần thực hiện đồng bộ 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó, “Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp” là giải pháp đột phá. Cụ thể:
1. Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
- Triển khai hiệu quả Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN-4 và các nền kinh tế G20. Nghiên cứu, bổ sung trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và xu hướng quốc tế.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, chú trọng đào tạo nghề tại nơi làm việc.
- Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý về giáo dục nghề nghiệp ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo đồng thời bảo đảm yếu tố bình đẳng giới.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm yếu tố bình đẳng giới. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân tộc nội trú, bán trú; nhà giáo thuộc vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; nhà giáo giảng dạy cho người khuyết tật; nhà giáo giảng dạy lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù. Có chính sách khuyến khích và cơ chế mở, linh hoạt để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có kỹ năng nghề cao và kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề.
- Nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu hút người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề trọng điểm; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, sức khỏe...; chính sách đối với người học thuộc các đối tượng đặc thù như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, lao động nữ, lao động di cư, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bộ đội xuất ngũ...; chính sách về bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên và người lao động qua đào tạo nghề nghiệp.
- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do, người lao động thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp do tác động của cách mạng công nghiệp, thiên tai, dịch bệnh... được tham gia học nghề. Bổ sung quy định về đào tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, ban hành chính sách nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.
- Chuẩn hóa các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp tiếp cận chuẩn của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới.
- Nghiên cứu xây dựng, cơ chế, chính sách khuyến khích đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công nhận là trường chất lượng cao; hoàn thiện chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù và lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo nghề chất lượng cao.
- Sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp nhất là nhân lực chất lượng cao. Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp.
- Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng quốc gia về giáo dục nghề nghiệp tiếp cận “quản lý rủi ro” và đẩy mạnh “hậu kiểm”. Nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ quan quản lý các cấp. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm định, đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Nghiên cứu xây dựng và áp dụng khung bảo đảm chất lượng chất lượng giáo dục nghề nghiệp quốc gia, chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù. Phát triển đội ngũ kiểm định viên và mạng lưới tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo
a) Đẩy nhanh chuyển đổi số
- Chuyển biến căn bản nhận thức và nhanh chóng nâng cao năng lực chuyển đổi số của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phát triển đồng bộ hạ tầng số bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phát triển, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác góp phần hình thành cơ sở dữ liệu mở quốc gia.
- Xây dựng các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung và hỗ trợ dạy học trực tuyến các cấp độ trong giáo dục nghề nghiệp. Đề xuất chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đầu tư phát triển các nền tảng số.
- Phát triển kho học liệu số ở tất cả các trình độ, ngành nghề đào tạo, dùng chung toàn ngành và liên kết với quốc tế. Đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành ảo, thiết bị ảo, thiết bị tăng cường ở những ngành, nghề phù hợp.
b) Hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị
- Cập nhật, chỉnh sửa, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm; định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho các ngành, nghề theo các cấp độ và trình độ đào tạo.
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, định hướng phân tầng chất lượng và đặc thù các ngành, nghề đào tạo. Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp. Phát triển mô hình “nhà trường thông minh, hiện đại”, “nhà trường xanh”.
c) Đổi mới chương trình, phương thức đào tạo
- Xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam có tham chiếu các chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới quy trình, phương pháp phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông dựa trên mô đun, tín chỉ và các quy đổi tương đương, đáp ứng chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu. Phát triển chương trình đào tạo các ngành, nghề mới, ngành, nghề công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng tương lai và các chương trình đào tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, các chương trình đào tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam.
- Đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phát triển mạnh học nghề tại nơi làm việc; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động, đào tạo cho lao động di cư. Đẩy mạnh triển khai liên kết nhà trường và doanh nghiệp.
- Thí điểm, triển khai một số mô hình đào tạo mới, nhất là đào tạo những ngành, nghề đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số và phát triển bền vững, bao trùm trong giáo dục nghề nghiệp. Đánh giá, nhân rộng đào tạo theo các chương trình chuyển giao từ nước ngoài. Áp dụng công nghệ đào tạo, nhân rộng các mô hình đào tạo tiên tiến của các nước phát triển; thí điểm mời giảng viên nước ngoài giảng dạy một số ngành, nghề chất lượng cao theo chuẩn quốc tế.
- Đổi mới, đa dạng phương thức kiểm tra, đánh giá, có sự tham gia và thừa nhận của người sử dụng lao động. Triển khai công nhận kỹ năng, trình độ của người học, người lao động đã tích lũy từ học tập và kinh nghiệm làm việc thực tế ở trong và ngoài nước.
- Giáo dục toàn diện, chú trọng đến phát triển phẩm chất, bình đẳng giới, hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ và cá thể hóa người học.
3. Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp
a) Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề
- Hoàn thiện các chuẩn và chuẩn hóa nhà giáo, chú trọng kinh nghiệm thực tiễn và năng lực nghề nghiệp trong kỷ nguyên số, phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp các kỹ năng cốt lõi mà thế kỷ XXI đòi hỏi cùng kỹ năng mềm, kỹ năng số, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp.
- Xây dựng và triển khai cơ chế định kỳ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo. Đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển đối với nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN, quốc tế.
- Tổ chức, sắp xếp hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo theo hướng phân bổ hợp lý theo vùng, miền, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo.
- Thực hiện công nhận kỹ năng, trình độ đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ ở ngành nghề khác chuyển sang làm giáo viên, giảng viên.
- Phát triển mạnh đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề đủ năng lực tham gia đào tạo các cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
- Triển khai hiệu quả các cộng đồng, mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp.
b) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
- Chuẩn hóa cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ. Phát triển nhanh và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định, bảo đảm chất lượng, đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra chuyên ngành.
- Định kỳ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp, đặc biệt ở cấp địa phương. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về mô hình tổ chức bộ máy, quản lý giáo dục nghề nghiệp, quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp..., nhằm hình thành đội ngũ cán bộ nguồn để nhân rộng trong hệ thống.
4. Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động
- Xây dựng và thực thi cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội.
- Xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh và thị trường lao động theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, lao động từ khu vực phi chính thức, lao động bị thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp.
- Đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động thông qua nâng cao năng lực, phát triển các quy trình, công cụ thu thập, cập nhật và tổng hợp dữ liệu, thông tin về cung, cầu đào tạo nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp đặc biệt các ngành nghề khoa học - kỹ thuật - công nghệ, ưu tiên cho công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai. Khai thác hiệu quả dữ liệu, thông tin thị trường lao động quốc gia kết hợp với điều tra định kỳ hoặc đột xuất về nhu cầu lao động, nhu cầu kỹ năng, nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và phản hồi của người tốt nghiệp phục vụ quản lý và đào tạo.
- Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp; gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tăng cường năng lực hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi kỹ năng nghề ở các cấp. Thí điểm thành lập một số hội đồng kỹ năng nghề/nhóm nghề trọng điểm trong giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đánh giá, tổng kết sẽ mở rộng cho các nghề/nhóm nghề khác trong giai đoạn 2026 - 2030.
5. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp và các tổ chức khoa học - công nghệ về giáo dục nghề nghiệp đặc biệt là đơn vị nghiên cứu phục vụ quản lý nhà nước. Hình thành các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ với sự tham gia của người học, nhà giáo, chuyên gia, nghệ nhân, người sử dụng lao động. Gắn hoạt động đào tạo với chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học theo cơ chế đặt hàng; gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với nhà trường và doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề nghiệp; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; xây dựng không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp tại các vùng.
6. Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp
- Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp hàng năm. Ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong các chương trình, dự án của quốc gia, ngành, địa phương.
- Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia giáo dục nghề nghiệp. Thúc đẩy sự hỗ trợ, tài trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Tăng cường nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động liên doanh liên kết và cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.
- Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, nguồn tài chính công đoàn, nguồn tài chính của các tổ chức chính trị - xã hội, các quỹ hợp pháp khác để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động.
- Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao đặc biệt các cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và thực hành vùng, quốc gia; cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt; cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; ngành, nghề trọng điểm, kỹ thuật cao; nghề “xanh”; ngành, nghề đào tạo mới, kỹ năng tương lai; ngành, nghề đào tạo đặc thù.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ giáo dục nghề nghiệp; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng và số lượng đầu ra.
7. Truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp
- Hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp với sự tham gia của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, cơ sở đào tạo, người học, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, tầm quan trọng của kỹ năng lao động và cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo nghề nghiệp.
- Hình thành đội ngũ làm công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, nâng cao năng lực cho các cán bộ truyền thông trong cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Đa dạng hoá các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, kênh, sóng riêng về giáo dục nghề nghiệp, phát thanh tại khu vực nông thôn, bảo đảm thông tin tin cậy, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng về hình ảnh, vị thế, thông điệp quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, ngày kỹ năng lao động Việt Nam, tuần lễ kỹ năng nghề... Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức các chương trình, sự kiện, cuộc thi, giải thưởng, danh hiệu nhằm tôn vinh người học, nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý, người sử dụng lao động, lao động có kỹ năng, các tổ chức có nhiều thành tích, đóng góp cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề.
- Xây dựng chương trình truyền thông quốc gia chia sẻ thành công của những người tốt nghiệp các trình độ giáo dục nghề nghiệp, các mô hình đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp thành công trong giáo dục nghề nghiệp. Hằng năm, bổ nhiệm và nâng cao năng lực các đại sứ kỹ năng nghề.
