Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1082/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA CƠ SỞ VÀ NHÂN LỰC Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị định số 42/2025/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ công văn số 3216/BYT-KHTC ngày 12 tháng 06 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc giao nhiệm vụ cho các Vụ, Cục, Viện, Trung tâm phối hợp triển khai chương trình điều tra thống kê quốc gia;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập[1] tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 2. Giao Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Tổ chức Cán bộ, Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia, các đơn vị có liên quan của Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện điều tra đúng Phương án quy định.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Tổ chức Cán bộ, Giám đốc Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Bộ trưởng Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Lãnh đạo Bộ Y tế;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (để phối hợp chỉ đạo);
- Lưu: VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tri Thức

 

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA

CƠ SỞ VÀ NHÂN LỰC Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP
(Kèm theo Quyết định số 1082/QĐ-BYT ngày 31 tháng 03 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA

1. Mục đích điều tra

Điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập[1] (viết gọn là Điều tra YTNCL) là cuộc điều tra thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia (Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) phân công cho Bộ Y tế nhằm mục đích sau:

1.1 Mục tiêu chung: Xác định thực trạng nguồn nhân lực hiện có theo trình độ chuyên môn, tuổi, giới; Cơ sở và giường bệnh phân bố theo hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh và cấp chuyên môn kỹ thuật, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng cán bộ y tế và giường bệnh để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Xác định số lượng cơ sở y tế, loại cơ sở phân theo hình thức tổ chức, theo cấp chuyên môn kỹ thuật và số giường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giường thực tế phục vụ cho 10.000 dân.

- Xác định thực trạng nguồn nhân lực hiện có theo đơn vị hành chính, theo vùng, theo giới tính, dân tộc và trình độ chuyên môn đã đào tạo tại cơ sở y tế trong phạm vi cả nước năm 2024.

2. Yêu cầu điều tra

- Đúng nội dung quy định: Thực hiện đầy đủ và chính xác các nội dung theo phương án điều tra đã được phê duyệt. Đảm bảo thu thập thông tin đúng đối tượng và phạm vi quy định.

- Bảo mật thông tin: Thông tin thu thập từ các cơ sở y tế và cán bộ y tế phải được bảo mật tuyệt đối, tuân thủ các quy định của Luật Thống kê.

- Đáp ứng yêu cầu người dùng: Kết quả điều tra phải đảm bảo cung cấp dữ liệu kịp thời, chính xác, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Dữ liệu phải có khả năng so sánh quốc tế, đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn thống kê toàn cầu.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA

1. Phạm vi điều tra

Cuộc điều tra được thực hiện trên toàn bộ phạm vi cả nước, bao gồm toàn bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đối tượng điều tra là toàn bộ các cơ sở y tế ngoài công lập, bao gồm các cơ sở có giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Cuộc điều tra không bao gồm các cơ sở y tế ngoài công lập chưa được cấp phép, không có giấy phép hành nghề, hoặc đang bị đình chỉ hoạt động.

Các đơn vị thuộc phạm vi điều tra bao gồm các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế tư nhân và các cơ sở y tế khác nằm ngoài hệ thống công lập.

2. Đối tượng điều tra

- Nhân lực y tế ngoài công lập:

+ Tất cả các cán bộ y tế làm việc tại các cơ sở y tế ngoài công lập, bao gồm bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế, và các nhân viên y tế khác.

+ Nhân lực được phân tích theo trình độ chuyên môn, giới tính, dân tộc, vùng địa lý, và các tiêu chí liên quan.

- Cơ sở y tế ngoài công lập:

+ Các cơ sở y tế có giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp, bao gồm bệnh viện tư nhân, phòng khám và các loại hình cơ sở khác.

+ Không điều tra các cơ sở chưa được cấp phép, không có giấy phép hành nghề, hoặc đang bị đình chỉ hoạt động.

3. Đơn vị điều tra

Đơn vị điều tra là các cơ sở y tế ngoài công lập có giấy phép hành nghề. Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Không điều tra cơ sở y tế ngoài công lập chưa được cấp phép hoặc không có giấy phép hoặc đang bị đình chỉ hoạt động.

III. LOẠI ĐIỀU TRA

Cuộc điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập được thực hiện dưới hình thức điều tra toàn bộ trên phạm vi cả nước. Đây là loại hình điều tra áp dụng cho tất cả các cơ sở y tế ngoài công lập đáp ứng điều kiện được nêu trong phương án điều tra.

Cuộc điều tra sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, thu thập dữ liệu tại một thời điểm cụ thể để đánh giá hiện trạng của các cơ sở y tế và nguồn nhân lực y tế ngoài công lập. Phương pháp này nhằm đảm bảo cung cấp bức tranh tổng thể, toàn diện và chính xác về hệ thống y tế ngoài công lập tại thời điểm điều tra.

IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

1. Thời gian điều tra

Thời gian dự kiến cho hoạt động điều tra bắt đầu từ tháng 12/2024 đến tháng 06/2025.

Thời gian thu thập thông tin tại các cơ sở YTNCL là 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/04/2025 và kết thúc vào ngày 30/04/2025.

Thời gian xử lý, phân tích thông tin và viết báo cáo từ tháng 04 - tháng 06 năm 2025.

Phổ biến và công bố kết quả điều tra tại Hội thảo và trên trang điện tử của Bộ Y tế: Tháng 07 - tháng 12/2025.

2. Phương pháp điều tra

Cuộc điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập áp dụng phương pháp điều tra gián tiếp, cụ thể như sau:

- Thu thập dữ liệu trực tuyến:

+ Sử dụng phiếu điều tra điện tử được thiết kế sẵn.

+ Các cơ sở y tế ngoài công lập tự điền thông tin vào phiếu điện tử thông qua nền tảng trực tuyến được cung cấp.

- Cán bộ phụ trách cung cấp thông tin:

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của mỗi cơ sở y tế sẽ là người cung cấp thông tin liên quan, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.

+ Các thông tin sau khi được điền sẽ được gửi trực tiếp qua hệ thống theo hướng dẫn thực hiện điều tra.

Phương pháp này giúp tăng cường tính chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo dữ liệu được cập nhật nhanh chóng và dễ dàng kiểm tra.

3. Người cung cấp thông tin

Người cung cấp thông tin trong cuộc điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập là:

- Người đứng đầu/người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế ngoài công lập:

+ Là người có đủ thẩm quyền và hiểu biết về các hoạt động của cơ sở.

+ Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác liên quan đến cơ sở mà mình phụ trách.

- Quy trình cung cấp thông tin:

+ Người cung cấp thông tin sẽ điền dữ liệu vào phiếu điều tra điện tử theo hướng dẫn chi tiết từ cơ quan tổ chức điều tra.

+ Thông tin sau khi được điền sẽ được gửi trực tuyến qua hệ thống điều tra được thiết kế.

V. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA

1. Nội dung điều tra

1.1. Thông tin về cơ sở y tế ngoài công lập

- Số lượng cơ sở y tế:

+ Thống kê số lượng cơ sở y tế ngoài công lập trên toàn quốc, bao gồm bệnh viện, phòng khám, cơ sở dịch vụ y tế,...

- Phân loại cơ sở:

+ Xác định cơ sở thuộc hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh nào.

+ Phân loại cơ sở theo cấp chuyên môn kỹ thuật.

- Giường bệnh:

+ Tổng số giường bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và giường thực tế tại các cơ sở.

+ Tỷ lệ giường bệnh phục vụ 10.000 dân, tính theo từng địa phương, vùng địa lý, và trên cả nước.

+ Phân tích sự chênh lệch về số lượng giường bệnh giữa các vùng khác nhau.

1.2. Thông tin về nhân lực y tế ngoài công lập

- Tổng số nhân lực y tế: Thống kê số lượng cán bộ y tế đang làm việc tại các cơ sở y tế ngoài công lập.

- Phân bố nhân lực:

+ Theo hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh và cấp chuyên môn kỹ thuật.

+ Vùng địa lý.

+ Giới tính và dân tộc: Số lượng nam, nữ và các dân tộc khác nhau trong ngành y tế ngoài công lập.

- Trình độ chuyên môn:

+ Phân tích theo trình độ đào tạo: bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, y tá, và các chức danh khác.

+ Đánh giá tỷ lệ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trung bình, thấp.

1.3. Các chỉ số chuyên môn và hoạt động y tế

- Khám, chữa bệnh:

+ Số lượng bệnh nhân được khám, điều trị tại các cơ sở ngoài công lập.

+ Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế tại các cơ sở, so với y tế công lập.

- Dịch vụ y tế cung cấp: Loại hình dịch vụ y tế chính, như chăm sóc sức khỏe cơ bản, chuyên khoa, phẫu thuật, và dịch vụ hỗ trợ khác.

- Xét nghiệm, Xquang, Siêu âm, MRI.

- Trang thiết bị chính, tình hình ứng dụng CNTT.

1.4. Các chỉ số so sánh và đặc thù

- Tỷ lệ nhân lực y tế (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ) và giường bệnh phục vụ 10.000 dân.

- Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của y tế ngoài công lập theo từng vùng.

- Chỉ tiêu tỷ lệ cơ sở KCB triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

2. Danh mục các chỉ tiêu

2.1. Số lượng cơ sở y tế

- Số lượng cơ sở y tế ngoài công lập trên toàn quốc, bao gồm bệnh viện, phòng khám, cơ sở dịch vụ y tế khác ,...

- Cơ sở y tế : công lập/ngoài công lập; cơ sở y tế theo cấp chuyên môn kỹ thuật.

2.2. Giường bệnh

- Tổng số giường bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và giường thực tế tại các cơ sở.

- Tỷ lệ giường bệnh phục vụ 10.000 dân, tính theo từng địa phương, vùng địa lý, và trên cả nước.

2.3. Nhân lực

- Tổng số nhân lực y tế NCL, trong đó số cán bộ y tế đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập.

- Phân bố nhân lực theo trình độ chuyên môn, theo vùng địa lý.

- Nhân lực theo giới.

- Trình độ chuyên môn:

+ Phân tích theo trình độ đào tạo: bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, y tá, và các chức danh khác.

+ Đánh giá tỷ lệ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trung bình, thấp.

2.4. Các chỉ số chuyên môn và hoạt động y tế

- Tỷ lệ bệnh nhân được khám, điều trị tại các cơ sở ngoài công lập.

- Tỷ lệ khám bệnh có BHYT.

- Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế tại các cơ sở, so với y tế công lập.

- Dịch vụ y tế cung cấp: Loại hình dịch vụ y tế chính, như chăm sóc sức khỏe cơ bản, chuyên khoa, phẫu thuật, và dịch vụ hỗ trợ khác.

- Số lần xét nghiệm, chụp Xquang, Siêu âm, CT, MRI.

- Sử dụng phần mềm quản lý BV, phần mềm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bệnh án điện tử…

2.5. Các chỉ số so sánh và đặc thù

- Tỷ lệ nhân lực y tế (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ) và giường bệnh phục vụ 10.000 dân.

3. Phiếu điều tra

Phiếu điều tra được thiết kế chi tiết, bao gồm các nội dung cần thu thập nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của cuộc điều tra. Cụ thể như sau:

3.1. Cấu trúc phiếu điều tra

Phiếu điều tra được chia thành các phần chính:

3.1.1. Thông tin chung về cơ sở y tế:

- Tên cơ sở y tế, địa chỉ, mã số cơ sở.

- Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện, phòng khám, các loại hình cơ sở khác,...

- Cấp chuyên môn kỹ thuật

3.1.2. Thông tin về nhân lực y tế:

- Số lượng cán bộ y tế phân theo các tiêu chí:

+ Trình độ chuyên môn (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên,...).

+ Giới tính, dân tộc, và độ tuổi.

+ Loại hình hợp đồng lao động (biên chế, hợp đồng, tự do,...).

- Phân bố nhân lực theo các lĩnh vực hoạt động: quản lý, y tế dự phòng, điều trị, đào tạo, nghiên cứu.

3.1.3. Thông tin về giường bệnh:

- Tổng số giường kế hoạch và giường thực kê.

- Tỷ lệ giường bệnh phục vụ 10.000 dân.

- Sự phân bố giường bệnh theo khu vực địa lý, hình thức tổ chức và cấp chuyên môn kỹ thuật.

3.1.4. Hoạt động chuyên môn và dịch vụ y tế:

- Số lượng bệnh nhân khám và điều trị tại cơ sở.

- Các loại hình dịch vụ y tế được cung cấp (chăm sóc cơ bản, chuyên khoa, xét nghiệm, phẫu thuật,...).

3.2. Định dạng phiếu điều tra

3.1.1. Phiếu điều tra điện tử:

- Sử dụng nền tảng trực tuyến để thu thập và lưu trữ dữ liệu.

- Được thiết kế để người cung cấp thông tin điền trực tiếp, dễ thao tác, và có thể cập nhật nhanh chóng.

3.1.2. Phiếu mẫu thử nghiệm:

- Trước khi triển khai toàn quốc, phiếu sẽ được thử nghiệm tại một số cơ sở y tế để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của các câu hỏi.

3.3. Hướng dẫn sử dụng phiếu

- Cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết cho người điền phiếu, bao gồm cả cách truy cập và nhập liệu trên hệ thống trực tuyến.

- Đảm bảo quy trình điền phiếu đơn giản, giảm thiểu sai sót và đảm bảo dữ liệu thu thập chính xác, đầy đủ.

