UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/2009/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 23/6/1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật lao động ngày 02/4/2002;
Căn cứ Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng
và quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Thông tư số
08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính
phủ quy định về tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam.
Xét đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
1150/TT-LĐTBXH ngày 09/9/2009,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố Hà Nội trong tuyển dụng và quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn Thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn Thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM
VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 106/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Uỷ ban
nhân dân Thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh:
Quy chế này quy định những nguyên tắc, trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của Thành phố Hà Nội (dưới đây gọi tắt là các cơ quan) trong quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn Thành phố.
Thực hiện theo chức năng quản lý Nhà nước được pháp luật quy định và chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, các cơ quan quản lý Nhà nước của Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý lao động là người nước ngoài trong phạm vi trách nhiệm quy định, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan để đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn Thành phố.
- Theo dõi, thống kê, tổng hợp, phân tích tình hình sử dụng lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội định kỳ theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, tuyên truyền các nội dung cơ bản của pháp luật lao động trong quản lý sử dụng lao động nước ngoài.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động trong quản lý, sử dụng lao động nước ngoài.
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội, có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành Thành phố có liên quan đôn đốc hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
2. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị gia hạn và hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
3. Thực hiện cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài vào làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Chủ trì tập huấn cán bộ các quận, huyện, thị xã, cán bộ nhân sự các đơn vị có sử dụng lao động nước ngoài.
5. Phối hợp tuyên truyền pháp luật lao động và các quy định về quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
6. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố.
7. Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài;
8. Định kỳ ngày 05 tháng 01 và ngày 05 tháng 7 hàng năm báo cáo tình hình quản lý, tuyển dụng và sử dụng lao động là người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 5. Trách nhiệm của Công an Thành phố:
1. Thực hiện quản lý xuất, nhập cảnh đối với người nước ngoài và lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Hướng dẫn người nước ngoài làm các thủ tục: xin cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú, viza và thực hiện khai báo thường trú, tạm trú, tạm vắng cho Công an địa phương nơi đăng ký thường trú, tạm trú. Cấp thẻ thường trú, tạm trú, viza cho người nước ngoài.
3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hướng dẫn, đôn đốc lao động nước ngoài, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động là người nước ngoài tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh trật tự và an toàn xã hội.
4. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực ANTT, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự và an toàn xã hội của lao động là người nước ngoài, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động là người nước ngoài; có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
5. Định kỳ ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm báo cáo UBND Thành phố về tình hình lao động nước ngoài cư trú, học tập và làm việc trên địa bàn Thành phố (gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố).
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Công Thương:
1. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo thẩm quyền.
2. Thực hiện quản lý nhà nước đối với Văn phòng đại diện, chi nhánh Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Định kỳ ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm báo cáo UBND Thành phố về tình hình cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài trên địa bàn (gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố).
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:
1. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ đề nghị xác nhận lý lịch tư pháp đối với lao động là người nước ngoài.
2. Theo dõi, quản lý, hướng dẫn lao động là người nước ngoài trình tự, thủ tục xác nhận lý lịch tư pháp.
3. Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị xác nhận lý lịch tư pháp.
4. Xác nhận lý lịch tư pháp cho lao động là người nước ngoài.
5. Định kỳ ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm báo cáo UBND Thành phố về tình hình xác nhận lý lịch tư pháp đối với lao động là người nước ngoài trên địa bàn Thành phố (gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố).
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Định kỳ hàng tháng cung cấp về Sở Lao động Thương binh và Xã hội các thông tin:
- Cấp mới, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà người đại diện pháp luật là người nước ngoài;
- Giấy phép cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam do Bộ Xây dựng cấp có trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện đặt trên địa bàn Hà Nội.
Điều 9. Trách nhiệm của Thanh tra Thành phố:
1. Thực hiện chức năng thanh tra nhà nước về hoạt động của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Lập biên bản và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động nước ngoài và lao động là người nước ngoài theo thẩm quyền.
Điều 10. Trách nhiệm của Ban quản lý các khu Công nghiệp và Chế xuất:
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; quyết định của UBND Thành phố và theo uỷ quyền thực hiện QLNN về lao động tại khu công nghiệp của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại công văn số 1250/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 28/7/2009.
2. Tổ chức tập huấn hướng dẫn các quy định của pháp luật lao động đối với người sử dụng lao động, người lao động là người nước ngoài làm việc trong các khu công nghiệp;
3. Hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
4. Theo dõi, thống kê tình hình tăng, giảm lao động nước ngoài; tình hình tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn Thành phố.
5. Định kỳ ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm báo cáo UBND Thành phố và các ngành có liên quan tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố).
Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, ngành có Liên quan:
1. Giải quyết những vấn đề có liên quan đến người lao động nước ngoài theo thẩm quyền và gửi báo cáo cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung báo cáo UBND Thành phố.
2. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị và đề xuất các biện pháp giải quyết đối với những trường hợp vượt thẩm quyền trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
3. Cử cán bộ, chuyên viên tham gia phối hợp công tác theo đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
4. Thực hiện chế độ thông tin thường xuyên hoặc đột xuất về lao động nước ngoài thuộc lĩnh vực mình phụ trách với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
Điều 12. UBND các quận, huyện, thị xã:
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thống kê, rà soát, nắm chắc số lao động nước ngoài đang làm việc và sinh sống trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
2. Có biện pháp quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài cư trú, làm việc trên địa bàn.
Điều 13. Trách nhiệm của các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động là người nước ngoài:
- Thực hiện nghiêm túc quy trình tuyển chọn, quản lý, sử dụng lao động là người nước ngoài theo quy định tại Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, quản lý, sử dụng lao động là người nước ngoài tại đơn vị.
Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm:
1. Cán bộ, công chức có thành tích trong công tác quản lý lao động nước ngoài được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức khi thi hành công vụ nếu vi phạm các quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Các Sở, Ban, ngành Thành phố có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức, thực hiện quy định của quy chế này.
Điều 16. Trong quá trình thực hiện quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức phản ánh về Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố nghiên cứu giải quyết./.
Quyết định 106/2009/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội trong tuyển dụng và quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 106/2009/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Đào Văn Bình |
Ngày ban hành: | 29/09/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 106/2009/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội trong tuyển dụng và quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Chưa có Video