ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1617/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII;
Căn cứ Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 của HĐND tỉnh về Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan, giai đoạn 2016-2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan, giai đoạn 2016-2025 (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN TẠI CÁC TỈNH BẮC THÁI
LAN GIAI ĐOẠN 2016-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1617 /QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm
2016 của UBND tỉnh Điện Biên)
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học - công nghệ đang phát triển nhanh, mạnh. Phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu phải đào tạo lớp người lao động có khả năng làm chủ khoa học - công nghệ hiện đại. Chất lượng giáo dục phải hướng vào phát triển nguồn nhân lực, hình thành những năng lực cơ bản mà xã hội đòi hỏi. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng nhân tố con người; coi phát triển con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Để nguồn lực con người được phát huy hiệu quả, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; để những thành quả của nền kinh tế - xã hội trở thành động lực, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải được quy hoạch trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của tỉnh và từng địa phương.
Trong những năm qua, tỉnh Điện Biên đã và đang từng bước nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố giữ vững quốc phòng - an ninh. Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh cũng có những thách thức mới, trong đó có yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa. Để giải quyết yêu cầu đó, đòi hỏi phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, có chất lượng, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực luôn được tỉnh và các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cử công chức, viên chức, học sinh đi học tập tại nước ngoài. Trong những năm qua, tỉnh Điện Biên đã cử cán bộ, học sinh đi học tại các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với một số chuyên ngành phù hợp, đạt được kết quả đáng kể.
Thái Lan là nước thuộc khối ASEAN, có nền nông nghiệp, thương mại và du lịch phát triển mạnh trong khu vực, nhiều tỉnh của Thái Lan có nét tương đồng với tỉnh Điện Biên. Điện Biên là tỉnh miền núi, có tiềm năng phát triển du lịch và thương mại; gần 40% dân số của tỉnh là dân tộc Thái, có phong tục, tập quán, tiếng nói và chữ viết khá tương đồng với người Thái Lan.
Để việc hợp tác cùng phát triển giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh của Thái Lan, cần có nguồn nhân lực am hiểu về ngôn ngữ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, văn hóa và những thông lệ của Thái Lan, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan giai đoạn 2016-2025 (sau đây gọi tắt là Đề án) nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh, góp phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với Thái Lan. Như vậy, đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan giai đoạn 2016-2025 là phù hợp và cần thiết.
1. Căn cứ pháp lý
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009; Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục;
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 01/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”;
Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 của Chính phủ, về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”;
Quyết định số 230/QĐ-TTg, ngày 13/10/2006 của Thủ tướng chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006-2020;
Quyết định số 77/2001/QĐ-TTg, ngày 14/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, về chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước;
Quyết định số 599/QĐ-TTg, ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020;
Thông tư liên tịch số 05/2015/TT-BGD ĐT- BTC, ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn tuyển sinh và chế độ tài chính thực hiện Quyết định số 599/QĐ-TTg, ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020;
Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT, ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài;
Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT, ngày 25/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05/3/2010 của Chính phủ, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII;
Nghị quyết số 31/NQ-HĐND, ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Nghị quyết số 30/NQ-HĐND, ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020;
Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND, ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh về việc quy định chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND, ngày 29/7/2013 của UBND tỉnh, ban hành chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Điện Biên, chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước và chế độ đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài;
Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND, ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh, ban hành Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Điện Biên;
Quyết định 94/QĐ-UBND, ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt Kế hoạch hành động “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” tỉnh Điện Biên;
2. Căn cứ thực tiễn
2.1. Tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển kinh tế tỉnh Điện Biên
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, với di tích đặc biệt cấp quốc gia chiến trường Điện Biên Phủ; là tài sản quý để phát triển du lịch lịch sử của tỉnh và cả nước. Tỉnh có 19 dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng đa dạng, phong phú, gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, Điện Biên có nhiều hang động, nguồn nước khoáng, hồ nước, nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm, Na Ư huyện Điện Biên, Thẩm Púa huyện Tuần Giáo; các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông, Huổi Phạ, … tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.
Tỉnh có diện tích đất nông lâm nghiệp lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại nông, lâm sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao như lúa gạo ở cánh đồng Mường Thanh; ngô, đậu tương ở Tuần Giáo; chè tuyết shan ở Tùa Chùa; cà phê ở huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng; chăn nuôi đại gia súc ở địa bàn huyện Mường Nhé, khu vực Si Pa Phìn huyện Nậm Pồ. Phát triển rừng sản xuất với các loại cây cao su, rừng sản xuất, nguyên liệu gỗ ván dăm, bột giấy với diện tích quy hoạch 289.000 ha. Đây là tiềm năng để khai thác, phát triển nền nông nghiệp đa dạng với chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 theo hướng của Chính phủ và phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Thu hút các nguồn lực đầu tư tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, …; đẩy mạnh đầu tư khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa các dân tộc, sớm đưa Điện Biên trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc.
Ngày 24/8/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1465/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Tiềm năng, thế mạnh về kinh tế của Thái Lan
Thái Lan là nước thuộc khối ASEAN, có diện tích tự nhiên 513.520 km2, lớn thứ hai trong khu vực. Thái Lan có 75 tỉnh thành, dân số khoảng 67 triệu người, đứng thứ 21 thế giới với 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Malay, còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác.
Nền kinh tế Thái Lan với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. Những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Thái Lan là lúa gạo, sản phẩm từ sắn, cao su, bắp và đường. Chính phủ Thái Lan xác định du lịch là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Mỗi năm, Thái Lan đón trên 25 triệu khách du lịch nước ngoài, doanh thu trên 60 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 10% GDP của cả nước.
2.3. Hệ thống giáo dục của Thái Lan
Hệ thống giáo dục của Thái Lan bao gồm 4 cấp học: Giáo dục mẫu giáo, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục cấp cao.
Giáo dục mẫu giáo dành cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi. Giáo dục tiểu học dành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Ở cấp độ này việc đến trường là bắt buộc và miễn phí. Giáo dục trung học được chia thành hai cấp, mỗi cấp học trong 3 năm. Chương trình trung học cơ sở và chương trình trung học phổ thông gồm 5 lĩnh vực lớn: Ngôn ngữ, khoa học và toán, xã hội, phát triển nhân cách và giáo dục việc làm. Trong chương trình này có một phạm vi rộng gồm các môn học có tính chất tiền hướng nghiệp.
