QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 99/2023/QH15 |
Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2023 |
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 47/2022/QH15 ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 và Nghị quyết số 51/2022/QH15 ngày 14 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 455/BC-ĐGS ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Đoàn giám sát về kết quả giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Quốc hội cơ bản tán thành nội dung của Báo cáo số 455/BC-ĐGS ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Đoàn giám sát về kết quả giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng với những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19
a) Dịch COVID-19 là đại dịch có quy mô toàn cầu, chưa từng có trong lịch sử, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Trước yêu cầu cấp bách bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, kịp thời chuyển hướng chiến lược với những quyết sách đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ và diễn biến của dịch. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 được quan tâm, chú trọng; đặc biệt, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 với những quyết sách mạnh mẽ và nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc cách chưa có tiền lệ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cả nước huy động nguồn lực và triển khai phòng, chống dịch COVID-19. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tích cực chỉ đạo xây dựng các văn bản cụ thể hóa và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch có hiệu quả.
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, cả nước đã: (1) Huy động được khoảng 230.000 tỷ đồng trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bao gồm ngân sách nhà nước là 186.400 tỷ đồng và viện trợ, tài trợ khoảng 43.600 tỷ đồng, trong đó đã huy động trên 11.600 tỷ đồng cho Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 để mua, nhập khẩu, hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng COVID-19; mua và tiếp nhận 259,3 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19, trong đó viện trợ, tài trợ gần 160 triệu liều, riêng viện trợ của Chính phủ các nước gần 150 triệu liều, trị giá khoảng 24.000 tỷ đồng; (2) Miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh khoảng 451.000 tỷ đồng; (3) Giảm, hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khoảng 50.000 tỷ đồng; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán qua ngân hàng khoảng 13.000 tỷ đồng; (4) Hỗ trợ trên 47.200 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; (5) Hàng triệu tình nguyện viên từ các tầng lớp Nhân dân được huy động tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là đội ngũ nhân viên y tế, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch; (6) Đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp, các nước, các tổ chức quốc tế đã tham gia phòng, chống dịch và đóng góp dưới nhiều hình thức, trong đó có nhiều khoản đóng góp, ủng hộ chưa thể thống kê đầy đủ, không lượng hóa được bằng tiền.
Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các nguồn lực cơ bản được thực hiện đúng chủ trương, chính sách đã ban hành. Hàng hóa viện trợ, tài trợ đã được phân bổ kịp thời cho các địa phương, đơn vị. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 đã được phân bổ, sử dụng như sau: hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên 87.000 tỷ đồng; chi chế độ, chính sách cho lực lượng tuyến đầu và các lực lượng khác tham gia phòng, chống dịch 4.487 tỷ đồng; mua vắc-xin phòng COVID-19 là 15.134 tỷ đồng; hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 là 4,6 tỷ đồng; mua sắm kit xét nghiệm 2.593 tỷ đồng; mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế 5.291 tỷ đồng; chi trả khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19 là 719 tỷ đồng; sàng lọc, thu dung, cách ly y tế 89 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến 403 tỷ đồng; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin phòng, chống dịch COVID-19, Chương trình sóng và máy tính cho em, dạy học trực tuyến 96 tỷ đồng; chi khác khoảng 2.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mặc dù còn khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm và hợp tác, chia sẻ với cộng đồng quốc tế thông qua việc ủng hộ tiền, hiện vật cho nhiều nước để phòng, chống dịch COVID-19.
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các hoạt động thi hành pháp luật khác được thực hiện tích cực, qua đó đánh giá đúng ưu điểm để phát huy, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm để kịp thời khắc phục và xử lý nghiêm vi phạm trong huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước, cùng với sự ủng hộ to lớn về vật chất, tinh thần của các nước, các tổ chức quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài, kết quả huy động, quản lý và sử dụng tổng hợp các nguồn lực cùng với thành công của ngoại giao vắc-xin, thành lập Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 trên cả nước đã góp phần quan trọng, có tính chất quyết định, giúp xoay chuyển tình thế, kiểm soát thành công dịch, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quốc hội ghi nhận và trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các nước, các tổ chức quốc tế, sự đóng góp công sức to lớn của các cơ quan, tổ chức của Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của Nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài. Đây là những đóng góp vô cùng to lớn, là thông điệp lớn lao và đầy ý nghĩa về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tình yêu thương, lòng nhân ái, thể hiện truyền thống và đạo lý nhân văn, tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam; là nguồn cổ vũ, động viên và minh chứng để mỗi người dân thêm vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cùng đoàn kết vượt qua những thời khắc khó khăn nhất của đất nước.
Quốc hội vinh danh những cá nhân, tập thể đã đóng góp trí tuệ, sức lực, của cải, vật chất cho công cuộc phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là các lực lượng làm nhiệm vụ tuyến đầu của ngành y tế, lực lượng vũ trang và các lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch tại cơ sở.
b) Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 vẫn còn tồn tại, hạn chế là: Việc ban hành văn bản để cụ thể hóa một số biện pháp đặc biệt, đặc cách, đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến bị động, lúng túng, thiếu đồng bộ trong tổ chức thực hiện. Việc sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch còn chậm trễ, chưa giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Một số nơi chưa kịp thời chi trả chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch và chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch. Sau khi kiểm soát được dịch, chưa làm tốt việc giải thể, bàn giao, quản lý tài sản, thanh toán, quyết toán liên quan đến các bệnh viện dã chiến, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với nhiều tài sản, hàng hóa tài trợ chưa kịp thời. Các nguồn lực huy động từ Nhân dân và các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp chưa được theo dõi, đánh giá, tổng hợp đầy đủ. Kết quả thực hiện một số chính sách tài khóa, tiền tệ chưa đạt như dự kiến; việc triển khai các dự án đầu tư cho lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội còn chậm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch thiếu thống nhất, đồng bộ và còn lãng phí. Việc quản lý, điều động nhân lực, vật lực, tài lực có lúc chưa chủ động, hiệu quả chưa cao. Đã có những sai phạm nghiêm trọng trong nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, cấp phép lưu hành, hiệp thương giá, tổ chức sản xuất, mua bán kít xét nghiệm COVID-19 liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước cách ly tại cơ sở dân sự, tự nguyện trả phí trong thời gian dịch COVID-19; nhiều cán bộ ở trung ương, địa phương và cá nhân có liên quan bị kỷ luật và xử lý hình sự.