- Chủ động tham gia, định hướng các mạng xã hội về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, gia đình, nhà giáo, người học; hình thành mạng xã hội giáo dục nghề nghiệp mở của Việt Nam.
8. Chủ động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp
- Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh đàm phán, ký kết, triển khai các thỏa thuận, chương trình hợp tác với đối tác quốc tế, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong việc hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
- Tích cực tham gia các cuộc thi, tổ chức, diễn đàn, hiệp hội khu vực, quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và chủ động đăng cai tổ chức các kỳ thi kỹ năng nghề quốc tế ở Việt Nam.
- Hình thành mạng lưới chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong việc tiếp nhận chuyển giao chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp giảng dạy và học tập; trao đổi giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, chuyên gia quốc tế.
- Đa dạng hóa các hoạt động giao lưu văn hoá, thể dục thể thao giữa học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khu vực và quốc tế.
Kinh phí thực hiện Chiến lược bao gồm:
1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
3. Nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ODA.
4. Nguồn thu từ học phí; thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động liên doanh, liên kết; cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.
5. Huy động của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn thu, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì triển khai thực hiện Chiến lược trên phạm vi cả nước; phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, các địa phương cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 05 năm, hằng năm; xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai Chiến lược. Đánh giá sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, ban hành chính sách đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; xây dựng cơ chế liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp với các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì bố trí vốn đầu tư phát triển thực hiện Chiến lược theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý để thu hút đầu tư nước ngoài cho giáo dục nghề nghiệp, huy động và cân đối nguồn lực, bố trí vốn đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp.
4. Bộ Tài chính
- Chủ trì bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện Chiến lược theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
- Xây dựng, rà soát, hoàn thiện các quy định về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn vay ODA.
5. Ủy ban Dân tộc
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện giáo dục nghề nghiệp tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cụ thể hóa Chiến lược vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện giáo dục nghề nghiệp cho lao động nông thôn; cụ thể hóa Chiến lược vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, đề xuất các chương trình, đề án, hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đối với giáo dục nghề nghiệp.
8. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 05 năm và hằng năm để phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý; đồng thời bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
- Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án, tiểu dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- Đánh giá sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Chiến lược, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí
Thực hiện tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng. Tăng cường thời lượng, chất lượng tin bài tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp.
10. Đề nghị Hội Khuyến học Việt Nam
Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược vào kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.
11. Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược vào kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
- Thực hiện tuyên truyền cho thanh niên về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, tầm quan trọng của kỹ năng lao động và cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo nghề nghiệp.
12. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Tuyên truyền, phổ biến đến hội viên về nội dung Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Hằng năm, đề xuất yêu cầu, nhu cầu về nhân lực có kỹ năng nghề đối với các loại hình doanh nghiệp.
- Huy động thành viên tích cực triển khai thực hiện chiến lược, tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tham gia các chương trình, đề án, dự án phù hợp với định hướng Chiến lược.
- Kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động tham gia tích cực vào việc hỗ trợ nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.
- Giám sát các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tư vấn và phản biện xã hội đối với các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp.
13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 05 năm và hằng năm để phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý; đồng thời bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.
- Khuyến khích các địa phương thành lập hội đồng giáo dục nghề nghiệp với vai trò là cơ quan liên ngành tư vấn chính sách, khuyến nghị và điều phối, xây dựng, giám sát các chương trình hỗ trợ đổi mới giáo dục nghề nghiệp của địa phương.
- Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án, tiểu dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- Đánh giá sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Chiến lược, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC
(Kèm theo Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2045)
I. Các Chương trình, Đề án đã được phê duyệt
TT |
Tên Chương trình, đề án |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Số Quyết định |
Hình thức văn bản |
1 |
Kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
1232/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2 |
Chương trình “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022 - 2027” |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
1260/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
3 |
Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
4 |
Tiểu dự án “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn tại Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025” |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 |
Nghị quyết của Quốc hội |
5 |
Nội dung “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 |
Nghị quyết của Quốc hội |
6 |
Tiểu dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030: Giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 |
Ủy ban Dân tộc |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
7 |
Dự án “Trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại 3 miền Bắc, Trung, Nam” thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
8 |
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
II. Các Chương trình, đề án ban hành mới
TT |
Tên Chương trình, đề án |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian trình ban hành |
Sản phẩm |
1 |
Chương trình đầu tư công “Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện đảm bảo chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20” |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan |
2022-2023 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2 |
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan |
2021 - 2022 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
3 |
Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương liên quan |
2021 -2022 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
4 |
Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương liên quan |
2021 - 2022 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
5 |
Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, cơ quan liên quan |
2022 - 2023 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
6 |
Thành lập một số trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan |
2022 - 2023 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
7 |
Đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã |
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan |
2022 - 2023 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 2239/QD-TTg |
Hanoi, December 30, 2021 |
DECISION
APPROVAL FOR THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF VOCATIONAL EDUCATION DURING THE 2021- 2030 PERIOD WITH VISION TO 2045
PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Labor Code dated November 20, 2019;
Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;
Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 50/NQ-CP dated May 20, 2021 regarding the Government’s Action Program for implementation of the 13rd National Congress of the Communist Party of Vietnam;
...
