UỶ
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/1998/QĐ-UB |
Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 1998 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Nghị định 09/1998/NĐ - CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường,
thị trấn;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố.
QUYẾT ĐỊNH
Điều I. Ban hành kèm theo quyết định này bản hướng dẫn tạm thời của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện Nghị định số 09/1998/NĐ - CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 về chế độ sinh hoạt đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
Điều II. Quyết định này thay thế hướng dẫn số 3310/HD - UB ngày 19/12/1995, hướng dẫn số 36/HD - UB ngày 06/01/1996 của UBND Thành phố về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và được thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1998.
Điều III: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM/ ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
TẠM THỜI CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Nghị định 09/1998/NĐ -CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
(Ban hành kèm theo quyết định số 01/1998/QĐ - UB ngày 06 tháng 4 năm 1998 của UBND Thành phố Hà Nội)
Thực hiện Nghị định 09/1998/NĐ - CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. Trong khi chờ hướng dẫn của Liên bộ, UBNd Thành phố hướng dẫn tạm thời việc thực hiện chuyển xếp mức sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định 50/CP sang hưởng mức sinh hoạt mới theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ - CP như sau:
I. SỐ LƯỢNG CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐƯỢC HƯỞNG SINH HOẠT PHÍ:
1. Số lượng cán bộ xã, phường, thị trấn được bố trí theo điều 1 - Nghị định 09/1998/NĐ - CP của Chính phủ:
Các chức danh cán bộ được bố trí như sau:
+ Đảng ủy: 2 cán bộ, gồm có:
- Bí thư đảng ủy;
- Phó Bí thư Đảng ủy (hoặc thường trực Đảng ủy)
+ Hội đồng nhân dân: 2 cán bộ, gồm:
- Chủ tịch HĐND;
- Phó Chủ tịch HĐND.
(ở xã, phường, thị trấn mà Bí thư Đảng ủy hoặc Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND thì bố trí 1 Phó Chủ tịch HĐND).
+ ủy ban nhân dân: 7 cán bộ đối với xã, phường, trị trấn có từ 3000 dân trở lên (Theo Nghị đinhh 174/CP ngày 29/9/1994 của Chính phủ về quy định cơ cấu thành viên UBND và số Phó Chủ tịch UBND ở mỗi cấp).
+ Mặt trận và các đoàn thể: 5 cán bộ, gồm có:
- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc;
- Chủ tịch Hội phụ nữ;
- Bí thư đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội cựu chiến binh;
- Chủ tịch Hội nông dân.
+ Chức danh chuyên môn nghiệp vụ: 5 cán bộ, gồm có:
- Văn phòng - Thống kê;
- Địa chính - quản lý nhà;
- Tư pháp - hộ tịch;
- Tài chính - kế toán;
- Văn hóa thông tin;
+ Những xã, phường, thị trấn được bố trí từ 17 đến 19 chức danh cần bố trí cán bộ kiêm nhiệm để đảm bảo các mặt công tác của xã, phường, thị trấn đều có người đảm nhiệm; Phường, thị trấn bố trí cán bộ cho phù hợp với yêu cầu quản lý đô thị nhưng không vượt qúa số lượng quy định (kể cả số cán bộ trong biên chế Nhà nước đang công tác tại phường, thị trấn).
+ Những xã, phường, thị trấn được bố trí số lượng cán bộ tăng thêm theo nghị định 09/1998/NĐ - CP, Thành phố sẽ có hướng dẫn cụ thể về số lượng, chức danh, tiêu chuẩn.
+ Đối với cán bộ chuyên môn công tác tại xã, phường, thị trấn như: Y tế, mẫu giáo, nhà trẻ, thuế, gồm cả diện hưởng lương và sinh hoạt phí đều không thuộc đối tượng thực hiện ở hướng dẫn này.
+ Đối với cán bộ bưu điện xã, phường, thị trấn do ngành bưu điện trả phụ cấp, thời gian chuyển công văn cho xã, phường, thị trấn thì hưởng tiền công theo chế độ hợp đồng do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định.
+ Các trường hợp làm lao công, tạp vụ, bảo vệ (nếu có) thì thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động không thuộc đối tượng cán bộ hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ - CP và hướng dẫn này.
2. Tiêu chuẩn, tuyển chọn và quản lý 5 chức danh chuyên môn công tác tại xã, phường, thị trấn:
a) Tiêu chuẩn:
Những người đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn làm công tác chuyên môn tại UBND xã, phường, thị trấn:
+ Lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, có nhiệt tình công tác;
+ Có đủ sức khỏe để phục vụ lâu dài;
+ Có văn bằng Nhà nước cấp về trình độ chuyên môn từ trung học trở lên;
* Cán bộ địa chính phải có:
- Chuyên môn quản lý ruộng đất, hoặc kiến trúc, xây dựng, đo đạc bản đồ.