Giáo dục cấp cao, mục tiêu là sự phát triển đầy đủ về tri thức, sự tiến bộ của tri thức và công nghệ. Ở cấp này có các trường cao đẳng, đại học, các học viện hoặc các chương trình đặc biệt. Giáo dục cấp cao được chia thành 3 mức độ: dưới cử nhân, cử nhân và trên cử nhân. Mức độ dưới cử nhân có mục tiêu cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng hướng nghiệp ở trình độ trung cấp, trong đó có năng lực để vào nghề và phát triển các cơ sở doanh nghiệp. Mức độ cử nhân có mục tiêu phát triển kiến thức và những kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ở trình độ cao hơn với nhiều môn học khác nhau, đặc biệt là phát triển khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn về cả mặt học thuật lẫn chuyên môn. Mức độ trên cử nhân có mục đích như phát triển những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu của người học, phấn đấu cho sự tiến bộ và ưu việt trong học thuật, đặc biệt là trong học tập nghiên cứu và phát triển các kiến thức và công nghệ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, thúc đẩy sự vận dụng công nghệ hiện đại và tinh hoa tri thức của người Thái vào việc phát triển kinh tế, xã hội cho Thái Lan.
Theo bảng xếp hạng các trường đại học châu Á của tổ chức QS (QS Asia Ranking) năm 2014, Thái Lan là nước có nền giáo dục đại học đứng thứ 3 trong 10 nước ASEAN, sau Singapore và Malaysia. Đáng chú ý là ba nước dẫn đầu về giáo dục đại học trong khối ASEAN cũng là ba nước được đánh giá có hệ thống đảm bảo/kiểm định chất lượng giáo dục tốt nhất.
2.4. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan
a) Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 06/8/1976. Từ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước được cải thiện và phát triển nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và WTO. Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao và có nhiều cuộc trao đổi đoàn giữa các Bộ, ngành và địa phương. Hai bên thông qua Tuyên bố về khuôn khổ hợp tác chiến lược trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 và nhiều văn kiện, thỏa thuận hợp tác quan trọng, đặc biệt là Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014-2018.
Tính đến tháng 3/2015, Thái Lan đứng thứ 10/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 374 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 6,69 tỷ USD. Hợp tác quốc phòng - an ninh được tăng cường thông qua việc trao đổi đoàn, triển khai tốt các thỏa thuận hợp tác và duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác. Hợp tác về văn hóa - xã hội và giao lưu nhân dân hai nước không ngừng mở rộng. Năm 2014, Bộ Văn hóa hai nước đã ký Chương trình hành động trao đổi Văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2014-2016. Hội Hữu nghị hai nước hoạt động tích cực và là cầu nối giúp tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước theo đúng tinh thần hữu nghị và đối tác chiến lược. Hợp tác giữa các địa phương phát triển tương đối mạnh.
Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN, với sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo các nước đối tác, đối thoại của ASEAN và Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Cộng đồng ASEAN thể hiện lợi ích, nhận thức, tầm nhìn chung cũng như ý chí, quyết tâm chính trị của các nước thành viên về nhu cầu tăng cường liên kết ở mức cao hơn để kịp thời ứng phó và thích ứng trước các cơ hội, thách thức đặt ra cho khu vực; đưa ASEAN chính thức trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, cùng chia sẻ trách nhiệm xã hội, tạo nền tảng quan trọng để ASEAN tiếp tục củng cố và làm sâu sắc liên kết, mang lại lợi ích chung cho tất cả các nước thành viên.
Việt Nam và Thái Lan là hai nước ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 6/2013 và mối quan hệ này đã không ngừng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, thương mại. Xu hướng trong những năm tới, sự hợp tác ngày càng phát triển, do đó hợp tác trong giáo dục và đào tạo là cần thiết.
b) Trong thời gian gần đây, tỉnh Điện Biên đã có một số hoạt động nhằm tăng cường đối ngoại với các tỉnh Bắc Thái Lan trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội. Các tỉnh Bắc Thái Lan có nhiều nét tương đồng về địa hình và dân cư với tỉnh Điện Biên, đặc biệt là có tiềm năng phát triển du lịch, thương mại và nông nghiệp. Thái Lan là nước có số lượng lớn khách du lịch đến Việt Nam. Năm 2014, lượng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên đạt 75 ngàn lượt, với 84 quốc tịch khác nhau, trong đó khách du lịch Thái Lan chiếm 9,5%. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020, tỉnh Điện Biên xác định Thái Lan là thị trường du lịch trọng điểm, thu hút khách từ Thái Lan đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội cho Điện Biên thu hút khách đến từ các thị trường khác nhằm nối tuyến, kéo dài hành trình du lịch.
Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Thái Lan còn gặp nhiều khó khăn, đó là chưa thực hiện kí kết các văn bản xác lập chính thức mối quan hệ về kinh tế, thương mại, du lịch, các hoạt động văn hóa giữa chính quyền tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Thái Lan, giữa các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với chính quyền hai bên; do hai bên còn bất đồng ngôn ngữ, thực tế tỉnh Điện Biên chưa có người phiên dịch tiếng Thái Lan và các tỉnh Bắc Thái Lan cũng chưa có người phiên dịch tiếng Việt; sự hiểu biết về lịch sử, đất nước, con người, phong tục tập quán, luật pháp của Thái Lan còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc đào tạo nhân lực của tỉnh Điện Biên tại Thái Lan là cần thiết và phù hợp.
3. Giới thiệu sơ lược về một số trường đại học vùng Bắc Thái Lan
3.1 Tỉnh Chiang Mai
3.1.1 Chiang Mai là một tỉnh phía Bắc Thái Lan, đây là thành phố lớn thứ 2 của Thái Lan. Chiang Mai cách Bangkok 700 km về hướng Bắc, là đô thị quan trọng ở Thái Lan. Tỉnh Chiang Mai có diện tích 20.000 km2, nằm bên bờ sông Ping, một trong bốn chi lưu chính của sông Chao Phraya, có 24 huyện, 204 xã, 1915 thôn bản, dân số khoảng 1,6 triệu người.
Nhờ vẻ đẹp tự nhiên của những thung lũng màu mỡ, cánh đồng rộng lớn, Chiang Mai được mệnh danh là “Đóa hồng phương Bắc”. Đây là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất và được biết đến nhiều nhất của Thái Lan. Đặc biệt, có nhiều sự kiện văn hóa chính trị lớn đã diễn ra tại đây.