c) Những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do dịch COVID-19 diễn biến quá nhanh và phức tạp nên việc chuẩn bị và thực hiện các giải pháp ứng phó rất khó khăn, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Hệ thống pháp luật hiện hành chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong phòng, chống dịch COVID-19 nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Một số chính sách ban hành trong bối cảnh cấp bách nên chưa có thời gian đánh giá kỹ tác động, chưa bao quát, chậm cụ thể hóa. Việc triển khai, thực hiện một số văn bản còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác phối hợp giữa các cơ quan ở cả trung ương và địa phương còn có nơi, có lúc thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Do phải tập trung phòng, chống dịch nên việc thống kê, tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, nắm số liệu về tình hình huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu tiêu chí thống nhất dẫn đến khó tổng hợp được số liệu chính xác, đồng bộ trong cả nước. Nhiều trường hợp tiếp nhận tài trợ thiếu hồ sơ, giấy tờ cho, tặng, thiếu cơ sở xác định giá trị hàng hóa, tài sản dẫn đến khó khăn trong xác lập sở hữu toàn dân và quản lý, sử dụng.
d) Trách nhiệm chính của những tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc về các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch. Các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chịu trách nhiệm chính trong việc chưa kịp thời hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thanh toán, quyết toán, bàn giao tài sản, xác lập sở hữu toàn dân đối với các tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ. Các địa phương trong một số trường hợp ban hành văn bản cụ thể hóa còn chậm, tổ chức thực hiện thiếu thống nhất, chưa kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
2. Về thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở và y tế dự phòng
a) Trong giai đoạn 2018-2022, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Y tế cơ sở, y tế dự phòng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và góp phần quan trọng vào thành công của công tác phòng, chống dịch, bệnh, nhất là dịch COVID-19. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng đã từng bước được hoàn thiện, phù hợp hơn với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ. Y tế cơ sở, y tế dự phòng được quan tâm đầu tư và phát huy hiệu quả.
Mạng lưới y tế cơ sở phát triển rộng khắp cả nước, 100% quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp huyện) có trung tâm y tế; 99,6% xã, phường, thị trấn có trạm y tế (sau đây gọi là trạm y tế xã); 97,3% trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. Nhân lực y tế cơ sở từng bước được củng cố, 92,4% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc; 78,9% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc cơ hữu; số lượng nhân lực y tế có trình độ cao ngày càng tăng. Bên cạnh đó, có sự tham gia tích cực của đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, y tế trường học, trạm y tế quân dân y, các cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang. Cơ sở vật chất, thiết bị được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tiến với gần 80% trạm y tế xã được đầu tư kiên cố. Khả năng và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế tại y tế cơ sở ngày càng được nâng lên, cơ bản thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế được cải thiện.
Hệ thống y tế dự phòng từng bước được củng cố, sắp xếp theo hướng tinh gọn. Đến năm 2022, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập nhiều trung tâm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng tuyến tỉnh. Nhân lực làm công tác y tế dự phòng cơ bản được quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn. Công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm đạt được nhiều thành tựu. Khoảng 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng; nhiều dịch, bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi (HIV/AIDS, sốt xuất huyết, SARS…), duy trì thành quả thanh toán, loại trừ một số bệnh (bại liệt, uốn ván sơ sinh, giun chỉ bạch huyết…), tiến tới loại trừ lao, phong, sốt rét, HIV/AIDS. Đã tự chủ sản xuất được 09/11 loại vắc-xin dùng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm ở mức dưới 20%, góp phần tiến tới thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững đến năm 2030 (SDGs). Công tác phòng, chống và quản lý bệnh không lây nhiễm, quản lý sức khỏe người dân bước đầu được triển khai tại cấp xã. Nhận thức và thực hành về phòng bệnh, nâng cao sức khỏe của mỗi người dân, gia đình và xã hội được nâng lên.
b) Bên cạnh những kết quả tích cực, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng còn một số tồn tại, hạn chế: Hệ thống pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đồng bộ, một số văn bản chậm được ban hành, sửa đổi; hệ thống tổ chức còn thiếu ổn định, nhiều bất cập, hoạt động chưa thực sự hiệu quả; mô hình quản lý trung tâm y tế cấp huyện chưa thống nhất; chưa phát huy tốt vai trò, lợi thế của y tế tư nhân và y dược cổ truyền. Nhân lực và năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước bối cảnh già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi cùng với sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế giảm từ 97,5% năm 2015 xuống 71% năm 2020, trong đó 28% chưa qua đào tạo. Chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên y tế chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với nhiệm vụ, trách nhiệm và tính chất công việc, chưa bao phủ hết đối tượng. Trong giai đoạn 2018-2021, giảm 2.238 bác sỹ làm việc ở trạm y tế xã. Khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân, dẫn đến quá tải ở bệnh viện tuyến trên; tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã trên tổng số lượt khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ở tất cả các tuyến trên toàn quốc giảm từ 19,8% năm 2017 xuống 14,6% năm 2022. Việc quản lý sức khỏe toàn dân tại tuyến xã chưa liên tục, dữ liệu chưa liên thông và đồng bộ. Mức độ hoạt động thể lực của người dân còn thấp. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn còn cao. Cơ chế tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở chậm đổi mới, nguồn lực từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và tỷ trọng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở còn thấp trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại tuyến cơ sở ngày càng cao và yêu cầu đầu tư cho y tế cơ sở ngày càng lớn. Còn vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Một số địa phương có tỷ lệ chi cho y tế dự phòng chưa đạt 30% trên tổng chi ngân sách nhà nước cho y tế theo yêu cầu của Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Điều kiện về thuốc, thiết bị y tế tại trạm y tế xã chưa bảo đảm để thực hiện các nhiệm vụ được giao (chỉ có 38% trạm y tế xã thực hiện được trên 80% danh mục thuốc và 27,6% trạm y tế xã thực hiện trên 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn). Một số địa phương không đủ vắc-xin để thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng khi kết thúc Chương trình mục tiêu về y tế - dân số. Tỷ lệ chi cho y tế cơ sở trên tổng chi y tế toàn xã hội giảm từ 32,4% năm 2017 xuống 23,1% năm 2019. Năm 2022, tỷ lệ lượt khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở chiếm khoảng 75%, tỷ trọng chi đạt 34,5%, nhưng tại y tế xã chỉ là 1,7%. Cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin tại y tế cơ sở chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối hệ thống. Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của Nhân dân về phòng bệnh và nâng cao sức khỏe còn hạn chế về nội dung, phương thức và nguồn lực thực hiện.