* Cán bộ tài chính kế toán phải có:
- Chuyên môn tài chính, kế toán.
* Cán bộ tư pháp - hộ tịch phải có:
- Chuyên môn pháp lý, hoặc quản lý Nhà nước.
* Cán bộ Văn phòng - thống kê phải có:
- Chuyên môn văn thư lưu trữ, hoặc hành chính, thống kê tổng hợp, pháp lý.
* Cán bộ Văn hóa thông tin phải có:
- Chuyên môn Văn hóa thông tin.
b) Quy trình tuyển chọn
UBND xã, phường, thị trấn tuyển chọn cán bộ chuyên môn của đơn vị mình báo cáo UBND quận, huyện (qua Phòng chuyên môn và Phòng Tổ chức Chính quyền), phòng Tổ chức Chính quyền quận, huyện chủ trì phối hợp với phòng chuyên môn đánh giá chất lượng từng cán bộ chuyên môn của từng xã, phường, thị trấn trình Chủ tịch UBND quận, huyện ra quyết định.
c) Nhiệm vụ của cán bộ chuyên môn:
- Cán bộ chuyên môn của xã, phường, thị trấn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã, phường, thị trấn và sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các phòng, ban chuyên môn quận, huyện;
- Giúp UBND xã, phường, thị trấn quản lý lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách.
1. Mức sinh hoạt phí:
a) Bí thư Đảng ủy: 270.000 đ/tháng;
b) Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (nơi Bí thư Đảng ủy không kiêm nhiệm chủ tịch HĐND), Chủ tịch UBND: 260.000 đ/tháng.
c) Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, Thường trực Đảng ủy (nơi không bố trí Phó Bí thư thường trực Đảng ủy), Chủ tịch mặt trận, Trưởng các đoàn thể nhân dân xã, phường, thị trấn (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân), trưởng ban chỉ huy quân sự,trưởng công an: 240.000 đ/tháng.
d) ủy viên UBND: 230.000 đ/tháng.
e) Các chức danh khác thuộc UBND: 210.000 đ/tháng.
g) Đối với 5 chức danh cán bộ chuyên môn:
+ Việc chuyển xếp sinh hoạt phí theo ngạch, bậc lương công chức của cán bộ chuyên môn phải căn cứ vào vị trí công việc đã phân công theo quy định (5 chức danh chuyên môn) và trình độ chuyên môn được đào tạo để đối chiếu với tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch, bậc công chức do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành để xem xét đánh giá nếu đủ tiêu chuẩn ở ngạch nào thì xếp vào ngạch đó và hưởng mức sinh hoạt phí tương đương với hệ số mức lương trong ngạch được xếp, tùy theo số năm công tác để xếp vào bậc và hệ số mức lương.
Cách xếp theo bảng sau:
Số năm công tác kể từ khi tốt nghiệp có bằng cấp chuyên môn |
Từ 5 năm trở xuống |
Trên 5 năm đến 10 năm |
Trên 10 năm đến 15 năm |
Trên 15 năm đến 20 năm |
Trên 20 năm đến 25 năm |
Trên 25 năm đến 30 năm |
Trên 30 năm đến 35 năm |
Trên 35 năm. |
Bậc lương tương ứng với số năm công tác ở trên |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc3 |
Bậc 4 |
Bậc 5 |
Bậc 6 |
Bậc 7 |
Bậc 8 |
Hệ số bậc lương |
Hệ số bậc lương của từng ngạch tương ứng. |
Ví dụ: Một cán bộ địa chính xã tốt nghiệp trung học chuyên ngành địa chính tháng 8 năm 1990 và công tác ở xã làm cán bộ địa chính liên tục đến nay. Tính đến 01/01/1998 công tác được 7 năm 5 tháng. Căn cư và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, đạt đủ tiêu chuẩn để được vận dụng xếp vào ngạch cán sự và được hưởng sinh hoạt phí tương đương bậc 2, hệ số 1,58; tiền sinh hoạt phí là 227.520 đ/tháng.
- Trường hợp cán bộ chuyên môn có bằng cấp từ trung học trở lên công tác liên tục ở xã, phường, thị trấn, nhưng tham gia các chức danh được hưởng sinh hoạt phí khác nhau thì được cộng dồn thời gian công tác chuyên môn xen kẽ để tính thời thời gian xếp bậc lương (kể từ thời điểm tốt nghiệp bằng cấp chuyên môn).