...
...
Upon the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
HEREIN DECIDES
Article 1. To approve the Strategy for Development of Vocational Education during the 2021- 2030 period with vision to 2045 (hereinafter referred to as Strategy) with the following contents:
I. VIEWPOINTS
1. Vocational education development emerges as one of the most important tasks to be performed to promote human resource in order to take advantage of the golden population, create direct human resources that have high standards, outstanding performance and vocational expertise to suit the needs of socio-economic development of our country.
2. Develop vocational education towards openness, flexibility, modernity, efficiency and integration, putting more emphasis on the training capacity scale, structure and quality; concentrate on investing in and promoting international cooperation to develop a number of vocational education institutions, majors and occupations to reach the regional and global level of educational standards.
3. Develop vocational education towards suiting the labor market’s needs connected with decent work, social security and sustainable and inclusive development activities; maximize the capacity and qualities of learners; promote entrepreneurship, innovation and creativity.
4. Regulatory authorities shall have policies to gradually universalize the vocational education for the youth; prefer to fund vocational education when making the training and education budget allocations, and budgeting for the programs and projects of central and local authorities; strengthen private-sector involvement in vocational education in suitable areas, sectors and industries.
5. Vocational education development shall be assigned to all-level regulatory authorities, agencies, organizations, enterprises, vocational education institutions and people; shall be prioritized when developing the development plans, programs and projects of central and local authorities.
...
...
...
1. General objectives
Rapidly develop vocational education to meet various needs of the labor market, the people and the increasing requirements as to the quantity, structure and quality of skilled human resources to serve the national development purposes over time.
2. Specific objectives
a) By 2025
Ensure the training capacity scale and structure of majors and occupations are commensurate with the objectives of the country's socio-economic recovery and development; the training quality of several schools approaches the level of training standard of ASEAN-4 countries, especially that of several occupations that is expected to approach the level of training standard of developed countries in the region and the world, and contributes to increasing the percentage of trained workers obtaining qualifications, diplomas or certificates to 30%.
Several major targets:
- Attract 40 - 45% of lower and upper secondary school graduates to the vocational education system; over 30% of female students compared to total enrollment target.
- Provide retraining or continuing education programs for about 25% of the workforce.
- Workers who are ethnic minorities completing vocational training programs are expected to account for 45%.
...
...
...
- The percentage of workers trained in information technology skills are expected to reach 80%.
- At least 30% of vocational education institutions and 50% of study programs in key majors and occupations are expected to meet education quality accreditation standards.
- Strive for 100% of qualified teachers; about 80% of education administrators who are expected to complete training or refresher courses for improvement of their management and administration skills.
- Strive to reach about 80% of majors and occupations in which expected learning outcomes are developed and updated according to the National Qualifications Framework.
- Strive to develop about 70 schools into high-quality ones, including: 03 schools that function as national centers for high-quality vocational training and practice; 06 schools that function as regional centers for high-quality vocational training and practice; 40 schools that approach the level of training standard of ASEAN-4 countries; 03 schools that reach the level of training standard of G20 developing countries; about 150 key majors and occupations, out of which 05 -10 have outstanding competitiveness in ASEAN-4 member states.
b) By 2030
Focus on improving the quality and effectiveness of vocational education in order to meet the needs of skilled human resources for developing countries with modern industry; actively participate in the international human resource training market; make some schools approach the levels of training standard in ASEAN-4 member states, and make some occupations approach the levels of standard of education in G20 developing countries; contribute to increasing the rate of trained workers attaining qualifications, diplomas and certificates to 35-40%.
Several major targets:
- Attract 50 - 55% of lower and upper secondary school graduates to the vocational education system; over 40% of female students compared to total enrollment target.
...
...
...
- Workers who are ethnic minorities completing vocational training programs are expected to account for 50%.
- Handicapped workers still capable of working that have completed appropriate vocational training programs are expected to account for 40%.
- The percentage of workers trained in information technology skills are expected to reach 90%.
- At least 70% of vocational education institutions and 100% of study programs in key majors and occupations are expected to meet education quality accreditation standards.
- Strive for 100% of qualified teachers; about 90% of education administrators who are expected to complete training or refresher courses for improvement of their management and administration skills.
- Strive to reach about 90% of fields and areas of study in which expected learning outcomes are developed and updated according to the National Qualifications Framework.