Dịch COVID-19 đã làm bộc lộ rõ hơn những tồn tại, hạn chế của hệ thống y tế nói chung và y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng.
c) Những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do: Nhận thức về vị trí, vai trò của y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đầy đủ, chưa thực sự coi y tế cơ sở, y tế dự phòng là gốc, là căn bản của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cơ chế tài chính, cơ chế quản lý chưa tạo điều kiện cho y tế cơ sở, y tế dự phòng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu, chưa tạo động lực để hoạt động và phát triển. Giai đoạn 2020-2022, hầu hết nguồn lực dành cho y tế cơ sở, y tế dự phòng phải chuyển sang cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cơ chế đãi ngộ chưa đủ sức thu hút và đảm bảo để nhân viên y tế yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với y tế cơ sở, y tế dự phòng. Chưa thực hiện thường xuyên việc theo dõi, hướng dẫn, thống kê số liệu, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
d) Trách nhiệm chính đối với các tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc về các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, nhất là cơ quan quản lý nhà nước về y tế có trách nhiệm trong việc ban hành văn bản hướng dẫn chậm, thiếu, có lúc còn chồng chéo; việc tham mưu xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách còn chưa kịp thời, chưa bảo đảm yêu cầu.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tương tự, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quán triệt các bài học kinh nghiệm, khẩn trương triển khai những kiến nghị được nêu trong Báo cáo số 455/BC-ĐGS ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Đoàn giám sát, đồng thời tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:
1. Khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật về thiết bị y tế, Luật An toàn thực phẩm và các luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, tình trạng khẩn cấp. Xây dựng, hoàn thiện các đề án thực hiện nhiệm vụ được giao tại các văn kiện của Đảng liên quan đến lĩnh vực y tế cơ sở, y tế dự phòng. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư y tế, hóa chất bảo đảm thống nhất với Luật Đấu thầu và Luật Giá. (Có Danh mục kèm theo).
a) Việc thanh toán, quyết toán chi phí dịch vụ xét nghiệm COVID-19 theo khối lượng thực tế phát sinh đối với dịch vụ xét nghiệm theo cơ chế đặt hàng nhưng chưa có đơn giá đặt hàng hoặc chưa có hợp đồng đặt hàng;
b) Việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế và hàng hóa khác với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phát sinh; việc sử dụng số thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế đã mua từ ngân sách nhà nước cho khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 mà người bệnh không phải trả tiền chuyển sang khám bệnh, chữa bệnh thông thường do người bệnh hoặc quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định hiện hành; vướng mắc trong thanh toán, quyết toán đối với việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay, mượn, huy động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022;
c) Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản được tài trợ, cho, biếu, tặng để phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực tế đã tiếp nhận, quản lý, sử dụng mà không có đủ hồ sơ, tài liệu, không xác định được giá trị hoặc giá trị tài trợ trong biên bản tài trợ có sự chênh lệch cao hơn so với giá mặt hàng tương đương được công bố, công khai trên thị trường hoặc trên cổng thông tin của cơ quan chức năng;
d) Việc giải thể và xử lý tài sản khi giải thể các trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19;
đ) Hoàn thành dứt điểm việc thực hiện các giải pháp được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 80/2023/QH15.
3. Tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng theo hướng:
a) Y tế cơ sở bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe nhằm bảo đảm mọi người dân được chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế chi trả của quỹ bảo hiểm y tế theo hướng tăng chi cho y tế cơ sở. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hệ thống trạm y tế phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ở từng khu vực, địa bàn. Tổ chức hoạt động của trạm y tế xã gắn với quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân, quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng cộng đồng và thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình y học gia đình, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, kết hợp quân y và dân y; gắn hoạt động của y tế trường học với trạm y tế xã. Huy động các cơ sở y tế tư nhân, y tế cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng theo quy định của pháp luật và thực hiện kết nối với y tế cơ sở trong quản lý sức khỏe cá nhân. Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
b) Y tế dự phòng tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, nâng cao sức khỏe, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng cộng đồng, vệ sinh sức khỏe môi trường, y tế trường học, chăm sóc sức khỏe người lao động, người cao tuổi, bà mẹ và trẻ em, dân số, truyền thông giáo dục sức khỏe.
4. Đổi mới chính sách và phương thức đào tạo, bồi dưỡng nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhất là nhân viên làm việc tại trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn bản; tiếp tục áp dụng chính sách đào tạo cử tuyển đối với người học là người dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực nhân viên y tế cơ sở; điều động, luân phiên bác sỹ, nhân viên y tế về công tác tại y tế cơ sở, nhất là tại trạm y tế xã. Nghiên cứu có quy định về tinh giản biên chế phù hợp với đặc thù của ngành y tế.
5. Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, nhân viên y tế nói chung, y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Khuyến khích các địa phương có chính sách thu hút cán bộ, nhân viên y tế về làm việc tại y tế cơ sở và trong lĩnh vực y tế dự phòng.
7. Có giải pháp để hoàn thành mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khoẻ toàn diện theo lộ trình được xác định tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động của y tế cơ sở, y tế dự phòng và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân. Xây dựng, thực hiện chiến lược truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân; có giải pháp đồng bộ để mỗi người dân tự bảo vệ, chăm sóc, rèn luyện và nâng cao sức khỏe bản thân. Phát huy vai trò của trạm y tế xã trong truyền thông về nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng, chống dịch, bệnh.
9. Đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất nhu cầu đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng đến năm 2030. Hướng dẫn cách xác định phạm vi chi, nội dung chi bảo đảm dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
10. Tăng mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người dân; nghiên cứu mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, danh mục thuốc, thiết bị, vật tư y tế ở y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả tương ứng với mức tăng bảo hiểm y tế. Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
11. Thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và về y tế cơ sở, y tế dự phòng; khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống dịch; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; xây dựng tiêu chí và thực hiện thường xuyên việc thống kê, quản lý dữ liệu về y tế thống nhất trong cả nước; xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc và các hành vi vi phạm.
12. Các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra. Đối với các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện theo các quy định, chính sách, hình thức văn bản ban hành theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 thì khi thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh toán, quyết toán và các hoạt động thi hành pháp luật khác cần được đối chiếu, áp dụng theo các quy định, đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15.
Khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ việc trong quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các sai phạm, các vụ việc liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á theo chủ trương của cấp có thẩm quyền về phân loại xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm.
1. Giao Chính phủ:
a) Chậm nhất năm 2025, hoàn thành việc trình Quốc hội các dự án Luật có liên quan đến lĩnh vực y tế cơ sở, y tế dự phòng, tình trạng khẩn cấp theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm đã được Quốc hội thông qua, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; rà soát, nghiên cứu xây dựng, trình Quốc hội các dự án luật khác để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập cơ quan Kiểm soát bệnh tật Trung ương; chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát nêu trong Báo cáo số 455/BC-ĐGS ngày 19 tháng 5 năm 2023;
b) Hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết này và báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Trường hợp phát sinh các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện;
c) Chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán các khoản huy động, thu, chi, đóng góp ngoài ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; các địa phương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành rà soát và thực hiện quyết toán kinh phí chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ các nguồn huy động, đóng góp ngoài ngân sách nhà nước. Tổng hợp, báo cáo Quốc hội kết quả huy động, sử dụng và thanh toán, quyết toán tổng thể nguồn lực chi cho phòng, chống dịch COVID-19 của giai đoạn 2020-2022, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách nhà nước tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV;
d) Chỉ đạo rà soát, hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn kinh phí còn dư được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các cơ sở y tế trong phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật;
đ) Trong năm 2023, ban hành kế hoạch, lộ trình, tổ chức thực hiện các quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 2 của Nghị quyết này; phấn đấu sớm hoàn thành các nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách trong năm 2023 và 2024;
e) Hoàn thành nhiệm vụ, giải pháp quy định tại khoản 8 Điều 2 của Nghị quyết này trước ngày 01 tháng 7 năm 2025;
g) Tập trung triển khai các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa trong lĩnh vực y tế; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã và đang được phân bổ từ nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2021/QH15 của Quốc hội, sớm đưa các công trình, dự án vào sử dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân;
h) Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp, khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ chức nhất là lực lượng tuyến đầu có thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19;
i) Định kỳ 2 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện các nội dung về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định tại Nghị quyết này tại kỳ họp cuối năm.
2. Giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện quy định tại khoản 12 Điều 2 của Nghị quyết này.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, trong phạm vi trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2023./.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
|
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CẦN ĐƯỢC RÀ SOÁT, SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG HOẶC BAN HÀNH MỚI
(Kèm theo Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội)
STT |
Nhiệm vụ |
I |
CÁC LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT |
1 |
Nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế |
2 |
Nghiên cứu, rà soát Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và xây dựng dự án Luật điều chỉnh về phòng bệnh và nâng cao sức khỏe |
3 |
Nghiên cứu, rà soát Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về tình trạng khẩn cấp |
4 |
Nghiên cứu, xây dựng dự án Luật về thiết bị y tế |
5 |
Nghiên cứu sửa đổi Luật Dược |
6 |
Nghiên cứu sửa đổi Luật An toàn thực phẩm |
7 |
Nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về đơn vị sự nghiệp công lập |
8 |
Nghiên cứu sửa đổi Luật dự trữ quốc gia |
9 |
Nghiên cứu sửa đổi Luật ngân sách nhà nước |
10 |
Nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về hoạt động từ thiện, nhân đạo |
11 |
Rà soát, nghiên cứu xây dựng các dự án luật khác có liên quan đến nội dung Nghị quyết này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn |
II |
CÁC VĂN BẢN THUỘC THẨM QUYỀN CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
1 |
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. |
2 |
Nghiên cứu sửa đổi: - Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. - Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp phòng, chống dịch. - Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản. |
3 |
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó cần nghiên cứu sửa đổi nội dung đền bù chi phí đào tạo một cách phù hợp, thỏa đáng, đồng thời có cơ chế ràng buộc đủ mạnh để giữ chân đối với nhân lực y tế có chất lượng cao trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập |
4 |
Quy định chi tiết thực hiện các điều, khoản được giao theo thẩm quyền tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Giá, Luật Đấu thầu |
5 |
Ban hành quy định về cơ chế bảo đảm tài chính và phân bổ ngân sách nhà nước cho y tế cơ sở và y tế dự phòng |
6 |
Rà soát, nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến nội dung Nghị quyết này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn |
III |
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC BỘ, NGÀNH |
1 |
Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Giá, Luật Đấu thầu |
2 |
Hướng dẫn Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ về định mức sử dụng công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi tỉnh quản lý và quy định phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn định mức sử dụng công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi tỉnh quản lý |
3 |
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn |
4 |
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh chữa bệnh là bác sĩ y học dự phòng, y sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên |
5 |
Sửa đổi hoặc thay thế Thông tư 23/2005/TT-BYT hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế |
6 |
Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ (thuộc lĩnh vực y tế) |
7 |
Rà soát, nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến nội dung Nghị quyết này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn |
NATIONAL
ASSEMBLY OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
Resolution No. 99/2023/QH15 |
Hanoi, June 24, 2023 |
NATIONAL ASSEMBLY
Pursuant to Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Law on Supervisory Activities of the National Assembly and People’s Council No. 87/2015/QH13;
Pursuant to Resolution No. 47/2022/QH15 dated June 6, 2022 of the National Assembly on National Assembly's Supervisory Program in 2023 and Resolution No. 51/2022/QH15 dated June 14, 2022 of the National Assembly on establishment of operation supervision team for “Mobilization, management, and use of forces in COVID-19 prevention and control; implementation of regulations and law on grassroots healthcare and preventive healthcare”;
On the basis of Report No. 455/BC-DGS dated May 19, 2023 of supervision team regarding operational supervision results of “Mobilization, management, and use of forces in COVID-19 prevention and control; implementation of regulations and law on grassroots healthcare and preventive healthcare” and remarks of National Assembly members,
HEREBY RESOLVES:
...