- Cán bộ chuyên môn đã được xếp đúng theo ngạch, bậc chuyên môn đào tạo thì được giữ nguyên mức sinh hoạt phí đã xếp.
- Cán bộ chuyên môn đang hưởng sinh hoạt phí theo ngạch bậc lương công chức khi chuyển sang công tác khác thì phải xếp lại mức sinh hoạt phí theo chức danh mới đảm nhận.
+ Cán bộ chuyên môn chưa có bằng cấp chuyên môn (từ trung cấp trở lên) thì hưởng mức 154.000 đ/tháng.
h) Chế độ phụ cấp thâm niên, hưởng sinh hoạt phí do kiêm nhiệm nhiều chức danh:
+ Chế độ phụ cấp thâm niên; các chức danh cán bộ xã, phường, thị trấn (được hưởng sinh hoạt phí) được bầu cử và các chức danh khác sau 5 năm công tác liên tục, nếu được tái cử cùng một chức vụ hoặc tiếp tục công tác được hưởng phụ cấp 5% của mức sinh hoạt phí đang hưởng (tính từ năm thứ 6 trở đi).
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn nếu kiêm nhiệm các chức danh được hưởng sinh hoạt phí khác nhau thì được hưởng mức sinh hoạt phí của chức danh có mức sinh hoạt phí cao nhất trong số các chức danh kiêm nhiệm.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ - CP và theo hướng dẫn tại văn bản này không được cộng thêm 20% mức sinh hoạt phí tăng thêm theo quy định tại điểm c, điểu 1 - Nghị định 06/CP ngày 21/1/1997 của Chính phủ.
i) Số cán bộ thuộc biên chế Nhà nước đang công tác tại xã, phường, thị trấn thì hưởng mọi chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước đối với công chức.
k) Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, quân nhân, công an nhân dân đã nghỉ việc còn đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, nếu tham gia công tác ở xã, phường, thị trấn, đảm nhiệm chức danh nào thì được hưởng mức sinh hoạt phí hàng tháng của chức danh đó (không hưởng sinh hoạt phí theo bằng cấp chuyên môn), không phải đóng bảo hiểm xã hội, khi nghỉ việc không được hưởng trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần.
2. Chế độ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn:
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn được cử đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng các quyền lợi theo quy định của Nhà nước.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn được cử đi công tác được hưởng chế độ công tác phí theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn có thành tích trong công tác được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
3. Hoạt động phí:
Đối với Phó Chủ tịch mặt trận, phó các đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân) hưởng hoạt động phí từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách xã,
phường, thị trấn phân bổ cho mỗi đoàn thể.
4. Chế độ trợ cấp đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc:
a) Cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại quyết định 30/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, quyết định 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng tạm thời hưởng mức trợ cấp theo quy định tại Nghị định 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 04/LB - TT ngày 27/1/1997 của Liên Bộ.
b) Trước mắt khi trả tiền sinh hoạt phí mới cho cán bộ, UBND xã, phường, thị trấn trích lại 5% tiền sinh hoạt phí của cán bộ phải đóng bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ, thực hiện từ tháng 01/1998.
5- Chế độ đối với trưởng thôn, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố:
- Trưởng thôn (đối với xã): 80.000 đ/tháng;
- Tổ trưởng dân phố: 50.000 đ/tháng
- Tổ phó dân phố: 30.000 đ/tháng
III- NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUẢN LÝ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:
- Nguồn kinh phí trả sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản thanh toán khác cho cán bộ do ngân sách xã, phường, thị trấn chi trả.
Hàng tháng, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phải lập bảng kê sinh hoạt phí, bảng kê các khoản phụ cấp theo mẫu qui định của Bộ Tài chính (có xác nhận của phòng TCCQ quận, huyện mỗi qúi 1 lần) kèm theo lệnh chi để ban tài chính thanh toán trực tiếp cho từng cán bộ. Hàng tháng, qúi, năm UBND xã, phường, thị trấn phải lập báo cáo quyết toán đối với cơ quan tài chính và cấp trên trực tiếp.
1. UBND xã, phường, thị trấn:
* Có trách nhiệm rà soát lại cán bộ chuyên môn và các chức danh cán bộ khác đang công tác tại đơn vị mình. Riêng đối với cán bộ chuyên môn phải tổng hợp và báo cáo UBND quận, huyện duyệt theo qui trình tại phần b, điểm 2, mục I.