- Strive to develop about 90 schools into high-quality ones, including: 06 schools that function as national centers for high-quality vocational training and practice; 12 schools that function as regional centers for high-quality vocational training and practice; 60 schools that approach the level of training standard of ASEAN-4 member states; 06 schools that attain the level of training standard of G20 developing countries; about 200 key majors and occupations, out of which 15 -20 have outstanding competitiveness in the ASEAN region and world.
c) Vision towards 2045
Vocational education aims to meet a developing country’s needs for highly skilled human resources; our country is expected to be ranked as one of the leading countries in terms of vocational education in the ASEAN region, catch up with the advanced level of training standard in the world, and have outstanding competitiveness in a number of training fields, majors and occupations.
...
...
...
In order to achieve the strategic goals, it is necessary to concurrently carry out eight groups of key tasks and measures, especially “Accelerating digital transformation, modernizing facilities and equipment, and innovating new training programs and methods” and “Developing a contingent of teachers, artisans, experts, vocational trainers and administrators for vocational education purposes” which are recognized as breakthrough approaches. Specific tasks are described as follows:
1. Formulate complete regulatory policies, improve the effectiveness and efficiency of state management of vocational education.
- Effectively implement Vietnam's National Qualification Framework for vocational education levels and the National Framework for Vocational Skills Qualification; join in mutual recognition of vocational qualifications and skills with countries in the region and the world, especially ASEAN-4 countries and G20 economies. Scrutinize and supplement higher levels of vocational education to meet the labor market’s needs and international trends.
- Improve regulatory mechanisms and policies to attract investors, businesses and employers to actively participate in vocational education and skill development activities, especially vocational training at the workplace.
- Improve regulatory mechanisms and policies to attract and recruit public officers in charge of vocational education affairs and administrators of vocational education institutions, with an emphasis on developing a contingent of academic administrators in charge of the vocational education sector in severely disadvantaged areas, ethnic minority areas, border areas and islands, while ensuring gender equality.
- Complete regulatory mechanisms and policies on recruitment, employment, treatment and honoring for teachers, artisans, experts and instructors involved in vocational education activities, ensuring gender equality. Complete preferential policies towards teachers teaching in boarding and semi-boarding vocational education institutions for ethnic minorities; teachers teaching in severely disadvantaged areas, border areas and islands; teachers teaching people with disabilities; teachers teaching in specific fields, sectors and industries. Develop incentive policies and open and flexible mechanisms to attract, train and educate scientists, technicians, artisans, people with high vocational skills and hands-on experience in order for them to participate in vocational training activities.
- Study, develop and submit to competent authorities for promulgation of policies to attract learners at different vocational education levels in key fields, majors and occupations; arduous and hazardous, arts, culture, physical training, sports, health,...majors and occupations; policies for learners in specific groups, such as people with disabilities, ethnic minorities, rural workers, female workers, migrant workers, people from poor households, near-poor households, discharged soldiers, etc.; gender equality policies for vocational education activities; policies to grant start-up loans to students and employees completing vocational training programs.
- Study and propose formulation of complete mechanisms and policies to enable freelance workers, workers who are unemployed or at risk of unemployment due to the impacts of the industrial revolution, natural disasters, epidemics, etc. to have access to vocational training programs. Supplement training regulations applied to foreigners in Vietnam.
- Continue to review and perfect regulatory mechanisms, and promulgate policies to manage to channelize the flow of lower and upper secondary graduates into vocational education institutions and gradually universalize the vocational education for the youth.
...
...
...
- Study and develop regulatory mechanisms and policies to encourage vocational education institutions that meet quality accreditation standards, and vocational education institutions recognized as high-quality ones; develop complete policies for vocational education institutions providing vocational training programs for specific trainees and fields, sectors or industries. Complete regulatory mechanisms and policies regarding high-quality vocational training affairs.
- Arrange and organize the network of vocational education institutions which are open, flexible, modern, accessible, and diverse in terms of types and forms of organization; ensure the proportionate structures of majors and occupations, qualifications and regions; have sufficient capacity to meet the needs for workers graduating from vocational training programs, especially high-quality ones. Encourage the development of private, foreign-invested and intracorporate vocational education institutions.
- Develop the national system for vocational education quality assurance where the risk management principles are adopted and the post-inspection activities are strengthened. Enhance responsibility awareness, self-motivation, self-reliance and accountability, and promote the roles of leaders of vocational education institutions and regulatory authorities at all levels. Renovate the inspection, accreditation, assessment and recognition of vocational education quality. Study the formulation and application of the national framework for vocational education quality assurance and training programs in specific fields, majors and occupations. Develop a team of accreditors and a network of vocational education accrediting organizations.
2. Accelerate digital transformation, modernize facilities and equipment, and innovate new training programs and methods
a) Accelerate digital transformation
- Make radical changes in awareness and rapidly improve digital transformation capacity of regulatory authorities in charge of vocational education affairs and vocational education institutions.