...
...
The National Assembly approves Report No. 455/BC-DGS dated May 19, 2023 of the Supervision team on operational supervision results regarding mobilization, management, and use of resources in COVID-19 prevention and control; implementation of regulations and law on grassroots healthcare and preventive healthcare with the following primary achievements, drawbacks, limitations, and causes:
1. Regarding mobilization, management, and use of resources in COVID-19 prevention and control
a) COVID-19 is a global, unprecedented, complicated, and unpredictable epidemic. Given the urgent demand for protection of lives and health of the general public, social security, and socio-political development, the Communist Party and the Government have aggressively, flexibly, and promptly commanded and adapted strategies with policies appropriate to time and development of the epidemic. Development and improvement of regulations on COVID-19 prevention and control are focused and prioritized; in particular, the National Assembly promulgates Resolution No. 30/2021/QH15 dated July 28, 2021 with aggressive policies, specific regulations and policies that are unprecedented to create important legal basis for the country to mobilize resources and implement COVID-19 prevention and control. The Government and the Prime Minister have extensively directed promulgation of documents elaborating and organizing effective implementation of disease prevention and control.
By December 31, 2022, the entire country has: (1) Mobilized approximately 230.000 billion VND to serve epidemic prevention and control and social security policies, including 186.400 billion VND from state budget and approximately 43.600 billion VND from donations and contribution, mobilized more than 11.600 billion VND for COVID-19 Vaccine Fund to purchase, import, support research and production of COVID-19 vaccines; purchased and received 259,3 million doses of COVID-19 vaccine, among which, 160 million doses are sponsored approximately 150 doses of which are sponsored by governments of other countries, amounting to approximately 24.000 billion VND; (2) Exempted, reduced, and extended deadline of taxes, fees, charges, and land levies for enterprises and household businesses which amount to approximately 451.000 billion VND; (3) Lowered loan interests for customers affected by COVID-19 which amount to 50.000 billion VND; exempted and reduced banking payment service fees which amount to approximately 13.000 billion VND; (4) Provided employees and employers affected by COVID-19 with financial support which exceeds 47.200 billion VND from Social Security Fund, Unemployment Fund; (5) Mobilized millions of volunteers from all classes to participate in disease prevention and control, especially healthcare personnel, officials, and armed forces' personnel; (6) Received support from Vietnamese all over the world, enterprises, other countries, and international organizations which comes in various forms, including donations and contributions that cannot be fully amounted and quantified in monetary value.
The management, use, payment, and finalization of essential resources have complied with applicable policies and regulations. Aids have been promptly distributed to local governments and entities. By December 31, 2022, expenditure on COVID-19 prevention and control have been distributed and used as follows: more than 87.000 billion VND has been spent to support people, employees, employers, household businesses affected by COVID-19; 4.487 billion VND has been spent to pay for allowance and benefits for frontline workers and other forces participating in disease prevention and control; 15.134 billion VND has been spent to procure COVID-19 vaccine; 4,6 billion VND has been spent to fund research and testing of COVID-19 vaccine; 2.593 billion VND has been spent to procure test kits; 5.291 billion VND has been spent to procure medicine, chemicals, biologicals, medical equipment and materials; 719 billion VND has been spent on examining, providing first-aid, and treatment COVID-19 patients; 89 billion VND has been spent on screening, accepting, and implementing medical quarantine; 403 billion VND has been spent on building, repairing, and upgrading COVID-19 reception and treatment facilities, quarantine facilities, and makeshift hospitals; 96 billion VND has been spent on studying and applying information technology in COVID-19 prevention and control, Program for children's computer and signals, and online classes; approximately 2.600 billion VND has been spent on miscellaneous details. In addition, despite various difficulties, Vietnam still remains responsible, cooperates, and shares with international community by making monetary and material donations to other countries for COVID-19 prevention and control.
Inspection, examination, accounting, and other law enforcement activities are positively implemented thereby allowing advantages to be accurately evaluated and continued, disadvantages to be revealed, and violations in mobilization, management, and use of resources for COVID-19 prevention and control to be rectified and dealt with.
Efforts of the Communist Party, the general public, and entire political system in jointly implementing policies and solutions of the Communist Party and the Government, tremendous physical and mental support from other countries, international organizations, overseas Vietnamese, and results of mobilization, management, use of combined resources, success of vaccine diplomacy, establishment of COVID-19 vaccine fund, and nationwide implementation of COVID-19 vaccination campaign have played a crucial, decisive, and pivotal role in successfully controlling the epidemic and ensuring socio-economic development.
The National Assembly acknowledges and appreciates support, assistance of other countries, international organizations and tremendous efforts of Vietnamese agencies, organizations in Vietnam and outside of Vietnam, cooperation and unification of Vietnamese nationals in and outside of Vietnam. These are significant contributions, great and meaningful messages about unification of the people, love, humanitarianism, tradition and humane ideology of Vietnamese people; motivations and proof for people’s belief in leadership of the Communist Party, management of the Government to overcome the hardest of the country’s moments.
The National Assembly honors individuals and groups who have donated their intelligence, efforts, property, and materials to COVID-19 prevention and control, especially frontline forces in healthcare sector, armed forces, and other forces participating in grassroots disease prevention and control.
...
...