* Lập hồ sơ cá nhân cho từng cán bộ để quản lý và chuẩn bị đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
+ Bản lý lịch cá nhân.
+ Bản sao có công chứng các loại văn bằng, chứng chỉ hiện có.
+ Các quyết định phê chuẩn kết qủa bầu cử, bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền.
+ Các quyết định phân công công tác.
+ Bản trích Nghị quyết liên tịch của thường trực Đảng ủy, thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn công nhận về thời gian công tác, các chức vụ công tác đã qua và đang đảm nhiệm, mức sinh hoạt phí ứng với từng chức danh của từng cán bộ.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe của Trung tâm y tế quận, huyện.
+ Các giấy tờ khác có liên quan.
Trường hợp đã có đủ hồ sơ theo qui định nêu trên thì phải bổ sung những nhận xét, thay đổi về cán bộ qua các năm.
* Lập danh sách cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí và xếp theo ngạch đối với cán bộ chuyên môn theo biểu số 1 (6 bản) báo cáo UBND quận, huyện; sau khi được Ban Tổ chức chính quyền thành phố và Sở Tài chính - Vật giá xét duyệt danh sách cán bộ hưởng sinh hoạt phí, UBND xã, phường, thị trấn làm thủ tục nhận kinh phí và thanh toán cho cán bộ.
2- UBND quận, huyện có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn xã, phường, thị trấn thực hịên, xét duyệt danh sách cán bộ được hưởng sinh hoạt phí và mức sinh hoạt phí của từng cán bộ, tổng hợp theo mẫu số 2 (6 bản) báo cáo UBND Thành phố (qua Ban Tổ chức chính quyền thành phố). Quận ủy, huyện ủy, UBND quận, huyện xác nhận bản khai lý lịch của cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ hiện hành.
3- Các ngành có liên quan của Thành phố: Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Sở Tài chính - Vật giá, kho bạc, bảo hiểm xã hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân: Hội liên hiệp phụ nữ, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tổ chức hướng dẫn UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn và tổ chức cấp dưới triển khai thực hiện xong trong tháng 4/1998.
4- Chế độ sinh hoạt phí qui định trong hướng dẫn này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 1998
|
T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CÁN BỘ HƯỞNG SINH HOẠT PHÍ VÀ XẾP THEO NGẠCH ĐỐI VỚI
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN CÔNG TÁC Ở XÃ, THỊ TRẤN, PHƯỜNG
Dân số của xã (phường, thị trấn) có mặt đến 31/12/1998: ... người
STT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Ngày, tháng tham gia công tác tại xã, thị trấn được hưởng SHP |
Trình độ chuyên môn được đào tạo (ghi rõ chuyên ngành) |
Chức danh đang đảm nhận |
Tháng, năm giữ chức danh đang đảm nhận |
Mã số ngạch (nếu có) |
Mức sinh hoạt phí đang hưởng |
Mức sinh hoạt phí theo NĐ 09/CP |
Nhu cầu mức SHP tăng thêm 1 tháng |
Ghi chú |
|||||
|
|
nam |
nữ |
|
|
|
|
|
Mức SHP |
Phụ cấp 5% nếu có |
Cộng |
Mức SHP |
Phụ cấp 5% nếu có |
Cộng |
|
|
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14=13-10 |
15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
xxx |
xxx |
xxx |
xxx |
xxx |
xxx |
xxx |
|
Ngày .. tháng .. năm 1998 |
Ngày .. tháng .. năm 1998 |
XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN |
T/M UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN |
(Ký tên, đóng dấu) |
(Ký tên, đóng dấu) |
Tỉnh, Thành phố: ......... |
|
Tên đơn vị: .............. |
|
Huyện: .................. |
|
STT |
Tên xã, phường, thị trấn |
Số lượng cán bộ được hưởng SHP |
Tổng mức SHP đang được hưởng |
Tổng mức SHP được hưởng theo NĐ 09/CP |
Nhu cầu mức SHP tăng thêm |
Ghi chú |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Cộng |
xxx |
xxx |
xxx |
xxx |
|
|
|
Hà Nội, ngày .. tháng .. năm 1998 |
BAN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ |
SỞ TÀI CHÍNH VẬT GIÁ THÀNH PHỐ |
T/M UBND QUẬN, HUYỆN |
|
|
(Ký tên đóng dấu) |
Quyết định 01/1998/QĐ-UB hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị định 09/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 50/CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
Số hiệu: | 01/1998/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Đinh Hạnh |
Ngày ban hành: | 06/04/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 01/1998/QĐ-UB hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị định 09/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 50/CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
Chưa có Video