VI. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA

Cuộc điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập áp dụng các danh mục và bảng phân loại thống kê sau, nhằm đảm bảo tính chuẩn hóa và khả năng so sánh dữ liệu:

1. Danh mục các đơn vị hành chính

- Sử dụng danh mục các đơn vị hành chính của Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các cập nhật mới nhất tại thời điểm điều tra.

- Đảm bảo thông tin về tên, mã số đơn vị hành chính chính xác, phù hợp với thực tế chia tách, sáp nhập, hoặc thay đổi.

2. Danh mục giáo dục và đào tạo

Áp dụng danh mục giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, ban hành theo:

- Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/06/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Danh mục các thành phần dân tộc

- Sử dụng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/03/1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

- Đảm bảo việc phân loại dân tộc đầy đủ và chính xác, hỗ trợ phân tích nhân lực y tế theo dân tộc.

4. Phân loại khác theo yêu cầu điều tra

Áp dụng các tiêu chí thống kê phù hợp với quy định của Bộ Y tế và Luật Thống kê, đảm bảo tính đồng bộ với các hệ thống thống kê quốc gia và quốc tế.

VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA ĐIỀU TRA

1. Quy trình xử lý thông tin

Quy trình xử lý thông tin trong cuộc điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập được thực hiện theo các bước sau:

1.1. Thu thập và kiểm tra dữ liệu ban đầu

- Thu thập dữ liệu:

+ Dữ liệu từ các phiếu điều tra điện tử sẽ được gửi về cơ quan quản lý nhà nước theo từng cấp (huyện, tỉnh, trung ương).

- Kiểm tra thông tin ban đầu:

+ Cán bộ tại các sở y tế chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của thông tin trước khi chuyển tiếp lên cấp trên.

1.2. Xử lý dữ liệu tại trung tâm

- Làm sạch dữ liệu:

+ Xử lý các lỗi sai sót trong phiếu điều tra, bao gồm dữ liệu thiếu hoặc không hợp lệ.

+ Xác minh lại các thông tin nghi ngờ hoặc chưa đầy đủ.

- Tích hợp dữ liệu:

+ Tích hợp thông tin từ các địa phương thành cơ sở dữ liệu quốc gia.

+ Phân loại và tổ chức dữ liệu theo các danh mục thống kê đã quy định.

1.3. Phân tích và tổng hợp dữ liệu

- Phân tích thông tin:

+ Tổng hợp các chỉ số thống kê theo từng khu vực, hình thức tổ chức, cấp chuyên môn kỹ thuật và lĩnh vực hoạt động y tế.

+ Xác định các chỉ số chính như số lượng cơ sở, nhân lực y tế, giường bệnh, và tỷ lệ phục vụ dân số.

- Tổng hợp báo cáo:

+ Lập báo cáo chi tiết, theo mẫu biểu đã được phê duyệt, phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê.

1.4. Đánh giá và phản hồi

- Kiểm tra chất lượng cuối cùng:

+ Kiểm tra chéo giữa các cấp để đảm bảo tính chính xác và đồng bộ của dữ liệu.

- Phản hồi và hiệu chỉnh:

+ Thông báo cho địa phương hoặc cơ sở về các sai sót phát hiện và yêu cầu chỉnh sửa kịp thời.

1.5. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và lưu trữ

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu:

+ Dữ liệu sau khi được xử lý và phân tích sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trung tâm của Bộ Y tế.

- Bảo mật và sử dụng dữ liệu:

+ Đảm bảo thông tin được bảo mật và sử dụng đúng mục đích, phục vụ công tác quản lý và hoạch định chính sách.

2. Biểu đầu ra của điều tra

Kết quả điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập được tổng hợp dưới dạng các biểu đầu ra, đáp ứng yêu cầu phân tích, báo cáo và hoạch định chính sách. Cụ thể:

2.1. Các biểu thống kê tổng hợp

- Biểu về cơ sở y tế ngoài công lập:

+ Số lượng cơ sở y tế phân theo loại hình (bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế,...).

+ Sự phân bố các cơ sở theo hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh và vùng địa lý.

+ Phân loại theo cấp chuyên môn kỹ thuật.

- Biểu về giường bệnh:

+ Tổng số giường bệnh kế hoạch và giường thực kê tại các cơ sở y tế ngoài công lập.

+ Tỷ lệ giường bệnh phục vụ 10.000 dân theo địa phương, vùng và toàn quốc.

2.2. Các biểu về nhân lực y tế

- Số lượng nhân lực y tế phân theo:

+ Trình độ chuyên môn (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên,...).

+ Tuyến hoạt động (trung ương, tỉnh, huyện, xã).

+ Giới tính và dân tộc.

- Tỷ lệ cán bộ y tế trên 10.000 dân tại từng khu vực.

- Phân bổ nhân lực theo các lĩnh vực: quản lý nhà nước, y tế dự phòng, điều trị, đào tạo, và nghiên cứu.

2.3. Biểu chuyên môn và hoạt động y tế

- Số lượng bệnh nhân được khám và điều trị tại các cơ sở y tế ngoài công lập.

- Loại hình dịch vụ y tế cung cấp (chăm sóc cơ bản, chuyên khoa, xét nghiệm, phẫu thuật,...).

2.4. Biểu hỗ trợ phân tích và so sánh

- So sánh tỷ lệ giường bệnh và nhân lực y tế giữa các vùng, các địa phương và cấp chuyên môn kỹ thuật.

- Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của hệ thống y tế ngoài công lập theo từng khu vực.

2.5. Hình thức và mục đích sử dụng

- Các biểu đầu ra được thiết kế theo mẫu chuẩn và do Vụ Kế hoạch Tài chính tổng hợp.

- Kết quả được chia sẻ với các vụ, cục chức năng thuộc Bộ Y tế, hỗ trợ trong việc quản lý, điều hành, và xây dựng chính sách phát triển hệ thống y tế ngoài công lập.

VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA

TT

Hoạt động

12/2024

01/2025

02/2025

03/2025

04/2025

05/2025

06/2025

Đơn vị thực hiện/phối hợp

T3

T4

T 1

T 2

T 3

T 4

T 1

T 2

T 3

T 4

T 1

T 2

T 3

T 4

T 1

T 2

T 3

T 4

T 1

T 2

T 3

T 4

T1

T2

1

Xây dựng phương án điều tra:

. Dự thảo phương án ĐT, kế hoạch ĐT

. Xin ý kiến đơn vị liên quan, GSO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ KHTC Cục KCB, TTTTYT QG, Vụ tổ chức, Vụ TTB &CTYT

2

Xin ý kiến Thẩm định của TCTK. Chỉnh sửa phương án theo ý kiến thẩm định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ KHTC TCTK

3

Thiết kế và hoàn thiện phiếu điều tra và hướng dẫn cách điền phiếu ĐT: Thiết kế phiếu YTNCL và phiếu dành cho đơn vị tuyến trung ương.= và hướng dẫn điền phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ KHTC TTTTYT QG Các Vụ, Cục liên quan

