HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2024/NQ-HĐND |
Hải Phòng, ngày 06 tháng 12 năm 2024 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 21
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các quy định có liên quan;
Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 10 tháng 4 năm 20204 của Ban Thường vụ Thành ủy về đổi mới và phát triển trường Đại học Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Thông báo số 2454-TB/TU ngày 03 tháng 12 năm 2024 về ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy đồng ý chủ trương ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về chính sách hỗ trợ thu hút và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trình độ cao cho Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2025 - 2030;
Xét Tờ trình số 310/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút giảng viên trình độ cao cho Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2025 - 2030; Báo cáo thẩm tra số 52/BC-VHXH ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút giảng viên trình độ cao cho Trường Đại học Hải Phòng, (sau đây gọi tắt là Trường) giai đoạn 2025 - 2030.
2. Đối tượng áp dụng
a) Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng được tuyển dụng viên chức và đã có thời gian công tác tại Trường tối thiểu 01 năm tính từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.
b) Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đối với các ngành đào tạo mũi nhọn, gồm: công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng biển, logistics, du lịch - thương mại, công nghệ thông tin, phần mềm (trí tuệ nhân tạo, thiết kế chip bán dẫn và AI, thiết kế vi mạch), các ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, Nhật Bản được tuyển dụng sau khi Nghị quyết này có hiệu lực.
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc, thời gian thực hiện
1. Bảo đảm quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện chính sách.
2. Chính sách được thực hiện trên cơ sở nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của Trường; việc thực hiện hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ thu hút giảng viên chất lượng cao phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, yêu cầu của vị trí việc làm.
Điều 3. Điều kiện được hưởng hỗ trợ
1. Các đối tượng quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 1 phải bảo đảm các điều kiện như sau:
a) Có ít nhất 01 năm công tác tại đơn vị được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến thời điểm cử đi học.
b) Tuổi tham gia công tác còn tối thiểu 10 năm tính tại thời điểm hưởng chính sách.
c) Đối với Tiến sĩ: Cam kết tiếp tục làm việc tại Trường gấp 02 lần thời gian đào tạo; tối thiểu từ 06 năm trở lên sau khi được hưởng mức hỗ trợ.
d) Đối với Giáo sư, Phó Giáo sư: Cam kết làm việc tối thiểu từ 05 năm trở lên tại Trường sau khi được hưởng mức hỗ trợ.
2. Các đối tượng quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 1 phải bảo đảm các điều kiện như sau:
a) Tuổi tham gia công tác còn tối thiểu 10 năm đối với Tiến sĩ, 05 năm đối với Giáo sư, Phó Giáo sư tính từ thời điểm hưởng chính sách.
b) Cam kết làm việc tại Trường ít nhất 05 năm.
1. Chính sách hỗ trợ trong đào tạo
Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 được hỗ trợ kinh phí đào tạo sau khi đạt trình độ Tiến sĩ; đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư: 200 triệu đồng.
2. Chính sách thu hút giảng viên trình độ cao
Các đối tượng quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 1 được hỗ trợ kinh phí thu hút sau khi được Trường tuyển dụng viên theo mức sau:
a) Trường hợp đạt chuẩn chức danh Giáo sư: 500 triệu đồng;
b) Trường hợp đạt chuẩn chức danh Phó Giáo sư: 400 triệu đồng;
c) Trường hợp được cấp bằng Tiến sĩ: 300 triệu đồng.
Điều 5. Đền bù kinh phí hỗ trợ
1. Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 phải đền bù kinh phí hỗ trợ đào tạo trong các trường hợp:
a) Trường hợp không thực hiện đúng cam kết, người được hưởng chính sách phải thực hiện việc đền bù kinh phí đào tạo theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan có thẩm quyền có quyết định đền bù chi phí đào tạo.
b) Trong thời gian thực hiện cam kết, người được hưởng chính sách nếu vi phạm kỷ luật bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, phải đền bù 100% kinh phí đã được hỗ trợ sau khi quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực thi hành.
2. Các đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 phải đền bù kinh phí hỗ trợ thu hút trong các trường hợp:
a) Đền bù gấp 02 lần mức hỗ trợ đã nhận nếu vi phạm một trong các trường hợp:
a.1) Không chấp hành sự phân công công tác của Trường;
a.2) Liên tục 02 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ;
a.3) Đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời gian cam kết làm việc tại Trường;
a.4) Tự ý bỏ việc;
a.5) Bị kỷ luật buộc thôi việc.
b) Đối tượng được hưởng chính sách thu hút do khách quan không làm việc đủ thời gian đã cam kết và được cấp có thẩm quyền đồng ý cho chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc chuyển công tác, phải có trách nhiệm hoàn trả kinh phí với mức tương ứng như sau:
Mức kinh phí hoàn trả |
= |
Tổng các mức hỗ trợ đã nhận |
x |
Số tháng chưa làm việc theo cam kết |
Số tháng cam kết làm việc tối thiểu |
c) Trường hợp đối tượng được hưởng chính sách thu hút bị đau ốm, tai nạn hoặc các nguyên nhân khách quan khác dẫn đến mất khả năng lao động, tử vong trong thời gian cam kết hưởng chính sách thu hút thì không phải hoàn trả kinh phí được hỗ trợ.
Điều 6. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách thành phố.
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI, Kỳ họp thứ 21 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 20/2024/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút giảng viên trình độ cao cho Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2025-2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
Số hiệu: | 20/2024/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng |
Người ký: | Phạm Văn Lập |
Ngày ban hành: | 06/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 20/2024/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút giảng viên trình độ cao cho Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2025-2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
Chưa có Video