3.1.2. Trường Đại học Chiang Mai (Chiang Mai Universisty - CMU)
a) Thông tin chung
Trường Đại học Chiang Mai (CMU) là trường đại học công lập thành lập năm 1964. Đây là đại học công lập duy nhất của thành phố Chiang Mai và cũng là một trong những đại học hàng đầu của miền Bắc Thái Lan, là trường đại học đầu tiên của Thái Lan được đặt tên theo thành phố mà trường đặt trụ sở. Trường bắt đầu có chương trình đào tạo tiến sỹ năm 1976. Thế mạnh của trường là các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp, y dược. Trường Đại học Chiang Mai có 4 khu chính, 3 khu ở Chiang Mai và 1 khu ở Lamphun, trong đó có 18 khu phức hợp tòa nhà cho các sinh viên, tổng diện tích khoảng 14,1 km2. Khuôn viên chính của trường nằm dưới chân núi Suthep, cách trung tâm thành phố Chiang Mai 4 km.
Ngoài việc cung cấp cơ hội học tập cho sinh viên người Thái Lan, trường Đại học Chiang Mai mở ra một môi trường giáo dục chất lượng, hiện đại với các sinh viên quốc tế, đặc biệt là học sinh đến từ các nước láng giềng khu vực Đông Dương. Năm 2016, quy mô sinh viên của trường là 37 nghìn người, mỗi năm số sinh viên tuyển mới khoảng 8 nghìn người, trong đó có 1.700 lưu học sinh nước ngoài (phần lớn là sinh viên Myanmar, Trung Quốc, Lào); đội ngũ cán bộ, giảng viên gần 2 nghìn người.
Trường Đại học Chiang Mai có nguồn tài liệu giảng dạy phong phú cùng các trang thiết bị giảng dạy hiện đại. Thư viện của trường là thư viện lớn, hiện đại nhất Thái Lan với 700.000 đầu sách bao gồm hơn 700 loại sách báo tiếng Thái, hơn 350 loại sách tiếng nước ngoài cùng số lượng tài liệu băng nghe nhìn lớn. Mỗi học viện đều có một thư viện riêng có kết nối mạng với thư viện trung tâm. Mạng internet được phủ khắp toàn trường, vì vậy sinh viên có thể sử dụng mạng internet khi học ở giảng đường và ở ký túc xá.
Tháng 9 năm 2006, 3 trường đại học ở Thái Lan được xếp hạng “Excellent” về học thuật và nghiên cứu của tổ chức Commission on Higher Education. Đó là ba trường: Đại học Chiang Mai, Đại học Chulalongkorn và Đại học Mahidol.
b) Một số khoa đào tạo trình độ đại học, sau đại học của trường Đại học Chiang Mai
Trường Đại học Chiang Mai đào tạo trình độ đại học, sau đại học với hai ngôn ngữ là tiếng Thái Lan và tiếng Anh. Năm 2016, trường có 20 khoa, 3 viện nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học sức khỏe, khoa học xã hội và khoa học công nghệ, 32 trung tâm trực thuộc; có 6 khoa đào tạo bằng tiếng Anh; 200 ngành đào tạo sau đại học, chủ yếu bằng tiếng Thái Lan. Thế mạnh của trường là đào tạo các ngành Du lịch, Thương mại, Nông nghiệp.
Các ngành đào tạo của trường gồm: Nông nghiệp (hệ thống nông nghiệp, Kĩ thuật sinh học cây trồng, Làm vườn, Kinh tế nông nghiệp, Khoa học về đất và sự bảo tồn, Khoa học về động vật); Công nông nghiệp (Khoa học và công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học công nông nghiệp, Kĩ thuật xử lý thực phẩm); Công nghệ bao bì; Kiến trúc; Kĩ thuật; Quản trị kinh doanh; Điều dưỡng; Khoa học xã hội và Nhân văn; Giáo dục; Thú y; Hành chính công; Truyền thông đại chúng; Pháp luật...
Thời gian đào tạo: 4 năm (đại học), 3 năm (thạc sỹ), trong đó đào tạo tiếng Thái Lan từ 10-12 tháng, sau đó chuyển sang đào tạo chuyên ngành. Thời điểm tuyển sinh của trường tháng 1 hằng năm, sinh viên nhập học tháng 8 trong năm.
Ngoài đào tạo chuyên ngành, trường còn liên tục mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, thời gian khoảng 2 tuần, chủ yếu là các chuyên đề về hướng dẫn du lịch, quản lý nhà hàng khách sạn.
3.2. Tỉnh Chiang Rai
3.2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Chiang Rai
Chiang Rai là tỉnh phía Bắc Thái Lan, nằm trên lưu vực sông Kok, cách Bangkok 785 km. Diện tích 11.680 km2, địa hình gồm hầu hết là đồi núi, giáp với biên giới Lào và Myanmar. Tỉnh Chiang Rai giàu tài nguyên du lịch với những thắng cảnh thiên nhiên, nhiều chùa chiền và những cổ vật ghi dấu một nền văn minh có từ lâu đời. Đây cũng là quê hương của một số bộ tộc có lối sống độc đáo, thu hút sự tìm hiểu của du khách, là cửa ngõ du lịch để đến Lào và Myanmar.
3.2.2 Trường Đại học Rạt Xa Phát, Chiang Rai, Thái Lan (Chiang Rai Rajabhat University)
Trường Đại học Rạt Xa Phát Chiang Rai thành lập năm 1973, tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm, với nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên, được nâng cấp thành trường Đại học năm 2004. Trường có khuôn viên rộng trên 200 héc ta. Qua 43 năm xây dựng và phát triển, trường đã trở thành một trong nhiều trường đại học công lập có uy tín vùng Bắc Thái Lan với thế mạnh đào tạo các ngành: Y tế công cộng, khoa học máy tính, Ngôn ngữ Thái, Chiến lược phát triển khu vực, Quản trị kinh doanh. Trường thực hiện đào tạo từ bậc mầm non đến sau đại học. Quy mô học sinh, sinh viên khoảng 20 nghìn người; cán bộ, giảng viên khoảng 2 nghìn người. Các chuyên ngành đào tạo chủ yếu bằng tiếng Thái Lan, có một số khoa đào tạo bằng tiếng Anh; học phí đào tạo bằng tiếng Anh gấp 2 lần so với đào tạo bằng tiếng Thái Lan.
Trường đã có kinh nghiệm 10 năm về đào tạo quốc tế. Năm 2016, số lượng sinh viên nước ngoài đang học tại trường khoảng 500 người, phần lớn là người Trung Quốc. Trường có khu kí túc xá trong và ngoài trường, nhà ăn cho sinh viên đáp ứng đầy đủ nhu cầu về ăn nghỉ cho sinh viên. Ngoài đào tạo chính quy tập trung, trường còn có các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong thời gian khoảng 3 tuần.