...
c) Disadvantages and limitations above are caused by a multitude of reasons but primarily by excessively rapid and complicated development of COVID-19 which caused preparation and implementation of response measures to be extremely difficult and rely on trial and error principle. The applicable legal system does not cover every scenario that occurs during COVID-19 prevention and control but is not promptly amended. Several policies are promulgated with urgency and thus have not had their impact promptly evaluated and have not been elaborated. Implementation of several legislative documents is slow and unsatisfactory. Cooperation between agencies from central to local level lacks consistency and adequacy from places to places and from time to time. Due to absolute focus on disease prevention and control, consolidation, monitoring, examination, and acknowledging of mobilization, management, and use of resources have not been regularly exercised and lack consistent criteria for consolidating data accurately and synchronously across the country. Cases where donations are made without documentation, gifting documents, basis for determining value of commodities and property have led difficulty in establishment of public ownership, management, and use.
d) Primary responsibilities for disadvantages and limitations above fall in the hand of organizations, individuals, and heads of agencies, presiding entities which take charge in advising, developing, and promulgating legislative documents, and organizations mobilizing, managing, and using disease prevention and control forces. Ministries and state authorities primarily responsible for promptly providing guidance or requesting competent authority to settle difficulties and issues in implementation of policies on support the general public, enterprises, payment, finalization, transfer of property, establishment of public ownership for property in form of aids, donation. Local governments are slow to promulgate elaborating documents, lack consistency in organizing implementation, and fail to promptly settle difficulties and issues.
a) During 2018-2022, implementation of policies and regulations on grassroots healthcare and preventive healthcare continues to achieves positive results. Grassroots healthcare and preventive healthcare play an increasingly important role in protecting, caring, improving people’s health, and contributing to disease prevention and control, especially COVID-19. Legislative document system relating to grassroots healthcare and preventive healthcare is slowly improved to fit practical situations and task requirements. Grassroots healthcare and preventive healthcare is invested and effectively utilized.
Grassroots healthcare network has developed on a nationwide scale, 100% districts, towns, city-level towns affiliated to provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as district-level) have medical centers; 99,6% of communes and towns have healthcare stations (hereinafter referred to as “commune healthcare stations”); 97,3% of commune healthcare stations meet national standards of commune healthcare of the period of 2011 - 2020. Healthcare workers are slowly improved, 92,4% of commune healthcare stations are stationed by doctors; 78,9% of commune healthcare stations are stationed by full-time doctors; the number of highly educated healthcare workers increase on a frequent basis. In addition, active participation of healthcare workers in hamlets, midwives of hamlets, healthcare personnel of schools, healthcare stations of military and people medicine, and healthcare establishments of armed forces. Facilities and equipment are invested, upgraded, and improved; approximately 80% of commune healthcare stations are invested. Capability and quality of healthcare services at healthcare establishments are improved, fulfill functions, tasks, and improve satisfaction of the general public regarding healthcare services.
Preventive healthcare system is slowly improved and reorganized. By 2022, 63/63 provinces and cities have established their own Centers for Disease Control (CDC) on the basis of merging multiple preventive healthcare centers of provincial level. Preventive healthcare personnel receive training and professional training. Prevention and control of infectious diseases, non-communicable diseases have attained various achievements. Approximately 90% of children under 1 year of age are adequately vaccinated with vaccines under expanded program on immunization; dangerous diseases and plagues are controlled and prevented (HIV/AIDS, dengue fever, SARS, etc.), several diseases continue to be prevented (polio, neonatal tetanus, lymphatic filariasis, etc.), tuberculosis, leprosy, malaria, and HIV/AIDS are to be eliminated. 9/11 vaccines under expanded program for immunization have been produced independently. Reduce percentage of undernutrition in children under 5 years of age below 20%, move towards successful implementation of goals in United Nations’ Sustainable Development Goals (SDGs) by 2030. Prevention, control, and management of non-communicable diseases and management of people’s health are slowly implemented in commune level. Awareness and practice of disease prevention, health improvement of people, families, and society are improved.
b) In addition to positive results, implementation of regulations and policies regarding grassroots healthcare and preventive healthcare shows limitations and disadvantages: Legal system regarding grassroots healthcare and preventive healthcare is inconsistent, several documents are not promulgated or amended in a timely manner; organization system lacks stability, consists of issues, and operates in a less than effective manner; management model of district-level medical centers is not consistent; role and advantages of private healthcare and traditional healthcare have not been successfully utilized. Human resources and capacity of grassroots healthcare and preventive healthcare fail to satisfy task requirements in the event of population ageing, changing disease model, and the rise of non-communicable diseases. Percentage of hamlets stationed by healthcare workers drops from 97,5% in 2015 to 71% in 2020, 28% of which have not undergone training. Benefit policies for healthcare officials and workers are lacking, subpar compared to task requirements, responsibilities, and nature of the work, and fail to cover all beneficiaries. During the period of 2018 - 2021, the number of doctors working in commune healthcare stations reduces by 2.238. Provision capability and quality of healthcare services fail to satisfy demand for medical examination and treatment, initial healthcare of the general public which leads to overloading of upper tier hospitals; percentage of medical examination and treatment covered by health insurance in commune healthcare stations relative to total medical examination and treatment covered by health insurance in all tiers across the country drops from 19,8% in 2017 to 14,6% in 2022. Public health management in commune level lacks continuity; data thereof is not synchronized or connected. Frequency of physical activity of the general public remains low. Percentage of malnourished children in areas with disadvantaged socio-economic conditions remains high. Financial regulations on operation of grassroots healthcare fail to be promptly renovated; resources from state budget are limited; percentage of expenditure on medical examination and treatment covered by health insurance in grassroots-level healthcare remains low while healthcare demand of the general public in grassroots level are increasingly high and demand for investment in grassroots healthcare is rising. Issues still remain in payment and finalization of medical examination and treatment costs. Several areas incur expenditure on preventive healthcare which is less than 30% of total state budget expenditure on healthcare as required under Resolution No. 18/2008/QH12 dated June 3, 2008 of the National Assembly. Medicine and medical equipment in commune healthcare stations are insufficient to implement assigned tasks (only 38% of commune healthcare stations satisfy 80% of medicine list and 27,6% of commune healthcare stations implement more than 80% of list of technical services according to specialized referral tier). Several areas lack sufficient vaccine for expanded program for immunization upon completion of target programme on healthcare and population. Percentage of expenditure on grassroots healthcare relative to total expenditure healthcare of society drops from 32,4% in 2017 to 23,1% in 2019. By 2022, percentage of medical examination and treatment covered by health insurance in grassroots healthcare accounts for approximately 75%, percentage of expenditure reaches 34,5% while that in commune healthcare only reaches 1,7%. Infrastructures and information, technology application in grassroots healthcare lack consistency and systemic connectivity. Communication and popularization of knowledge on disease prevention and health improvement for the general public are limited in terms of contents, methods, and resources of implementation.
