Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NỘI VỤ
 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----

Số: 135/2005/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 15 Tháng 12 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BỒI DƯỠNG TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 05 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bàn Quy chế bồi dưỡng Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Đỗ Quang Trung

 

QUY CHẾ

BỒI DƯỠNG TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 135/2005/QĐ-BNV ngày 15/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định về bồi dưỡng đối với Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc... và Tổ trưởng Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm... (sau đây gọi chung là Trưởng thôn).

Điều 2. Việc bồi dưỡng Trưởng thôn nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những pháp luật liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng thôn, những kiến thức bổ trợ cần thiết và kỹ năng hoạt động giúp Trưởng thôn thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn dân cư.

Điều 3. Những người giữ chức danh Trưởng thôn đều phải được bồi dưỡng kiến thức theo nội dung chương trình, tài liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Chương 2:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, KIỂM TRA VÀ CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ

Điều 4. Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng Trưởng thôn gồm:

1. Kiên thức cơ bản về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Chức năng, nhiệm vụ của trưởng thôn.

3. Kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp tới hoạt động thực hiện nhiệm vụ của trưởng thôn tại địa bàn dân cư theo quy định tại Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố và nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

4. Những kiến thức cần thiết khác liên quan tới nhiệm vụ phải thực hiện (Quy chế dân chủ cơ sở, dân số kế hoạch hóa gia đình, xóa đói giảm nghèo, tôn giáo, dân tộc, kiến thức khoa học về khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ môi trường…).

5. Kỹ năng hoạt động của Trưởng thôn.

Điều 5. Phân cấp thẩm quyền quy định cấu trúc nội dung chương trình và biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố:

1. Bộ Nội vụ quyết định cấu trúc nội dung chương trình, thẩm định và ban hành chương trình khung tài liệu bồi dưỡng. Học viện Hành chính Quốc gia hướng dẫn việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trên cơ sở chương trình khung do Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn biên soạn tài liệu bồi dưỡng của Học viện Hành chính Quốc gia quyết định việc tổ chức biên soạn, thẩm định, ban hành tài liệu bồi dưỡng trưởng thôn. Cơ quan, đơn vị trực tiếp biên soạn và hướng dẫn sử dụng tài liệu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Chương trình khung và tài liệu bồi dưỡng Trưởng thôn đều phải được thẩm định trước khi ban hành đưa vào sử dụng.

3. Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi kiểm tra, nghiên cứu đánh giá chương trình, tài liệu bồi dưỡng Trưởng thôn sau khi đưa vào sử dụng và có trách nhiệm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện chương trình, tài liệu khi có đề xuất kiến nghị phù hợp của các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm liên quan.

Điều 6. Tất cả các khóa bồi dưỡng Trưởng thôn theo chương trình, tài liệu quy định tại Điều 4 trong Quy chế này đều phải được kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ khi kết thúc. Hình thức kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Mẫu Chứng chỉ cấp cho học viên do Bộ Nội vụ hướng dẫn.

Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, quản lý và cấp chứng chỉ cho Trưởng thôn do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện.

Chương 3:

GIẢNG VIÊN, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG

Điều 7. Giảng viên bồi dưỡng Trưởng thôn gồm: Giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo viên trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc giáo viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh: giảng viên kiêm chức là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc quận, huyện, thị xã hoặc cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính cấp sở hoặc tương đương đang làm việc ở các lĩnh vực liên quan tới nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng hoặc các lĩnh vực liên quan tới kiến thức bổ trợ cần thiết cho hoạt động của trưởng thôn.

Điều 8. Thời gian mỗi khóa bồi dưỡng Trưởng thôn theo chương trình, tài liệu quy định tại Điều 4 Quy chế này là 10 ngày.

Hình thức, phương pháp bồi dưỡng Trưởng thôn do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu lựa chọn sao cho phù hợp đặc điểm từng vùng và đối tượng bồi dưỡng đảm bảo thiết thực, chất lượng, hiệu quả.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN TRONG BỒI DƯỠNG

Điều 9. Trưởng thôn được cử đi bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm túc việc học tập theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền và những quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Trường hợp học viên vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập sẽ phải kiểm điểm và chịu hình thức kiểm điểm, kỷ luật do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tùy theo mức độ vi phạm.

Điều 10. Trưởng thôn khi được cử đi bồi dưỡng được đài thọ toàn bộ kinh phí học tập, được hưởng nguyên phụ cấp kinh phí hoạt động và các chế độ khác theo quy định hiện hành. Kinh phí học tập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Chương 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Bộ Nội vụ ban hành chương trình khung; hướng dẫn biên soạn tài liệu bồi dưỡng và kiểm tra việc thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ sở đào tạo trong việc biên soạn, ban hành tài liệu và tổ chức bồi dưỡng trưởng thôn; chỉnh sửa chương trình khung, bổ sung hướng dẫn việc biên soạn tài liệu của các địa phương.

Điều 12. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và hướng dẫn sử dụng tài liệu bồi dưỡng Trưởng thôn; Có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc triển khai bồi dưỡng Trưởng thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Ban hành các chế độ, chính sách đảm bảo và khuyến khích bồi dưỡng nâng cao trình độ trưởng thôn trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước và phù hợp với điều kiện địa phương.

Các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, xem xét giải quyết./.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 135/2005/QĐ-BNV về Quy chế bồi dưỡng Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.

Số hiệu: 135/2005/QĐ-BNV
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Đỗ Quang Trung
Ngày ban hành: 15/12/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 135/2005/QĐ-BNV về Quy chế bồi dưỡng Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…