4

Lập danh sách nền các cơ sở YTNCL, đơn vị tuyến trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ KHTC TTTTYT QG Cục QLKCB Sở Y tế tỉnh/tp

5

Viết phần mềm forms online, tạo tk cho các cơ sở YTNCL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TTYTQG

6

Thử nghiệm phiếu điều tra và thử nghiệm nhập liệu tại 1- 2 cơ sở YTNCL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ KHTC TTYTQG, Cục QLKCB, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh và 02 cơ sở Y tế NCL

7

Hoàn thiện phiếu, bộ công cụ online, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ. Trình lãnh đạo Bộ ký ban hành QĐ phương án điều tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ KHTC

8

CV (QĐ) gửi các CSYT về mẫu phiếu, hướng dẫn thực hiện ĐT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ KHTC

9

Thực hiện thu thập thông tin tại các YTNCL và đơn vị tuyến trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

63 Sở Y tế tỉnh/thành phố

10

Đôn đốc, kiểm tra phiếu, CSYT, tổng hợp gửi trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ KHTC TTTTYT QG Sở Y tế tỉnh/thành phố

11

Xử lý, phân tích thông tin, viết báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm kỹ thuật Vụ KHTC, TTTTYT QG

12

Phổ biến và công bố kết quả điều tra tại Hội thảo, trang điện tử Bộ Y tế từ tháng 7- 12/2025

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ KHTC

IX. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA

1. Công tác chuẩn bị

1.1. Cập nhật danh sách nền các đơn vị YTNCL

Việc cập nhật danh sách nền các đơn vị y tế ngoài công lập (YTNCL) là bước quan trọng để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và hiệu quả của cuộc điều tra. Quá trình này bao gồm các nội dung sau:

1.1.1. Mục đích

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác về các đơn vị YTNCL trên phạm vi cả nước.

- Cập nhật các thay đổi về quy mô, loại hình, và tình trạng hoạt động của các cơ sở YTNCL.

1.1.2. Nội dung cập nhật

1. Thông tin cơ bản về các cơ sở YTNCL:

+ Tên cơ sở, mã số đăng ký, địa chỉ, loại hình hoạt động, thông tin liên hệ, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, nhà thuốc,...).

2. Cập nhật các thay đổi địa bàn:

+ Ghi nhận các thay đổi về mã số, tên gọi hoặc tình trạng pháp lý của các đơn vị do các yếu tố như chia tách, sáp nhập, giải thể hoặc thay đổi chức năng.

3. Phối hợp các cấp quản lý:

+ Phối hợp với 63 sở y tế trên toàn quốc, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (KCB), và các cơ quan liên quan để rà soát danh sách.

+ Đảm bảo cập nhật kịp thời các cơ sở mới được cấp phép hành nghề.

1.1.3. Quy trình thực hiện

1. Thu thập dữ liệu từ địa phương:

- Sử dụng danh sách nền do các sở y tế và cơ quan quản lý cấp phép cung cấp.

- Rà soát và kiểm tra thông tin từ hệ thống đăng ký hành nghề y tế.

2. Kiểm tra và làm sạch dữ liệu:

- Xử lý các trường hợp thông tin trùng lặp hoặc không rõ ràng.

3. Cập nhật cơ sở dữ liệu trung tâm:

- Tích hợp thông tin vào nền tảng phục vụ điều tra về YTNCL.

- Tạo danh sách chuẩn và cấp tài khoản phục vụ điều tra.

4. Kết quả và mục tiêu

- Một danh sách nền hoàn chỉnh và cập nhật của tất cả các đơn vị YTNCL trên cả nước.

- Hỗ trợ quá trình điều tra diễn ra chính xác, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp thông tin, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quản lý và hoạch định chính sách y tế.

1.2. Xây dựng công cụ phục vụ điều tra cơ sở YTNCL.

1.2.1. Mục tiêu

- Tạo biểu mẫu trực tuyến (online) phục vụ thu thập thông tin từ các cơ sở y tế ngoài công lập (YTNCL).

- Tạo các báo cáo đầu ra phục vụ tổng hợp, phân tích số liệu sau điều tra.

1.2.2. Nội dung thực hiện

1.2.2.1. Thiết kế biểu mẫu online

a. Cấu trúc biểu mẫu:

- Thông tin chung: Tên cơ sở, mã số đăng ký, địa chỉ, loại hình cơ sở, thông tin liên hệ, người chịu trách nhiệm chuyên môn.

- Số lượng giường bệnh: Giường kế hoạch, giường thực kê.

- Nhân lực y tế: Phân theo giới tính, dân tộc, trình độ chuyên môn.

- Hoạt động chuyên môn: Số bệnh nhân khám chữa bệnh, các dịch vụ y tế cung cấp, xét nghiệm, trang thiết bị chính và ứng dụng phần mềm trong quản lý

b. Định dạng biểu mẫu:

- Biểu mẫu trực tuyến với giao diện thân thiện, dễ thao tác.

- Sử dụng các trường nhập liệu như: checkbox, dropdown, text field, và số liệu để đảm bảo tính chính xác và đơn giản.

c. Hướng dẫn sử dụng biểu mẫu:

- Tài liệu hướng dẫn chi tiết cách điền biểu mẫu trực tuyến.

- Hỗ trợ xử lý các lỗi phổ biến trong quá trình nhập liệu.

1.2.2.2. Tạo các báo cáo đầu ra phục vụ tổng hợp, phân tích số liệu sau điều tra

a. Các báo cáo đầu ra phục phụ tổng hợp và phân tích dữ liệu bao gồm:

- Phân loại thông tin theo tuyến, loại hình cơ sở, vùng địa lý.

- Xuất biểu tổng hợp theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

- Bảo mật thông tin: Áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật để đảm bảo dữ liệu không bị lộ hoặc truy cập trái phép.

1.2.2.3. Quy trình xây dựng công cụ phục vụ điều tra:

- Phân tích yêu cầu: Làm việc với Bộ Y tế và các sở y tế để xác định các chỉ tiêu cần báo cáo.

- Thiết kế giao diện: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, tối ưu cho cả máy tính và thiết bị di động.

- Thử nghiệm công cụ:

+ Thử nghiệm tại 1-2 cơ sở YTNCL để kiểm tra tính phù hợp và hiệu quả.

+ Ghi nhận và sửa lỗi phát sinh trước khi triển khai diện rộng.

- Hỗ trợ sử dụng công cụ trực tuyến:

+ Tài liệu hướng dẫn chi tiết.

+ Hỗ trợ trực tuyến thông qua email, điện thoại hoặc chat để giải đáp thắc mắc.

1.2.2.4. Kết quả mong đợi

- Công cụ điều tra online đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Bộ Y tế và các cơ sở YTNCL.

- Dữ liệu thu thập nhanh chóng, chính xác, và dễ dàng tổng hợp.