3.3 Tỉnh Nan
3.3.1 Giới thiệu chung về tỉnh Nan
Tỉnh Nan thuộc phía Bắc Thái Lan, có diện tích 11.472 km2, cách Bangkok 668 km về phía Bắc. Đây là tỉnh đã tồn tại và có bề dày lịch sử trên 700 năm, nằm trên một cao nguyên bằng phẳng, rộng xen kẽ với rừng và đồng ruộng; có nhiều chùa nổi tiếng và lâu đời, thu hút nhiều du khách.
3.3.2. Trường Đại học Rạt Mông Khôn Nan La, tỉnh Nan (Rajamangala University)
Trường Đại học Rạt Mông khôn Nan La, tỉnh Nan thành lập năm 1937, là trường Đại học công lập đầu tiên của tỉnh Nan. Trường đào tạo từ trình độ trung cấp đến sau đại học, có tổng số 2 nghìn sinh viên và 150 cán bộ, giảng viên. Trường đào tạo các ngành về Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Quản trị kinh doanh, Chăn nuôi, Thú y, Cơ khí, Công nghiệp, Khoa học máy tính, Kế hoạch, Thương mại, Kinh tế, Ngôn ngữ Thái. Thế mạnh của trường là đào tạo ngành Nông nghiệp, Thú y và Cơ khí.
Trường có khu kí túc xá, đáp ứng đủ nhu cầu về chỗ nghỉ cho sinh viên. Tuy nhiên, số lượng lưu học sinh nước ngoài học tại trường rất ít. Hiện tại, trường đang đào tạo 07 lưu học sinh của tỉnh U Đom Xay, nước CHDCND Lào diện cấp học bổng, Trong thời gian tới, trường đề xuất cấp 02 suất học bổng cho tỉnh Điện Biên đào tạo trình độ đại học, sau đại học.
4. Đánh giá chung
- Với tiềm năng, thế mạnh của đất nước Thái Lan; với mối quan hệ hiện có và những nét tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan; sự đa dạng về thiên nhiên, văn hóa, con người của đất nước Thái Lan nói chung, uy tín và chất lượng đào tạo nói riêng, việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, tăng cường và nâng cao hiểu biết về thông lệ quốc tế, kỹ năng thực hành, thích ứng với môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN.
- Qua thực tiễn khảo sát tại các trường đại học thuộc các tỉnh Chiang Mai, Chiang Rai, Nan - Thái Lan; căn cứ năng lực, kinh nghiệm đào tạo, quy mô sinh viên, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và các điều kiện khác của các trường Đại học thuộc Bắc Thái Lan, trường Đại học Chiang Mai là cơ sở đào tạo có nhiều điều kiện thuận lợi nhất so với 2 trường đại học Chiang Rai, Rạt Mông Khôn Lan Na. Đồng thời, trường Đại học Chiang Mai cũng là cơ sở đào tạo có kinh nghiệm trong đào tạo quốc tế, do đó, việc đào tạo nhân lực có trình độ cao của tỉnh Điện Biên tại trường Đại học Chiang Mai trong giai đoạn 2016-2025 là cần thiết và phù hợp.
II. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI
1. Đào tạo tại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Thực hiện Quyết định số 1298/QĐ-UBND, ngày 28/7/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ, học sinh tỉnh Điện Biên tại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2009-2020, đến nay toàn tỉnh đã cử 46 cán bộ, học sinh sang đào tạo các trình độ tiến sỹ, thạc sỹ và đại học tại Trung Quốc, trong đó có 17 người đã tốt nghiệp về nước. Cụ thể:
- Trình độ Tiến sỹ 01 người, chuyên ngành Hành chính học (trường Đại học Trung Sơn, Trung Quốc, theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương);
- Trình độ Thạc sỹ 8 người theo đề án của tỉnh, thuộc các ngành: Cơ xương khớp (Học viện Trung Y Vân Nam); Cây ăn quả, cây cảnh và trồng trọt, Kinh tế nông nghiệp, Nuôi trồng động vật đặc chủng kinh tế, (trường Đại học Nông nghiệp Vân Nam); Hán ngữ Giáo dục quốc tế (trường Đại học Sư phạm Vân Nam); Chuyên khoa thần kinh (Đại học Y khoa Côn Minh)
- Trình độ Đại học 08 người, gồm các ngành: Tài chính học, Quản lý tài chính, Tài chính - Kinh tế (trường Đại học Tài chính và Kinh tế Vân Nam); Y đa khoa (Đại học Y khoa Côn Minh).
- Số cán bộ, học sinh đang tham gia học tập tại tỉnh Vân Nam Trung Quốc 27 người, trong đó: 01 người đào tạo trình độ thạc sỹ, 21 người đào tạo trình độ đại học, 05 đào tạo Hán ngữ (tuyển mới năm 2016). Số học sinh thôi học do mắc bệnh hiểm nghèo: 02 (đã về nước)
Tuy nhiên việc đào tạo trình độ thạc sỹ cho cán bộ của tỉnh tại Vân Nam, Trung Quốc khó thực hiện do yêu cầu và nhu cầu của người học chưa cao; việc bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ của tỉnh chưa đạt mục tiêu đề ra (thực hiện được 1 khóa).
2. Đào tạo tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Thực hiện Quyết định số 1531/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 1319/QĐ-UBND, ngày 30/11/2015 của UBND tỉnh Điện Biên, về việc Phê duyệt Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, giai đoạn 2016-2025, mỗi năm tỉnh Điện Biên cử 05 học sinh đào tạo trình độ đại học tại trường Đại học Xu Pha Nu Vông, tỉnh Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào. Tổng số học sinh của tỉnh đã và đang đào tạo tại trường đại học Xu Pha Nu Vông là 54 người. Tổng số đã tốt nghiệp 29 người, số đang học 25 người, gồm các ngành: Ngôn ngữ, Thương mại, Du lịch, Kinh tế đối ngoại, Sư phạm tiếng Lào.
3. Đào tạo tại các nước khác
Ngoài đào tạo ở Trung Quốc, Lào, có số ít học sinh, cán bộ của tỉnh đi đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ ở một số nước khác, qua các nguồn học bổng của Chính phủ, học bổng bán phần hoặc du học tự túc do các tổ chức và công ty tư vấn du học thực hiện.