- Develop consistent digital infrastructure, including data infrastructure, technical infrastructure of central and local regulatory authorities in charge of vocational education affairs and vocational education institutions. Develop, upgrade and perfect the database system in sync with the national database system and other dedicated databases, contributing to the formation of the national open database.
- Build digital platforms that can be shared by multiple users and support online teaching at all vocational education levels. Propose incentive policies to encourage Vietnamese digital technology enterprises to invest in developing digital platforms.
- Develop digital depositories to store all-level and multidisciplinary resources and materials that can be shared in the vocational education system and linked with the world. Invest in renovating laboratories, virtual workshops, virtual appliances, and increasing equipment and appliances for appropriate majors and occupations.
...
...
...
- Update, revise and formulate national standards for vocational education institutions; standards of practice, experimentation and testing facilities; economic - technical norms regarding training activities; lists of mandatory teaching equipment needed for training activities in different majors and occupations according to training levels and qualifications.
- Modernize facilities and equipment of vocational education institutions to ensure that they fit into production technologies of enterprises, match quality stratification orientations and agree with characteristics of specific majors and occupations. Strengthen ties with enterprises to exploit and use equipment available at enterprises. Develop the "smart and modern school" or "green school" model.
c) Innovate new training programs and methods
- Develop and update expected learning outcomes according to the Vietnam National Qualifications Framework with reference to regional and international ones. Innovate the new procedures and methods with the orientation of developing training programs into those which are open, flexible and enable study transfer based on modules, credits and other equivalents, meeting expected minimum learning outcomes and study load. Develop training programs for new, information technology, new technology, future skills application majors and disciplines, and training programs for employees at the workplace in the on-the-job training form at the secondary or post-secondary level.
- Support and encourage association programs with foreign countries and training programs for foreigners in Vietnam.
- Diversify training methods with the strong application of information technology. Strongly promote apprenticeship in the workplace; focus on developing retraining and continuing education programs for workers, and training programs for migrant workers. Strengthen ties between schools and enterprises.
- Pilot and implement a number of new training models, especially those in majors and occupations that meet the requirements of the Fourth Industrial Revolution, the digital economy, sustainable and comprehensive development in the vocational education. Assess and make widespread use of adopted foreign training programs. Apply training technology, make widespread use of advanced training models of developed countries; try out foreign visiting lecturers teaching in a number of high-quality majors or occupations according to international standards.
- Innovate and diversify new testing and assessment methods in which the participation and recognition of employers are welcomed. Grant students and employees recognition of skills and qualifications that they succeed in attaining when studying and working domestically and abroad.
- Embark on whole person education that focuses on improving personal qualities, gender equality, forming core skills, soft skills, digital skills, foreign language proficiency and individualizing training programs for learners.
...
...
...
a) Develop a team of teachers, artisans, experts and trainers
- Complete teacher standards and standardization which focus on practical experience and professional competence in the digital era, and modern teaching methods integrated with core skills required in the 21st century, together with soft skills, digital skills, to ensure that they are adaptable to the industrial revolution.
- Develop and implement a mechanism to provide pedagogical training and refresher courses for teachers on a regular basis.
- Innovate and improve quality, diversify training and drilling programs and methods for teachers. Send teachers teaching in key majors and occupations at ASEAN and international levels abroad to take part in training courses in countries with developed vocational education systems.
- Set up and organize the system of teacher training and coaching institutions according to the principles that these institutions are distributed proportionally to regions, zones and meet the needs for development of the teaching staff.
- Consider recognizing skills and qualifications of people from other fields of expertise if they wish to become vocational teachers or lecturers.
- Robustly develop a team of qualified artisans, experts and trainers participating in providing training programs at all levels of vocational education.
- Effectively deploy communities and networks where teachers, artisans, experts and trainers are connected together in vocational education activities.
b) Develop a team of vocational education administrators
...
...
...
- On a periodic basis, provide regular training and coaching courses for improvement of the competence of administrators of vocational education institutions, public officers in charge of vocational education affairs at all levels, especially those holding managerial positions at the local level. Support and encourage the development of intracorporate administrators.
- Train and coach all-level administrators in countries with developed vocational education systems in terms of models of vocational education organization and management machinery, and management of vocational education institutions, etc. to create a contingent of planned administrators ready to take up positions in the entire system.
4. Closely link vocational education with businesses and the labor market
- Develop and implement a mechanism for cooperation between regulatory authorities, schools, enterprises, employers, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, professional social organizations in vocational education activities on the basis of harmonization of social interests and responsibilities.
- Build models of connection between vocational education and enterprises, cooperatives, production and business establishments and the labor market in specific regions and localities which are suitable for specific target groups of students and workers, with emphasis on special ones from the informal sector, workers who are unemployed or at risk of being unemployed.