- Tăng hiệu quả trong việc quản lý và báo cáo thông tin y tế, hỗ trợ hoạch định chính sách dựa trên dữ liệu thực tế.

1.3. Tài liệu điều tra

Tài liệu điều tra được xây dựng nhằm hỗ trợ cho quá trình thu thập, xử lý, và tổng hợp thông tin từ các cơ sở y tế ngoài công lập (YTNCL). Các tài liệu này đảm bảo người thực hiện điều tra có đầy đủ hướng dẫn và công cụ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

1.3.1. Loại tài liệu điều tra

1.3.1.1. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ

- Hướng dẫn điều tra:

+ Mô tả chi tiết các bước thực hiện điều tra từ khâu thu thập thông tin, kiểm tra, đến xử lý dữ liệu.

+ Quy định cụ thể về các nội dung điều tra như: cách xác định cơ sở điều tra, nhân lực y tế, giường bệnh,...

- Hướng dẫn phân loại thống kê:

+ Cách sử dụng danh mục các đơn vị hành chính, dân tộc, trình độ chuyên môn, và các tiêu chí thống kê khác trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu.

- Hướng dẫn kiểm tra và làm sạch dữ liệu:

+ Cách xử lý lỗi thông tin, dữ liệu thiếu hoặc không hợp lệ, đảm bảo tính chính xác và đồng nhất trước khi tổng hợp.

1.3.1.2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng công cụ điều tra

- Hướng dẫn điền phiếu điều tra trực tuyến:

+ Tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về cách truy cập, nhập liệu và nộp phiếu điều tra qua nền tảng trực tuyến.

+ Gợi ý cách xử lý các lỗi thường gặp trong quá trình điền phiếu.

- Hướng dẫn sử dụng công cụ báo cáo online:

+ Hướng dẫn đăng nhập, cập nhật thông tin, và trích xuất dữ liệu từ hệ thống báo cáo trực tuyến.

- Tài liệu hướng dẫn trực tuyến:

+ Tài liệu minh họa từng bước của quy trình điều tra.

+ FAQ (Câu hỏi thường gặp) để giải đáp các thắc mắc phổ biến.

1.3.2. Phân phối tài liệu

- Tài liệu được chuyển theo văn bản điện tử.

- Được cung cấp trước thời gian triển khai để các cán bộ tham gia điều tra có thời gian làm quen và nghiên cứu.

1.3.3. Mục tiêu của tài liệu điều tra

- Hỗ trợ cán bộ triển khai điều tra thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả, chính xác và đúng quy trình.

- Đảm bảo tính đồng nhất trong quá trình điều tra và thu thập dữ liệu trên phạm vi cả nước.

- Giảm thiểu sai sót, tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng dữ liệu điều tra.

1.3.4. Kết quả mong đợi

- Tài liệu rõ ràng, dễ hiểu, giúp các bên tham gia điều tra nắm vững quy trình và thực hiện đúng yêu cầu.

- Tạo điều kiện để quá trình điều tra diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, góp phần vào thành công của cuộc điều tra YTNCL.

1.4. Thử nghiệm bộ công cụ và phiếu online tại một số đơn vị YTNCL trên địa bàn tp Bắc Ninh

1.4.1. Mục đích thử nghiệm

- Đánh giá tính hiệu quả, phù hợp, và dễ sử dụng của bộ công cụ và phiếu điều tra online trước khi triển khai trên toàn quốc.

- Phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến nội dung phiếu, giao diện, và quy trình nhập liệu.

- Thu thập ý kiến đóng góp từ cơ sở y tế tham gia thử nghiệm để hoàn thiện công cụ và quy trình.

1.4.2. Quy trình thử nghiệm

1.4.2.1. Lựa chọn địa điểm và đơn vị thử nghiệm

- Chọn 04 đơn vị YTNCL đại diện tại TP Bắc Ninh, gồm các loại hình cơ sở như phòng khám đa khoa/chuyên khoa hoặc bệnh viện tư nhân.

- Ưu tiên các cơ sở có năng lực sử dụng công nghệ thông tin để dễ dàng đánh giá công cụ trực tuyến.

1.4.2.2. Chuẩn bị bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn

- Bộ công cụ thử nghiệm:

- Phiếu điều tra điện tử (online) với đầy đủ nội dung cần thu thập.

- Công cụ trực tuyến để nhập liệu, lưu trữ và xử lý dữ liệu.

+ Tài liệu hỗ trợ:

- Hướng dẫn cách truy cập, sử dụng phiếu online, và nhập dữ liệu.

- Tài liệu minh họa các bước thực hiện.

1.4.2.3. Thực hiện thử nghiệm

+ Hướng dẫn ban đầu:

- Tổ chức buổi giới thiệu trực tuyến hoặc trực tiếp cho cán bộ tại các cơ sở tham gia thử nghiệm.

- Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc ban đầu về phiếu và công cụ trực tuyến.

+ Quá trình thử nghiệm:

- Cơ sở y tế thực hiện điền phiếu online.

- Các cán bộ phụ trách theo dõi, ghi nhận trải nghiệm của người dùng, và hỗ trợ khi cần thiết.

1.4.2.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm

- Thu thập phản hồi từ các cơ sở tham gia về:

+ Độ dễ sử dụng của giao diện phiếu và công cụ.

+ Độ rõ ràng, đầy đủ của nội dung phiếu.

+ Tính ổn định và hiệu quả của công cụ trong quá trình nhập liệu.

- Kiểm tra dữ liệu thử nghiệm để xác minh tính chính xác và khả năng xử lý của hệ thống.

1.4.3. Hoàn thiện bộ công cụ

- Dựa trên phản hồi và dữ liệu từ thử nghiệm, điều chỉnh các nội dung sau:

+ Sửa đổi nội dung phiếu điều tra nếu có câu hỏi chưa rõ hoặc không phù hợp.

+ Cải thiện giao diện và tính năng công cụ (nếu cần).

- Chuẩn bị phiên bản hoàn thiện để triển khai diện rộng.

1.4.4. Kết quả mong đợi

- Xác minh tính khả thi và hiệu quả của bộ công cụ và phiếu online.

+ Đảm bảo các vấn đề kỹ thuật, nội dung, và quy trình được giải quyết trước khi triển khai chính thức trên toàn quốc.

+ Tăng cường sự sẵn sàng của các cơ sở YTNCL trong việc sử dụng công cụ trực tuyến.

2. Công tác đào tạo trực tuyến cho đầu mối tại Sở Y tế trực tiếp tham gia điều tra (nếu có yêu cầu)

2.1. Mục đích đào tạo

- Trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các đầu mối tại Sở Y tế để thực hiện điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập (YTNCL) hiệu quả.

- Hướng dẫn chi tiết quy trình sử dụng công cụ, công cụ trực tuyến và phiếu điều tra online.