COVID-19 has made disadvantages and limitations of healthcare system in general and grassroots healthcare, preventive healthcare in specific ever more apparent.
c) The disadvantages and limitations above are caused by various reasons, primarily by: Awareness regarding position and role of grassroots healthcare, preventive healthcare is insufficient, fails to emphasize that grassroots healthcare and preventive healthcare are the base and foundation of people’s health protection, care, and improvement. Financial and management regulations fail to enable grassroots healthcare and preventive healthcare to successfully implement their functions and tasks or to create sufficient drive to operate and develop. During the period of 2020-2022, most resources serving grassroots healthcare and preventive healthcare must be redirected towards COVID-19 prevention and control. Allowance policies are insufficient to attract and allow healthcare workers to work and attach to grassroots healthcare, preventive healthcare. Monitoring, guidance, statistical data report, examination, and supervision of implementation of policies, regulations and law on grassroots healthcare and preventive healthcare are not executed on a regular basis.
...
...
...
Article 2. Tasks and solutions
In order to rectify any and all disadvantages and limitations in management and use of resources in COVID-19 prevention and control, improve and successfully implement regulations and policies on grassroots healthcare, preventive healthcare, effectively and promptly respond to similar diseases, the National Assembly hereby request the Government, Prime Minister to command ministries, ministerial agencies, and local governments to learn from experience and implement propositions under Report No. 455/BC-DGS dated May 19, 2023 while focusing on:
1. Study and request the National Assembly to amend or promulgate new Law on Health Insurance, Law on Pharmacy, Law on Prevention and Control of Infectious Diseases, Law on Medical Equipment, Law on Food Safety, and laws relating to grassroots healthcare, preventive healthcare, and state of emergency. Develop and finalize schemes for execution of tasks assigned under documents of the Communist Party relating to grassroots healthcare and preventive healthcare. Annul, amend, or promulgate new legislative documents on grassroots healthcare and preventive healthcare; documents elaborating and guiding implementation of procurement of medicine, medical equipment, materials, and chemicals that are consistent with the Law on Bidding and the Law on Prices. (List attached).
2. Review, consolidate, classify, and promulgate guiding documents within their competence to exhaustively deal with difficulties and issues in management, use, payment, and finalization of resources serving COVID-19 prevention and control, which focus on:
a) Payment and finalization of COVID-19 test service fees depending on actual workload in regard to testing services that utilize order placement principles where order unit price or order placement contract is unavailable;
b) Procurement of medicine, chemicals, biologicals, medical equipment, materials, and other commodities at a higher quantity that what is required in practice as provision for complicated development of COVID-19; the transition of the use of medicine, chemicals, biologicals, medical equipment, and materials procured using state budget from COVID-19 examination and treatment where patients are not required to incur to regular medical examination and treatment incurred by patients or health insurance fund as per applicable law; difficulties in payment and finalization of procurement of medicine, chemicals biologicals, medical equipment and materials serving COVID-19 prevention and control that is implemented by advance payment, loan, borrow, mobilization, sponsors, donation from January 1, 2020 to December 31, 2022 inclusive;
c) Establishment of public ownership for sponsored, donated, gifted, awarded property for COVID-19 prevention and control from January 1, 2020 to December 31, 2022 inclusive that have been received, managed, and used by state authorities and public service providers without sufficient documents; whose value cannot be identified or sponsorship value under sponsorship records is higher than value of equivalent commodities on the market or website of authorities;
d) Dissolution and disposal of property when dissolving mobile medical stations, makeshift hospitals, COVID-19 acceptance and treatment establishments;
dd) Exhaustive completion of solutions under Clause 2 Article 5 of Resolution No. 80/2023/QH15.
...
...
...
a) Grassroots healthcare can adequately provide initial healthcare, medical examination and treatment, disease prevention and control, and health improvement and ensure that the general public have access to community healthcare. Promote implementation of public healthcare coverage goals. Renovate financial regulations and payment regulations of healthcare insurance fund by increasing expenditure on grassroots healthcare. Regulate functions, tasks, and organization of healthcare stations appropriate to scale, composition of population, socio-economic conditions, people’s access to healthcare services from place to place. Organize operation of commune healthcare stations associated with comprehensive personal health management, chronic disease management, non-communicable disease management, community nutrition, and medical examination and treatment in form of family medicine model, combining traditional medicine and modern medicine, combining military medicine and people medicine; associate school healthcare operations with commune healthcare stations. Mobilize private healthcare establishments, workplace healthcare, corporate healthcare, other organizations and individuals to participate in provision of initial healthcare services and preventive healthcare services as per the law and connect to grassroots healthcare in personal health management. Organize appropriate medical examination and treatment establishments in industrial parks and export-processing zones to care for employees’ health.
b) Preventive healthcare continues to prevent and control infectious diseases, non-communicable diseases, and diseases with unidentified causes, control risks, improve health, food safety, community nutrition, environment sanitation, school healthcare, and healthcare for employees, the elderly, mothers, children, the population, healthcare education communication.
4. Renovate policies and methods of training, improving grassroots healthcare and preventive healthcare personnel, especially employees working in commune healthcare stations, hamlet healthcare employees; continue to apply direct admission for learners who are ethnic minorities. Improve capability of grassroots healthcare workers; mobilize and rotate doctors, healthcare employees in grassroots healthcare, especially commune healthcare stations. Study regulations on downsizing appropriate to the specifics of healthcare sector.