4. Đánh giá về hoạt động đào tạo tại nước ngoài
- Hầu hết lưu học sinh của tỉnh học tập ở nước ngoài thực hiện nghiêm túc các quy định và luật pháp của nước nơi học tập, sinh hoạt; tham gia các hoạt động theo quy định của các trường Đại học, có phẩm chất đạo đức, có tinh thần thái độ học tập, không có lưu học sinh vi phạm pháp luật. Một số lưu học sinh học tại Vân Nam, Trung Quốc có kết quả học tập, rèn luyện tốt, được các cơ sở đào tạo đánh giá cao.
- Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý lưu học sinh tại Trung Quốc, Lào, Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan thường trực đề án đã ban hành Quyết định số 1657/QĐ-SGD ĐT, ngày 23 tháng 12 năm 2013, về việc ban hành Quy định “Quản lý lưu học sinh tỉnh Điện Biên học tại nước CHDCND Lào, nước CHND Trung Hoa”; thành lập Ban liên lạc lưu học sinh tỉnh Điện Biên tại Vân Nam, Trung Quốc, Lào; duy trì thường xuyên việc báo cáo định kì tình hình học tập và rèn luyện của lưu học sinh, kịp thời đề xuất ý kiến có liên quan đến việc học tập của lưu học sinh về Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Hàng năm, thực hiện đầy đủ, kịp thời việc kí hợp đồng đào tạo và phối hợp quản lý đối với lưu học sinh tại Trung Quốc; thường xuyên cập nhật và nắm bắt các thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của lưu học sinh, đáp ứng đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người học theo quy định hiện hành.
- Số cán bộ được đào tạo trình độ thạc sỹ tại Vân Nam, Trung Quốc, sau khi tốt nghiệp về nước đã được bố trí việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo tại các sở, ngành trong tỉnh. Lưu học sinh của tỉnh tốt nghiệp tại Lào, Trung Quốc, một số được bố trí làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, số còn lại tự tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực của cá nhân.
III. PHƯƠNG ÁN ĐÀO TẠO CÁN BỘ, HỌC SINH TẠI BẮC THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2016-2025
1. Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên của tỉnh tại Chiang Mai và các tỉnh Bắc Thái Lan, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực ngôn ngữ, kinh tế, văn hóa, du lịch, thương mại, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên đến năm 2025.
Nội dung:
- Đào tạo nguồn nhân lực sử dụng ngân sách của tỉnh thực hiện tại tỉnh Chiang Mai;
- Trường hợp khác có thể đào tạo các tỉnh khác của Thái Lan (đề án của các Bộ, Ngành trung ương, do các tỉnh hoặc các trường đại học của Thái Lan tài trợ học bổng).
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan, bao gồm: Đào tạo trình độ đại học, sau đại học, học tiếng Thái Lan cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh tỉnh Điện Biên tại trường đại học của tỉnh Chiang Mai và tại các tỉnh Bắc Thái Lan.
Đào tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Chiang Mai từ ngân sách của tỉnh. Đào tạo nguồn nhân lực tại một số tỉnh của Thái Lan theo đề án của các Bộ, Ngành trung ương hoặc từ nguồn tài trợ của các tỉnh, các trường đại học của Thái Lan.
Số lượng người được đào tạo giai đoạn 2016-2025 như sau: Trình độ đại học mỗi khóa 05 người, 02 khóa, 10 người/giai đoạn; trình độ thạc sỹ mỗi khóa 02 người, 02 khóa, 04 người/giai đoạn; đào tạo tiếng Thái Lan 02 người/năm, 3 khóa, 06 người/giai đoạn.
2.2 Tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Thái Lan.
3. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016-2025
3.1. Cử cán bộ, công chức, viên chức đào tạo sau đại học
a) Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, có thời gian công tác từ 24 tháng trở lên (tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển), đã tốt nghiệp đại học tại các trường đại học trong nước, đúng chuyên ngành hoặc gần với chuyên ngành đăng kí xét tuyển; có phẩm chất đạo đức, đủ sức khỏe theo quy định, được cơ quan quản lý cử đi học.
b) Số lượng: 02 người/khóa học
Bắt đầu từ năm 2017 (khóa học 2017-2020) thực hiện đào tạo trình độ thạc sỹ. Tổng số người được đào tạo trong giai đoạn 2017-2025 là 04 người. Năm 2018 là năm cuối tuyển cán bộ đào tạo trình độ thạc sỹ, kết thúc khóa đào tạo chuyên ngành vào năm 2021 (khóa học 2018-2021).
c) Phương thức và nguyên tắc xét tuyển: Lấy kết quả học tập ở bậc đại học từ cao đến thấp; trường hợp bằng điểm, ưu tiên người có thời gian công tác lâu hơn, đang làm việc thuộc các ngành nông nghiệp, du lịch;
d) Thời gian đào tạo: 03 năm/khóa học (trong đó, 01 năm học tiếng Thái, 02 năm học chuyên ngành), đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Thái Lan.
e) Chuyên ngành đào tạo: Theo nhu cầu đào tạo của tỉnh, nguyện vọng của người học, đề nghị của các cơ quan, đơn vị, được UBND tỉnh phê duyệt
3.2. Cử học sinh đào tạo trình độ đại học diện trong ngân sách của tỉnh
a) Đối tượng
- Học sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Điện Biên từ 5 năm trở lên (tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển), tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT; điểm trung bình của các môn dùng để xét tốt nghiệp đạt loại khá trở lên, hạnh kiểm tốt; đã học chương trình tiếng Anh 7 năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm trung bình môn tiếng Anh năm lớp 12 đạt từ 6,0 trở lên;
- Đã trúng tuyển vào một trường đại học công lập trong nước trong năm dự tuyển; tổng điểm 3 môn xét theo tổ hợp môn thuộc các khối thi truyền thống tương ứng gồm: A, A1, B, C, D1 đạt ngưỡng chất lượng tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; có đủ sức khỏe để học tập theo quy định;
- Trường hợp khác do UBND tỉnh quyết định.
b) Số lượng: 05 người/1 khóa.