- Đảm bảo các đầu mối tại Sở Y tế nắm rõ trách nhiệm, phương pháp kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các cơ sở trong quá trình điều tra.

2.2. Nội dung đào tạo

2.2.1. Giới thiệu tổng quan về cuộc điều tra

- Mục tiêu, phạm vi, và đối tượng điều tra.

- Vai trò của các đầu mối tại Sở Y tế trong việc tổ chức, hướng dẫn và giám sát điều tra.

2.2.2. Hướng dẫn quy trình điều tra

- Quy trình thu thập dữ liệu từ các cơ sở YTNCL.

- Các bước kiểm tra và xử lý thông tin từ phiếu điều tra trước khi gửi lên cấp trên.

2.2.3. Hướng dẫn sử dụng công cụ

2.2.3.1. Phiếu điều tra online:

- Cách truy cập và điền thông tin chính xác.

- Kiểm tra và xử lý các lỗi phổ biến khi nhập dữ liệu.

2.2.3.2. Công cụ quản lý và báo cáo:

- Cách quản lý dữ liệu thu thập từ các cơ sở YTNCL.

- Hướng dẫn xuất biểu mẫu báo cáo tổng hợp theo yêu cầu.

2.2.3.3. Giải quyết tình huống thực tế

- Xử lý các vấn đề phổ biến khi làm việc với các cơ sở YTNCL (thiếu thông tin, sai lệch dữ liệu,...).

- Hỗ trợ kỹ thuật và nghiệp vụ từ xa cho các cơ sở y tế trong quá trình thực hiện điều tra.

2.3. Hình thức đào tạo trực tuyến

2.3.1. Nền tảng đào tạo

- Sử dụng các công cụ trực tuyến để tổ chức đào tạo từ xa.

2.3.2. Tài liệu hỗ trợ

- Tài liệu hướng dẫn (PDF) cung cấp trước buổi đào tạo.

- FAQ (Câu hỏi thường gặp) để giải đáp các thắc mắc phổ biến.

2.3.3. Phương pháp đào tạo

- Giới thiệu và minh họa: Trình bày nội dung và thực hiện thao tác mẫu trên nền tảng trực tuyến.

- Thực hành và tương tác: Yêu cầu học viên thực hiện các bài tập thực hành trực tiếp trên hệ thống.

- Hỏi đáp và đánh giá: Giải đáp thắc mắc và kiểm tra lại kiến thức qua các bài kiểm tra ngắn.

2.4. Kết quả mong đợi

- Các đầu mối tại Sở Y tế nắm vững quy trình điều tra, sử dụng thành thạo công cụ điều tra online.

- Tăng cường năng lực kiểm tra, hỗ trợ và giám sát quá trình điều tra tại địa phương.

- Đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong công tác triển khai điều tra trên toàn quốc.

3. Công tác điều tra thực địa (không áp dụng)

3.1. Mục đích

- Thu thập thông tin chi tiết từ các cơ sở y tế ngoài công lập (YTNCL) tại từng địa bàn theo đúng phạm vi, nội dung, và yêu cầu của phương án điều tra.

- Đảm bảo chất lượng và tiến độ thu thập thông tin, phục vụ tổng hợp và phân tích kết quả điều tra toàn quốc.

3.2. Nội dung thực hiện

3.2.1. Chuẩn bị trước điều tra thực địa

3.2.1.1. Phân công nhiệm vụ:

- Bộ Y tế chỉ đạo, phối hợp với các Sở Y tế tổ chức điều tra tại các địa bàn.

- Lập danh sách các cơ sở YTNCL cần điều tra theo danh sách nền đã cập nhật.

3.2.1.2. Công cụ và tài liệu:

- Cung cấp đầy đủ phiếu điều tra (bản điện tử) và công cụ trực tiếp hỗ trợ thu thập thông tin.

- Gửi tài liệu hướng dẫn chi tiết cho các địa phương.

3.2.2. Quá trình điều tra tại thực địa

3.2.2.1. Thu thập thông tin:

- Điều tra viên đến trực tiếp các cơ sở YTNCL để hướng dẫn và hỗ trợ việc điền phiếu điều tra.

- Các cơ sở YTNCL điền thông tin trên phiếu điều tra online hoặc cung cấp thông tin cho điều tra viên để nhập liệu.

3.2.2.2. Kiểm tra tại chỗ:

- Điều tra viên kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của thông tin ngay tại cơ sở.

- Phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các lỗi hoặc thông tin thiếu sót trước khi gửi dữ liệu lên hệ thống.

3.2.2.3. Gửi dữ liệu:

- Sau khi hoàn tất, phiếu điều tra sẽ được gửi qua hệ thống trực tuyến đến cơ quan quản lý tại cấp huyện, tỉnh, và trung ương.

3.2.3. Giám sát và hỗ trợ

3.2.3.1. Giám sát trực tiếp và trực tuyến:

- Các đầu mối tại Sở Y tế và Bộ Y tế theo dõi tiến độ thực hiện qua các báo cáo trực tuyến.

- Thực hiện kiểm tra chéo giữa các phiếu để đảm bảo tính nhất quán và chính xác.

3.2.3.2. Hỗ trợ kỹ thuật:

- Điều tra viên và các cơ sở YTNCL nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ trung tâm thông tin hoặc đầu mối của Sở Y tế trong trường hợp gặp lỗi hệ thống hoặc cần giải đáp về nghiệp vụ.

3.3. Kết quả mong đợi

- Toàn bộ thông tin từ các cơ sở YTNCL được thu thập đầy đủ, chính xác và đúng tiến độ.

- Tăng cường năng lực thu thập và xử lý dữ liệu tại địa phương, đảm bảo sự đồng bộ giữa các cấp.

- Đáp ứng các yêu cầu phân tích và tổng hợp số liệu để phục vụ quản lý, hoạch định chính sách y tế.

4. Công tác kiểm tra, giám sát

4.1. Mục đích

- Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và nhất quán của dữ liệu được thu thập trong cuộc điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập (YTNCL).

- Phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thu thập thông tin tại thực địa.

4.2. Quy trình kiểm tra, giám sát

4.2.1. Kiểm tra tiến độ điều tra

4.2.1.1. Tại cấp Sở Y tế:

- Theo dõi tiến độ thu thập dữ liệu tại các cơ sở YTNCL trong địa bàn.

- Báo cáo thường xuyên về tình hình thực hiện điều tra cho Bộ Y tế.

4.2.1.2. Tại cấp trung ương (Bộ Y tế):

- Kiểm tra tiến độ thực hiện trên toàn quốc qua hệ thống báo cáo trực tuyến.

- So sánh tiến độ giữa các địa phương và đề xuất hỗ trợ nếu cần.

4.2.2. Kiểm tra chất lượng thông tin

4.2.2.1. Kiểm tra tại cơ sở điều tra:

- Điều tra viên trực tiếp kiểm tra phiếu điều tra tại chỗ để phát hiện lỗi sai hoặc thông tin chưa đầy đủ.