5. Study on assurance of salaries, allowances, and benefits worthwhile for healthcare employees and workers in general, grassroots healthcare and preventive healthcare in specific corresponding to task and work requirements according to Resolution No. 27-NQ/TW dated May 21, 2018 of the Central Executive Committee. Encourage local governments to develop policies to attract healthcare officials and employees to work in grassroots healthcare and preventive healthcare.
6. Improve epidemic and disease prevention and control, provide training and improve human resources in healthcare sector, especially in manufacturing vaccines and treatment medicines domestically; ensure medicine, vaccine, medical equipment and materials to protect, care, and improve public health; allocate central government budget to continue expanded program for immunization in a consistent and effective manner on a nationwide scale; improve capability of grassroots healthcare and preventive healthcare in responding to diseases; study and develop scheme for establishment of Central Disease Control.
7. Develop solutions to allow every person's health to be comprehensively monitored and managed in accordance with roadmap under Resolution No. 20-NQ/TW dated October 25, 2017 of the 12th Central Executive Committee of the Communist Party. Synchronously implement information technology system in managing operations of grassroots healthcare, preventive healthcare, and managing personal health dossiers. Develop and implement health communication and education campaign to increase awareness of the general public; develop synchronous solutions to enable every person to protect, care, train, and improve their own health. Exercise the role of commune healthcare stations in communicating public health improvement and disease prevention, control.
8. Unify district medical centers affiliated to People’s Committees of districts; ensure comprehensive management of local management, especially in terms of human resources and facilities, closely and effectively integrate with operation and specialty management of healthcare sector in order to successfully protect, care, and improve people’s health.
9. Evaluate implementation results and propose demand for investment in grassroots healthcare and preventive healthcare by 2030. Provide guidelines on identifying scope and purpose of expenditure in order to reserve at least 30% of healthcare budget for preventive healthcare according to Resolution No. 20-NQ/TW dated October 25, 2017 of the 12th Central Executive Committee of the Communist Party and Resolution No. 18/2008/QH12 dated June 3, 2008 of the 12th National Assembly.
10. Increase health insurance premium according to roadmap appropriate to balance capacity of state budget and payment capability of the general public; study and expand the list of medical examination and treatment services, list of medicine, medical equipment and materials incurred by health insurance fund corresponding to the increase in health insurance premium. Promptly resolve difficulties in payment and finalization of medical examination and treatment costs incurred by health insurance.
...
...
...
12. Relevant organizations and individuals shall strictly implement conclusions and propositions of inspecting, audit, and examining authority. Regarding COVID-19 prevention and control tasks implemented in accordance with regulations, policies, and formats under Resolution No. 30/2021/QH15, inspection, supervision, audit, payment, finalization, and other law enforcement activities of these tasks must be based on Resolution No. 30/2021/QH15.
Exhaustively deal with issues in management and use of resources for COVID-19 prevention and control, especially violations and cases relating to Viet A Technology Corporation in accordance with regulations of competent authority regarding classification and actions against violating organizations and individuals.
Article 3. Organizing implementation
1. The Government shall:
a) By 2025, present the National Assembly with projects on laws relating to grassroots healthcare, preventive healthcare, and state of emergency under annual Program for law and ordinance development approved by the National Assembly, Plan No. 81/KH-UBTVQH15 dated November 5, 2021 of the Standing Committee of the National Assembly; study and develop scheme for establishing Central Disease Control; request ministries and central departments to implement proposition of supervision teams under Report No. 455/BC-DGS dated May 19, 2023;
b) Fulfill tasks and solutions under Clause 2 Article 2 hereof and report implementation results to the National Assembly at the 7th meeting of the 15th National Assembly. In case of issues within competence of National Assembly or the Standing Committee of the National Assembly, the Government shall report to the Standing Committee of the National Assembly prior to implementation.
c) Request ministries and central departments to promulgate documents guiding payment, finalization of non-state budget mobilized amount, collectibles, expenditure, contributions serving COVID-19 prevention and control; local governments to cooperate with Committee of Vietnamese Fatherland Front in reviewing and recording expenditure serving COVID-19 prevention and control from non-state budget sources. Consolidate and report mobilization, use, payment, and finalization results of total expenditure on COVID-19 prevention and control of 2020 - 2022 to the National Assembly, including expenditure from state budget and non-state budget at the 7th meeting of the 15th National Assembly;
d) Review and provide guidance on managing and using residual funding sources used by organizations and individuals to support medical establishments in disease prevention and control as per the law;
dd) In 2023, promulgate plans and roadmap, organize implementation of Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 9, and 10 Article 2 hereof; strive to finish priority, urgent tasks in 2023 and 2024;
...
...
...
g) Focus on implementing investment projects for construction, renovation, upgrade, and modernization in healthcare sector; promote disbursement of public investment which has been and is allocated from funding sources of Program for socio-economic development and recovery under Resolution No. 43/2021/QH15 of the National Assembly, introduce structures and projects into use, and increase quality and effectiveness of public healthcare;
h) Request ministries, central departments, and local governments to promptly review, consolidate, and commend individuals and organizations, especially frontline forces attaining achievements in COVID-19 prevention and control;
i) Once every 2 years, the Government shall submit reports on implementation results of provisions regarding grassroots healthcare and preventive healthcare under this Resolution at the year-end meeting.
2. Assign the Government, Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy, State Audit, ministries, central departments, People’s Committee of provinces and central-affiliated cities, within their tasks and powers, to direct, examine, and organize implementation of Clause 12 Article 2 hereof.
3. The Standing Committee of the National Assembly, the Ethnic Council, National Assembly delegations, National Assembly members, People's Councils of all levels, Vietnamese Fatherland Front, within their tasks, responsibilities, and powers, shall organize implementation and supervise implementation of this Resolution.
This Resolution is approved by the 15th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 5th meeting on June 24, 2023./.
CHAIRPERSON OF
THE NATIONAL ASSEMBLY
Vuong Dinh Hue
...
...
...
;
Nghị quyết 99/2023/QH15 giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng do Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 99/2023/QH15 |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 24/06/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 99/2023/QH15 giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng do Quốc hội ban hành
Chưa có Video