- Offer more technical support to businesses and employers through improving capacity, developing processes and tools for collecting, updating and synthesizing data and information on vocational education supply and demand.
- Promote the forecasting of vocational training needs, especially in science - engineering - technology majors and occupations, with priority given to information technology, new technology, high technology, and future skills ones. Effectively exploit national labor market data and information, conduct periodic or irregular surveys on job vacancies, skill expectations and training needs of enterprises, employers and feedback from vocational education graduates for management and education purposes.
- Strengthen connection between vocational education institutions, employment service centers, job exchanges, job fairs and innovative start-up centers; support learners to find jobs after graduation; link training activities with sending workers to work abroad under contracts.
- Strengthen the capacity of the national vocational skills assessment, recognition and certification system. Strongly promote vocational skills contests at all levels. Pilot the establishment of a number of key occupational skills councils/vocational groups in the period of 2021 - 2025. Based on assessment and review results, vocational education is expected to extend to more other occupations/industries in the period 2026 - 2030.
...
...
...
- Build the capacity of administrators and teachers for scientific research and technology transfer, career and business start-up counseling, and science - technology organizations for vocational education, especially research units, to serve state management purposes. Set up innovative start-up centers operating at high-quality vocational education institutions.
- Strengthen scientific research in vocational education with the orientation of technology application and transfer with the participation of students, teachers, experts, artisans and employers. Associate training activities with technology transfer, commercialization of scientific research findings and technology transfer results. Boost up conducting scientific researches according to the order placement mechanism; link scientific research organizations with schools and businesses.
- Promote career guidance before, during and after vocational training; promote the spirit of entrepreneurship and innovation amongst students and activities aiming to support students to start up and run their own business; build start-up and innovation spaces at vocational education institutions and vocational education start-up ecosystems in regions.
6. Increase mobilization and improve the efficiency of financial investments in vocational education
- Increase more state budget allocations for vocational education every year. Prefer giving budget allocations for vocational education activities in national, central and local programs and projects.
- Diversify investment resources for vocational education, and encourage the private sector participation in vocational education. Seek more support and grants or aids from developed countries and international organizations to invest in vocational education.
- Grant public vocational education institutions greater autonomy. Increase state budget revenues from production and business activities, joint venture, affiliation activities and lease of public assets in accordance with law.
- Mobilize and improve the efficiency in using contributions to the Unemployment Insurance Fund, trade union financing and financial resources of socio-political organizations, and other lawful funds for training, retraining and mentoring activities for workers.
- Prefer synchronously investing in high-quality vocational education institutions, especially those that function as regional and national training and practice institutions; specialized vocational education institutions; vocational education institutions in severely disadvantaged areas, ethnic minority areas, border areas and islands; those that teach in key and high-tech majors and occupations; "green" occupations; new training majors or occupations, future skills; other particular majors and occupations.
...
...
...
7. Communicate and enhance the images, brands and social values of vocational education
- Form a vocational education communications ecosystem with the participation of the political system, regulatory authorities at all levels, training institutions, students, employers and society in order to raise public awareness of roles, implications of vocational education, importance of labor skills, employability and opportunities to seek jobs and earn stable income after graduation from vocational education programs.
- Set up a communications team in charge of vocational education and develop the capacity of communication staff members at regulatory authorities and vocational education institutions.
- Diversify communication activities and forms; develop newspapers, magazines, websites, links, channels, television broadcasts on vocational education and radio programs in rural areas to ensure that reliable, complete, timely and audience-specific information about the national image, position and message related to vocational education, Vietnam labor skills day, vocational skills week, etc. are available. Increasingly communicate and propagate legislation on vocational education.
- Organize programs, events, contests; launch awards and titles to honor students, teachers, trainers, administrators, employers, skilled workers, organizations with a lot of achievements and contributions to vocational education and skill development activities.
- Build a national communication program to share the success of graduates at all vocational education levels, successful innovative and startup models in the vocational education sector. Every year, appoint and improve the capacity of vocational skill ambassadors.
- Actively participate in and orientate social networks towards vocational education to ensure consistency; create a digital environment for connection and sharing among regulatory authorities, vocational education institutions, employers, families, teachers and students; develop an open vocational education social network of Vietnam.
8. Take initiative in and improve the efficiency in international integration in the vocational education field
- Expand and improve the effectiveness of comprehensive cooperation between Vietnam and other countries and international organizations in the vocational education field; step up the negotiation, signing and implementation of cooperation agreements and programs with international partners and foreign-invested enterprises operating in Vietnam in providing vocational education institutions and students with support for improvement of vocational skills.
...
...
...
- Form an international network of experts in the field of vocational education. Strengthen cooperation between Vietnamese and foreign vocational education institutions, especially in receiving and transferring programs, textbooks, learning materials, teaching and learning methods; exchanges of teachers, lecturers, students and international experts.