- Hướng dẫn các cơ sở YTNCL chỉnh sửa và hoàn thiện phiếu điều tra.

4.2.2.2. Kiểm tra tại Sở Y tế:

- Rà soát phiếu điều tra từ các cơ sở trước khi chuyển dữ liệu lên cấp trên.

- Đối chiếu thông tin với danh sách nền để đảm bảo không bỏ sót cơ sở hoặc nhân lực.

4.2.2.3. Kiểm tra tại trung ương:

- Bộ Y tế và Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia sử dụng công cụ để kiểm tra dữ liệu.

- Tự động phát hiện các lỗi phổ biến, như: dữ liệu không hợp lệ, trùng lặp, hoặc thiếu sót.

4.2.3. Giám sát trực tuyến:

- Sử dụng dashboard để theo dõi trạng thái và tiến độ thu thập dữ liệu tại các địa phương.

- Kịp thời đưa ra hướng dẫn nếu phát hiện chậm trễ hoặc bất thường.

4.3. Hỗ trợ và xử lý vấn đề

- Hỗ trợ kỹ thuật:

+ Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia hỗ trợ các lỗi liên quan đến hệ thống công cụ điều tra.

- Hỗ trợ nghiệp vụ:

+ Vụ Kế hoạch Tài chính và Sở Y tế hướng dẫn xử lý các vấn đề liên quan đến nội dung phiếu điều tra hoặc quy trình thu thập thông tin.

4.4. Báo cáo và cải thiện

- Báo cáo định kỳ về kết quả kiểm tra, giám sát, bao gồm:

+ Tiến độ thu thập dữ liệu.

+ Các lỗi phát hiện và biện pháp xử lý.

- Dựa trên kết quả giám sát để điều chỉnh và cải thiện quy trình điều tra trong thời gian thực.

4.5. Kết quả mong đợi

- Đảm bảo dữ liệu thu thập đạt chất lượng cao, không sai sót và đầy đủ.

- Đảm bảo cuộc điều tra diễn ra đúng tiến độ, tuân thủ quy trình và đáp ứng yêu cầu của phương án điều tra.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, từ cơ sở đến trung ương, trong việc giám sát và kiểm tra thông tin.

5. Xử lý thông tin

5.1. Mục đích

- Đảm bảo thông tin thu thập từ các cơ sở y tế ngoài công lập (YTNCL) được xử lý đầy đủ, chính xác và nhất quán.

- Chuẩn bị cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích, tổng hợp và báo cáo kết quả điều tra.

5.2. Quy trình xử lý thông tin

5.2.1. Tiếp nhận dữ liệu

- Từ cấp cơ sở: Dữ liệu từ phiếu điều tra online được các cơ sở YTNCL nhập và gửi trực tiếp qua công cụ trực tuyến.

- Tại Sở Y tế: Rà soát và kiểm tra dữ liệu ban đầu trước khi chuyển lên trung ương.

5.2.2. Làm sạch dữ liệu

- Kiểm tra lỗi dữ liệu:

+ Phát hiện và xử lý các lỗi phổ biến, bao gồm:

▪ Thông tin thiếu hoặc không hợp lệ.

▪ Trùng lặp dữ liệu giữa các phiếu.

+ Dùng công cụ kiểm tra tự động để hỗ trợ phát hiện lỗi.

- Xác minh thông tin:

+ Liên hệ với các cơ sở YTNCL hoặc điều tra viên để xác minh và bổ sung thông tin khi cần thiết.

5.2.3. Tổng hợp và phân loại dữ liệu

- Phân loại thông tin:

+ Theo tuyến quản lý: trung ương, tỉnh, huyện, xã.

+ Theo loại hình cơ sở: bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, trung tâm y tế,...

+ Theo vùng địa lý và các tiêu chí thống kê khác.

- Tích hợp dữ liệu:

+ Kết hợp dữ liệu từ các địa phương để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về YTNCL.

5.2.4. Phân tích và báo cáo

- Tổng hợp số liệu:

+ Tính toán các chỉ số chính như số lượng cơ sở, giường bệnh, nhân lực y tế trên 10.000 dân.

- Xuất biểu mẫu:

+ Lập các báo cáo theo biểu mẫu chuẩn đã được phê duyệt, phục vụ các mục tiêu phân tích và hoạch định chính sách.

5.3. Công cụ hỗ trợ

- Công cụ xử lý dữ liệu trực tuyến:

+ Hỗ trợ kiểm tra lỗi tự động, làm sạch và tổng hợp thông tin nhanh chóng.

- Hệ thống lưu trữ:

+ Lưu trữ dữ liệu trên nền tảng an toàn, bảo mật cao, đảm bảo thông tin không bị thất lạc hoặc truy cập trái phép.

5.4. Kết quả mong đợi

- Dữ liệu điều tra được xử lý đầy đủ, chính xác, không còn lỗi và sẵn sàng cho phân tích.

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về YTNCL được xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu báo cáo và hoạch định chiến lược y tế.

- Quy trình xử lý thông tin diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo tính bảo mật.

X. KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT CHO ĐIỀU TRA

Kinh phí thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Phần I Chương trình điều tra Thống kê quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg: Các cuộc điều tra thống kê thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong dự toán ngân sách của các cơ quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn kinh phí khác do tổ chức quốc tế tài trợ theo các chương trình dự án) bảo đảm theo quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra.

Các điều kiện vật chất khác: Sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của Bộ Y tế./.

 

PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ SỞ VÀ NHÂN LỰC Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP
(Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 gọi là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân)

Thực hiện Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số  /QĐ-BYT ngày  tháng  năm 2025 về việc tổ chức Điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập. Theo Điều 33 Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn liên quan, các cơ sở y tế ngoài công lập có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo phiếu tại Quyết định số  /QĐ-BYT ngày  tháng  năm 2025 của Bộ Y tế.

Chú ý: Các thông tin cung cấp theo phiếu này chỉ phục vụ mục đích thống kê KHÔNG định danh cơ sở và cá nhân, KHÔNG sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Các thông tin được tuyệt đối giữ bí mật theo quy định tại Điều 35 Luật thống kê và các văn bản hướng dẫn liên quan.

MỤC A1: THÔNG TIN CHUNG CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Tên biến

Câu hỏi

Trả lời

Cách điền cột trả lời/ Thông tin liên quan đến câu hỏi

A1.1

Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

 

Điền tên đơn vị theo giấy phép hoạt động/ hoặc tên trên con dấu.