Bắt đầu từ năm 2017, thực hiện đào tạo trình độ đại học. Quy mô đào tạo 05 người/khóa học. Tổng số người được đào tạo trong giai đoạn 2016-2025 là 10 người. Năm 2018 là năm cuối tuyển sinh và đào tạo tiếng Thái, sau đó chuyển sang đào tạo chuyên ngành của khóa học 2019-2023. Kết thúc đào tạo đại học vào năm 2023.
c) Tiêu chí và thứ tự ưu tiên
- Xét điểm trúng tuyển vào đại học theo tổ hợp môn thuộc các khối thi truyền thống tương ứng gồm: A, A1, B, C, D1 (theo ngành đăng kí đào tạo) xét từ cao đến thấp;
- Xét điểm trung bình của các môn thi dùng để xét tốt nghiệp THPT, BT THPT từ cao đến thấp;
- Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kì thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa, kì thi tiếng Anh, Toán học trên internet cấp quốc gia, cấp tỉnh (lớp 12);
Trường hợp bằng điểm nhau, ưu tiên học sinh thuộc diện chính sách (con liệt sỹ, con thương binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh).
d) Thời gian đào tạo: 05 năm, trong đó 1 năm đào tạo tiếng Thái, 04 năm đào tạo chuyên ngành
đ) Chuyên ngành đào tạo gồm các lĩnh vực: Ngôn ngữ, nông nghiệp, thương mại, kinh tế, du lịch; căn cứ nhu cầu đào tạo của tỉnh, nguyện vọng cá nhân, được UBND tỉnh phê duyệt.
3.3 Cử cán bộ, công chức, viên chức học tiếng Thái Lan
a) Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước, có trình độ từ đại học trở lên, hiện đang công tác tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các cơ sở giáo dục trong tỉnh, được cơ quan cử đi học. Ưu tiên cán bộ, công chức, thuộc các ngành kinh tế, du lịch, thương mại, nông nghiệp.
b) Số lượng: 02 người/1 năm
Bắt đầu từ năm 2017, thực hiện đào tạo tiếng Thái Lan. Tổng số người được đào tạo trong giai đoạn 2016-2025 là 06 người (03 khóa). Năm 2019 là năm cuối tuyển cán bộ đào tạo tiếng Thái, năm 2020 kết thúc đào tạo tiếng Thái Lan.
c) Nguyên tắc xét tuyển: Tuyển cán bộ, công chức, viên chức trong một số sở ngành thuộc các lĩnh vực ngoại vụ, văn hóa, du lịch, kinh tế, thương mại.
d) Thời gian đào tạo: 12 tháng/1 khóa học.
4. Kinh phí đào tạo
4.1 Đào tạo trình độ đại học
- Học phí tiếng Thái Lan: 30.000 THB/1 năm học, tương đương 19.380.000 VNĐ.
- Học phí chuyên ngành: 30.000 THB/năm học, tương đương 19.380.000 VNĐ.
- Tài liệu: 14.000 THB/năm học, tương đương 9.044.000 VNĐ.
- Kí túc xá: 30.000 THB/năm học, tương đương 19.380.000 VNĐ.
- Tiền ăn: 5.000 THB/1 người/1 tháng (tính mức trung bình): 50.000 THB/năm học, tương đương 32.300.000 VNĐ.
- Bảo hiểm y tế: 6.000 THB/1 người/1 năm (mức thấp); tương đương 3.876.000 VNĐ triệu đồng. Sinh viên được điều trị bệnh khi nằm viện, mức hỗ trợ tối đa là 20 nghìn THB/1 đợt. Trường hợp bị chết, được hỗ trợ 2 triệu THB di chuyển về nước.
- Phí khám sức khỏe hàng năm: 1.000 THB/năm (mỗi năm 1 lần), tương đương 650.000 VNĐ (năm thứ nhất nộp 3.000 THB, năm tiếp theo nộp 1.000 THB).
- Visa hộ chiếu Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội: 2.000 THB/lần. Sau khi hết visa 3 tháng (năm đầu), nộp 1.000 THB. Sau 1 năm cấp lại visa nộp 1.000 THB, tương đương 2.000.000 VNĐ
- Tiền vé xe ô tô đi theo các chặng sau: Từ Điện Biên đi Bo Kẹo, nước CHDCND Lào; từ Bo Kẹo đi Chiang Mai, Thái Lan. Số tiền 1 lượt đi và về khoảng 3.000 THB, tương đương 1.938.000 VNĐ
Kinh phí đào tạo đại học: là 135.300 THB/1 người/năm, tương đương 87.403.800 VNĐ
Tổng kinh phí đào tạo đại học của đề án dự kiến là: 5.200 triệu đồng (02 khóa, 10 người)
4.2 Đào tạo trình độ thạc sỹ
- Thời gian: 03 năm (1 năm học tiếng Thái, 2 năm học chuyên ngành).
- Phí học tiếng Thái Lan: 30.000 THB/1 năm học (10 tháng), tương đương 19.380.000 VNĐ.
- Học phí chuyên ngành: từ 100.000 THB đến 140.000 THB/năm học, tương đương 64.600.000 VNĐ (mức học phí giữa các ngành đào tạo khác nhau).
- Tài liệu: 14.000 THB/năm học, tương đương 9.044.000 VNĐ.
- Phòng nghỉ: 30.000 THB/năm học tương đương 19.380.000 VNĐ.
- Tiền ăn, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe, visa hộ chiếu, phương tiện đi lại như đào tạo trình độ đại học.
Kinh phí đào tạo sau đại học là 235.300 THB/1 người/1 năm, tương đương 152.003.800 VNĐ.
Tổng kinh phí đào tạo trình độ thạc sỹ của đề án dự kiến là: 2.400 triệu đồng (02 khóa, 04 người).
4.3 Đào tạo tiếng Thái Lan
- Thời gian: 12 tháng.
- Học phí: 30.000 THB/1 năm, tương đương 19.380.000 VNĐ.
- Tiền ăn, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe, visa hộ chiếu, phương tiện đi lại như đào tạo trình độ đại học.
Kinh phí đào tạo tiếng Thái Lan là: 135.300 THB/người/năm học, tương đương 87.403.800 VNĐ.
Tổng kinh phí đào tạo tiếng Thái Lan của đề án dự kiến là: 530 triệu đồng (03 khóa, 06 người).
Trong thời gian thực hiện đề án, trường hợp phía Thái Lan có sự thay đổi về định mức học phí, kinh phí đào tạo thì cơ quan thường trực đề án báo cáo UBND tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
4.5 Chi phí công tác quản lý
Để thực hiện việc kí kết hợp đồng đào tạo và phối hợp trong quản lý, đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các trường đại học của Thái Lan, mỗi năm, Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan Thường trực đề án thành lập tổ công tác đến làm việc tại các trường đại học của Thái Lan. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lưu học sinh, nắm bắt kịp thời thông tin về lưu học sinh tỉnh Điện Biên tại các trường đại học, Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban liên lạc lưu học sinh của tỉnh tại Thái Lan, hoạt động theo các quy định đối với người Việt Nam tại nước ngoài.