- Diversify cultural and sports exchanges between students from regional and international vocational education institutions.
IV. FUNDING FOR IMPLEMENTATION
Funding for implementation of this Strategy is derived from:
1. State budget allocations given on an annual basis according to state budget distribution policies currently in effect.
2. Capital that is integrated in national target programs, other programs, plans and projects.
3. ODA and other foreign concessional loans.
4. Tuition fees; revenues generated from production, business and service activities, joint venture, affiliation activities, and lease of public assets in accordance with law.
5. Funds contributed by domestic and foreign individuals and organizations, lawful revenues and funds in accordance with law.
...
...
...
1. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
- Lead the implementation of the Strategy nationwide; cooperate with relevant ministries, central and local authorities to concretize it into five-year or annual programs, plans, schemes, projects or assignments; formulate mechanisms, policies, programs, schemes and projects on vocational education and submit them to competent authorities for approval and implementation.
- Provide instructions on, inspect, facilitate, monitor and evaluate the implementation of the Strategy. Conduct the 5-year preliminary review and 10-year final review of the implementation of the Strategy and submit review reports to the Prime Minister.
2. Ministry of Education and Training
Lead, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant ministries and central authorities on, completion of mechanisms and promulgation of policies to promote the channelization of the flow of graduates from lower and upper secondary schools into vocational education institutions; build a mechanism for educational transfer between vocational education and other education forms in the national education system.
3. Ministry of Planning and Investment
- Take charge of making arrangements for funding for implementation of the Strategy in accordance with legislation on public investment.
- Lead, and cooperate with the Ministry of Finance and relevant ministries and central authorities on, formulation of the complete legal framework to attract foreign investments in vocational education, mobilization, balancing of resources and allocation of investment capital for vocational education development purposes.
4. Ministry of Finance
...
...
...
- Develop, review and finalize regulations on the Government’s on-lending of ODA loans and foreign concessional loans so that public vocational education institutions can access these loans.
5. Committee for Ethnic Affairs
Take charge of and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on communicating, inspecting and supervising the implementation of vocational education in ethnic minority and mountainous areas; concretizing the Strategy into the national target program for socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas.
6. Ministry of Agriculture and Rural Development
Take charge of and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on communicating, inspecting and supervising the implementation of vocational education for rural workers; concretizing the Strategy into the national target program for new rural construction.
7. Ministry of Science and Technology
Lead and propose programs, projects, scientific researches, innovation and entrepreneurship activities in the vocational education field.
8. Ministries, Ministry-level, Governmental and other relevant agencies
- Formulate five-year and annual programs, plans, schemes, projects and tasks to develop vocational education under its management; at the same time, arrange funds for implementation thereof in accordance with law on state budget decentralization.
...
...
...
- Conduct the 5-year preliminary review and 10-year final review of the implementation of the Strategy and submit review reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for compiling a synthesis report to the Prime Minister.
9. Vietnam Television, Voice of Vietnam, other press and media agencies
Propagate vocational education and skill development. Increase time length and quality of media products regarding vocational education.
10. Vietnam Association for Promoting Education is expected to
Concretize the Strategy's viewpoints, goals, tasks and solutions into the plan for implementation of the "Building a learning society in the period of 2021-2030" project.
11. Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union is expected to
- Concretize this Strategy's viewpoints, goals, tasks and solutions into the plan for implementation of the Strategy for Development of Vietnamese Youth in the period of 2021-2030.
- Communicate the roles and implications of vocational education and the importance of labor skills, job opportunities and stable income after vocational training.
12. Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Small and Medium Enterprise Association, Vietnam Association of Vocational Education and Social Work, socio-political organizations, social-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations
...
...
...
- Every year, make recommendations about requirements and needs for skilled human resources for different types of businesses.
- Mobilize members to actively implement the strategy, participate in vocational education activities, and engage in programs, schemes and projects in line with the Strategy's orientation.
- Call on businesses and employers to take active part in supporting the improvement of vocational skills for employees.
- Supervise vocational education activities, counseling and social criticism against mechanisms and policies for vocational education development.
13. People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces
- Formulate five-year and annual programs, plans, schemes, projects and tasks to develop vocational education under its management; at the same time, arrange funds for implementation thereof in accordance with law on state budget decentralization.
- Encourage establishment of local vocational education councils playing the role as interdisciplinary agencies giving advice on policies, recommendations, and coordinating, developing, and supervising local programs for support for vocational education reform.
- Communicate, inspect and supervise the implementation of programs, projects, subprojects in the vocational education field.
- Conduct the 5-year preliminary review and 10-year final review of the implementation of the Strategy and submit review reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for compiling a synthesis report to the Prime Minister.
...
...
...
Article 3. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, and Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, shall be responsible for implementing this Decision./.
PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Vu Duc Dam
;
Quyết định 2239/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 2239/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 30/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2239/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video