A1.2

Địa chỉ đơn vị

 

 

Tỉnh/Thành phố

 

 

Quận/Huyện

 

 

Xã/Phường/Thị trấn

 

 

Số nhà

 

 

A1.3

Số giấy phép hoạt động

 

Điền các ký tự số và ký hiệu trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

VD: 021345/HN-GPHĐ

A1.4

Ngày cấp giấy phép hoạt động lần đầu

 

Điền định dạng: dd/mm/yyyy

(Ngày cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Không lấy ngày cấp giấy phép hoạt động theo Pháp lệnh hành nghề y tư nhân)

A1.5

Ngày cấp giấy phép hoạt động mới nhất khi có thay đổi (nếu có)

 

Điền định dạng: dd/mm/yyyy

A1.6

Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

 

Lựa chọn theo danh sách dưới:

1  Bệnh viện đa khoa

2  Bệnh viện răng hàm mặt

3  Bệnh viện Y học cổ truyền

4  Bệnh viện chuyên khoa

5  Phòng khám đa khoa

6  Phòng khám khác

7  Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác

A1.7

Cấp chuyên môn kỹ thuật

 

1. Chuyên sâu

2. Cơ bản

3. Ban đầu

A1.8

Thời gian hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Từ thứ □ đến thứ □

Từ giờ □□ đến giờ □□

 

Điền theo Giấy phép hoạt động

- Thời gian bắt đầu thứ mấy đến thứ mấy trong tuần.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc trong ngày.

A1.9

Thông tin về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật

Họ và tên

 

Điền thông tin theo đúng chức danh người đứng đầu / người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đơn vị

Giới tính

 

 

Số điện thoại

 

 

Email

 

 

Giấy phép hành nghề/chứng chỉ hành nghề

 

Điền các ký tự số và ký hiệu trong chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

VD: 000001/HN-CCHN

Nơi cấp giấy phép hành nghề/chứng chỉ hành nghề

 

Điền nơi cấp giấy phép hành nghề/chứng chỉ hành nghề

VD: Bộ Y tế, Sở Y tế HN…

Năm cấp giấy phép hành nghề/chứng chỉ hành nghề

 

Điền năm được cấp giấy phép hành nghề/chứng chỉ hành nghề

Chức danh của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật

 

Lựa chọn theo danh sách dưới:

1. Bác sỹ

2. Y sỹ

3. Điều dưỡng

4. Hộ sinh

5. Kỹ thuật y

6. Dinh dưỡng lâm sàng

7. Cấp cứu viên ngoại viện

8. Tâm lý lâm sàng

9. Lương y

10. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền

11. Khác

 

MỤC A2: THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Cở sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh không?

1. Có   □ Nếu có trả lời câu A2.1

2. Không □ Nếu không trả lời câu A2.2

 

A2.1

Số giường bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

 

Điền số giường bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ghi trong văn bản cấp phép.

 

Số giường bệnh thực tế

 

Điền số giường thực tế năm 2024

 

Số lượt khám chữa bệnh (số liệu năm 2024)

 

Số lượt khám bệnh

 

 

 

Số lượt khám bệnh có BHYT

 

 

 

Số lượt điều trị nội trú

 

 

 

Tổng số ngày điều trị nội trú

 

 

 

Tổng số lượt chuyển tuyến

 

 

 

Số lượt xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh (số liệu năm 2024)

 

Số lượt xét nghiệm

 

Điền tổng số lượt xét nghiệm sinh hoá, huyết học, vi sinh và xét nghiệm khác

 

Số lần chụp X-quang

 

 

 

Số lần siêu âm

 

 

 

Số lần chụp CT

 

 

 

Số lần chụp MRI

 

 

 

A2.2

Số lượt khám bệnh

 

 

 

Số lượt khám bệnh có BHYT

 

 

 

Số lần xét nghiệm

 

 

 

Số lần chụp X-quang

 

 

 

Số lần siêu âm

 

 

 

Số lần chụp CT

 

 

 

Số lần chụp MRI

 

 

 

A2.3

Cơ sở khám chữa bệnh có triển khai tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa không?

1. Có

2. Không

Khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin.

 

 

 

MỤC A3: THÔNG TIN VỀ NHÂN LỰC CỦA ĐƠN VỊ

Thống kê số lượng nhân lực tại thời điểm 31/12/2024 phân theo chức danh chuyên môn và trình độ. Trong trường hợp một người có hai bằng thì chỉ chọn 01 bằng mà người lao động sử dụng nhiều nhất trong công tác chuyên môn hiện nay để tránh trùng lặp.

Hướng dẫn:

- Từ cột 1 đến cột 18: là tổng số nhân lực y tế hiện đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân theo giới tính; dân tộc thiểu số; chức danh chuyên môn và trình độ đào tạo. Nhân lực bao gồm cả số người làm việc toàn bộ thời gian và số người làm bán thời gian. Chỉ tính những người có hợp đồng lao động với thời gian ký từ 1 năm trở lên, không tính hợp đồng ngắn hạn.

- Từ cột 19 đến cột 21: là số người làm việc bán thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân và hiện vẫn đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

TT

Chức danh chuyên môn

Tổng số nhân lực của đơn vị

Trong đó trình độ

Trong đó: Số người đang làm tại cơ sở công lập

Tiến sĩ

CKII

Thạc sĩ

CKI

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Tổng số

Nam

Nữ

Dân tộc thiểu số

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

1

Tổng số bác sỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa (đa khoa trước đây)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sĩ với phạm vi hành nghề chuyên khoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Y tế công cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Dược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Điều dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Kỹ thuật Y

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hộ sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Dinh dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Y sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trđ: Y sĩ sản nhi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Lương Y

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Nhân lực khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số nhân lực y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC A4: THÔNG TIN VỀ TRANG THIẾT BỊ CỦA ĐƠN VỊ ĐANG SỬ DỤNG

Tên biến

Câu hỏi

Trả lời

Cách điền cột trả lời/ Thông tin liên quan đến câu hỏi

A4.1

Tổng số CT - Scanner

 

 

A4.2

Tổng số hệ thống chụp cộng hưởng từ

 

 

A4.3

Tổng số thiết bị siêu âm

 

 

A4.4

Tổng số máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, vi sinh

 

 

A4.5

Tổng số máy thở

 

 

 

MỤC A5: THÔNG TIN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tên biến

Câu hỏi

Trả lời

Cách điền cột trả lời/ Thông tin liên quan đến câu hỏi

A5.1

Đơn vị có sử dụng Hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) không?

 

1. Có □

2. Không □

A5.2

Đơn vị có sử dụng Bệnh án điện tử (EMR) không?

 

1. Có □

2. Không □

A5.3

Đơn vị có sử dụng Hệ thống lưu trữ và chuyển tải hình ảnh (RIS, PACS) không?

 

1. Có □

2. Không □

A5.4

Đơn vị có sử dụng Hệ thống xét nghiệm (LIS) không?

 

1. Có □

2. Không □

 



[1] Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 gọi là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

[1] Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 gọi là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1082/QĐ-BYT năm 2025 về Phương án Điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 1082/QĐ-BYT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Tri Thức
Ngày ban hành: 31/03/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1082/QĐ-BYT năm 2025 về Phương án Điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…