- Tổng số chuyến công tác: 01 lượt/năm trong đó, 01 phiên dịch, 01 lãnh đạo, 01 chuyên viên; nội dung và mục đích chuyến đi gồm: Thương thảo, kí kết hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng; phối hợp với đối tác về công tác quản lý, đào tạo người Việt Nam ở nước ngoài; nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện lưu học sinh ở nước ngoài.
- Tổng số thành viên: 03 người/đợt
- Chi tiền vé máy bay: 3 người x 30.000.000 VNĐ = 90.000.000 VNĐ.
- Khoán tiền tiêu vặt: 3 người x 115 USD x 5 ngày = 1.725 USD.
- Khoán tiền xe đi lại tại Thái Lan: 3 người x 80 USD = 240 USD.
- Khoán tiền điện thoại: = 80 USD.
- Tiền phiên dịch tiếng Thái Lan = 15.000 THB.
- Khoán chi Ban liên lạc tại Thái Lan = 5.000.000 VNĐ/năm.
Tổng kinh phí chi quản lý đề án trong 7 năm từ năm 2017 đến 2023 dự kiến là 970 triệu đồng
5. Quyền lợi và nghĩa vụ lưu học sinh đi học tại nước ngoài
5.1 Quyền của lưu học sinh
- Lưu học sinh có kết quả học tập, nghiên cứu xuất sắc, được cơ sở giáo dục tại Thái Lan xác nhận sẽ được ưu tiên trong việc xét chọn và tạo điều kiện để tiếp tục học ở trình độ cao hơn.
- Được về nước thực tập, thu thập tài liệu để phục vụ cho chương trình học tập; được nghỉ hè, nghỉ lễ theo quy định của cơ sở giáo dục; trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ được về nước thăm thân nhân ở nước khác, mời thân nhân đến thăm nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đồng ý.
- Được Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về lãnh sự, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong thời gian lưu trú học tập ở nước ngoài; trường hợp có nhu cầu giải quyết những vấn đề về lãnh sự (hộ chiếu, thị thực) và những vấn đề về tư pháp (đăng ký kết hôn, khai sinh) được Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết theo thẩm quyền.
- Được hỗ trợ chi phí hoạt động ban liên lạc lưu học sinh tại Thái Lan.
5.2 Nghĩa vụ của lưu học sinh
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục; giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nước sở tại.
- Thực hiện đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Bộ Ngoại giao. Tích cực tham gia các hoạt động do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.
- Lưu học sinh diện hưởng học bổng phải thực hiện đúng quy định về thời gian học, trình độ đào tạo, ngành học, nước đi học và cơ sở giáo dục theo Quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền.
- Sau tốt nghiệp, về nước phải làm việc tối thiểu từ 5 năm trở lên tại tỉnh Điện Biên.
- Lưu học sinh học bổng không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp thì phải bồi hoàn toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo theo quy định hiện hành.
6. Chế độ chính sách đối người học
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức đào tạo thạc sỹ: Trong thời gian đào tạo tại Thái Lan, ngoài các nội dung được tỉnh chi trả như: học phí, sinh hoạt phí, tài liệu, bảo hiểm y tế, phí khám sức khỏe, phí làm hộ chiếu, vi sa, tiền mua vé xe ô tô 02 lượt đi và về/năm giữa Điện Biên và Thái Lan, người học được hưởng nguyên lương, phụ cấp lương (nếu có) trong nước.
- Cán bộ đào tạo trình độ thạc sỹ, sau tốt nghiệp trở về nước được tỉnh hỗ trợ theo định mức tại Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND, ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh về việc quy định chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
- Đối với học sinh đào tạo đại học: Trong thời gian đào tạo tại Thái Lan, học sinh do tỉnh cử đi học, được tỉnh chi trả học phí, sinh hoạt phí, tài liệu, bảo hiểm y tế, phí khám sức khỏe, phí làm hộ chiếu, vi sa, tiền mua vé xe ô tô 02 lượt đi và về/năm giữa Điện Biên và Thái Lan.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, học sinh phải kéo dài hoặc gia hạn thời gian đào tạo có lý do phù hợp, chính đáng, người học viết đơn đề nghị cơ quan cử đi học có thẩm quyền giải quyết. Việc đề nghị thay đổi thời gian đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 9 của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trường hợp sau tốt nghiệp, người học không trở về tỉnh công tác theo cam kết, phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí của khóa đào tạo theo quy định và các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
7. Tổng kinh phí đào tạo giai đoạn 2016-2025
- Đào tạo trình độ thạc sỹ: 2.400 triệu đồng.
- Đào tạo trình độ đại học: 5.200 triệu đồng.
- Đào tạo tiếng Thái Lan: 530 triệu đồng.
- Chi công tác quản lý: 970 triệu đồng.
- Kinh phí dự phòng 10%: 900 triệu đồng.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến là: 10.000 triệu đồng (Mười tỷ đồng chẵn)
(có biểu dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)
8. Nguồn vốn thực hiện đề án: Sử dụng nguồn ngân sách của tỉnh hằng năm.
1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan Thường trực Đề án, chủ trì tham mưu và tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan, giai đoạn 2016-2025.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Điện Biên tổ chức tư vấn tuyên truyền, thông báo tuyển sinh, kí hợp đồng đào tạo với cơ sở đào tạo, trình UBND tỉnh phân ngành đào tạo cho lưu học sinh của tỉnh học đại học tại Thái Lan; tiếp nhận, bàn giao kết quả của lưu học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo, tốt nghiệp về nước.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản yêu cầu UBND các huyện, các sở, ban, ngành căn cứ tình hình thực tiễn của đơn vị, tiếp nhận, bố trí sử dụng đối với sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo tại Thái Lan.
- Chủ động tích cực trong phối hợp, làm việc với các tỉnh Bắc Thái Lan, các trường đại học về việc đề nghị cấp học bổng, kinh phí đào tạo cho người học.
- Thực hiện quản lý lưu học sinh theo Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thành lập Ban liên lạc lưu học sinh tỉnh Điện Biên tại Thái Lan, để duy trì thông tin liên lạc và đề xuất các nội dung liên quan đến công tác quản lý và đào tạo lưu học sinh ở nước ngoài;
- Định kì báo cáo UBND tỉnh tình hình lưu học sinh tỉnh Điện Biên tại Thái Lan;
2. Sở Tài chính cân đối nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án.
3. Sở Nội vụ chủ trì, tiếp nhận hồ sơ sinh viên của tỉnh Điện Biên tốt nghiệp đại học tại Thái Lan (từ Sở Giáo dục và Đào tạo); phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan tổ chức tuyển hoặc gửi hồ sơ đến các cơ quan, đơn vị dự kiến sử dụng để tuyển vào vị trí việc làm.
4. Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tạo điều kiện giải quyết các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh người, phương tiện, hàng hóa qua cửa khẩu, nội địa và các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ bảo đảm quy định hiện hành; phối hợp với cơ quan thường trực đề án, các sở, ngành, đoàn thể quản lý lưu học sinh theo quy định.
5. Các sở, ngành, đoàn thể và UBND cấp huyện cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và thực tế cơ sở tại Thái Lan theo yêu cầu của tỉnh.
Trên đây là Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan, giai đoạn 2016-2025; các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện đảm bảo nội dung, yêu cầu./.
KINH PHÍ ĐÀO TẠO TẠI THÁI LAN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Thái Lan giai đoạn 2016-2025)
Tỷ giá hối đoái: 646 VNĐ/THB; 22.325 VNĐ/USD
STT |
Nội dung |
Định mức kinh phí /năm |
Tổng kinh phí thực hiện đề án |
2017 |
2018 |
2019 |
||||||||||||
THB |
USD |
Triệu đồng |
Chỉ tiêu |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Chỉ tiêu |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Chỉ tiêu |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Chỉ tiêu |
Kinh phí (Triệu đồng) |
||||||||
Tổng số |
Năm thứ nhất |
Năm cuối |
Tổng số |
Năm thứ nhất |
Năm cuối |
Tổng số |
Năm thứ nhất |
Năm cuối |
||||||||||
1 |
Đào tạo tiếng Thái |
136,800 |
- |
- |
6 |
530.00 |
2 |
|
|
176.75 |
2 |
|
|
176.75 |
2 |
|
|
176.75 |
a) |
Học phí |
31,500 |
|
|
|
122.00 |
2 |
|
|
40.70 |
2 |
|
|
40.70 |
2 |
|
|
40.70 |
b) |
Sinh hoạt phí |
105,300 |
|
|
|
408.00 |
2 |
|
|
136.05 |
2 |
|
|
136.05 |
2 |
|
|
136.05 |
|
Tiền tàu xe đi về |
3,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền ăn |
50,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền ở ký túc xá |
30,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền tài liệu |
14,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền bảo hiểm |
6,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền khám sức khỏe định kỳ |
1,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền Viza |
1,300 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
2 |
Đào tạo đại học |
134,150 |
- |
|
20 |
5,200.00 |
5 |
5 |
- |
433.30 |
10 |
5 |
- |
866.61 |
10 |
|
- |
866.61 |
a) |
Học phí |
28,850 |
|
|
|
1,118.00 |
5 |
5 |
|
93.19 |
10 |
5 |
|
186.37 |
10 |
|
|
186.37 |
b) |
Sinh hoạt phí |
105,300 |
|
|
|
4,081.00 |
5 |
5 |
|
340.12 |
10 |
5 |
|
680.24 |
10 |
|
|
680.24 |
|
Tiền tàu xe đi về |
3,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền ăn |
50,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền ở ký túc xá |
30,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền tài liệu |
14,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền bảo hiểm |
6,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền khám sức khỏe định kỳ |
1,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền Viza |
1,300 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
3 |
Đào tạo cao học: |
236,000 |
- |
|
4 |
2,400.00 |
2 |
2 |
- |
304.91 |
2 |
2 |
|
609.82 |
4 |
2 |
- |
609.82 |
a) |
Học phí |
|
|
|
|
855.00 |
|
|
- |
39.66 |
|
|
- |
168.86 |
|
|
- |
258.40 |
|
Học tiếng |
30,700 |
|
|
|
79.00 |
2 |
2 |
|
39.66 |
4 |
2 |
|
39.66 |
|
|
|
- |
|
Chuyên ngành |
100,000 |
|
|
|
775.00 |
|
|
|
- |
4 |
2 |
|
129.20 |
4 |
2 |
|
258.40 |
b) |
Sinh hoạt phí |
105,300 |
|
|
|
1,088.00 |
2 |
2 |
|
136.05 |
4 |
|
|
272.10 |
4 |
4 |
|
272.10 |
|
Tiền tàu xe đi về |
3,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền ăn |
50,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền ở ký túc xá |
30,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền tài liệu |
14,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền bảo hiểm |
6,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền khám sức khỏe định kỳ |
1,000 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
Tiền Viza |
1,300 |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
|
|
|
- |
4 |
Chi phí quản lý |
15,000 |
735 |
|
- |
970.00 |
|
- |
- |
138.58 |
|
- |
- |
138.58 |
|
- |
- |
138.58 |
|
Tiền vé máy bay (30 triệu đồng x 3 người x 1 chuyến/năm) |
|
|
26 |
|
548.00 |
3 |
|
|
78.24 |
3 |
|
|
78.24 |
3 |
|
|
78.24 |
|
Khoán tiền ăn, nghỉ, tiêu vặt (115 USD/ người/ngày x 3 người/chuyến x 5 ngày) |
|
575 |
|
|
270.00 |
3 |
|
|
38.51 |
3 |
|
|
38.51 |
3 |
|
|
38.51 |
|
Khoán tiền xe đi lại |
|
80 |
|
|
38.00 |
3 |
|
|
5.36 |
3 |
|
|
5.36 |
3 |
|
|
5.36 |
|
Khoán tiền điện thoại |
|
80 |
|
|
13.00 |
1 |
|
|
1.79 |
1 |
|
|
1.79 |
1 |
|
|
1.79 |
|
Thuê phiên dịch |
15,000 |
|
|
|
68.00 |
1 |
|
|
9.69 |
1 |
|
|
9.69 |
1 |
|
|
9.69 |
|
Chi hoạt động của ban liên lạc |
|
|
5 |
|
35.00 |
1 |
|
|
5.00 |
1 |
|
|
5.00 |
1 |
|
|
5.00 |
5 |
Kinh phí dự phòng |
|
|
|
|
900.00 |
|
|
|
105.00 |
|
|
|
179.00 |
|
|
|
179.00 |
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
10,000.00 |
9.00 |
7.00 |
- |
1,053.55 |
14.00 |
7.00 |
- |
1,791.76 |
16.00 |
2.00 |
- |
1,791.76 |
Quyết định 1617/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại tỉnh Bắc Thái Lan, giai đoạn 2016-2025
Số hiệu: | 1617/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên |
Người ký: | Mùa A Sơn |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1617/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại tỉnh Bắc Thái Lan, giai đoạn 2016-2025
Chưa có Video