TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2005/NQLT-TLĐLĐVN-BGD&ĐT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2005 |
Căn cứ luật Công đoàn ngày 07 tháng 7 năm
1990;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2005-2010”;
Để nâng cao trình độ học vấn kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao
động giai đoạn 2005-2010, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về
việc “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy
và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã
hội học tập”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo thống
nhất ban hành Nghị quyết liên tịch phối hợp hoạt động nâng cao trình độ học vấn,
kỹ năng nghề nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2005-2010.
1. Phối hợp triển khai các hoạt động đẩy mạnh phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động; trong đó chú trọng nhất là chương trình phổ cập trung học cơ sở trong công nhân lao động, phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đạt trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên.
2. Công đoàn cơ sở phối hợp với lãnh đạo cơ quan tạo mọi điều kiện để công nhân, viên chức, lao động tham gia các khoá đầo tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ v.v. nhằm đảm bảo đến năm 2010 đạt tỷ lệ 100% cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan Nhà nước được tham gia các khoá đào tạo trên.
3. Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường bổ túc văn hoá, các lớp học nghề, học ngoại ngữ, tin học; đồng thời kiến nghị với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm và có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành học giáo dục thường xuyên phát triển.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của công nhân, viên chức, lao động về vai trò và sự cần thiết của việc học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp; khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để công nhân, viên chức, lao động tham gia các lớp học văn hoá, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
2. Xây dựng chương trình, nội dung học tập và tổ chức các lớp học phù hợp với điều kiện làm việc của công nhân, viên chức lao động nhằm nâng cao trình độ học vấn kỹ năng nghề nghiệp; trong đó coi trọng công tác phổ cập trung học cơ sở, học ngoại ngữ, tin học cho công nhân, viên chức, lao động trong mọi thành phần kinh tế.
3. Các cấp công đoàn thường xuyên phối hợp với lãnh đạo các cấp chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tạo điều kiện về thời gian hỗ trợ về tài chính để công nhân, viên chức, lao động được tham gia các chương trình học nhằm nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học.
4. Chỉ đạo xây dựng những điển hình tiên tiến làm tốt việc tổ chức cho công nhân lao động học tập nâng cao trình độ học vấn kỹ năng nghề nghiệp ở các địa phương, các ngành và cơ sở. Trên cơ sở đó, triển khai và mở rộng chương trình phối hợp của hai cơ quan, đồng thời sơ kết đánh giá, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong học tập, giảng dạy và chỉ đạo phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn kỹ năng nghề nghiệp trong công nhân viên chức, lao động.
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
a) Chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” và Nghị quyết số 4b/NQ-BCH ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về: “ Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
b) Hướng dẫn các cấp công đoàn tham mưu và kiến nghị với chính quyền cùng cấp và sử dụng lao động trong mọi thành phần kinh tế hỗ trợ về tài chính và tạo điều kiện về thời gian để công nhân, viên chức, lao động được tham gia các chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học.
c) Hàng năm chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức điều tra, khảo sát nắm chắc trình độ học vấn, tay nghề của công nhân, viên chức, lao động, đề xuất, tham mưu với cấp ủy, chính quyền và sử dụng lao động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công nhân, viên chức, lao động nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
d) Chỉ đạo các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo mở các lớp học nâng cao kiến thức văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học cho công nhân, viên chức, lao động tại cơ quan, doanh nghiệp hoặc tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác.
Đ) Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là bộ phận thường trực, tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch này.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”; mở các lớp học nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động trong đó coi trọng công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại các cơ quan doanh nghiệp hoặc các cơ sở giáo dục.
b) Xây dựng chương trình và nội dung học tập phù hợp với điều kiện làmviệc của công nhân, viên chức, lao động.
c) Hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác tại địa phương cử giáo viên tham gia giảng dạy và quản lý các lớp học cho công nhân, viên chức, lao động tại cơ quan, doanh nghiệp hoặc các cơ sở giáo dục.
d) Vụ Giáo dục thường xuyên là bộ phận thưởng trực tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch này.
3. Nghị quyết liên tịch có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Hai bên có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch này.
Bộ phận thường trực của hai cơ quan thường xuyên phối hợp, đề xuất các nội dung cụ thể, kết hợp kiểm tra cơ sở, rút kinh nghiệm và tham mưu đề xuất với lãnh đạo của hai cơ quan các biện pháp giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẦO TẠO |
TM. ĐCT TỔNG
LIÊN ĐOÀN LĐVN |
Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT-TLĐLĐVN-BGD&ĐT về việc phối hợp hoạt động nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2005 - 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 02/2005/NQLT-TLĐLĐVN-BGD&ĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Văn Vọng, Đỗ Đức Ngọ |
Ngày ban hành: | 27/07/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT-TLĐLĐVN-BGD&ĐT về việc phối hợp hoạt động nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2005 - 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Chưa có Video